Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BCNCKH TRONG RAU MAM NUOI CA KIENG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.12 KB, 6 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Kèm theo Tờ khay dành cho học sinh (1A))
---------A. Lí do chọn đề tài
Trước tình trạng khan hiếm nước sạch của người dân ở khắp mọi nơi, và tình
trạng ngộ độc thực phẩm bởi rau xảy ra liên tục không thể kiểm soát được như hiện
nay. Chúng em đã tạo ra một hệ thống hợp canh vừa trồng rau sạch, vừa nuôi
cá kiểng.
Cuộc sống hiện đại, xu hướng mỗi nhà chúng ta thường có một hồ cá kiểng,
một không gian trồng cây xanh, đôi khi chúng ta không kết hợp lại làm cho nhà
hẹp, chiếm hết diện tích, mà lạ có không gian đẹp.
Như vậy, thay vì việc phải bổ sung phân bón và các hóa chất để trồng cây thì
ở đây, chúng ta sẽ sử dụng ngay các chất thải từ cá nhờ sự chuyển hóa từ các loài
vi sinh vật trở thành chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây trồng. Bên cạnh đó, thay
vì xả nước ra môi trường, mô hình sử dụng chính cây trồng để làm sạch nước và
trả cho bể cá. Bạn sẽ không phải cung cấp nước thường xuyên cho rau và cá mà chỉ
cần bổ sung khi nước bị mất do bay hơi.
Phương pháp này là một trong số các mô hình trồng rau mầm, rau mầm, rau
thủy canh tại nhà giúp chúng ta không cần tốn công chăm sóc, không cần sử dụng
phân bón, không cần tưới nước cho cây, không cần thay nước cho cá nhiều, không
tốn nhiều chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao, giữ vệ sinh, làm cho ngôi nhà
chúng ta thêm thoáng mát.
Mô hình trồng rau mầm - thủy canh tại nhà được duy trì dựa vào các yếu tố:
cá, vi sinh vật, cây, nước và không khí. Kèm theo đó là 3 điều kiện hỗ trợ: ánh
sáng, thức ăn cho cá và năng lượng điện. Việc áp dụng mô hình này giúp bạn có
được rau, cá đẹp, tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà của bạn.
Mô hình trồng rau nuôi cá đang là xu hướng trồng rau mới và đầy tiềm năng
được các ngôi nhà chung cư, cao tầng, nhà vườn quan tâm. Mô hình này lợi dụng
chất thải từ phân cá để cũng cấp dinh dưỡng cho cây, sau đó nước được lọc thông
qua rễ cây và tái lưu thông trở lại bể cá. Nó được đánh giá là mô hình thân thiện
với môi trường và người lao động.
B. Câu hỏi nghiên cứu; Vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết khoa học.


Làm thế nào để có thể trồng rau sạch? Làm thế nào để nuôi cá kiểng? Làm
thế nào những người ở thành phố, ở các khu chung cư có được một không gian như
ở vùng quê, một không gian xanh, có tĩnh động, đẹp?
Trồng rau sạch và nuôi cá kiểng là sự lựa chọn tuyệt vời.
Trồng rau mầm, rau thủy canh là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản (cá và
các động vật thủy sinh khác) và trồng rau mầm, rau thủy canh không cần đất.
Chúng cộng sinh cùng phát triển trong đó rau được nuôi bằng dinh dưỡng trong
nước có chất thải cá và ngược lại rau làm sạch nước cung cấp lại cho cá. Cùng với
cá và chất thải, vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng đối với dinh dưỡng của cây.
Những vi sinh vật có lợi chuyển chất thải cá thành dinh dưỡng mà cây có thể hấp
thụ được để phát triển. Vì vậy, trồng rau mầm, rau thủy canh là sự kết hợp hoàn
hảo giữa nuôi trồng thủy sản và trồng rau.

1


Trồng rau mầm, rau thủy canh là một kỳ vọng lớn cho sản xuất rau hữu cơ
bền vững. Chất thải cá được xử lý và nuôi rau thay vì thải ra ngoài môi trường.
Nước được luân chuyển trong hệ thống khép kín giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên
này.
C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Mô hình này được thiết kế có một hồ để nuôi cá, kết nối máy bơm tuần hoàn
đưa nước từ hồ cá lên máng trồng rau và sau đó nước được chảy về lại hồ cá.
Nguyên tắc là phân cá trong nước sẽ là dinh dưỡng cung cấp cho rau, mặc khác rau
sẽ giúp lọc sạch nước và trả về lại cho hồ cá. Hệ thống này hoạt động dựa trên
nguyên tắc cộng sinh cùng có lợi giữa cá và cây.
Sử dụng mô hình trồng rau mầm, rau thủy canh nuôi cá bạn vừa có rau sạch,
vừa có cá kiểng để ngắm, và nếu trồng theo quy môn lớn sẽ có cá tươi ngon để ăn.
Mô hình này cũng khá lý tưởng cho các hộ gia đình đặc biệt là các gia đình ở vùng
thành thị, chung cư. Trồng rau mầm, rau thủy canh kết hợp nuôi cá còn là hình

thức giải trí thú vị.
1. Đặc điểm của mô hình râu mầm – cá kiểng
- Trồng rau mầm, rau thủy canh trồng được trong nhà.
- Trồng ngoài sân thượng, trong sân vườn có máy che.
2. Gợi ý bạn một số loại rau và cá nên trồng trong mô hình
a. Các loại cây nên trồng:
Một số loại rau xanh ăn lá thường không yêu cầu dinh dưỡng cao khá là phù
hợp như Xà lách, xà lách xoong Cải xoăn, cải thìa, cải bẹ xanh Các loại rau húng
quế, bạc hà Hành lá, hẹ, ngò (mùi) Rau dền, rau cải canh lá đỏ, tía tô, (Quy mô
lớn); rau muống, các loại đậu, cải,… dung làm rau mầm (quy mô nhỏ).
b. Các loại cá nuôi cho kết quả tốt
Cá rô phi, diêu hồng (rô phi đỏ), Cá tra, cá trê, Cá tai tượng, Cá chép, cá koi,
cá vàng (Hồ lớn)… Hoặc có thể tận dụng một số loài để làm bể cá cảnh như cá
vàng, cá nhám dẹt, cá tetra, cá bảy màu, cá kiếm, cá molly (hồ nhỏ)… Một số loại
giáp xác như cua nhỏ, tôm nhỏ hoặc thân mềm như ngêu, sò cũng được sử dụng.
D. Tiến hành nghiên cứu
1. Nghiên cứu lợi ích của trồng rau mầm, rau thủy canh
Sử dụng hệ thống trồng rau mầm, rau thủy canh là cách để phát triển cá và rau
cùng một lúc. Không cần dùng phân bón vì cá đã cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây. Không sử dụng thuốc trừ sâu và các chất gây hại khác thường xuyên vì nó sẽ
ảnh hưởng tới cá.
Trong mô hình, nước sử dụng cho rau tương đối ít. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng
vườn thủy canh chỉ sử dụng 1/10 nước so với trồng trong đất.
Cho rau hữu cơ tự nhiên.
Rau sẽ không bị bất kỳ mầm bệnh nào trong đất vì hệ thống không có đất.
Hệ thống rất tiết kiệm diện tích trồng rau.
Rau phát triển nhanh vì nó có nhiều chất dinh dưỡng từ chất thải của cá.
Nước được sử dụng trong một hệ thống khép kín và lưu thông hiệu quả, giảm
hao tốn nước.
Ngoài ra, mô hình này thì ai cũng có thể trở thành "nông gia" thứ thiệt ngay

tại nhà mình và là một sự trải nghiệm thú vị cho trẻ em và thư giản tuyệt vời cho
2


người lớn tuổi. Chỉ cần có không gian cỡ chừng 2m 2 là đủ rau, cá cho gia đình 4
người ăn. Mỗi ngày chỉ cần dành 1 phút cho cá ăn vào sáng và chiều, mọi việc còn
lại hệ thống sẽ tự vận hành. Rất phù hợp với xu hướng nông trại đô thị.
Đặc biệt, mô hình nuôi trồng này sẽ thực hiện 5 không: không dùng đất,
không phân bón hóa học, không chất kích thích tăng trưởng, không thuốc bảo vệ
thực vật, không phát sinh nước thải. Nên rau hữu cơ 100%, rất sạch có thể hái ăn
sống tại vườn.
2. Nghiên cứu các bước trồng rau
Bước 1: Gieo hạt
- Chọn và xử lý giá thể xơ dừa,
bông, giấy lọc (vật liệu sạch, thấm nước)
sắp xếp vào khay, sọt bằng phẳng, để
thấm được nước đều.
- Ngâm hạt giống vào nước ấm để
hạt giống nẩy mầm đều (chọn hạt chất
lượng tốt) rải đều trên giá thể.
- Đặt các khay, sọt trên giá đỡ. Đặt
thiết bị ở nơi thoáng mát, có ánh sáng.
Bước 2: Lấp đặt hệ thống tưới
Trên các khay, sọt chứa hạt giống lấp
đặt các ống nhựa để chuyển nước từ hồ cá
lên nhờ máy bơm.
Bước 3: Thu hoạch
- Tùy từng loại rau và khí hậu sẽ có
thời gian thu hoạch khác nhau.
- Phương pháp thu hoạch: thu hoạch

liên tục.
- Vệ sinh thiết bị (khay, sọt rau mầm,
thủy canh) trước khi trồng các vụ rau tiếp theo.
3. Nghiên cứu cách nuôi cá cảnh
Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà đa số người chơi là vì đam
mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhả không lỗi thời này lại càng tăng. Với
những người mới chơi cá thì đây sẽ là cách hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản nuôi
cá cảnh để có thể hạn chế được việc con cá yêu của bạn bị chết.
a. Đầu tiên là nước nuôi cá cảnh
Vấn đề nguồn nước để nuôi cá chính là yếu tố quan trọng hàng đầu bạn cần
lưu ý.
Sử dụng nước máy hay nước song lắng bằng clo: Bạn để nước máy trong
các thau, chậu, bồn không có nắp đậy trên 24h, để cho nước máy tự bốc hơi clo. Để
hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì có thể đặt các dụng cụ chứa nước này ở nơi
thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xủi oxi.

3


Sử dụng nước mưa: Nước mưa mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy
nhiên nước mưa có độ pH thấp nên cần xử lý hoặc để lâu trong bồn. Tuy nhiên vì
nước mưa làm cho hồ cá nhanh có tảo rêu nên bạn hạn chế sử dụng.
b. Cách cho cá cảnh ăn
Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm
đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh.
c. Ánh sáng, nhiệt độ và oxi cho hồ cá
Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 – 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá
sống vẫn tốt.
Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt hồ cá nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Bật máy lọc nước (vừa có chức năng trao đổi nước cung cấp cho cây, vừa tạo

oxi) cho hồ cá thường xuyên 24/24h.
d. Cách thay nước bể cá
Bạn không nên hút nước cũ 100% và thay nước bằng nước mới, ta nên hút
nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích
nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch pH và nhiệt độ.
4. Thiết kế chi tiết mô hình
Mô hình được làm từ các vật liệu và dụng cụ như: một cái hồ cá (kích thướt
tùy nhu cầu và diện tích nhà bạn), một cái bóng đèn màu đỏ, máy bơm lọc nước,
một vài ống nhựa nhỏ, vài cái co, vài loài cá kiểng, vài miếng lọc, van nước, hai rổ
hạt giống, nước, lưới.
a. Bước 1: Khảo sát không gian,
dự định quy mô và lên thiết kế.
Khảo sát thực tế không gian bạn
dự định để lắp đặt mô hình, cần tìm nơi
nhiều ánh nắng tránh chiếu trực tiếp.
Sử dụng kệ sắt chữ V, các loại
khung nhựa để phù hợp với khay trồng
rau thông minh 50 lít có kích thước
68x45x20cm.
Các vật dụng cần thiết để thiết kế hệ
thống như sau:
- Một bồn nhựa nguyên sinh nuôi
cá khoảng 100-400 lít, thiết kế một bồn
chứa hoặc ngăn cách biệt để ngăn cách cá
với máy bơm.
- Ống nhựa PVC, co, T, van 21
- Bộ dụng cụ kiểm tra (test) nồng độ
pH trong nước
- Các loại cá giống nước ngọt và hạt
giống theo mùa

- Máy khoan mũi khoan 6, mũi
khoét 20
b. Bước 2: Tiến hành thực hiện
lắp đặt hệ thống
4


- Thực hiện lắp đặt bồn nuôi cá và
kệ khay trồng rau
+ Đặt bể nước, lắp ghép các thanh
sắt thành kệ thép V như đã thiết kế. Lưu
ý tầng thấp nhất của các khay trồng rau
nên để cao hơn bể nước ít nhất 20cm.
+ Ống nhựa PVC 21 sử dụng thiết
kế cho đường bơm lên, khung giá đỡ các
khay rau, các phụ kiện co, T làm ống dẫn
cung cấp nước cho các vị trí phù hợp – vị
trí cao nhất của khay rau trên nhất, nước
sẽ di chuyển từ khay rau này qua khay
rau khác. Các khay rau được thiết kế
nghiên để nước di chuyển đều khắp.
+ Đưa các khay nhựa trồng rau lên
giàn trồng rau như thiết kế.
- Lắp đặt đường nước tuần hoàn từ hồ cá, qua ngăn lọc, vận chuyển lên
khay rau, quay về hồ cá.
Lắp ống nước bơm lên từ máy bơm bằng ống PVC 21, sử dụng co để bẻ góc,
T để chia nước tại các đường rẽ nhánh đến các khay trồng rau khác nhau
Thiết kế ống dẫn nước chạy dọc theo hàng chậu trên các kệ, dùng mũi khoan
6 khoan nhiều lỗ trên ống sao cho khi nước được bơm lên sẽ tưới vào khay trồng
rau của bạn đều nhất.

Nước được máy bơm hút từ bồn chứa lên tầng rau cao nhất, nước thấm đều
và rơi xuống tầng rau phía dưới,… và tầng cuối cùng nước được chặn lại bằng một
cái vĩ, rồi xuống hồ cá. Khi nước vào hồ cá sẽ trong sạch, chứa nhiều oxi, do trao
đổi chất với rau mầm và các chất bẩn được giữ lại. Khi đó cá sẽ phát triển tốt.
c. Bước 3: Vận hành thử
Trước khi mang cây về trồng và cá để nuôi, hãy vận hành thử để chắc chắn
rằng hệ thống hoạt động đúng như thiết kế. Mọi lỗi lầm có thể khắc phục dễ dàng
hơn rất nhiều so với khi bạn đã đưa vào vận hành.
d. Bước 4: Hoàn thành
Cung cấp điện cho máy bơm hoạt động – Máy bơm sẽ tạo ôxi cho cả bể cá
và nước cho bệ trồng rau. Dùng giấy quỳ hay hệ thống đo, đồng hồ đo pH để kiểm
tra độ pH của nước. Độ pH lý tưởng cho bể cá vào khoảng 7.0.
Cứ giữ yên hệ thống như vậy trong vòng 24 tiếng để đảm bảo lượng clo
trong nước được phân tán hết.
Đưa các cây giống lên trồng trên các lên các vị trí khung đã thiết kế.
e. Cách chọn cá và cây
Chúng ta nên chọn những loại cá khỏe, có sức chịu đựng cao, màu sắc đẹp
theo sở thích,… Lúc đầu chúng ta nên gieo hạt theo từng cụm, hoặc cũng có thể rải
rác để cho cây tự bám vào các giá thể. Đối với hạt giống nhỏ quá thì chúng ta nên
bọc trong 1 lớp khăn giấy mỏng để giữ ấm cho hạt và giúp hạt nảy mầm nhanh.
5


Bạn cũng có thể trồng 1 số loại cây thủy sinh và bỏ một ít sỏi trong bể cá.
Chúng sẽ làm cho môi trường nuôi trồng trở nên giống với ngoài tự nhiên hơn, và
đồng thời giúp làm sạch bể nước.
f. Cách bảo dưỡng mô hình
Hàng ngày, thứ duy nhất mà bạn cần cho vào bể cá là thức ăn cho cá. Và chỉ
nên cho ăn lượng thức ăn nhỏ, chia làm nhiều bữa, chứ không nên cho ăn quá
nhiều trong 1 lần. Không nên cho nhiều hơn lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết

trong vòng 5 phút. Mực nước trong bể có thể bị vơi đi từ từ do cây trồng hấp thụ,
và nước tự bốc hơi. Cứ cách vài ngày, bạn nên bơm thêm cho đầy bể. Khoảng
chừng 1 tháng, chúng ta mất 10 – 15% lượng nước trong bể cá.
5. Hiệu quả mang lại
Mô hình nuôi cá kiểng và trồng cây trong một hệ sinh thái tuần hoàn tận
dụng vai trò tự nhiên của vi khuẩn để chuyển đổi chất thải của cá kiểng thành chất
dinh dưỡng cho cây trồng. Cá kiểng, cây trồng phát triển một cách tự nhiên nhờ
vào sự tận dụng lợi ích của nhau. Đây là phương pháp canh tác bền vững, thân
thiện với môi trường, chi phí vận hành thấp vì chúng ta không cần phải thay nước
hay lọc nước, thêm phân bón hóa học và không cần diện tích lớn. Bạn có thể tận
dụng khoảng không gian nhỏ trước sân hay sau nhà hay thậm chí là trong một góc
nhà để lắp đặt hệ thống cho gia đình mình.
Mô hình là sự kết hợp giữa giải trí, sức khỏe và lợi ích kinh tế. Hy vọng mọi
người, mọi nhà có thể xây dựng một hệ thống cho riêng mình và tự mình sản xuất
ra thực phẩm tự nhiên, sạch, bền vững và thân thiện với môi trường. Đặc biệt là
trong thời buổi thực phẩm độc hại tràn lan trên thị trường không kiểm soát được
như hiện nay.
E. Tài liệu tham khảo
-------------------------

6



×