Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài 1 tổng quan2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.38 KB, 11 trang )

Bài giảng: Tổng quan về chuyên ngành Da liễu
Đối tượng: Y5
Mục tiêu:
1. Trình bày được các nhóm chuyên ngành chính trong da liễu
2. Phân tích được gánh nặng bệnh tật toàn cầu của các bệnh da liễu
3. Kể được các nhóm thẩm mỹ nội khoa trong da liễu.
Nội dung:
1. Lịch sử về bệnh da liễu
-

Bệnh Da Liễu được hình thành từ hai nhóm bệnh lớn là bệnh về Da, các phần phụ của da
như lông, tóc móng, các tuyến và bệnh về hoa liễu. Ngoài ra, các thủ thuật thẩm mỹ cũng
ngày càng phát triển mạnh mẽ.

-

Bệnh da liễu đã được biết đến từ rất lâu. Từ những năm 1500 trước Công Nguyên trong
tài liệu của Ai cập cổ đại Ebers Papyrus đã mô tả những bệnh da khác nhau như loét, dát
và khối u cũng như phương pháp điều trị nó gồm phẫu thuật và thuốc mỡ bôi.

-

Nhưng đến tận năm 1572, Geronimo Mercuriali, người Ý mới hoàn thành cuốn sách da
liễu đầu tiên có tên là De morbis cutaneis dịch ra tiếng anh là On the diseases of the skin.

-

Jean Astruc được coi là nhà sáng lập ra ngành da liễu hiện đại. Ông là người đầu tiên viết
cuốn sách về bệnh giang mai và hoa liễu.

-



Đến năm 1799, Francesco Bianchi là người đầu tiên viết cuốn Dermatologia, đây được
coi là cuốn sách giáo khoa về da liễu hiện đại đầu tiên cho sinh viên y khoa.

-

Năm 1801, trường học da liễu đầu tiên được thành lập tại bệnh viện Saint Louis ở Pháp,
cùng cuốn sách giáo khoa về da liễu đầu tiên do Willian viết và cuốn sách về các hình
ảnh da liễu do Jean-Louis-Marc Alibert viết. Alibert cũng là người đưa ra ý tưởng cần có
những tiêu chuẩn trong phân loại bệnh thành các nhóm và những dưới nhóm bệnh và
hình thành “cây da liễu” . Ông cũng là người đầu tiên mô tả ca bệnh u lymphoma T- u sùi
dạng nấm (Mycosis fungoides).

-

Trong thế kỷ 19 nhiều nhà da liễu học nổi tiếng xuất hiện hoàn thiện dần các cuốn sách
về da liễu cũng như các cuốn sách hình ảnh bệnh da liễu. Nhiều bệnh cũng như các cấu
trúc da và phần phụ của da được nghiên cứu kỹ cũng như tìm ra nhiều vi khuẩn gây bệnh
da liễu. Nhiều bệnh và dấu hiện trong da liễu cũng được đặt tên của các nhà khoa học này
như Ferdinand Hebra (1816-1880) người Áo với bệnh “sẩn ngứa của Hebra”, Moritz


Kaposi (1837-1902), Heinrich Auspitz (1835-1886) với dấu hiệu Auspitz trong bệnh vảy
nến, Isadore Neumann (1832-1906), Heinrich Köbner liên quan bệnh vảy nến, Albert
Neisser (1854-1916) và Armauer Hansen (1841-1912) liên quan đến bệnh phong,
Laurent-Théodore Biett (1781 – 1840) được đặt tên cho thương tổn trong bệnh giang
mai, cũng như Gibert, Bazin và Darier liên quan đến các bệnh cùng tên.
-

Vấn đề chăm sóc da và các thủ thuật làm đẹp cũng đã xuất hiện từ rất lâu. Khoảng 6000

năm trước người Ai Cập cổ đại đã biết dùng các thảo dược để chống lại côn trùng và ánh
sáng mặt trời, cũng như sử dụng để dưỡng da như nữ hoàng Cleopatra tắm bằng sữa
chua… Nhưng đến tận năm 1935 những sản phẩm về kem chống nắng mới chính thức
hình thành.

-

Năm 1960 bắt đầu ứng dụng laser trong thẩm mỹ da được dùng cho trẻ hóa da, triệt lông,
trứng cá, dãn mạch…

-

Ngay từ những đầu những năm 1900 người ta bắt đầu quan tâm đến lột da bằng hóa chất
nhưng phải đến năm 1972 lột da bằng hóa chất an toàn mới được các bác sĩ áp dụng và
ngày càng phát triển. Đến những năm 1990 thì bào da cũng được ứng dụng để làm đẹp.

2. Các bệnh da liễu
Các bệnh da liễu bao gồm các bệnh về da và niêm mạc, bệnh phong và bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
2.1.Các bệnh da:
Bệnh về da và niêm mạc rất đa dạng với nhiều bệnh biểu hiện phức tạp và nhiều khi
giống nhau nên rất khó chẩn đoán. Da lại là cơ quan lớn nhất của cơ thể, là lá chắn ngăn chặn
giữa môi trường và các tác nhân từ môi trường với các cơ quan trong cơ thể con người.
Chúng ta có thể nhóm các bệnh liên quan đến da và niêm mạc, các bệnh liên quan đến
phần phụ của da như lông/tóc, và móng bao gồm
Các bệnh viêm da:
-

Các bệnh viêm da liên quan đến chức năng của tế bào lympho T (liên quan đến hoạt hóa
và điều hòa)

o Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da thần kinh, chàm đồng xu, sẩn
ngứa, vẩy nến, á vẩy nến, vẩy phấn, viêm da dầu, viêm da bong vảy, lichen
phẳng…
o Bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ


-

Các bệnh viêm da liên quan đến bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính: hội chứng
Sweet, u hạt mặt, viêm da mủ hoại thư, bệnh mụn mủ dưới lớp sừng, bệnh da do bạch cầu
ái toan…

-

Các bệnh viêm da liên quan đến miễn dịch dịch thể và các bệnh viêm da khác: mày đay,
phù mạch, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì gồm hội chứng Steven-Johnson, TEN, dị
ứng thuốc, hồng ban nhẫn ly tâm, u hạt hình nhẫn, vẩy phấn đỏ…
Các rối loạn liên quan đến sừng hóa và biệt hóa thượng bì:

-

Vẩy cá, dầy sừng lòng bàn tay bàn chân di truyền, bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng …
Bệnh bọng nước , mụn nước liên quan đến các cấu trúc liên kết ở thượng bì và

trung bì
-

Bệnh ly thượng bì bọng nước mắc phải, Pemphigus, pemphigoid, bệnh bọng nước IgA
thành dải, viêm da dạng hesper (Duhring Brocq), pemphigoid thai nghén là các bệnh
bọng nước tự miễn


-

Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh là bệnh di truyền
Các rối loạn mô liên kết trung bì, mô dưới da như xơ cứng bì khu trú, lichen xơ teo,

viêm mô mỡ dưới da, loạn dưỡng mỡ…
Các bệnh liên quan đến tế bào sắc tố: bệnh bạch tạng, bạch biến, rám má, các
thương tổn tăng , giảm sắc tố khác
Các bệnh mô liên kết tự miễn:
-

Bệnh lupus ban đỏ

-

Bệnh xơ cứng bì

-

Bệnh viêm bì cơ

-

Hội chứng ranh giới và các bệnh tự miễn khác
Các khối u ác tính của da

-

Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy


-

Ung thư tế bào hắc tố

-

Các ung thư da khác: ung thư phần phụ
Các khối u lành tính của da
Các bệnh nhiễm trùng ở da:

-

Các bệnh nhiễm vi khuẩn: như chốc, viêm nang nông, lao da, phong….

-

Các bệnh nhiễm vi rút: herpes, zona, thủy đậu, bệnh do HPV, ….


-

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng: nấm da, ghẻ, rận mu…
Các bệnh liên quan đến phần phụ của da:

-

Bệnh tuyến bã: trứng cá, trứng cá đỏ, viêm quanh miệng

-


Các rối loạn bài tiết tuyến mồ hôi nước

-

Các rối loạn liên quan đến tuyến mồ hôi đầu hủy

-

Các rối loạn liên quan đến tóc:
o Bệnh rụng tóc không sẹo là những bệnh không làm phá hủy nang tóc như bệnh
rụng tóc mảng, bệnh rụng tóc hói (rụng tóc do androgen), rụng tóc ở giai đoạn
ngừng phát triển, rụng tóc giả pelade, rụng tóc trong bệnh giang mai…
o Rụng tóc có sẹo là những bệnh có tổn thương nang tóc như rụng tóc lupus, rụng
tóc do lichen, rụng tóc do bệnh kerion de celse…

-

Các rối loạn liên quan đến móng:
o Do sang chấn: cắt móng tay, đi giầy chật, tật vuốt móng (Onychotillomania)
o Do các bệnh da như viêm da cơ địa, lichen phẳng, vẩy nến, li thượng bì bọng
nước …
o Do nhiễm khuẩn: nấm móng, tụ cầu, liên cầu
o Các khối u ở móng…
Các bệnh da khác gồm các bệnh da liên quan đến môi trường, bệnh da liên quan đến

mạch, bệnh da do rối loạn chuyển hóa, bệnh da do bệnh máu như u lympho T, u lympho B…,
Sự đa dạng và thường xuyên của các bệnh da gây nên 1 gánh nặng bệnh tật về bệnh
da cho cộng đồng là rất lớn ở mọi nơi và mọi lứa tuổi. Theo một thống kê về gánh nặng bệnh
trên toàn cầu từ 1980 đến 2013 cho thấy các bệnh da đứng hàng thứ tư trong gánh nặng bệnh

tật toàn cầu với 1,79% từ 306 bệnh. Trong đó các bệnh viêm da (viêm da cơ địa, chàm đồng
xu, viêm da tiếp xúc, viêm da dầu…) chiếm 0,38%, 0,29% là trứng cá, 0,19% đối với bệnh
vảy nến, 0,19% cho bệnh mề đay, 0,16% cho bệnh da do virus, 0,15% cho bệnh nấm da,
0,07% cho bệnh ghẻ, 0,06% cho bệnh u ác tính ở da, 0,05% cho viêm mủ da, 0,04% đối với
viêm mô tế bào, 0,03% đối với ung thư biểu mô và 0,03% đối với loét do tư thế nằm, 0,01%
cho rụng tóc mảng.


Gánh nặng bệnh tật của bệnh da và tổ chức dưới da phân bố theo tuổi

Gánh nặng bệnh tật của bệnh da và tổ chức dưới da phân bố theo vùng
Chúng ta sẽ thấy gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới 1 tuổi chủ yếu là viêm da mủ, ghẻ, nấm,
vi rút và viêm mô bào và trẻ dưới 15 tuổi thì không thấy ước tính cho các ung thư da. Nhóm tuổi
từ 10-34 tuổi thì trứng cá là gánh nặng bệnh tật thường gặp. Các bệnh da nhiễm khuẩn như
nhiễm vi trùng (viêm da mủ, viêm mô bào), vi rút (hạt cơm) hay ký sinh trùng (ghẻ) cũng lớn.
Các bệnh vảy nến, rụng tóc mảng, mày đay, loét do tư thế gặp ở nhóm tuổi lớn hơn, trong khi


ung thư da thường là gánh nặng bệnh tật gặp ở nhóm tuổi trên 75 tuổi. Về vùng địa lý thì ung thư
hắc tố là gánh nặng bệnh tật gặp ở vùng da trắng nhiều hơn như Úc, các nước châu Âu, bắc Mỹ,
Vẩy nến là gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở Úc, tây Âu và những nước châu Á có thu nhập cao.
Trứng cá là gánh nặng lớn ở các nước phát triển như tây Âu, bắc Mỹ. Mày đay phân bố đồng đều
ở tất cả các vùng trên thế giới. Loét do tư thế là gánh nặng lớn nhất ở Châu Đại Dương.
Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của các bệnh da đứng hàng thứ 4 của các nguyên nhân
không liên quan đến thai kỳ sau thiếu máu thiếu sắt, bệnh lao và các bệnh nội tạng. Nếu loại trừ
tử vong thì gánh nặng bệnh tật do bệnh da cao hơn bệnh tiểu đường và đau nửa đầu.
Do vậy, các nhà da liễu cũng như các nghiên cứu, đánh giá , giáo dục về da liễu ó vai trò
quan trọng trong việc giảm thiểu gánh nặng bệnh tật do các bệnh da gây nên.
2.2.Các bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục

giữa người lành và người bị bệnh hoặc tiếp xúc với các chất tiết đường sinh dục.
Những đối tượng nguy cơ gồm những người quan hệ đồng tính nam, gái mại dâm,
người có nhiều bạn tình và những người nghiện ma túy. Ngoài các đường lây truyền qua
quan hệ sinh dục-sinh dục, còn có sinh dục-miệng, sinh dục-hậu môn, mẹ truyền cho con khi
mang thai và sinh đẻ, truyền qua đường máu.
Bệnh có thể do nguyên nhân vi khuẩn như lậu cầu, giang mai, chlamydia
trachomatis…, do vi rút như vi rút Herpes (HSV), vi rút gây sùi ở người (human papilloma
virus – HPV), vi rút viêm gan B (HBV), HIV… hay ký sinh trùng như ghẻ.
Bảng 1. Một số các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng qua đường tình dục
Vi khuẩn

Vi-rút

Nấm và các tác nhân khác

Xoắn khuẩn giang mai

HSV

Nấm men Candida

Lậu cầu

Vi-rút u mềm lây

Trùng roi âm đạo

Chlamydia trachomatis

HIV


Cái ghẻ

Trực khuẩn hạ cam

Vi-rút viêm gan A,B,C

Rận mu

Ureaplasma urealyticum

Vi-rút sùi mào gà *HPV

Calymmatobacterium
granulomatis

Varicella Zoster virus


Gardnerella vaginalis
Liên cầu nhóm B
Vi khuẩn kỵ khí âm đạo

Tỷ lệ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infections - STIs)
hiện nay cao và có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng bởi vì
nhóm đối tượng bị ảnh hưởng là những người trong độ tuổi lao động. Gánh nặng bệnh tật do
các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản, tình dục và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Ngoài ra khi
nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm HIV cũng như một số
bệnh ung thư do HPV gây ra. Ước tính số người mắc hàng ngày trên toàn cầu có thể đến hơn

một triệu người. Trong số đó các bệnh do vi rút như HPV, HIV vẫn không có thuốc chữa
khỏi, trong khi các bệnh do vi khuẩn như giang mai, lậu, chlamydia hay trùng roi thì khỏi
được và không để lại di chứng nếu điều trị sớm và đúng.
Hằng năm số người ở lứa tuổi 15-49 tuổi mắc mới 4 bệnh STIs do vi khuẩn khoảng
375 triệu, do vi rút herpes type 2 khoảng 417 triệu.
Trong chương trình toàn cầu giám sát kháng kháng sinh của lậu cầu mà Việt Nam
trong đó Bệnh viện Da liễu Trung ương là thành viên quan trọng cho thấy 1 thực trạng đáng
báo động là vấn đề kháng kháng sinh lậu cầu ngày càng lan rộng với các kháng sinh
penicillin, tetracycline và ciprofloxacin cũng như azithromycin và đặc biệt giảm nhạy cảm và
bắt đầu kháng cephalosporin phổ rộng (ESCs).
Do vậy, cần có chương trình kiểm soát bệnh lây truyền tình dục toàn cầu nhằm giám
sát, phòng ngừa bệnh, chẩn đoán sớm, quản lý bệnh nhân và bạn tình, tiếp cận nhóm nguy cơ.
Với mong muốn không có các ca nhiễm mới, không xuất hiện biến chứng hoặc tử vong do
bệnh và mọi người đều có thể tiếp cận việc chăm sóc, dự phòng và điều trị bệnh dễ dàng.
Cuối cùng sẽ đạt được các bệnh lây truyền qua đường tình dục không còn là vấn đề sức khỏe
của cộng đồng.


Số lượng ước tính mắc mới hàng năm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một chương trình kiểm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục đưa ra mục tiêu trong
đó lấy các dữ liệu năm 2018 làm cơ sở như sau: làm giảm 90% các ca nhiễm giang mai mới,
90% ca nhiễm lậu cầu, ≤50 ca giang mai bẩm sinh/100000 trẻ sinh ra sống trên 80% các quốc
gia, đảm bảo 90% các nước và 80% quận/huyện ở các nước có vaccine HPV trong chương
trình tiêm chủng quốc gia. Chiến lược này tập trung vào 3 bệnh chủ yếu như sau:
-

Lậu cầu do ngày càng tăng sự kháng kháng sinh, tăng nguy cơ đồng nhiễm với các bệnh
lây truyền qua đường tình dục khác nhất là chlamydia và là nguyên nhân chính gây vô
sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản trong cộng đồng.


-

Giang mai do tác động đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh với trên 200000 thai nhi và trẻ
sơ sinh tử vong hàng năm do mẹ nhiễm giang mai trong thai kỳ.


-

Vi rút gây u nhú ở người ( Human Papillomavirus -HPV): liên quan đến ung thư cổ cung
với 530 000 ca mắc mới và 266 000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm.

Đồng thời các STIs còn làm tăng nguy cơ lây truyền HIV.
Chương trình cần phối hợp với các chương trình tương ứng để đạt hiệu quả tương tác
tối đa bao gồm 3 vấn đề như sau:
-

Loại bỏ lây truyền từ mẹ sang con của các bệnh giang mai, viêm gan và HIV thông qua 3
chiến dịch là: sàng lọc tất cả phụ nữ có thai 3 bệnh này, tiêm phòng ngay sau sinh viêm
gan B, đưa ra phác đồ thích hợp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh có huyết thanh dương tính và cố
gắng ngăn truyền từ mẹ sang con.

-

Đảm bảo tiêm phòng HPV và HBV được bao phủ ở phạm vi rộng nhất để giảm thiểu ung
thư cổ tử cung, nhiễm sùi mào gà và viêm gan B thông qua đưa vào chương trình tiêm
chủng quốc gia, kết hợp tiêm vaccine HPV cho thanh thiếu niên trong chương trình dự
phòng ung thư cổ tử cung, cũng như tích hợp tiêm vaccine viêm gan B trước và sau sinh
với chương trình loại bỏ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con.


-

Kiểm soát lan rộng của kháng kháng sinh của lậu cầu bằng cách nâng cao năng lực của
phòng xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị được cập nhật theo hướng dẫn mới nhất phù hợp
với tình hình kháng kháng sinh của lậu cầu và đào tạo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
giảm thiểu sự lạm dụng kháng sinh.
Chương trình phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục ngoài các biện pháp

dự phòng thì việc chẩn đoán sớm, điều trị chính xác và quản lý bạn tình là những vấn đề
quan trọng. Chúng ta sẽ cố gắng tìm nguyên nhân để điều trị giảm thiểu điều trị bao vây và
gây tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Tuy nhiên, tiếp cận hội chứng và quản lý theo hội chứng
cũng có những ưu việt giúp điều trị nhanh, bao quát được hầu hết các căn nguyên mà không
phải xét nghiệm cho những tuyến cơ sở nhưng cần phải cập nhật các phác đồ mới nhất, chú
trọng dùng liều đơn.
3. Thẩm mỹ nội khoa:
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng chú trọng đến chăm
sóc sức khỏe, chăm sóc làn da trẻ và săn chắc, không tì vết. Nhưng lại đòi hỏi một liệu trình
không hoặc ít đau, giảm thiểu thời gian nghỉ dưỡng, đơn giản và hiệu quả. Do vậy, nhu cầu
thẩm mỹ nội khoa ngày càng tăng cao.


Thẩm mỹ nội khoa là những thủ thuật làm đẹp không phải phẫu thuật, hạn chế xâm lấn
hoặc không xâm lấn bao gồm những thủ thuật xâm lấn tối thiểu (ít xâm lấn) và những thủ
thuật không xâm lấn.
Trong những năm gần đây các thủ thuật thẩm mỹ ngày càng tăng cao. Theo 1 điều tra
của Mỹ trên các bác sĩ da liễu, tạo hình, tai mũi họng cho thấy tiêm botulinum toxin chiếm
cao nhất 45% các thủ thuật thẩm mỹ, tiếp đến là tiêm chất làm đầy và lột da hóa chất, triệt
lông và bào da cũng nằm trong 5 thủ thuật sư dụng nhiều nhất.

5 thủ thuật thẩm mỹ nội khoa được sử dụng nhiều nhất

(Nguồn: ASPS Tracking Operations and Outcomes for Plastic Surgeons database)
3.1.Thẩm mỹ nội khoa không xâm lấn:
Là những thủ thuật làm đẹp nhưng không gây ra những tổn thương ngoài da như thủ
thuật sử dụng điện chuyển ion đễ dẫn thuốc, thủ thuật dùng RF (radio frequency) đơn cực,
HIFU (High Intensity Focused Ultrasound ), các laser đích trẻ hóa như trẻ hóa da bằng laser
Nd:YAG 1064nm, điều trị nám má bằng Laser Nd: YAG 1064 nm hoặc laser Alexendrite
755nm, các điều trị ánh sáng như IPL (Intense Pulsed Light) cho triệt lông, LED (Light
Emitting Diode)…
3.2.Thẩm mỹ nội khoa ít xâm lấn
Là những thủ thuật làm đẹp tạo ra những xâm lấn tối thiểu nhất qua da, để lại những
thương tổn ít nhất trên da người bệnh như thủ thuật trẻ hóa da bằng laser fractional CO2,


Erbium YAG 2940nm, thủ thuật lột da bằng hóa chất, liệu pháp meso, làm đẹp bằng chỉ, tiêm
botulinum toxin, tiêm chất làm đầy, RF vi điểm với đầu xâm lấn…
Tài liệu tham khảo:
1. Sexually transmitted infections: implementing the Global STI Strategy,
WHO/RHR/17.18 © World Health Organization 2017,
/>2. Chante Karimkhani, Robert P. Dellavalle, Luc E. Coffeng, et al, Global Skin Disease
Morbidity and Mortality An Update From the Global Burden of Disease Study 2013,
JAMADermatol. doi:10.1001/jamadermatol.2016.5538 Published online March 1, 2017.
3. Oliver S.Ormsby History of Dermatology 1847 to 1947, p. 374-395
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×