Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tại sao con người cảm thấy sợ khi xem phim kinh dị nhưng họ vẫn thích xem?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.05 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Điện ảnh là một trong những loại hình nghệ thuật trẻ nhất, nó xuất hiện vào cuối
thế kỉ XIX. Tuy nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình rất quan trọng mang tính
quần chúng rộng lớn, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại, trở thành món ăn tinh
thần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điện ảnh có rất nhiều thể loại khác
nhau, trong đó có một thể loại phim gọi là phim kinh dị, nó tập trung vào việc khai thác
nỗi sợ hãi của con người. Nỗi sợ của con người không ai giống ai. Có người sợ gián,
nhưng thích mèo. Có người sợ mèo vã mồ hôi nhưng lại thích chơi với gián, thậm chí
còn ăn nó. Vì thế phim kinh dị cũng chia theo nhiều loại với nhiều chủ đề khác nhau.
Phim kinh dị gồm nhiều hình ảnh ghê rợn, máu me, những cái kết khó có thể đoán
trước được, những, màn giết người đẫm máu có thể gây ám ảnh cho người xem....
nhưng con người vẫn thích xem phim kinh dị. Rất nhiều người lại thích vừa xem phim
vừa thét lớn vì sợ hãi, khi rời khỏi rạp tim vẫn đập thình thịch vì hồi hộp. Nếu nói mọi
người xem phim tình yêu là vì muốn trải nghiệm một mối tình lãng mạn, xem phim
hành động là vì muốn cảm nhận cảnh đấm đá vật lộn đầy kịch tính, vậy nguyên nhân gì
thu hút mọi người bỏ tiền vào rạp chiếu phim tối mò mò để bị đạo diễn doạ cho sợ hãi
trong hai tiếng đồng hồ? Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này để có thể tìm hiểu “Tại
sao con người cảm thấy sợ khi xem phim kinh dị nhưng họ vẫn thích xem?”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lí do mọi người cảm thấy sợ khi xem phim kinh dị
nhưng họ vẫn thích xem.

1


Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn không thể nghiên cứu một cách sâu
sắc, mà chỉ tìm hiểu và trình bày về những đặc điểm chung của điện ảnh, phim kinh dị
cũng như một vài lí do mà mọi người thích xem phim kinh dị.


3. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp tổng hợp

-

Phương pháp phân tích

-

Phương pháp khái quát hóa
4. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, phần nội dung của bài được triển khai như sau:
Chương 1: Khái quát về điện ảnh
Chương 2: Khái niệm, đặc điểm chung của phim kinh dị
Chương 3: Tại sao mọi người cảm thấy sợ khi xem phim kinh dị nhưng họ vẫn thích
xem?

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỆN ẢNH
Khái niệm:

1.1.


Có nhiều cách hiểu về điện ảnh:
-

“Điện ảnh là nhiếp ảnh di động.”
Điện ảnh là “nghệ thuật biến hình tượng tạo hình (hội họa, điêu khắc) đang từ

bất động thành hình tượng chuyển động phát triển trong thời gian”
-

Điện ảnh là “nghệ thuật sân khấu được trải rộng theo toàn bộ không gian và thời

-

gian cuộc đời. Với điện ảnh, toàn bộ cuộc đời là một sân khấu”.
“Điện ảnh là nghệ thuật tái hiện hệ thống hình ảnh về cảm giác nổi đang chuyển
động trong không gian ba chiều”,.....
Cách hiểu này có phần đúng, nhưng chưa toàn diện. Thực chất, điện ảnh là một

nghệ thuật tổng hợp – nó thu hút tất cả các nghệ thuật khác, biến chúng thành phương
tiện biểu hiện, rồi kết hợp chặt chẽ với kĩ thuật (phương tiện mang tính công nghệ),
nhằm tái hiện cảm giác về các hình nổi trong không gian ba chiều đang diễn ra một
cách đầy cảm xúc, đầy biểu tượng, một cách liên tục, toàn diện về hoàn cảnh tạo ra
biến cố, tạo ra tính cách và số phận con người.
1.2.

Bản chất của điện ảnh
Bản chất của điện ảnh có thể được tóm gọn vào một hệ thống ba thành tố: Tất cả

các nghệ thuật + Kĩ thuật (24 hình/giây) + Hình tượng thị giác chuyển động, nhằm
khắc họa tính cách và số phận con người


3


Tất cả các nghệ thuật đều được hút vào điện ảnh như: Văn học (kịch bản điện
ảnh), hội họa (trong phim màu, ta có cảm giác được xem các bức tranh màu chuyển
động), điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, múa,....
Mỗi khoảnh khắc trong bộ phim là rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình liên
hệ với nhau. Mỗi hình phim giống như một tác phẩm hội họa mà ở đó dưới sự chỉ đạo
của người đạo diễn, sự bài trí của người họa sỹ, cách đặt máy của người quay phim,
điệu bộ diễn xuất của người diễn viên hoặc dù chỉ là một cảnh thiên nhiên tĩnh lặng,
cũng đều như là một tác phẩm hội họa có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc, có tiền cảnh,
hậu cảnh, có chủ điểm ý tưởng mà những người làm phim muốn gửi đến người xem.
Hình ảnh trong điện ảnh phản ánh con người, sự kiện, sự việc, hiện tượng trong
trạng thái động. Nói hình ảnh sống động cũng chính là nói cái chuyển động thực của
cuộc sống thành hình ảnh mang giá trị cao trên tác phẩm.
1.3.
Phân loại các thể loại điện ảnh
1.3.1. Dựa theo bối cảnh
- Phim hình sự (Crime film): Bối cảnh phim là các hoạt động tội ác, thường có sự

đối đầu giữa cảnh sát và tội phạm. Một phim được xếp vào thể loại hình sự
thường sẽ có thêm thể loại phụ là hành động vì kịch bản phim rất hay có cảnh
-

truy đuổi và đối đầu giữa cảnh sát và tội phạm.
Phim lịch sử (History film): Bối cảnh phim là các thời điểm trong quá khứ,

-


thường gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng.
Phim chiến tranh (War film): Bối cảnh là các trận chiến và thời gian chiến tranh,
đây cũng có thể coi là tiểu thể loại của phim lịch sử nếu các sự kiện chiến tranh

-

là có thật trong quá khứ.
Phim khoa học viễn tưởng (Sci-Fi film): Bối cảnh phim có xuất hiện những
công nghệ, kỹ thuật hiện đại chưa hoặc không có thật trong thực tế (như du hành

-

thời gian,...), thời gian của phim thường được đặt ở tương lai.
Phim thể thao (Sport film): Bối cảnh là các sự kiện thể thao hoặc các sân thi đấu

4


-

Phim miền Tây (Western film): Bối cảnh thường là cuộc sống và thiên nhiên ở

-

miền Tây Hoa Kỳ. Các phim miền Tây thường là phim hành động.
Phim kiếm hiệp (thường được biết là "wuxia", phim kiếm hiệp Trung Quốc):
Phim đặc trưng của châu Á, thường có bối cảnh là thời phong kiến và có rất
nhiều cuộc giao tranh bằng vũ khí lạnh (kiếm, đao,...). Nếu có các yếu tố phi
thực tế, phim kiếm hiệp còn có thể xếp vào loại phim giả tưởng hoặc phim thần


bí.
1.3.2. Dựa theo kiểu phim
- Phim hành động(Action film): Thường bao gồm sự đối đầu giữa "cái thiện" và
"cái ác" với nhiều cuộc chiến ác liệt bằng tay không hoặc vũ khí, tiết tấu nhanh
-

và kĩ xảo điện ảnh cao.
Phim phiêu lưu (Adventure film): Bao gồm các chuyến du hành mạo hiểm chứa

-

đựng nhiều hiểm nguy hoặc may mắn, đôi khi có yếu tố thần thoại.
Phim thần bí (Mystery film): Thường là quá trình điều tra về một bí ẩn chưa

-

được khám phá.
Phim hài(Comedy film): Chứa đựng nhiều chi tiết hài hước để gây cười cho

-

người xem.
Phim kinh dị có yếu tố siêu nhiên (Horror film): Là một thể loại phim với nội
dung chính đưa đến cho khán giả những cảm xúc tiêu cực, gợi cho người xem
nỗi sợ hãi nguyên thủy nhất thông qua cốt truyện, nội dung phim, những hình
ảnh rùng rợn, bí hiểm, ánh sáng mờ ảo, những âm thanh rùng rợn, nhiều cảnh
máu me, chết chóc... hay có những cảnh giật mình thông qua các sự kiện hoặc
nhân vật có nguồn gốc siêu nhiên (như ma quỷ, người ngoài hành tinh, thế lực
huyền bí...), do đó thể loại phim này đôi khi có chồng lấn với các thể loại phim


-

giả tưởng, viễn tưởng.
Phim kinh dị (Thriller film): Là một thể loại rộng lớn của văn chương, phim
ảnh, truyền hình có sử dụng yếu tố hồi hộp, căng thẳng như là yếu tố chính của
phim. Phim kinh dị rất kích thích tâm trạng của người xem, đem lại cho họ một
mức độ cao của sự mong đợi, kỳ vọng cực cao, không chắc chắn, bất ngờ, lo
lắng... Phim thể loại này thường có xu hướng gay cấn gấp rút, gai góc và nhịp
5


độ nhanh.Thể loại phim kinh dị phổ biến nhất là: phim kinh dị tâm lý, phim kinh
-

dị tội phạm, phim kinh dị khiêu dâm và phim kinh dị bí ẩn.
Phim Tưởng Tượng (Fantasy film): bối cảnh không có thực, thường liên quan
tới hiện tượng siêu nhiên, magic.Phim tưởng tượng được đánh giá là khác xa với

-

thể loại phim Kinh dị hoặc Phim Khoa học Viễn tưởng.
Phim chính kịch (Drama film): Thường tập trung nói về cuộc đời hoặc một giai

-

đoạn trong cuộc đời của nhân vật chính
Phim giả tưởng(Fantasy film): Gần tương tự phim khoa học viễn tưởng khi nói
về những điều không tồn tại trong thực tế, điểm khác là phim giả tưởng thường

-


dựa trên các truyền thuyết hoặc thần thoại
Phim lãng mạn (Romance film): Tập trung khai thác tình yêu lãng mạn giữa các
nhân vật chính

1.3.3. Dựa theo dạng thực hiện
- Phim hoạt hình: Thay vì quay các hình ảnh có sẵn, các cảnh trong phim hoạt

hình được thực hiện bằng hình vẽ, trước đây là do họa sĩ vẽ tay còn hiện nay
-

trong nhiều phim công đoạn này được vẽ bằng máy vi tính
Phim tài liệu: Phim được quay trực tiếp dựa vào các hình ảnh ngoài thực tế,
không có hoặc rất ít các chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn. Nếu các sự kiện được
mô tả trong phim mới xảy ra có tính chất thời sự cao thì phim sẽ được xếp vào

-

thể loại phim thời sự
Phim khoa học: Là một dang phim tài liệu tập trung vào các hiện tượng, công

-

trình mang tính khoa học
Phim ca nhạc: Các nhân vật ít thoại hơn bình thường, thay vào đó là nhiều bài

hát do chính các diễn viên thể hiện
1.3.4. Dựa vào đối tượng hướng tới
- Phim trẻ em: Là các phim có nội dung dành cho trẻ em, phim thường có nội
-


dung đơn giản, dễ hiểu, nhiều màu sắc và thường là phim hài
Phim gia đình: Hướng tới đối tượng là mọi lứa tuổi thường có trong một gia
đình, phim thích hợp để xem tập thể, thường có kết cục có hậu (happy ending)
và hay được phát hành vào các dịp nghỉ như Giáng sinh.

6


-

Phim người lớn: Hướng đối tượng cho những người trưởng thành, thường có nội
dung phức tạp hơn và bao gồm những cảnh tình dục, bạo lực. Phim người lớn
còn có thể hiểu là phim khiêu dâm.

* Phim độc (cult film): Dành cho số lượng người xem đặc biệt, Được sáng tác dựa trên
ý tưởng cá nhân của đạo diễn và biên kịch, thường là cực kì khó hiểu và rất kén khán
giả, tuy nhiên những ai đã thực sự hiểu thì sẽ rất hâm mộ dạng phim này
1.4.

Ý nghĩa của việc điện ảnh ra đời
Hình ảnh trong phim, trên thực tế là hiện thực trong sự chuyển động, mọi hình

ảnh nếu đem tách ra khỏi bộ phim, ở mức độ nào đó đều trở thành vô nghĩa. Bởi vì nó
chỉ còn là một đoạn trích lạnh lùng và bất động của một hành động liên tục vốn chỉ có
ý nghĩa toàn vẹn của mình khi được phát triển trong thời gian. Việc truyền đạt sự
chuyển động chính là ý nghĩa tồn tại của điện ảnh, là đặc tính chủ yếu, là biểu hiện cơ
bản về bản chất.
Thông qua những hình ảnh chuyển động đã giúp người xem nhận thức những
hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của sự kiện, hiện tượng. Tận mắt thấy rõ những sự

việc, hiện tượng xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ra
những nhận định hay phán xét, có những cảm nhận riêng. Một bộ phim đưa người xem
đến một thế giới vừa là hiện thực, lại vừa hoàn toàn khác với hiện thực, trong đó mọi
cảm xúc, sự việc, hiện tượng đều được đẩy lên đến tận cùng. Khán giả bị tác động cảm
xúc bởi những hình ảnh trong thế giới đó, và trong một bộ phim, thông thường sẽ có
một hoặc một số hình ảnh có tác động mạnh mẽ nhất đến người xem. Chẳng hạn cảnh
tàu chìm trong phim Titanic với hàng trăm người la hét hoảng loạn và sự chia ly đau
đớn của cặp tình nhân Jack và Rose đã trở thành một trong những cảnh kinh điển của
điện ảnh.

7


CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỂ LOẠI PHIM KINH
DỊ
2.1.

Khái niệm
Phim kinh dị là một thể loại điện ảnh xoay quanh sự dự đoán và cảm giác hồi

hộp. Các nhân vật chính trong những bộ phim này được xây dựng nhằm đấu tranh với
một vấn đề như là tìm lối thoát, giải quyết nhiệm vụ hoặc là một bí ẩn. Nó nhấn mạnh

8


sự nguy hiểm mà nhân vật chính phải đối mặt. Sự căng thẳng với các vấn đề chính
được xây dựng trên suốt bộ phim và dẫn đến một sự căng thẳng tột đỉnh.
Phim kinh dị đưa đến cho khán giả xem phim những cảm xúc tiêu cực, gợi cho
người xem nỗi sợ hãi nguyên thủy nhất thông qua cốt truyện, nội dung phim, những

hình ảnh rùng rợn, bí hiểm, ánh sáng mờ ảo, những âm thanh rùng rợn, nhiều cảnh máu
me, chết chóc... hay có những cảnh giật mình thông qua các phương tiện và siêu nhiên
rùng rợn, do đó thể loại phim này đôi khi có xen lẫn với các thể loại phim giả tưởng,
viễn tưởng.
2.2.

Đặc điểm chung
Phim kinh dị là một thể loại đặc thù chỉ phát triển mạnh trong nghệ thuật điện

ảnh; một thể loại mang những đặc điểm cực đoan không trộn lẫn với bất kỳ thể loại nào
khác: ly kỳ, đẫm máu, rùng rợn, bí ẩn, kỳ quái, hoang dã, cô độc, tối tăm, não nùng cực
độ…bằng bao thủ đoạn và chiêu trò khác thường: cố ý phóng đại các hiện tượng tang
thương, các cảnh nhầy nhụa, nhấn mạnh các cú va chạm thảm khốc, các hình ảnh ma

9


quái, qua thủ pháp cận cảnh hoặc đặc tả; cốt nhấn vào tâm trí người xem nỗi sợ hãi

Hình thái khách quan của thể loại phim này luôn lơ lửng giữa tốt và xấu, giữa
lợi và hại. Bên cạnh khả năng thõa mãn nhu cầu khám phá, xông pha trong thế giới
hiểm nạn; thể loại này cũng dễ dàng đẩy người xem- nhất là người xem trẻ vào chốn
bất an, ức chế tinh thần trong trẻo và tâm tưởng yên bình, có thể dẫn tới đánh mất niềm
tin vào cuộc sống đẹp đẽ; bỡi phim kinh dị luôn kè cặp với bóng tối, mùi hôi, siêu ảo,
sự hung tàn cùng các sự cố man dại.
Phim kinh dị được dàn dựng với mục đích làm khiếp sợ, tạo ra cảm giác hồi
hộp, và khơi dậy những nỗi lo sợ sâu kín trong thâm tâm của chúng ta . Thường phim
kinh dị có một kết thúc rất sốc, gây kinh hãi cho người xem, cũng đồng thời thu hút
khán giả . Phim kinh dị chú trọng vào mặt đen tối hơn của cuộc sống, những điều kỳ bì,
những sự kiện lạ thường, những nỗi sợ hãi cơ bản nhất của con người, những giấc mơ

đầy hãi hùng, những cảm giác bị lạc lõng, sự yếu đuối của con người, nỗi sợ hãi về cái

10


chết và về những chuyện không thể giải thích .Những tình tiết đen tối, ghê sợ vừa thu
hút khán giả và lại vừa làm họ bị ám ảnh.
Phim kinh dị, khi được dàn dựng hay và dùng ít kỹ xảo, có thể là những phim có
sức ảnh hưởng rất lớn . Phim kinh dị hay là phim khéo léo tạo ra cảm giác sợ hãi một
cách tinh tế chứ không đầy rẫy những hình ảnh máu me giết người . Trong phim kinh
dị, thường thì kết thúc khi mọi việc quay trở về bình thường và con người chiến thắng
ma / quỷ hay một lực lượng huyền bí Những phim kinh dị đầu tiên thường theo mô
tuýp Gothic, tức là chuyện thường xảy ra trong những lâu đài ngôi nhà cổ bị ám hay
những vùng hẻo lánh đầy sương mù tăm tối . Những nhân vật chính trong phim thì rất
đa dạng, từ ma Dracula hút máu, những người tâm thần giết người hàng loạt, hồn mà,
quỷ, những nhà bác học bị quẩn trí, những xác chết sống dậy , người bị nhập , ma
sói,.....
2.3.

Phân loại phim kinh dị

2.3.1. Legendary Horror
Đây là một trong những thể loại ra đời sớm nhất của phim kinh dị. Đặc điểm của
Legendary Horror là những câu chuyện trong phim đều xoay quanh những nhân vật,
những truyền thuyết nổi tiếng như ma cà rồng, người sói, xác ướp, thây ma... Dracula,
Frankestein, The Phantom of The Opera và Dr. Jekyll & Mr. Hyde là những tác phẩm
ra đời sớm nhất không chỉ của dòng phim này mà của cả thể loại phim kinh dị vào
những năm đầu của thế kỷ 20.
2.3.2. Slasher
Slasher là dòng phim đặc trưng cho phong cách kinh dị kiểu Hollywood. Các bộ

phim thuộc dòng này đều có mô-típ về một tên sát nhân bệnh hoạn hoặc một bệnh nhân
tâm thần phân liệt đa nhân cách và đi giết người hàng loạt. Phim Slasher thường rất

11


đẫm máu với những màn chém giết bạo lực. Ở dòng phim này, gây ấn tượng khiến
khán giả nhớ tới nhất là vũ khí của các tên giết người hàng loạt. Giới trẻ thường rất yêu
thích dòng phim này.

2.3.3. Monster/ Dangerous Animal
Quái vật ngoài hành tinh, những "sản phẩm quá tay" của khoa học kỹ thuật hay
cuộc tấn công của các loài thú dữ là những đặc điểm chính của dòng phim này. Mang
hơi hướng của phim giả tưởng nhưng lại có nhiều cảnh quay ghê rợn, dòng phim này
luôn hấp dẫn người xem bởi kỹ xảo hoành tráng được dàn dựng công phu.
Mở đầu phim thường sẽ là một câu chuyện kỳ bí về nguồn gốc ra đời của những
con quái vật hay sự nguy hiểm của các loài thú dữ như cá mập, rắn, nhện, cá sấu... Tất
cả bọn chúng sẽ tấn công theo nhiều cách khác nhau và nếu muốn sống sót thì con
người sẽ phải tìm ra phương pháp tiêu diệt đối với riêng từng loài. Kỹ xảo và tạo hình
quái vật, thú dữ chính là điểm thu hút nhất của dòng phim kinh dị Monster/ Dangerous
Animal.
2.3.4. Supernatural
Dòng phim kinh dị Supernatural thường là những bộ phim về phù thủy, ngôi nhà
ma, quỷ nhập tràng, tiên tri, kinh thánh... với những câu chuyện xoay các hiện tượng
tâm linh và siêu nhiên tồn tại trong đời thường mà con người chưa giải thích được.
Supernatural được đánh giá là dòng phim kinh dị gây ám ảnh nhất và luôn khiến khán
giả phải "sởn gai ốc" mỗi khi xem.
Khán giả châu Á thường rất ưa chuộng dòng phim này bởi nó đem lại cảm giác
"thật" do tín ngưỡng của người phương Đông luôn tin vào thờ cúng, ma quỷ.


12


2.3.5. Torture
Mặc dù "sinh sau đẻ muộn" và rất hay bị nhầm với dòng phim Slasher, Torture
có những nét độc đáo rất khác biệt. Cũng thường có mô-típ là câu chuyện về những tên
giết người hàng loạt nhưng dòng phim Torture còn gây ấn tượng với khán giả bằng
những cái bẫy, những màn tra tấn thể xác vô cùng khủng khiếp. Dòng phim kinh dị
Torture gây ấn tượng bởi những cái bẫy, những màn tra tấn đầy "sáng tạo".
Không quá chú trọng vào tạo hình và vũ khí của các tên sát nhân như dòng
Slasher, các bộ phim kinh dị Torture khiến người xem nhớ đến cái cách mà các nạn
nhân bị hành hạ đến chết, sự "sáng tạo" trong từng cái bẫy của những kẻ giết người
hàng loạt.
2.3.6. Mixed Horror
Đây cũng là một dòng phim rất phổ biến, nhưng đôi khi một vài bộ phim thuộc
dòng này không được gọi là phim kinh dị thực sự bởi sự "lai căng" quá nhiều thể loại
phim khác. Mixed Horror thường là những bộ phim có yếu tố ma quái, kinh dị nhưng
kèm thêm cả hành động, hài, tâm lý, tình cảm lãng mạn. Những khán giả muốn có
nhiều cảm giác khác nhau khi xem một bộ phim thì thường tìm đến dòng phim này.
2.3.7. Shaky Camera/ Mockumentary
Đặc điểm của dòng phim này là đưa khán giả đến với chuyện phim qua một
chiếc máy camera cầm tay. Người xem như được trực tiếp tham gia câu chuyện và
chính vì như vậy sẽ gợi cảm giác thật hơn rất nhiều. Kinh phí để thực hiện một bộ
phim kinh dị thuộc dòng này rất khiêm tốn. Chỉ mới xuất hiện trong hơn một thập kỷ
trở lại đây nhưng dòng shaky camera/ mockumentary đã có rất nhiều bộ phim đáng chú
ý.

13



CHƯƠNG 3: TẠI SAO CON NGƯỜI CẢM THẤY SỢ KHI XEM PHIM KINH
DỊ NHƯNG HỌ VẪN THÍCH XEM?
Với những đặc điểm của phim kinh dị đã phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng
phim kinh dị hoàn toàn mang lại những cảm xúc tiêu cực cho người xem. Hầu hết
chúng ta đều đã có lần ngồi co rúm lại vì sợ khi xem một cảnh phim kinh hoàng trên
màn ảnh. Vậy tại sao mọi người vẫn thích xem phim kinh dị?

3.1.

Do bản năng
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, thậm chí không bình thường nhưng các nhà khoa học

đã phát hiện ra rằng việc chúng ta không thể quay đầu đi đâu khi phải chứng kiến một
cảnh phim rùng rợn, khiến ta toát mồ hôi hột, chính là một đặc tính của con người nói
chung. Nó hoàn toàn tuân theo sự chỉ đạo của bản năng.

14


Khi người xem nhìn thấy cảnh máu đổ trong phim kinh dị, sự tập trung bỗng
tăng lên nhiều lần. Cảnh phim kinh hoàng càng được đẩy lên cao, sự tập trung càng
tăng tiến. Dù cảnh đó có thể khiến người xem phát hoảng, sợ hãi, ám ảnh… thì họ vẫn
cứ tiếp tục xem với sự tập trung cao độ.
Trong cộng đồng phân tâm học, bao gồm cả Sigmund Freud đã thừa nhận rằng
sự kinh dị làm xuất hiện các hình ảnh và suy nghĩ của cái nó, cái vô thức nguyên thủy
mà đã bị đàn áp bởi cái tôi và cái siêu tôi. Vô thức của con người có 2 bản năng lớn đó
là bản năng hủy diệt và bản năng tình dục. Bản năng hủy diệt của con người thì luôn bị
kiềm nén bởi cái tôi, con người khó có khả năng bộc lộ bản năng đó trong đời sống
hằng ngày. Phim kinh dị chứa đựng những hình ảnh máu me, rùng rợn, mang đậm tính
phá hoại. Nhiều người khi xem những điều đó, họ cảm thấy thỏa mãn được một phần

cái vô thức, cái bản năng của bản thân.
Jung nghĩ rằng bộ phim kinh dị khai thác các cổ mẫu nguyên thủy chôn sâu
trong vô thức tập thể.
Phát biểu của nhà triết học Hy Lạp, Aristotle Philosopher, ông nghĩ rằng nhiều
người đã bị thu hút bởi những câu chuyện đáng sợ và kích thích mang tính bạo lực vì
nó đã cho họ một cơ hội để thanh lọc những cảm xúc tiêu cực của họ, một quá trình mà
ông gọi là sự phấn chấn.

15


3.2.

Do tâm lý
Nếu chúng ta có một cuộc sống đơn giản, không có chuyện gì xảy ra, chúng ta

thường có xu hướng tìm kiếm một điều gì đó thú vị hơn cho bản thân, bởi vì hệ thống
thần kinh của chúng ta đòi hỏi phải có vòng quay định kỳ, trải qua nhiều loại cảm xúc
khác nhau. Những người có điểm số cao trên thang điểm đo sự tìm kiếm cảm giác thì
họ càng thích phim kinh dị. Có những người có một nhu cầu to lớn cho sự kích thích và
hưng phấn. Phim kinh dị là một trong những cách tốt để có được niềm vui thực sự.
Người ta thích xem những bộ phim kinh dị vì họ thích cảm giác sợ hãi. Đôi khi,
đó cũng có thể là họ muốn kết thúc cái cảm giác tò mò khi chưa được nếm trải cái sự
kinh dị đó. Khi một người sợ hãi, cơ thể họ sẽ tự động sinh ra các phản ứng như tim
đập nhanh, thở dốc, toát mồ hôi lạnh và dễ giật mình hơn bình thường. Đó là bản năng
tự nhiên của con người khi cảm thấy nguy hiểm. Đó cũng là lý do khiến nhiều người
thích thưởng thức các bộ phim kinh dị vì nó gây cảm xúc rất mạnh đối với họ. Có một
sự thật là con người rất muốn trải nghiệm những cảm giác có thể gây ám ảnh đó vì bản
tính tò mò. Khi trải nghiệm những bộ phim kinh dị và nếm trải cảm giác sợ hãi, có thể
họ sẽ cảm thấy sợ sệt lúc đầu nhưng khi kết thúc bộ phim, họ biết rằng không có nguy

hiểm thật sự nào đằng sau những cảnh tượng xem được. Điều này phần nào tạo ra cảm
giác “an toàn” cho tất cả mọi người.
Phần lớn chúng ta, theo bẩm sinh, luôn cố gắng nhìn thấy những mặt tươi sáng
của cuộc đời và lờ đi mặt tối của nó. Có lẽ bằng cách nào đó, nó có liên quan đến bản
năng sinh tồn của con người. Khi cố gắng nghĩ đến điều tích cực, não người giúp cho

16


con người sống còn. Không một ai muốn chết cả, ngay cả khi cái chết có thể là sự giải
thoát khỏi nỗi đau thể xác và dằn vặt tinh thần. Cái chết, trong nền văn hoá và xã hội
nào cũng vậy, không phải là chuyện hay ho. Con người dành cho cái chết một sự e dè
sợ sệt cực độ. Văn chương, âm nhạc hay các loại hình nghệ thuật khác cũng xem cái
chết như một "tử tù", giam nó vào ngục riêng, nói đến nó với nét mặt kinh hoàng. Tuy
nhiên, phim kinh dị lại là một nghịch lý với nỗi sợ cố hữu của con người ấy. Phim kinh
dị đặc biệt cho phép chúng ta khám phá những trải nghiệm về sự sợ hãi một cách thú vị
và an toàn. Nó cũng đem đến cho chúng ta cơ hội để nhìn nhận những cái xấu, mà
không phải tự đưa mình vào quá nhiều rắc rối. Nhiều người trong số chúng ta có nhu
cầu khám phá khả năng của mình, như một cách tìm kiếm điều mới lạ cho cuộc sống
thường ngày. Dạng trải nghiệm sợ hãi này cũng kích thích chúng ta khám phá cuộc
sống nhiều hơn. Xác định những mặt đen tối của bản chất con người cũng là một điều
tốt cho chúng ta.
Nhiều nghiên cứu cho rằng con người không thể tận hưởng cả hai cảm giác
thích thú và sợ hãi cùng một lúc mà phải theo thứ tự “sợ trước thích sau”. Nhưng khi
xem phim kinh dị con người có thể có cả hai trạng thái cảm xúc đó cùng một lúc. Họ
có thể thực sự có cảm giác thích thú khi bộ phim làm cho họ sợ hãi trong quá trình xem
phim, chứ không phải phải đợi đến lúc xem xong mới cảm nhận được cảm giác đó và
đoạn hay nhất trong phim có lẽ là đoạn tạo ra được cảm giác sợ hãi mạnh nhất ở người
xem. Và chính tại thời điểm mà con người cảm nhận được cả hai cảm giác sợ hãi, thích
thú thì đó cũng là lúc mà tâm trí họ được thả lỏng một cách thoải mái.

3.3.

Lí do khác
Phim kinh dị giúp người trẻ học cách quản lý sự khiếp sợ. Họ hoặc là không

chống đỡ nổi những hình ảnh đáng sợ hoặc tìm hiểu cách để kiểm soát. Đồng thời nó
cũng dấy lên nơi người xem bản năng tò mò, gợi tâm lý vượt thử thách, bồi đắp ý chí
chiến thắng bản thân và trau dồi lòng dũng cảm…
17


Việc xem phim kinh dị trong vòng 90 phút có thể làm đốt cháy tới 200 calo. Với
những bộ phim càng rùng rợn, lượng calo mà chúng ta đốt cháy càng cao. Nguyên
nhân là do sự run rẩy, sợ hãi, sởn tóc gáy khi xem phim sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất
cơ bản và đốt cháy một lượng calo lớn hơn. Chính vì vậy, xem phim kinh dị cũng là
một cách giảm cân rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn làm giảm cảm giác thèm ăn
Khi các hoạt động của não bộ tăng lên nhờ xem phim kinh dị, các cơ quan trong
cơ thể của chúng ta luôn ở trong trạng thái chủ động sẵn trong một thời gian. Đồng
thời, nó còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, những tín hiệu từ mối đe
dọa trong các tình tiết của phim kinh dị sẽ được gửi đến một phần quan trọng của bộ
não có liên quan đến hệ thống bạch huyết trong cơ thể. Các tín hiệu này sẽ tạo ra những
chất kích thích tuyến thượng thận, giúp sản xuất ra adrenaline – một hợp chất làm giảm
đau, giúp chúng ta hạn chế đi các cơn đau.

18


KẾT LUẬN
“Nếu những bộ phim là ước mơ của nền văn hóa đại chúng thì phim kinh dị lại
là những cơn ác mộng.”

Là một thể loại đã định hình trong nghệ thuật điện ảnh thế giới, phim kinh dị từ
lâu đã có chỗ đứng riêng vững chắc trên phim đàn. Phim kinh dị đưa con người tới tất
cả những nơi bí hiểm nhất mà chúng ta không hề biết. Nhận thức của con người quá
hạn hẹp để hiểu được những điều huyền bí trong về vũ trụ và những điều siêu nhiên.
Có lẽ đây là một trong những lý do mà con người luôn chống lại cái chết. Họ không
bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra khi mình chết đi. Có phải đơn giản là mất đi nhận
thức, mất đi cơ thể? Còn điều gì nữa không? Chúng ta sẽ đi đến cõi âm chăng? Chúng
ta sẽ trở thành những hồn ma? Hay chúng ta sẽ hoàn toàn biến mất? Dù không theo
một tôn giáo đặc biệt nào, thì bất kỳ ai cũng phải thừa nhận có những lúc họ băn khoăn
với ý nghĩ này, bởi vì những điều đó vượt ra khỏi tầm hiểu biết của con người.
Những nỗi sợ hãi cố hữu của con người sẽ chẳng bao giờ mất đi, bởi vì con
người chưa từng có những câu trả lời cụ thể về điều gì xảy ra sau khi chết. Có thể, vào
ban ngày họ không tin có ma, nhưng sẽ khó mà thuyết phục được ai đó chuyển sang
phòng khách sạn khác mà ở đó từng có tin đồn rùng rợn về một hồn ma. Cũng giống
như một người gan dạ tới đâu cũng sẽ “nổi da gà” khi bị đề nghị bước vào nghĩa địa
giữa đêm khuya hiu hắt. Khi xem những bộ phim kinh dị, người ta như chìm vào thế
giới bí ẩn, nửa hư nửa thực của những thứ quyền lực ma quái, vượt qua khả nặng tự vệ
của con người. Trong giây phút, họ phải tin đó là sự thật. Họ được sống trong những

19


giây phút bất lực, yếu đuối nhất của con người trước thế lực siêu nhiên để trải nghiệm
cảm giác tột cùng khiếp sợ.
Nhưng sau khi bật sáng đèn hoặc khi màn hình tắt lịm, họ sẽ được trở về với thế
giới hiện tại, không còn sợ hãi, không còn lo lắng nữa. Đó chính là điều hấp dẫn thú vị
nhất của dòng phim kinh dị. Người xem phim luôn được phiêu lưu trong thế giới tưởng
tượng kỳ bí, nhưng đồng thời họ cũng có chỗ dựa rất lớn khi thế giới hiện thực luôn kề
bên. Sự đối nghịch tột cùng song song tồn tại giữa hai luồng nhận thức, hai cảm giác,
hai thế giới thực sự có sức kích thích con người hơn bất kỳ thứ cảm giác mạnh nào

khác. Bởi vậy, phim kinh dị: Sợ, nhưng vẫn thích xem.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Nghệ thuật học” của Đỗ Văn Khang, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm

2008.
2. “Mĩ học đại cương” của Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, NXB Giáo
dục, năm 1999.
3. “Giáo trình mĩ học đại cương” của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.
4. />5. />6. />
films
7. Và một số trang web khác.

21



×