Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

NGHỆ THUẬT xây DỰNG NHÂN vật TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.39 KB, 25 trang )

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP


Truyện ngắn Phong Điệp thành công ở nhiều phương
diện nghệ thuật như cốt truyện, kết cấu truyện chặt chẽ;
ngôn ngữ phong phú, giản dị, đầy thuyết phục; xây dựng
không gian và thời gian nghệ thuật đặc sắc; ….Song,
thành công hơn cả có lẽ là nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong các tập truyện ngắn của chị. Như chúng ta đã biết
con người là một thực thể đầy sinh động và bất ngờ. Nếu
như người thợ nhiếp ảnh gia thu được hình ảnh con người
qua một khoảng khắc, nhà điêu khắc tạo dựng con người
trong một tư thế bất biến,…thì nhà văn lại xây dựng con
người luôn trong quá trình vận hành. Ở đó, họ được thể
hiện đa dạng các mối quan hệ qua lời ăn, tiếng nói, suy
nghĩ, hành động. Có lẽ vì thế mà việc xây dựng nhân vật
trong tác phẩm văn học chính là một nghệ thuật mang
những nét đặc thù riêng. Và mỗi nhà văn lại có cách xây
dựng nhân vật khác nhau. Với Phong Điệp, chị đã rất
thành công trong việc xây dựng nhân vật của mình, điều
đó được thể hiện qua ba điểm cơ bản sau:
- Xây dựng những tình huống kịch tính.


Đọc truyện ngắn của Phong Điệp, ta bắt gặp một thế
giới nhân vật đông đúc, đa dạng và đặc sắc. Chúng ta rất
dễ có thể điểm danh họ: họ có thể là người có tên như: Cô
Tiếu, Phong, Linh, Đào, Tuyết, Trần Hạnh Phúc, ….hay
những người không tên như bố mẹ Thiên An, mẹ Phong,
bà chủ trọ,…. Tuy nhiên tất cả họ đều được Phong Điệp


dày công khắc họa khiến cho họ trở nên đặc sắc, sinh
động hơn. Một điểm chung nữa về nhân vật trong truyện
ngắn Phong Điệp đó là hầu hết dọ đều được đặt vào một
hoàn cảnh cụ thể, có tính cách rõ ràng và đặc biệt là họ
luôn có ý thức vượt lên hoàn cảnh. Để khắc họa tính cách
từng nhân vật, mỗi nhân vật Phong Điệp vẽ cho họ một
hoàn cảnh khác nhau để họ tự bộc lộ mình. Có thể nói
những hoàn cảnh mà Phong Điệp đặt ra đều là những tình
huống đầy kịch tính, nhân vật của chị phải tự vượt qua để
khảng định chính mình. Đi sâu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy
rõ điều đó.
Trong Tàn tro, không phải ngẫu nhiên nhà văn đặt ba
chị em Linh, Đào, Tuyết trong một hoàn cảnh bất hạnh,
rồi lại đưa họ vào một môi trường mới để nhân vật tự bộc


lộ khả năng và khao khát sống mãnh liệt. Chị đã cho
người đọc thấy rằng đô thị chính là môi trường đem đến
cho con người cơ hội đổi đời. Ngoài ra, trong Biên bản
bão, Phong Điệp đã đăt nhân vật Toàn và Trung vào hai
hoàn cảnh rất đặc biệt: “Toàn xấu trai, thọt chân, độc
thân, đen nhúc ở với bố già bị parkinson kèm theo bệnh
hen ba ngày năm cơn nên không ra phố làm thuê được.
Nếu anh ta cũng ra phố theo đám trai làng chờ chân cửu
vạn, kiếm cơm qua ngày thì khi về đến nhà bố đã bị kiến
đục ruỗng rồi. Toàn chết điếng trước thân thể mềm nhũn
của bố. Chân thọt cà nhắc cà nhắc, lập bập chạy vào
rong nhà. Toàn lật tung cả nhà lão chủ máy xát tìm được
vài bộ quần áo sạch, một tấm chăn cũ, vừa xé áo cầm
máu cho bố, nước mắt nước mũi vừa ộc ra xót đắng.

Cánh tay ông lão nát bấy, vương vãi những mẩu thịt rơi
nơi lồng máy nghiền. Sờ lồng ngực vẫn còn thấy tim thoi
thóp.” [14, tr. 89]. Còn Trần Xuân Trung thì sinh ra trong
một gia đình nghèo, không có điều kiện cho Trung đi học
nên hàng ngày anh phải tận dụng mọi thời gian để làm
thêm kiếm tiền. Nhưng chàng trai tốt bụng và chịu khó ấy


bị rơi vào bi kịch chỉ vì tin bạn. Mặc dù cả Toàn và Trung
đều rơi vào hoàn cành hết sức bi đát nhưng cả hai đều
không hề khuất phục trước số phận, vẫn luôn khao khát
vươn lên, hoàn thiện bản thân và cố gắng để có cuộc sống
tốt đẹp hơn. Hay hoàn cảnh của Phong trong Dốc gió
cũng rất đặc biệt, sinh ra trong gia đình khó khăn, bố thì
gái gú, mọi gánh nặng đặt lên vai người mẹ khốn khổ.
Tuy mới mười ba tuổi nhưng Phong rất thương mẹ, xót xa
cho những đứa em đói dại của mình, anh đã quyết định
dấn thân vào đời để kiếm tiền giúp mẹ. Quyết định đi bãi
Thịnh Sơn của Phong như là một sự phản kháng, dường
như Phong không chấp nhận số phận, mà đã vùng dậy để
kiếm tìm một cuộc mới, luôn khao khát một cuộc sống no
đủ hơn, hạnh phúc hơn! Phong đã đáng thương nhưng
hoàn cảnh của Lan trong Bức chân dung duy nhất càng
xót xa hơn: “Càng lớn Lan càng chẳng giống ai. Mặt nó
dài, hơi gãy. Đã thế tóc còn bị bò liếm, khiến cho khuân
mặt càng ngẳng ra, câng câng. Da nó đen nhẻm. Chân đi
chữ bát. Kinh nhất là cái mùi tanh trên cơ thể nó ngày
càng nồng nặc hơn. Chẳng ai thích chơi với một con bé



tanh tưởi và xáu xỉ như Lan. Hễ gặp Lan ở đâu là đám
trẻ con lại hét lên: “Nhìn con cá ươn kìa chúng mày ơi.
Con mèo nhà tao cũng đế vào thèm cơ.” (Bức chân dung
duy nhất) [16, tr.158]. Ngay từ khi vừa sinh ra, Lan đã bị
chính người trong gia đình mình ghẻ lạnh khiến Lan cô
đơn, tủi thân vô cùng. Cô chỉ muốn nhận được sự cảm
thông từ mọi người, chỉ muốn sống thật với chính mình,
chỉ muốn được chơi với bạn bè, với em như biết bao đứa
trẻ khác. Thế nhưng, ước mơ nhỏ nhoi của một cô bé tội
nghiệp cũng không thành hiện thực. Vì sao thế? Vì tình
người lạnh nhạt, vì xã hội đầy bất công đã đẩy cô đến
bước đường cùng. Ngay cả khi chết đi, cô cũng không có
lấy một tấm ảnh thờ theo đúng nghĩa – một bức chân
dung cúi gằm mặt, nom rất tội nghiệp.
Như vậy, bất cứ nhân vật nào của Phong Điệp cũng
được đặt trong một hoàn cảnh riêng với những số phận
khác nhau nhưng tất cả đều nằm trong sự chuyển động
chung của thời đại. Đó là sự chuyển biến từ nền kinh tế
nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường. Kéo theo đó là
những thay đổi về cách cảm, cách nghĩ về con người.


Phong Điệp đã đặt nhân vật của mình vào mỗi mỗi hoàn
cảnh khác nhau để thử thách, để nhân vật tự bộc lộ mình.
Qua đó, nhà văn như khắc họa được một bức chân dung
thật sống đông và chân thực về con người và xã hội thời
hiện đại. Cái xã hội mà người nhìn người sao lắm toan
tính, sao phần “con” lại lấn lướt phần “người” nhiều thế.
- Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc
thoại

Người ta thường nói, văn học là phản ánh hiện thực, là
tiếng nói của con người. Có lẽ vì thế, một trong những yếu
tố không thể thiếu của văn học, đặc biệt văn xuôi, đó là
nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm văn chương thường
được khắc họa bằng ngoại hình và được phân tích, cắt
nghĩa bằng ngôn ngữ trần thuật. Một trong những yếu tố
làm cho nhân vật không phải là những “ma-nơ-canh” vô
hồn mà trở nên sống động, mang hơi thở thật của con
người đó chính là ngôn ngữ. Đối thoại, độc thoại là một
trong những phương diện quan trọng của ngôn ngữ nghệ
thuật. Nó không chỉ khắc họa nên diện mạo, tính cách nhân


vật mà còn góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác
giả. Phong Điệp là một cây bút trẻ đầy tài năng trong văn
học đương đại. Các truyện ngắn của chị với dung lượng
vừa phải, luôn hé mở tới độc giả bức chân dung sống động
của nhiều mảnh đời với nhiều số phận khác nhau thông qua
nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Qua
ngôn ngữ nhân vật, người đọc có thể cảm nhận được những
suy nghĩ thầm kín trong tâm hồn họ.
Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương
mà lời này xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói
trước. Đối thoại chỉ có thể diễn ra khi và chỉ khi có người
nói, người nghe và mỗi phát ngôn đều hướng vào nhau và
xoay quanh một chủ đề nhất định. Trong các tập truyện
ngắn của Phong Điệp, đối thoại được chị sử dụng không
nhiều nhưng khá thành công.
Trong tập truyện ngắn Nhật kí nhân viên văn phòng,
người đọc dễ dàng nhận thấy những dòng đối thoại của

nhân vật mang tính khẩu ngữ được lồng trong hình thức
nhật kí. Điều này đã góp phần làm nổi bật lên tính cách của


nhân vật. Có thứ ngôn ngữ tục tĩu, vỉa hè, thiếu văn hóa:
“Nhanh lên tí. Hết mẹ nó giờ của người ta rồi” [16, tr.140];
“Tao đ. thèm chơi nữa. Cả ngày mai, ngày kia, ngày kìa,
ngày kĩa, ngày kịa” [16, tr.52]; “Mẹ kiếp! Tự nhiên lại nhắc
lại chuyện này làm chó gì. Ăn mất cả ngon. Thằng chó
này!” [16, tr.124];…Nhờ đó mà tính khách quan, chân thật
của cuộc sống được đẩy lên cao.
Ngoài ra, khi viết về những nhân viên văn phòng lạm
dụng công nghệ thông tin, chuyên sống ảo, hay buôn
chuyện, Phong Điệp đã xây dựng một loạt những đoạn hội
thoại ngắn gọn nhưng hết sức độc đáo, chân thực và phản
ánh đúng lối sống của giới trẻ đô thị hiện nay:
“- Á à, yêu rồi nhá.
Lúc nào mà chả yêu. Không yêu có mà chết à
Việt kiều chứ gì. Biết tỏng rồi nhá. Bao giờ xuất
ngoại báo cho mọi người biết với nhá.


À, cái ấy thì….cũng chưa biết được….(Nho xanh và
cáo già) [14, tr.146-147]
“- Người đẹp mà đi cái dép rách thế này hả? Để anh
làm lại cho nhé.
Em nó là gái có chồng rồi, cậu đừng trêu ghẹo kẻo
mà tội nghiệp.
Em nói thật lòng mà chị bảo trêu ghẹo gì. Chị cho em
số điện thoại của cái thằng tên là chồng để em nói chuyện.

Trẻ thế này, xinh thế này, sao lấy chồng sớm thế em?
Chồng đâu mà phải lọ mọ một mình cho khổ. Về phố với
anh không em?
Chị nói thật, chồng nó ghen lắm. Đàn bà con gái có
chồng rồi, khổ lắm. Thôi em tha cho nó.
Ơ, cái chị này. Ai mạnh người ấy được, em nhỉ?” (Tàn
tro) [14, tr.20-21]
Hay khi viết về một số bộ phận giới trẻ thanh niên đô
thị đang suy thoái về nhân phẩm và đạo đức, Phong Điệp


đã đưa nhân vật vào những cuộc đối thoại để nhân vật tụ
bộc lộ tính cách của mình:
“- Sao bà không bảo tôi sớm hơn. Việc gì phải nhờ
hàng xóm nhổ vào mặt tôi thế?” (Mẹ và con và trần thế)
[Biên bản bão, tr.38]
“- Tìm được cha mẹ tôi rồi, tôi sẽ bù đắp cho bà đầy
đủ.” (Mẹ và con và trần thế) [Biên bản bão, tr.40]
“- Cút mẹ ông đi. Tôi đang hận đây, tôi đang hận
đây!” (Mẹ và con và trần thế) [14, tr.47]
Chỉ qua vài lời đối thoại ngắn gọn trong Mẹ và con
và trần thế, Phong Điệp đã để nhân vật của mình tự thú
nhận về mình, một đứa con bất hiếu, vô ơn. Qua đó, ngòi
bút của chị cũng phần nào lên án, tố cáo lỗi sống buông
thả của một số bộ phận thanh niên hiện nay.
Ngoài ra, qua ngôn ngữ đối thoại, Phong Điệp cũng
khiến người đọc cảm mến tấm lòng tốt bụng của bà chủ
nhà trong Cửa sổ sáng đèn:



“- Nếu cậu muốn, tôi sẽ nấu cơm cho cả cậu nữa.
Bác không phải bận tâm như thế đâu. Cháu thì ăn
uống bất thường, gặp đâu ăn đó.
Ờ, sao lại thế. Cậu còn khỏe, phải biết cách mà ăn
uống cho điều độ. Đừng có phí phạm sức khỏe của mình
như thế. Hơn nữa…tôi cũng chỉ có một mình. Con cái lớn
rồi bay hết đi, thành thử…
Cháu chỉ sợ phiền bác.
Ôi dào, có gì mà phiền. Mấy nữa cậu có tuổi rồi khắc
hiểu mà. Cậu cứ gửi tiền. Nhiều thì ăn thịt cá. Ít thì ăn rau
đậu. Tôi sống cũng đơn giản. Cậu đừng lo.” (Cửa sổ ánh
đèn – Phòng trọ) [17, tr 43-44]
Hay chỉ qua ba, bốn câu đối thoại của cô nhân viên
tạp vụ và bà hàng nước trong Chàng trông xe hạnh phúc
mà người đọc cảm nhận được cả một xã hội vô tâm đến
thiếu tình người trong truyện ngắn. Qua đó tác giả cũng
phản ánh thực trạng xã hội hiện nay:


“- Anh ấy không nói gì cả, chỉ nhờ tôi cầm hộ chìa
khóa rồi đi. Thế thôi.”
“- Thái độ anh ấy thế nào?”
“- Chẳng thế nào cả. Vẫn như mọi ngày.” (Chàng
trông xe hạnh phúc – Biên bản bão) [14, tr.122]
Đọc truyện ngắn Phong Điệp, ta có thể dễ dàng nhận
thấy, chị không viết nhiều về những đoạn hội thoại, đó chỉ
là những câu thoại ngắn, có lúc rời rạc không có chủ đề.
Có nhiều câu hỏi đặt ra mà không thấy câu trả lời. Dường
như nhà văn đưa ra câu hỏi là để đối thoại với độc giả, cho
độc giả những định hướng, suy nghĩ và đưa ra một câu trả

lời phù hợp nhất. Vừa là một nhà văn vừa là một nhà báo,
phải chăng chị hòa hợp giữa viết văn và làm báo tạo ra
những kiểu đối thoại ngắn gọn, linh hoạt, dồn nén mà hàm
súc. Đây là một điểm mới đáng ghi nhận của Phong Điệp
trong văn xuôi. Chị đã đưa độc giả vào mỗi truyện ngắn
của mình để họ tự cảm nhận, tự chiêm nghiệm và suy nghĩ
để có những hành động tích cực hơn…


Trong truyện ngắn Phong Điệp, nhân vật của chị
không chỉ bộc lộ tính cách của mình qua ngôn ngữ đối
thoại, mà còn được khắc họa rõ nét qua ngôn ngữ độc
thoại. Có thể thấy ngôn ngữ độc thoại chiếm một dung
lượng khá lớn trong truyện ngắn của chị. Đó có thể là
những băn khoăn, day dứt của con người hiện đại hoặc có
thể là những tâm tư, nguyện vọng của họ cần được chia
sẽ, thấu hiểu. Chẳng hạn như trong Nhật kí nhân viên văn
phòng nhà văn đã để cho cô gái kể lại câu chuyện cuộc đời
mình dưới hình thức nhật kí. Qua đoạn trần thuật ấy, người
đọc cảm nhận rõ nét được cuộc sống ngột ngạt xung quanh
cô: “ Trong lúc ông réo máy rèn rẹt thì thằng cha ấy lại
đến. Cái mặt hiền hiền một kiểu rất khó chịu. Vớ vẩn thế
chứ. Hoặc là lưu manh, lưu manh hẳn. Hoặc chất phác
chất phác hẳn. Đây lại là một cái mặt bì bì như đất, giữa
đám ấy nứt ra một khe hở mà người ta gọi là cười. Nó làm
em ngứa ngáy, khó chịu. Ông không biết đấy thôi, em bị dị
ứng bẩm sinh. Không phải dị ứng lông chó mèo hay dị
ứng thức ăn. Cũng không phải dị ứng thời tiết. Em bị dị
ứng người. Ông hiểu không? Dị ứng người. Con người



làm em dị ứng. Em bức bối, khó chịu, muốn rủa xả muôn
gây hấn mà vẫn phải cố đon đả, cười cợt. Vì em là nhân
viên văn phòng. Hàng ngày em phải tiếp đủ mọi loại
người. Sự chịu đựng của em khiến em mệt mỏi đến cực độ.
Tưởng đên phát điên. Bệnh dị ứng ngày một trầm trọng
mà không có thuốc chữa. Em chỉ thấy cơ thể mình đang
mòn dần, mục ruỗng dần. Cái thứ mà em tuôn ra đằng
mồm, cái kiểu mà em nhe răng ra, em không hiểu nó là
thứ gì nữa. Nó không phải là thứ em muốn. Nó là thứ đã
được lập trình, và em chỉ cần nhấn enter.” [16, tr.98].
Cuộc sống văn phòng đấy áp lực khiến cô trở nên khó
chịu, cô không được sống thật với bản thân mình, cái văn
phòng chật hẹp, ngột ngạt đã biến cô thành một cỗ máy đã
được lập trình, khiến cô lúc nào cũng cáu gắt và dị ứng với
cả đồng nghiệp của mình. Và dường như, nhà văn đang
viết về thực trạng bây giờ, con người bị cuốn vào guồng
của công việc mà quên đi tình người, quên đi sự đồng
cảm, sẻ chia của con người với con người. Qua đó thấy
được sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những nhân
viên văn phòng nơi đô thị chật hẹp, đầy bon chen.


Hay đó còn là những cuộc độc thoại trực tiếp, tiếng
nói nột tâm mang giọng điệu nghệ thuật của chính nhân
vật: “Sao tận bây giờ anh mới cảm thấy cần thiết điều đó?
Mũi tên bay đi rồi có lấy lại được không? Con chim có
sống nổi sau cả một mùa băng giá? Tại sao em luôn sợ
tình yêu của em không đủ đền đáp cho anh. Mà như thế sẽ
không công bằng. Em sẽ thành kẻ lừa dối trong tình yêu.

Và em sẽ đau khổ gấp ngàn lần anh. Con người, bao giờ
cũng có hai xu hướng, hòa nhập vào cộng động hoặc tách
mình ra. Nỗi cô đơn đẩy em đi. Một mình. Chỉ một mình
mà thôi. E sợ một chút san sẻ cũng sẽ lại lấy đi của em
những niềm hy vọng nhỏ nhoi, những khao khát yên bình.
Em nhạy cảm quá!
Con người có bao nhiêu công việc để lo toan tất bật.
Em luôn có quá nhiều điều khác, ngoài tình yêu, phải day
dứt. Mà có ai được tất cả đâu. Tình yêu của em sẽ không
trọn vẹn cho anh. Em sẽ không còn làm em nếu buông tay
trôi theo dòng sông ngọt ngào dường ấy.


Anh đau khổ lắm. Em cũng quầng mắt sau hàng đêm
mất ngủ. Giấc ngủ nếu có, cũng hết sức chật vật giữa
những cơn mơ đau đáu. Con người phóng túng nơi em lại
thành ngựa cho mình cưỡi. Những mảng màu siêu tưởng
cháy rụi trong nỗi đau không lời.” (Tạm biệt mẹ) [15,
tr.29-30].
Bên cạnh đó, câu độc thoại ngắn gọn nhất của cô bé
dở Hoài Thu trong Tiếng ru đã làm cho người đọc hết sức
xúc động: “À ơi…con cò mày đi ăn đêm…”(Tiếng ru) [12,
tr.41]. Một đứa dở người sau mười mấy năm chỉ biết cười,
vậy mà khi bản năng của người mẹ trỗi dậy, nó đã biết cất
lên tiếng ru ngọt ngào. Dường như sau khi đã mệt mỏi với
cuộc sống đô thị ồn ào đầy dối trá, ngòi bút của tác giả
bỗng trở về với sự nhân hậu vốn có. Câu hát ru đã chạm
đến bao trái tim bạn đọc. Nó đã có từ rất xưa rồi, em đã
được nghe và bây giờ cất lên thành lời ru cho một đứa trẻ
lớn khôn thành người.

Có thể thấy, những đoạn độc thoại nội tâm thường là
những đoạn trần thuật rất dài và phần nhiều là của nhân


vật nữ. Phải chăng Phong Điệp đã có sự ưu ái với những
người đồng giới với mình. Chị đã cho họ được nói lên
tiếng nói riêng, thầm kín, giãi bày mọi suy tư của phái
mình. Để rồi hướng tới một sự thay đổi lớn lao hơn từ phía
độc giả. Với chị, phụ nữ luôn là người nhỏ bé, cần được
chở che, bảo vệ. Phong Điệp dường như đã hóa thân và
đặt mình vào từng vị trí để cảm nhận và thấu hiểu họ. Chị
xứng đáng là một cây bút nhân văn, một trong những cây
bút tiêu biểu viết về phụ nữ.
Có rất nhiều cách để diễn tả những lời độc thoại nội
tâm của nhân vật, có thể là bộc lộ qua những trang nhật kí,
có thể bộc lộ trực tiếp nhưng đến với Phong Điệp, nó còn
có thể được bộc lộ qua lời người kể chuyện. Ví dụ như khi
viết về bà Sẳng trong Mẹ và con và trần thế: “ Từ bé đến
lớn, bà chưa một lần dám đụng roi vào mông thằng bé. Bà
nhìn hàng xóm lừa con trối chết từ trong nhà ra ngoài
ngõ, roi quất vun vút mà thấy lạnh người. Đến cả việc
quát con bà còn chẳng dám to tiếng. Gọi là con nhưng bà
có mang nặng đẻ đau ra nó đâu. Bà làm gì có quyền với
da thịt nó. Huống hồ, nó còn được ông trời cho về làm con


của bà. Bà yêu thương nó, mang ơn nó còn không đủ, thì
làm sao bà nỡ làm nó đau. Vậy mà, mười bảy năm sau, nó
bỗng hận bà. Bà biết phải làm sao đây?” (Mẹ và con và
trần thế) [12, tr.30]. Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng

người đọc vẫn hiểu được tình cảm của bà dành cho đứa
con, hết lòng yêu thương vô cùng. Lời người kể chuyện
như hóa thân vào lời nhân vật làm cho mối quan hệ giữa
người viết và người đọc thêm gần gũi hơn, như thế sẽ dễ
dàng hơn trong việc tạo ra sự đồng cảm nơi bạn đọc. Và
đây không phải là truyện ngắn duy nhất có độc thoại gián
tiếp, Nho xanh và cáo già cũng là một trong những truyện
ngắn tiêu biểu cho cách diễn đạt này:
“Trước đây chỉ một cú điện thoại là các chàng trai
ào đến như lốc bão. Giờ thì người chờ đợi lại là Nho
xanh. Lúc nào thì chàng mới gửi thư cho nàng được? vào
email thì lại mất thời gian hơn, chẳng thà cứ làm của sổ
chát trên facebook có phải tiện hơn không. Sao chàng
không cập nhật công nghệ, không làm quả iphone 6 plus
kẹp nách. Vèo một cái là hai mạng đã thông nhau, tha hồ


mà gửi hương cho gió” (Nho xanh và cáo già) [14, tr.154155].
Phong Điệp đã rất khéo léo đưa vào văn học lối nói
dung dị, sử dụng ngôn ngữ đời thường ấy. Nó làm cho
khoảng cách giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc thêm gần
gũi hơn. Đây cũng là một trong những nỗ lực mới đáng
ghi nhận của Phong Điệp. Bản thân chị cũng là phụ nữ, đã
từng làm mẹ, có lẽ vì thế mà chị rất thấu hiểu những điều
khó nói của phụ nữ, và đây cũng chính chính là lợi thế
trong việc đi sâu diễn đạt sâu sắc nội tâm nhân vật nữ. Từ
đó, nhân vật được hiện lên rất rõ nét và chân thực hơn.
- Sử dụng yếu tố kì ảo
Yếu tố kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó
được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng

các yếu tố siêu nhiên. Cái kì ảo trong tác phẩm văn
chương có tác dụng đưa người đọc vào một thế giới khác
lạ, tạo ra những hiệu quản tâm lý khác nhau như hoang
mang, sợ hãi, hoài nghi,…. Tất cả đề xen lẫn nhau tạo nên
một khoái cảm nơi bạn đọc. Tóm lại, hiệu quả thẩm mĩ của


kì ảo chính là sự hấp dẫn (mĩ lực), nó làm thỏa mãn tâm lý
hiếu kì của độc giả, nó mang lại sự thích thú cho họ. Việc
sử dụng những yếu tố kì ảo cũng làm cho thế giới nhân vật
thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Trong văn học nói chung,
yếu tố kì ảo chủ yếu có mặt ở các thể loại của văn học dân
gian như thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích ( Ví dụ
như Thần Trụ Trời; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Tấm Cám;…).
Đến văn học đương đại, dường như nó có xu hướng xuất
hiện đậm đặc hơn, trở thành một dòng riêng, chiếm một vị
trí quan trọng trong đời sống văn học. Nếu theo dõi các
cuộc thi viết truyện ngắn gần đây, sẽ thấy xu hướng nổi rõ
đó là đa số các cây bút được độc giả ái mộ thường viết
kiểu “hiện thực huyền ảo”. Phong Điệp là một nhà văn
đương đại, chị đã rất nhanh nhạy bắt kịp dòng mạch ấy để
đưa vào tác phẩm của mình. Không những thế, chị còn sử
dụng yếu tố kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo,
hiệu quả. Việc gắn nhân vật đời thường với những yếu tố
kì ảo, đưa nhân vật vào một thế giới nửa thực nửa hư
không làm giảm đi chất đời thường của nhân vật, mà
ngược lại nó còn giúp nhà văn thể hiện sâu sắc những nội


dung phong phú của đời sống. Ngay từ những cuốn tiểu

thuyết đầu tay, chị đã để lại ấn tượng đặc sắc khi đưa các
yếu tố kì ảo vào tác phẩm của mình. Cho đến các tập
truyện đạt giải văn học lớn như Kẻ dự phần, Ma mèo, Biên
bản bão,…. Vậy yếu tố kì ảo đó được thể hiện như thế nào
trong việc xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Phong
Điệp. Đi sâu tìm hiểu ta sẽ thấy rõ điều đó.
Trong truyện ngắn Thùng rác, những yếu tố hư hư,
thực thực được Phong Điệp đưa vào rất tự nhiên khi tác
giả xây dựng nhân vật P. Yếu tố kì ảo đã giúp xoáy sâu
vào sự thay đổi nhân hình cũng có thể là nhân tính của con
người. Câu chuyện xoay quanh nhận vật P sống ở khu tập
thể công nhân nhà máy sợi chỗ Gốc Mít nhưng đến một
ngày không ai biết anh ta là ai. Thằng bạn thân nhất thì :
“Xin lỗi nhé! Đúng là ngày xưa tôi có ở đấy, nhưng P. thì
tôi chịu, không nhớ ra nổi. Thành thật xin lỗi anh” cho
đến ông chủ quán bia rồi đến cô người yêu xinh đẹp, tất cả
đều khước từ anh. Điều kì lạ hơn nữa là anh cũng chỉ nhớ
có vậy, những phần đời sau này anh cũng không đọc được
tên nó lên. Quan nhân vật này, tác giả như muốn đưa ra


ánh sáng một hiện thực, một lời cảnh tỉnh cho con người
hiện đại. Đó chính là sự vô tâm, vô cảm đến không nhận ra
mình là ai, không quan tâm đến người khác. Trong truyện
ngắn, Phong Điệp đã dựng lên một nhân vật Thằng Người
không có thật và đó cũng chính là dụng ý của nhà văn. Từ
hình ảnh của một Thằng Người xuất hiện trong gương với
ngoại hình khó nhìn: “Một khuôn mặt bèn bẹt, vô cảm.
Hai con mắt lờn lợt…. Hai má chảy nhão, xanh bủng. Đôi
mắt lờ nhờ bé như hai hạt đỗ. Mũi tẹt dúm xuống hộc

mồm thâm sì” (Thùng rác – Kẻ dự phần) [12, tr.124-125]
tác giả đã làm cho người đọc phải giật mình cầm gương
lên soi xem đã sống đúng với con người thật của mình
chưa? Hay chỉ là một cái vỏ bọc vô hồn, hoạt động như
một cỗ máy. Và dường như ngòi bút của Phong Điệp cũng
phần nào lên án cuộc sống đô thị hiện đại xô bồ đầy bất
cập đã làm mất đi tình người, khiến con người ta trở nên
vô cảm.
Ngoài ra, trong hai tập truyện ngắn Vườn hoang và
Ngôi nhà hoang vắng, tác giả cũng đã rất thành công khi
đưa những yếu tố kì ảo vào việc xây dựng nhân vật của


mình. Cả hai truyện ngắn đều gợi một không khí đượm vẻ
liêu trai. Những nhân vật hoang đường như người con gái,
người đàn bà tóc trắng trong Ngôi nhà hoang vắng hay hai
người phụ nữ ma trong Vườn hoang được tác giả đưa vào
truyện ngắn một cách rất tự nhiên. Viết ma quỷ nhưng chị
không làm cho người đọc có cảm giác rùng rợn, khiếp sợ
mà ngược lại, các nhân vật này còn tạo được thiện cảm rất
tốt trong lòng bạn đọc. Phan, Tôi, Hoạt trong Ngôi nhà
hoang vắng là những người may mắn thoát được cái chết
do những hồn ma giúp đỡ. Hay hai người phụ nữ ma tốt
bụng trong Vườn hoang đã giúp một ông bố tìm lại được
mảnh đất của mình, thoát khỏi cảnh tù túng chật chội;
không những thế, họ còn an ủi Miên – người mẹ luôn day
dứt khi cho đi đứa con đứt ruột mình đẻ ra. Quan những
nhân vật này, Phong Điệp đã cho người đọc có thêm niềm
tin vào những lực lượng thiêng liêng, giống kiểu như ở
hiền sẽ gặp lành, có thờ có thiêng có kiêng có lành,….

Những chi tiết hoang đường cứ đan xen với hiện thực,
bám chắc hiện thực làm cho mỗi truyện ngắn thêm cuốn
hút hơn, góp phần tích cực cho việc làm sáng tỏ chủ đề


của truyện. Có thể thấy, ở mảng đề tài nào cũng vậy, ngòi
bút của Phong Điệp đều rất linh hoạt, biến hóa khôn
lường. Chị xứng đáng là cây bút tiêu biểu trong nền văn
học đương đại.
Với việc sử dụng yếu tố kì khi xây dựng nhân vật,
Phong Điệp đã thể hiện được cái nhìn mới mẻ trong bút
pháp nghệ thuật của mình. Nó giúp chị không chỉ đi sâu
khai thác tâm lý chiều sâu của con người mà còn chạm tới
những vấn đề mang tính xã hội. Việc đưa những yếu tố kì
ảo vào văn chương không phải bây giờ mới có, mà nó xuất
hiện từ rất lâu trong những tác phẩm văn học dân gian.
Tuy nhiên chúng ta luôn bắt gặp sự mới mẻ trong truyện
ngắn của chị, chị đã học tập sáng tạo nguồn mạch đó để
xây dựng một thế giới nghệ thuật của riêng mình. Đó cũng
chính là nền tảng tạo nên phong cách nghệ thuật của chị.


×