Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC PHÁT ÂM TỐT TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.99 KB, 13 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KHE TRE
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN KHE TRE PHÁT ÂM TỐT TIẾNG ANH
(Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở)

Người thực hiện: Nguyễn Cao Diệp
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Tiếng Anh 

Khe Tre, tháng 5 năm 2019
1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Cao Diệp
2. Ngày tháng năm sinh: 17/12/ 1989
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Thôn 9, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế
5. Điện thoại: 0935604530

(CQ)/


(NR); ĐTDĐ:

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh
8. Nhiệm vụ được giao: Bí thư Chi đoàn trường, giáo viên dạy môn Tiếng
Anh các khối lớp 4 và 5
9. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh
- Trình độ: Đại học
III. KINH NGHIỆM
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Tiếng Anh
Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
Các sáng kiến, kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây:
- Năm 2015 – 2016: Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nghe nói cho học
sinh Câu lạc bộ Tiếng Anh trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre
- Năm 2016 – 2017: Một số phương pháp giảng dạy cấu trúc câu cho học
sinh tiểu học.
- Năm 2017 – 2018: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu cho học sinh
trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre.

2


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN KHE TRE PHÁT ÂM TỐT TIẾNG ANH
(Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở)

I. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Phát âm tiếng Anh chuẩn là một trong những cơ sở và nền tảng đầu tiên
cho việc phát triển kỹ năng nghe và nói. Là nền tảng của giao tiếp.
Theo trung tâm Langmaster Learning System: Muốn nghe tiếng Anh tốt
thì trước hết bạn phải nói đúng, phát âm chuẩn. Điều đó đòi hỏi một hệ thống
kiến thức về từ vựng và quá trình luyện tập cách phát âm, trọng âm của từ và
của câu. Cùng một từ mà bạn nói sai thì khi nghe người bản ngữ nói từ đó bạn
không thể hiểu được nó vì có thể bạn thấy từ đó nghe rất lạ, không nhận ra đó là
từ nào và kết quả là bạn không hiểu được cả một câu. Bên cạnh đó, nếu nói sai
thì người bản ngữ cũng không hiểu được bạn đang nói gì hoặc gây ra hiểu lầm.
Như vậy chúng ta có thể nhận ra tầm quan trọng của phát âm chuẩn trong
việc học một ngôn ngữ là như thế nào. Và tiếng Anh cũng không là ngoại lệ.
Để các du khách người nước ngoài có thể hiểu được phát âm của người
Việt là một vấn đề được đặt ra cho toàn bộ nên giáo dục Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm vừa qua, đối với huyện Nam Đông nói chung và trường
Tiểu học Thị trấn Khe Tre nói riêng, môn học tiếng Anh trở thành một trong
những môn học quan trọng, có tính chiến lược và phát triển trên địa bàn toàn
huyện.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của bậc tiểu học Phòng giáo dục và Đào
tạo Nam Đông và Nghị quyết Hội nghị cán bộ viên chức trường Tiểu học Thị
trấn Khe Tre năm học 2018-2019, môn học Tiếng Anh được chú trọng quan tâm
nhiều hơn nữa.
- Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy trường Tiểu học Thị trấn
Khe Tre có rất nhiều thuận lợi để giảng dạy môn tiếng Anh như:
+ Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ Phòng GD&ĐT Nam Đông, của Ban
giám hiệu trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre.
+ Mặt bằng dân trí trên địa bàn Thị trấn Khe Tre cao, đa số phụ huynh học
sinh quan tâm đến việc học của con em đặc biệt là bộ môn Tiếng Anh.

+ Điều kiện dân sinh cao, phụ huynh mua sắm khá đầy đủ các thiết bị
phục vụ học tập môn tiếng Anh cho học sinh như máy tính, điện thoại thông
minh, sách, báo...
- Qua quá trình sử dụng tiếng Anh, giảng dạy, lắng nghe và quan sát học
sinh, tôi nhận ra rằng việc phát âm tốt, chuẩn tiếng Anh sẽ ảnh hưởng đến các kỹ
năng nghe, đọc, nói và viết của các em. Và thực trạng cho tôi thấy:
3


+ Có một số học sinh không tự tin với phát âm của mình.
+ Có một số học sinh thường phát âm nhầm lẫn giữa từ nãy và từ khác.
+ Các em hiểu sai ý của giáo viên khi nghe không đúng.
+ Các em viết sai những lỗi chính tả cơ bản.
+ Các em học sinh không có thói quen phát âm những âm cuối, âm bật hơi
trong tiếng Anh.
+ Các em ít khi có thói quen diễn cảm trong giọng nói vfa phát âm của
mình.
- Từ những vấn đề xảy ra như vậy tôi thiết nghĩ, nếu bây giờ các em cứ
tiếp tục thói quen phát âm sai những từ cơ bản, sau này các em sẽ rất khó sữa
những lỗi ấy. Đồng thời việc phát âm chưa chuẩn có thể gây ra sự mất tự tin
trong giao tiếp khi các em có suy nghĩ rằng người khác không hiểu mình.
- Là một giáo viên, với nỗi trăn trở làm thế nào để các em phát âm chuẩn,
phát triển toàn diện các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng nghe và nói, bản thân tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh trường Tiểu học Thị
trấn Khe Tre phát âm tốt Tiếng Anh” một cách cấp thiết trong năm học này.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Giáo viên cần phát âm chuẩn.
Việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là: với đa số học sinh tiểu học,
giáo viên bao giờ cũng đúng.
Cho nên mỗi giáo viên mà đặc biệt là giáo viên tiếng Anh cần phải phát

âm chuẩn.
Bản thân tôi trước khi chuẩn bị bài dạy và bắt tay vào giảng dạy, luôn
nghe, luyện và phát âm kỹ những từ sẽ dạy hcoj sinh.
Hằng ngày bản thân tôi luyện nghe, luyện phát âm thường xuyên, đảm
bảo khi phát âm, các em có thể nghe, phát âm chuẩn và không bị nhầm lẫn.
Việc này cực kỳ quan trọng khi mà giáo viên tiếng Anh tiểu học là những
người gieo những mầm móng đầu tiêu trong trẻ về ngôn ngữ mới. Chỉ cần giáo
viên đầu tiên của các em phát âm sai, lỗi thì các em cũng phát âm sai và lỗi.
Những lỗi này thường khó bỏ, khó sửa, vô hình tạo thành vốn ngôn ngữ của các
em. Lâu dần, làm cho các em sẽ nghe sai, phát âm sai và nói sai.
Như vậy việc luyện phát âm của giáo viên Tiếng Anh nói chung mà Giáo
viên Tiếng Anh tiểu học nói riêng là cực kỳ cần thiết.
2. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc các em phát âm chưa
chuẩn.
Qua quá trình quan sát và dạy các em học sinh tôi phát hiện một số nguyên
nhân dẫn đến việc các em phát âm chưa chuẩn như sau:
- Khuyết tật cơ quan phát âm. Có thể các em bị tật về răng, miệng, lưỡi
gà... làm ảnh hưởng đến quá trình phát âm của trẻ. Có thể cả tiếng Anh và tiếng
Việt. Trẻ không thể phát âm một số âm nhất định.
- Giáo viên trước đó phát âm sai.
4


- Học sinh có thói quen phát âm đơn như trong tiếng Việt mà bỏ qua âm
cuối, âm nối...
Bằng việc xác định nguyên nhân làm trẻ phát âm sai, giáo viên sẽ tìm ra
những giải pháp giúp các em sửa lỗi, chỉnh phát âm dần dần.
3. Lưu ý các âm cuối, trọng âm trong quá trình dạy học và luyện tập.
Tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau cơ bản về mặt phát âm đó là âm cuối
và trọng âm trong từ và câu.

Thường xuyên lưu ý những âm này trong quá trình giảng dạy cũng như
giao tiếp với học sinh, giúp hình thành thói quen phát âm những âm cuối và đọc
đúng nhịp điệu của câu.
Có nhiều cách để giúp học sinh hình thành thói quen này như dùng ngôn
ngữ cơ thể, thẻ âm...
Ví dụ: Muốn học sinh chú ý âm /s/, giáo viên có thể đưa tay vẽ hình chữ s
trong không gian giúp các em chú ý.
Hoặc dùng thẻ có chứa các âm được viết lên thẻ, giúp trẻ nhớ những âm
dó khi giáo viên đưa thẻ lên.
Hoặc giáo viên dùng khẩu hình miệng và nhắc nhở hoặc lặp lại các âm.
Sửa phát âm ngay từ ban đầu, nhấn mạnh những điểm cần lưu ý mỗi ngày.
4. Tạo cho học sinh thói quen sử dụng Tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh là cực kỳ quan trọng. Hình thành
thói quen nói chuyện bằng tiếng Anh giúp học sinh luyện kỹ năng nói tốt và sửa
những lỗi sai trực tiếp trong quá trình giao tiếp.
Môi trường giao tiếp có thể là lớp học, là câu lạc bộ hoặc trên sân trường
hay bất cứ khi nào học sinh gặp giáo viên tiếng Anh.
5. Lưu ý những từ có phát âm gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn.
Trong tiếng Anh có rất nhiều những từ có phát âm giống nhau dễ gây
nhầm lẫn.
Ví dụ:

sit

six

sixth

no


know

talk

walk

side

site

nine

nice

meat

meet

pear

bear

wear

where

were

wear
5



Với những từ có phát âm gần giống nhau hoặc cách viết giống nhau thì
thường xuyên nhắc nhở những nguyên tắc về trọng âm, nhấn mạnh điểm khác
nhau giúp các em giảm nhầm lẫn.
6. Khuyến khích học sinh từ những sự tiến bộ nhỏ nhất
Thực sự trong kỹ năng nói thì việc phát âm có ảnh hưởng cực kỳ lớn.
Những lỗi sai trong phát âm thường khó sữa, vì vậy việc khuyến khích các
em khi các em có tiến bộ sẽ giúp các em nhớ và ghi sâu những sự tiến bộ đó.
Có thể khuyến khích các em bằng lời khen, bằng tràng pháo tay hay
những bông hoa, stamp, mặt cười...
Những điều nhỏ như vậy những sẽ mang ý nghĩa lớn với các em.
7. Dùng các công cụ hỗ trợ quá trình dạy Phonics thức tiễn, trực quan
dễ hiểu.
Theo kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy, những tiết học phonics là những
tiết học khó nhất vì nỗi dung ngữ liệu đơn giản nhưng khó thực hành và khá đơn
điệu.
Vậy nên trong quá trình xây dựng bài dạy, giáo viên phải sử dụng những
công cụ hỗ trợ để giúp việc dạy phát âm dễ dàng hơn.
Một số công cụ mà tôi thường sử dụng đó là ngôn ngữ khâu hình miệng,
tranh phonics, flash cards, video, chant...
Một số hình ảnh dạy phonics tôi thường sử dụng để nhấn mạnh với các
em về các âm khi phát âm.

6


8. Cho học sinh nghe và xem các đoạn video/audio tiếng bản ngữ:
Việc cho trẻ nghe, xem và lặp lại các câu hội thoại bản ngữ sẽ giúp các em
hình thành thói quen phản xạ tiếng Anh. Luyện cho các em phát âm theo ngữ

điệu tự nhiên, phát triển kỹ năng nói.
Một số đoạn videos vui nhộn vừa giúp các em giải trí, vừa giúp các em
luyện nghe và luyện nói.
Một số link video mà tôi thường sử dụng đó là:
/> /> />9. Thường xuyên hướng dẫn các em một số chiến lược luyện phát âm
tại nhà.
Với thời gian các em học tiếng Anh trên lớp là không đủ giúp các em rèn
tiếng Anh, do vậy, các em cần tăng cường thời gian học ở nhà.
Để giúp các em tự học tôi giúp các em tìm ra một số mẹo tự học như sua:
- Luyện đọc to để nghe và phát hiện lỗi sai.
- Nghe và lặp lại những từ khó.
- Xem phim hoạt hình tiếng Anh tại nhà.
- Nghe nhạc và hát tiếng Anh tại nhà.
- Nghe tiếng Anh mỗi ngày.
- Nhìn vào gương nói và luyện tập.
- Nói với bạn bè hoặc giáo viên.
- Đọc phát âm mỗi ngày.
10. Tạo môi trường học tập thân thiện, các tiết dạy hứng thú.
- Một môi trường thân thiện, thầy cô, bạn bè thân thiện hòa đồng tạo cảm
giác thoải mái cho các em.
- Đồng thời giáo viên cần biết cách tạo hứng thú trong các tiết dạy, tránh
nhàm chán. Tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức lớp học linh
hoạt giúp thu hút tất cả các học sinh tham gia vào hoạt động học.
- Khuyến khích các em phát biểu xây dựng bài.
- Để tạo môi trường thân thiện và lớp học hứng thú thì bản thân tôi:
+ Thường xuyên niềm nở với học sinh, giúp các em có cảm giác thoải mái
khi bước vào lớp học.
+ Thường xuyên chăm sóc, hỏi han học sinh những vấn đề hằng ngày,
giúp các em có cảm giác gần gũi hơn.
+ Luôn tìm cách thiết kế những bài giảng nhẹ nhàng, với những phương

pháp dạy học hấp dẫn giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Một số hoạt
động tôi thường thực hiện như là:
7


* Games: Trò chơi
Những trò chơi tôi chọn giúp các em phát triển phát âm đó là những trò
chơi yêu cầu các em phải sử dụng kỹ năng nói, kỹ năng phát âm... qua cách các
em chơi, bản thân tôi có thể nhận ra những lỗi các em hay gặp và giúp các em
sửa những lỗi phát âm đó.
Một số trò chơi tôi thường dùng đó là:
Trò chơi “Cat and Mouse”
- Giáo viên cho học sinh thấy 2 thú bông một con mèo và một con chuột.
Giải thích với học sinh rằng: Cô sẽ bật một bài hát, còn các em sẽ chuyền hai
con vật này theo một chiều hướng nhất định, khi cô dừng nhạc, thì học sinh nào
giữ con mèo sẽ hỏi, học sinh đang giữ con chuột để trả lời.
- Với trò chơi này, học sinh sẽ được luyện kĩ năng nói các cấu trúc câu
được học.
Giáo viên có thể thay thế thú bông bằng những đồ vật khác như bóng,
tranh, đồ dùng học tập...
Trò chơi ”Whisper”
- Cũng giống như trò chơi ”Truyền tin” trong tiếng Việt.
- Trong trò chơi này, cá em sẽ được phân ra thành các đội tùy thuộc vào số
lượng học sinh trong lớp. Giáo viên sẽ viết một câu nào đó trên một mẫu giấy,
yêu cầu các em thì thầm vào tai nhau từng người một thông điệp trên mẫu giấy
đó. Đến em cuối cùng sẽ lên bàng và ghi lại thông điệp đó. Đội nào viết đúng
nhất và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
- Với trò chơi này, học sinh vừa luyện kỹ năng nghe, vừa luyện phát âm
và sự nhanh nhẹn.
Trò chơi “Lucky number” và những biến thể của nó

- Có rất nhiều cách để gọi tên cho trò chơi này để thay đổi theo nhóm từ
vựng các em học như Lucky Colours, Lucky Toys, Lucky Animals, Lucky
Food... . Việc gọi tên các thành phần trong trò chơi này cũng góp phần giúp các
em rèn luyện và ôn tập các từ vựng đã học.
- Trong trò chơi này các em sẽ chơi theo 2 đội. Mỗi đội có quyền chọn các
ô số/ hình ảnh tương ứng.
- Có 9 ô số, trong đó có 3 ô số may mắn, nếu học sinh chọn đúng ô số
may mắn thì không cần trả lời câu hỏi mà vẫn được điểm, còn nếu chọn ô không
may mắn, học sinh sẽ phải trả lời câu hỏi có sử dụng cấu trúc vừa học. Trả lời
đúng các em sẽ được điểm. Trả lời sai, đội khác có thể giành quyền trả lời. Đội
nào được nhiều điểm hơn, đội đó se chiến thắng.
- Với trò chơi này, học sinh sẽ được luyện kĩ năng nói các cấu trúc câu
được học.
8


Trò chơi “Miming/ Back to the board”
- Trong trò chơi này các em sẽ chơi theo đội.
- Các học sinh đứng theo hai hàng. Mỗi đội có 1 học sinh quay lưng với
bảng. Giáo viên viết trên bảng một từ hoặc một cụm từ, các bạn học sinh nhìn
lên bảng phải dùng ngôn ngữ cở thể, cử chỉ để cho những học sinh quay lưng
với bảng có thể đoán được từ hoặc cụm từ trên bảng. Đội nào đúng và nhanh sẽ
được 1 điểm. Đội nào có nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Với trò chơi này, học sinh sẽ được luyện kĩ năng nói, tư duy và phản ứng
nhanh cho học sinh, nó dùng để kiểm tra từ vựng đã được học.
* Songs và Chants
- Những bài hát và những bài thơ, nhịp điệu thực sự là một biện pháp hữu
ích giúp các em sử dụng các cấu trúc một cách nhẹ nhàng. Các bài hát, thơ hay
nhịp điệu, các giáo viên có thể khai thác ở sách giáo khoa, tìm tòi trên mạng
Internet hoặc tự sáng tác lời bài hát dựa trên nhạc beat của một số ca khúc phổ

biến như Happy birthday, Con bướm vàng, hoặc The wheels on the bus...
* Videos
- Cho học sinh xem các đoạn phim trên Internet qua kênh Youtube thật sự
là một cách có hiệu quả giúp các em luyện nghe, luyện phát âm, rèn luyện các từ
vựng, mẫu câu đã học, mở rộng vốn từ cho học sinh giỏi, thu hút học sinh yếu.
- Một số kênh tôi thường cho học sinh xem đó là:
+ learnenglishkids.britishcouncil.org
+ www.youtube.com/user/englishsingsing9
+ www.youtube.com/channel/UC9lwM9eNa5yncs9W7ZTZHXQ
* Pairs works/ Groups works (hoạt động nhóm đôi và nhóm)
Những hoạt động này giúp các học sinh yếu có cơ hội được tiếp xúc nhiều
hơn và học hỏi nhiều hơn từ các bạn học sinh giỏi, có năng khiếu. Chính những
hoạt động này giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn và hoạt động nhiều hơn.
Một số hoạt động nhóm phổ biến như thảo luận, trò chơi, làm poster,
phỏng vấn...
11. Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi của mình và lỗi của bạn
mình:
9


- Bằng cách khuyến khích các em tự phát hiện lỗi phát âm của bạn mình
và của chính bản thân mình, các em có ý thức tự giác phát âm tốt hơn.
- Khi một học sinh phát âm sai thì những bạn khác sẽ phản hồi nêu ý kiến.
- Theo bản thân tôi nhận thấy đây là một giải pháp có hiệu quả giúp các
em tiến bộ rất nhiều trong quá trình học ngôn ngữ.

 Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá
trình giảng dạy giúp các em phát âm tiếng Anh tốt hơn. Để có hiệu quả cao
nhất, tôi thường xuyên kết hợp các giải pháp với nhau tùy vào từng điều kiện
thời gian, tiết học và từng đối tượng cụ thể; không hề xem nhẹ hay bỏ qua

một giải pháp nào.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Qua quá trình áp dụng các phương pháp trên với mục tiêu nâng cao chất
lượng giảng dạy môn tiếng Anh nói riêng và nâng cao chất lượng giảng dạy của
toàn trường bản thân tôi nhận thấy rằng đa số học sinh chú trọng đến việc phát
âm nhiều hơn. Các em phát âm tốt, rõ ràng và tự tin hơn.
Từ đó, các kỹ năng khác cũng dần được nâng cao.
Các em cũng hững thú hơn với những giờ học vui vẻ. Tự có ý thức về
việc phát âm đúng.
Một số em lười phát âm bây giờ cũng phát âm nhiều hơn, tích cực phát
biểu.
Các em đã có nhận thức tốt hơn về việc phát âm chuẩn tiếng Anh, tạo thói
quen tốt trong giao tiếp.
Một số học sinh thường xuyên nhắc nhở, giúp bạn phát âm tốt hơn.
Những em có học lực tốt thì dần phát âm tự nhiên hơn, không bị ngắt
quảng. Việc này giúp các em tự tin hơn trong gao tiếp.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Sau khi thực hiện nghiên cứu và thực hiện các giải pháp giúp học sinh
trường tiểu học Thị trấn Khe Tre phát âm tốt tiếng Anh, tôi nhận thấy để nâng
cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh nói riêng, giảm nguy cơ học sinh lưu
ban trên địa bàn, bản thân tôi kính đề nghị:
- Về phía chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh: Cần
quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục của nhà trường. Thường xuyên giữ liên
hệ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ môn để biết được quá
trình học tập của con em. Từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Về phía nhà trường: Cần có những chỉ đạo sâu sát và mạnh dạn hơn trong
quá trình giảng dạy các bộ môn trong trường; Sắp xếp thời gian các hoạt động
phong trào hợp lí, giúp giáo viên đầu tư vào công tác giảng dạy có chất lượng
hơn.
10



- Về phía phụ huynh: Cần quan tâm đúng mức đến quá trình học tập của
con em mình. Từng bước xây dựng gia đình học tập, xã hội học tập.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách giáo viên tiếng Anh 3, 4, 5.
+ learnenglishkids.britishcouncil.org/en/games/how-much
+ learnenglishkids.britishcouncil.org
+ www.youtube.com/user/englishsingsing9
+ www.youtube.com/channel/UC9lwM9eNa5yncs9W7ZTZHXQ
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Cao Diệp

PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÔNG
TRƯỜNG THTT KHE TRE

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

11


–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
Khe Tre, ngày tháng 5 năm 2019

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh trường Tiểu học thị
trấn Khe Tre phát âm tốt tiếng Anh
Họ và tên người viết: Nguyễn Cao Diệp
Chức vụ: Bí thư Chi đoàn trường, giáo viên Tiếng Anh
Đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre
Lĩnh vực:
SKKN đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao 
Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, 

Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm
vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị 
Trong ngành 
4. Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết SKKN cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người
khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung SKKN cũ của mình.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến, kinh nghiệm này đã
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, đã được đơn vị xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép
tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung SKKN cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả
và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản SKKN.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÔNG
HỘI ĐỒNG XÉT SKKN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

12


PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở
(Kèm theo Công văn số /UBND-NV, ngày tháng 10 năm 2015 của UBND huyện)
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh trường Tiểu học thị
trấn Khe Tre phát âm tốt tiếng Anh
Họ và tên người viết: Nguyễn Cao Diệp
Chức vụ: Bí thư Chi đoàn, giáo viên Tiếng Anh, Trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre
Người đánh giá SKKN:………………………………………………
Tiêu chuẩn

Tính mới
(20 điểm)

Nội dung
(90 điểm)

Tính
khoa học
(35 điểm)

Tính
hiệu quả
(15 điểm)
Ứng dụng
thực tiễn
(20 điểm)
Kết cấu,
ngôn ngữ
Hình thức
(5 điểm)
(10 điểm)

Trình bày
hoàn thiện
(5 điểm)

Tiêu chí
- Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý,
1 chuyên môn...phát hiện và xây dựng được nội
dung, phương pháp mới.
- Nội dung, phương pháp mới có tính đột phá, phù
2 hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong
quá trình thực hiện công tác của mình.
- Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng (giới thiệu
3 được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần
đạt, những giới hạn cần có.
- Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực
4
hiện cụ thể.
- Có luận cứ khoa học, xác thực: Thông qua các
5
phương pháp hoạt động thực tế.
- Có luận chứng: Những minh chứng cụ thể (số liệu,
6
hình ảnh…) để thuyết phục được người đọc.
7 - Đem lại hiệu quả trong công việc.
- Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao
8 nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng
ít nhất, tiết kiệm nhất.
Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng trong
9
đơn vị hoặc trong ngành.

- Được CBCCVC trong đơn vị (hoặc trong ngành
10 và các đơn vị khác) vận dụng vào công việc của
mình đạt kết quả cao.
- Nội dung trình bày theo bố cục như đã nêu trên,
từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa
11
học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách
chặt chẽ phù hợp với đề tài SKKN.
- Đề tài, SKKN được soạn thảo và in trên khổ A4,
12 trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Sắp xếp theo thứ
tự từ BM 01 đến BM 05
Tổng số điểm

Điểm Điểm
tối
đánh
đa
giá
10đ
10đ
10đ
10đ
10đ

10

10đ
10đ





100đ

TM. HỘI ĐỒNG XÉT SKKN

13



×