Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng các mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa bắc thơm số 7 tại huyện điện biên đông tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH LÂM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐẠM VÀ MẬT
ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG
LÚA BẮC THƠM SỐ 7 TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH LÂM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐẠM VÀ MẬT
ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG
LÚA BẮC THƠM SỐ 7 TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8 62 01 10



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng các
mức đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa Bắc thơm số
7 tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên” này là của riêng tôi. Các số liệu
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thanh Lâm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học
cây trồng tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi xin chân thành cảm
ơn đến: Qúy Thầy Cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa
Nông học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Ban lãnh đạo huyện Điện Biên Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng đã dành
nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập
và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn tập thể lớp Khoa học cây trồng K25 Hà Tây đã luôn bên tôi,
động viên tôi trong quá trình học tập cũng như làm luận văn..
Sau cùng xin cảm thông sự hy sinh, chia sẽ và động viên của cha mẹ,
người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... góp phần không nhỏ vào sự
thành công của luận án.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả


Nguyễn Thanh Lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở xác định mức độ đạm.................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở xác định mật độ cấy ...................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam................................... 6

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ........................................................ 6
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ....................................................... 12
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Điện Biên Đông.................................. 15
1.3. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho cây lúa trên thế giới và ở
Việt Nam ......................................................................................................... 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho cây lúa trên thế giới ......
17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho cây lúa ở Việt Nam....... 19
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa gạo ở Điện Biên...... 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

1.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa trên thế giới và ở Việt
Nam ................................................................................................................. 24
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa trên thế giới............. 24
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa ở Việt Nam.............. 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 30
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.4. Các biện pháp kỹ thuật............................................................................. 33
2.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................ 34
2.5.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 34

2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 34
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 41
3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 41
3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chiều cao cây của giống
lúa Bắc thơm số 7............................................................................................ 46
3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng đẻ nhánh của
giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 51
3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến hệ số đẻ nhánh và tỷ lệ
nhánh hữu hiệu của giống lúa Bắc thơm số 7 ................................................. 58
3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chỉ số diện tích lá của
giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng chống chịu của
giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 67
3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7...................................... 70
3.7.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7........................................................... 70
3.7.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất của giống
lúa Bắc thơm số 7............................................................................................ 76
3.8. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm........................ 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 83

1. Kết luận ....................................................................................................... 83
2. Đề nghị ........................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85
Tiếng Việt........................................................................................................ 85
Tiếng Anh........................................................................................................ 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới giai đoạn
2010-2017.......................................................................................................... 7
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa ở một số châu lục năm 2018 ........................ 8
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của các nước có sản lượng lúa
đứng đầu thế giới năm 2018.............................................................................. 9
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2009-2018 .............. 13
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Điện Biên Đông, tỉnh
Điện Biên từ năm 2011-2018.......................................................................... 16
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng của giống Bắc thơm số 7.............................................. 42
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống Bắc thơm số 7 .............................................. 47
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái đẻ nhánh
của giống lúa Bắc thơm số 7 ........................................................................... 52
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến hệ số đẻ nhánh của
giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 58

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chỉ số diện tích lá
của giống lúa Bắc thơm số 7 ........................................................................... 62
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến khả năng chống
chịu của giống lúa Bắc thơm số 7 ................................................................... 68
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7................................................. 72
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất của
giống lúa Bắc thơm số 7.................................................................................. 77
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.............................. 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Diện tích thu hoạch trên thế giới..................................................... 10
Hình 1.2. Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới................................................. 11
Hình 1.3. Giá gạo hàng tuần trên thế giới giai đoạn 2015-2019..................... 12
Hình 3.1. Động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc thơm số 7 .......................... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BT7

:

Bắc Thơm số 7

TW

:

Trung ương

Chiều cao CC

:

Chiều cao cuối cùng

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

TGST

:


Thời gian sinh trưởng

USDA

:

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oriza sativa L.) là loại cây lương thực chính và cung cấp lương
thực cho hơn một nửa dân số thế giới. Người ta ước tính đến năm 2030 sản
lượng lúa của thế giới phải tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995 mới
đảm bảo được an ninh lương thực. Châu Á là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu
chiếm 90% về sản lượng cũng như diện tích, là nơi có nền nông nghiệp cổ
xưa nhất gắn liền với canh tác lúa nước (Lâm Văn Bạch, 2011)[7]. Ngành sản

xuất lúa gạo còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân ở nông thôn
lẫn thành thị, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế,
chính trị và xã hội ở những nước lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính
(Trần Văn Đạt, 2005) [23].
Đã có rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau để tìm cách giảm lượng
phân bón trong sản xuất mà vẫn duy trì được năng suất lúa, mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người trồng lúa. Trong đó giống tốt và kỹ thuật canh tác (mà
chủ yếu là mật độ cấy) đã và đang được các nhà nông học quan tâm nghiên
cứu (Nguyễn Tuấn Thành, 2013)[12].
Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có diện tích đất tự nhiên là:
120.089,785 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 12.008,98 ha chiếm 10%
còn lại là đất phi nông nghiệp, và các loại đất khác, đất trồng lúa 2.410 ha (Số
liệu tổng kết sản xuất lúa năm 2017 của huyện Điện Biên Đông)[1]. Giống lúa
Bắc thơm số 7 cũng mới được nhân dân trên địa bàn huyện gieo cấy cho nên
việc cấy đúng mật độ không những tạo điều kiện tối ưu cho sinh trưởng phát
triển, cho năng suất cao mà còn vô cùng ý nghĩa trong vấn đề chăm sóc lúa.
Thực tế trên địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên nhân dân
còn canh tác lạc hậu, chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học ký thuật vào sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

xuất. không phải cứ cấy dày, bón nhiều phân thì năng suất, chất lượng lúa
tăng và ngược lại. Qua thực tế và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng
mật độ và lượng phân bón ở một giới hạn nhất định năng suất tăng, nhưng nếu
cấy quá dầy, bón phân quá nhiều, bón không cân đối làm cho cây sinh trưởng
phát triển không bình thường, do đó làm giảm năng suất và chất lượng lúa

gạo. Bên cạnh đó việc xác định cấy mật độ đúng còn có ý nghĩa lớn trong việc
sử dụng phân bón một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn
chế việc sử dụng phân bón quá mức cần thiết, gây ảnh hưởng xấu đến đất
canh tác. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng các mức
đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển giống lúa Bắc thơm số 7 tại
huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được liều lượng phân đạm và mật độ thích hợp nhằm nâng
cao năng suất và hiệu quả kinh tế của giống Bắc thơm số 7 tại địa bàn huyện
Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến đặc tính
sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh của giống Bắc thơm số 7 tại địa
bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.
- Nghiên cứu hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của giống Bắc thơm số 7 tại địa bàn huyện
Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế các công thức cấy với mật độ và mức
đạm khác nhau của giống Bắc thơm số 7 tại địa bàn huyện Điện Biên Đông
tỉnh Điện Biên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để xây dựng công thức thâm
canh lúa tai Điện Biên Đông, đặc biệt là tìm ra các biện pháp canh tác lúa có
hiệu quả để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được công thức phân bón đạm và mật độ cấy hợp lý cho
giống lúa Bắc thơm số 7 góp phần tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả sản xuất
trên một đơn vị diện tích canh tác tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở xác định mức độ đạm
Trong sản xuất giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng
suất và chất lượng giống. Mỗi giống thích hợp với chế độ canh tác nhất định.
Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như mật độ trồng, bón phân…đều ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển của giống. Chính vì vậy để phát huy được
tiềm năng năng suất lúa của giống thì cần phải nghiên cứu các biện pháp kĩ
thuật phù hợp với giống. Đạm là nguyên tố quan trong nhất giúp cho lúa sinh
trưởng và phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, các nhánh hữu hiệu và kiến tạo
năng suất (Hoàng Thị Thái Hòa, 2018)[4].
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa cần một lượng dinh
dưỡng nhất định, đặc biệt là phân đạm. Lượng dinh dưỡng này một phần có

sẵn ở trong đất, phần lớn còn lại là do con người cung cấp hợp lý sẽ làm cho
cây lúa sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao.
Khi nghiên cứu về vai trò của đạm đối với cây trồng nói chung, với cây
lúa nói riêng, nhiều tác giả đã ghi rõ: Đạm tham gia cấu tạo nên cơ thể thực
vật, đạm có trong protein, đạm có trong diệp lục, đạm điều tiết các hoạt động
sống của cây, tham gia vào các chất kích thích sinh trưởng, các Xytokinin,
vitamin. Đạm có hoạt tính sinh học cao, làm tăng hay giảm các hoạt đông sinh
lý của cây. Người ta còn thấy đạm có trong các enzim xúc tiến các quá trình
biến đổi sinh hóa trong cơ thể cây. Đặc biệt đạm có mặt trong diệp lục tố, vì
thế lúa được bón đạm sẽ khác hẳn như: lá to, dài, xanh, quang hợp tốt, đẻ
nhiều. Nếu thiếu đạm lá vàng, nhỏ, đẻ ít, bông nhỏ, nhưng nếu quá nhiều đạm
lúa sẽ lốp đổ, sâu bệnh nhiều, hạt lép. Hiện nay, trên thị trường, các loại phân
bón dành cho cây trồng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, vì có quá nhiều
chủng loại phân bón, thành phần và kỹ thuật bón khác nhau nên còn nhiều hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

bón không đúng quy trình, gây lãng phí, không hiệu quả, nhất là đối với các
loại phân đơn (Khánh Nguyên, 2014)[6].
1.1.2. Cơ sở xác định mật độ cấy
Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa định gieo
cấy: Giống lúa chịu thâm canh càng cao, tiềm năng năng suất lớn mật độ gieo
cấy càng dày và ngược lại, giống lúa chịu thâm canh thấp mật độ gieo cấy
thưa hơn.
Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và
quần thể ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số

diện tích lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả
năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh…
từ đó mà ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lúa.
Xác định mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào độ phì của đất, khả
năng thâm canh của hộ nông dân, tuổi mạ, thời tiết. Cấy trên đất tốt, khả năng
thâm canh cao thì mật độ gieo cấy thưa hơn loại đất xấu, khả năng thâm canh
thấp, mạ non có khả năng đẻ nhánh cao thì cấy thưa, ít dảnh còn mạ già khả
năng đẻ nhánh kém thì cấy dày hơn và nhiều dảnh hơn. Vụ Mùa, thời tiết
nắng nóng cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm, đẻ nhiều cấy thưa hơn
vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp, cây lúa lâu đẻ, đẻ kém thì cấy dày hơn.
Mật độ cấy thích hợp sẽ đóng vai trò quan trọng đặc biệt để ruộng lúa
đạt năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh và chống đổ tốt. Các yếu tố cấu thành
năng suất có liên quan mật thiết với nhau. Số bông/m2 phụ thuộc vào tỉ lệ đẻ
nhánh và mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số bông tăng. Khi số
bông/m2 tăng quá cao thì bông lúa bé đi, số hạt/bông giảm, tỷ lệ hạt
chắc/bông và khối lượng hạt cũng giảm. Để đạt năng suất cao cần điều khiển
cho lúa có số bông tối ưu, đảm bảo số hạt/bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao và
khối lượng của hạt lớn (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Đối với cây lúa, số lượng về nhánh thay đổi nhiều qua mật độ nhưng số
nhánh hữu hiệu giữ các mật độ khác nhau thay đổi không. Mật độ cấy ảnh
hưởng lất lớn đến sự phát sinh sâu bệnh, có nhiều tác giả nhận xét rằng: khi
mật độ gieo cấy cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, vì khi mật độ
gieo cấy cao thân lá cây lúa thường mềm yếu, ẩm độ trong quần thể ruộng lúa

cao và thiếu ánh sáng cho nên sâu, bệnh dễ gây hại. Cho nên cấy ở mật đọ
hợp lí sẽ hạn chế đươc sâu bệnh phát sinh.
Mật độ cấy tỉ lệ thuận với số bông nhưng tỉ lệ nghịch với số hật trên bông.
Tức là nếu mât độ gieo cấy càng cao thì cho số bông càng nhiều, song số hạt
trên bông càng ít và ngược lại. Vì thế cấy quá dầy sẽ làm năng suất giảm đi
nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với những giống có thời gian sinh trưởng ngắn
hoặc trên chân đất nghèo dinh dưỡng thì cấy thưa rất khó đạt năng suất mong
muốn. Xác định được mật độ gieo cấy lúa hợp lý là biện pháp kỹ thuật làm
giảm sự phá hoại của sâu, bệnh, tăng đáng kể năng suất, chất lượng lúa cuối
vụ (Nguyễn Văn Duy, 2018) [15].
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đã
có những thay đổi quan trọng. So với các cây ngũ cốc khác sản lượng thóc có
tốc độ tăng trung bình hàng năm cao nhất.
Trong các cây lương thực chính lúa gạo là cây chiếm tỉ trọng cao trong
cơ cấu sản xuất. Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ
người, chiếm 50% dân số thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng
lúa với diện tích khoảng 158,9 triệu ha (2017). Châu Á có diện tích trồng lúa
chiếm tới trên 90% tổng diện tích trồng lúa trên thế giới, châu Mỹ chiếm
3,6%, châu Phi chiếm 3,1% và châu Úc chiếm 1%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới giai
đoạn 2010-2017
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

161,7
162,7
162,2
164,5
162,9
160,7
159,8
158,9

43,3
44,6

45,4
45,1
45,6
46
46,4
46,8

Sản lượng
(triệu tấn)

701,1
726,4
736,2
741,9
742,4
740,1
740,9
741,7
(Nguồn: FAOSTAT, 2019)[29]

Qua bảng số liệu 1.1 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2010 - 2013 diện
tích có xu hướng tăng từ 161,7 triệu ha năm 2010 lên đến 164,5 triệu ha năm
2013 nhưng sau đó lại có xu hướng giảm, đến năm 2017 diện tích lúa đạt
158,9 triệu ha.
Từ năm 2010 - 2013 không chỉ diện tích tăng mà năng suất cũng tăng
từ năm 2010 năng suất đạt 43,3 tạ/ha, năm 2013 năng suất đạt 45,1 tạ/ha, tuy
giai đoạn 2014 – 2016 diên tích giảm nhưng năng suất vẫn tăng nhẹ đến 2016
đạt 46,8 tạ/ha.
Sản lượng tăng từ năm 2010 đạt 701,1 triệu tấn, đến năm 2013 tổng sản
lượng đã tăng lên đến 741,9 triệu tấn. Dù năng suất có tăng từ năm 2014 đến

năm 2016 nhưng sản lượng lúa vẫn giảm từ năm 2014 đạt 742,4 triệu tấn đến
năm 2017 còn 741,7 triệu tấn.
Theo Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai
đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở châu Á tiếp tục là nguồn xuất khẩu
gạo chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu
gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng
gạo xuất khẩu của thế giới.
Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn giảm lượng gạo xuất khẩu, trong khi
nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trường gạo sẽ thiếu hụt so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

cầu, giá gạo trên thị trường thế giới giữ ở mức cao. Lượng gạo thương mại
trên thế giới sẽ đạt mức 35 triệu tấn vào năm 2017. Tuy nhiên, trước nguy cơ
dân số tăng nhanh như hiện nay, ước tính sẽ đạt 8 tỉ người vào năm 2030 và
nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, để đảm bảo an ninh lương thực
trong nước, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ…giảm
lượng gạo xuất khẩu, trong khi nhiều nước tăng lượng nhập khẩu.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa ở một số châu lục năm 2018

Châu Á

Diện tích
(triệu ha)
143,48


Năng suất
(tạ/ha)
46,49

Sản lượng
(triệu tấn)
667,02

Châu Mỹ

6,63

57,54

38,12

Châu Phi

11,88

25,91

30,79

Châu Âu

0,64

73,34
4,72

(Nguồn: FAOSTAT, 2019)[29]

Châu lục

Qua bảng 1.2 cho thấy châu Á luôn đi đầu về diện tích và sản lượng.
Năm 2018 tổng diện tích trồng lúa ở châu Á là 143,48 triệu ha, năng suất lúa
đạt 66,49 tạ/ha cao hơn năng suất trung bình của thế giới (45,57 tạ/ha năm
2018). Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90% toàn thế giới, tức là
667,02 triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở
khu vực này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng
tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong
đó, sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2018 đạt tới 44,97 triệu tấn.
Châu Phi là châu lục có năng suất lúa thấp nhất (năng suất đạt 25,91
tạ/ha năm 2018), tuy năng suất lúa thấp nhưng so với những năm về trước thì
cũng đã được cải thiện hơn nhiều.
Châu Âu là châu lục có diện tích và sản lượng lúa thấp nhất nhưng lại
là châu lục đạt năng suất lúa cao nhất, do áp dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp từ sớm và liên tục có những thành tựu khoa học đáng nể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của các nước có sản lượng
lúa đứng đầu thế giới năm 2018
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Trung Quốc

30,3

67,4

204,3

Ấn Độ

42,5

35,9

152,6

Indonesia

13,4


51,4

69

Bangladesh

11,6

29,3

33,9

Viet Nam

7,8

56,3

43,7

Mianma

8,2

40,5

33

Thai Lan


12,6

30

37,8

Philipin

4,7

38,4

18

Barazil

2,4

47,8

11,5

Nhật Bản

1,6

67,3
10,7
(Nguồn: FAOSTAT, 2019)[29]


Nước

Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ,
2018, các nước sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo
chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo
của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gạo
xuất khẩu của thế giới.
Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đang có xu hướng tăng lên
nhưng cùng với đó là tốc độ gia tăng dân số hiện nay thì để đảm bảo an ninh
lương thực thì cần phải nâng cao hơn nữa cả về năng suất và sản lượng lúa
gạo.
Sản lượng, diện tích và năng suất lúa gạo trên toàn cầu năm 2019/2020
dự báo đều giảm so với mức kỷ lục của năm trước, nhưng vẫn cao hơn so với
năm 2017/18, trong đó giảm mạnh nhất sẽ tập trung vào Trung Quốc và Ấn
Độ, với cả diện tích trồng và năng suất dự báo sẽ đều giảm. Diện tích và năng
suất của Mỹ dự báo cũng sẽ giảm. Trái lại, những nước có sản lượng tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

mạnh nhất sẽ là Thái Lan và Lào, cùng xu hướng tăng sẽ có Bangladesh,
Indonesia, Myanmar và Việt Nam. (Theo Vân Chi, 2019)[26]

Hình 1.1. Diện tích thu hoạch trên thế giới
(Nguồn: USDA, 2019)
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán, trong niên vụ 2019/20, sản lượng gạo
toàn cầu sẽ giảm nhẹ do Trung Quốc và Ấn Độ. Trái lại, tiêu thụ sẽ tiếp tục

tăng, nhất là tại Châu Phi cận Sahara, nơi mà người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi
giá gạo Châu Á rẻ, và cũng do dân số tăng. Thương mại gạo thế giới dự báo
sẽ gần cao kỷ lục, và Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí nước xuất khẩu lớn nhất thế
giới. Tồn trữ gạo toàn cầu dự báo sẽ tăng, trong đó Trung Quốc chiếm 68%
tổng tồn trữ toàn cầu (mặc dù mức tăng tồn trữ của cả thế giới nói chung và
Trung Quốc nói riêng đều chậm nhất trong vòng một thập kỷ). (Theo Vân
Chi, 2019)[26]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

Hình 1.2. Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới
(Nguồn: USDA, 2019)
Giá gạo xuất khẩu ở Bán cầu Tây những tuần gần đây duy trì ở mức
cao, gạo Mỹ giảm nhẹ về 505 USD/tấn nhưng gạo Uruguay tăng lên 528
USD/tấn. Gạo của các nước ở Bán cầu Tây tiếp tục cao hơn so với gạo Châu
Á. Gạo Thái Lan duy trì ở mức 404 USD/tấn và tiếp tục cao hơn so với các
nước Châu Á khác do đồng bath mạnh lên. Gạo Ấn Độ vẫn ở mức thấp 375
USD/tấn, trong khi gạo Pakistan tăng lên 372 USD/tấn, và gạo Việt Nam
giảm xuống 337 USD/tấn do gạo vụ mới có chất lượng không cao và nguồn
cung dồi dào. (Theo Vân Chi, 2019)[26]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12

Hình 1.3. Giá gạo hàng tuần trên thế giới giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: USDA, 2019)
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp gắn bó với cây lúa từ xa
xưa. Với điều kiện tự nhiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, những đồng
bằng châu thổ phì nhiêu, Việt Nam đã trở thành cái nôi sản xuất lúa gạo hàng
đầu trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới
60% dân số sản xuất nông nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức
người dân, nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo
không chỉ giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà
còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát
triển nên lúa được trồng ở khắp mọi miền của đất nước. Theo Nguyễn Văn
Hoan (2003)[17], các vùng trồng lúa nước ta được phân chia theo đặc điểm
khí hậu và đất đai. Khí hậu, đất đai là hai yếu tố chính chi phối các vụ lúa, trà
lúa và hình thành nên các vùng trồng lúa của nước ta.
Việt Nam có 2 vùng sản xuất rộng lớn nhất đó là vùng Đồng bằng châu
thổ Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Dân số Việt Nam vẫn tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

nhanh trong khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng,

nhất là đồng bằng sông Hồng gần như việc tăng năng suất thêm nữa là rất khó
khăn.
Tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo
năng suất xem nhẹ chất lượng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ gia đình.
Trình độ khoa học công nghệ, kiến thức thị trường của nông dân còn nhiều
hạn chế.
Đứng trước tình hình đó, chiến lược sản xuất lúa của Việt Nam trong
thời gian tới là: Phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 40 triệu
tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất các giống lúa có chất lượng cao, dành 1 triệu ha
để sản xuất lúa phục vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì, chọn lọc, lai tạo và nhập
khẩu các giống lúa có chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một
nhiệm vụ sống còn và phải đạt thành chương trình cấp quốc gia và phải huy
động cả “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp)
cùng tham gia thì mới hy vọng đạt được kết quả như mong đợi. (Theo Hoàng
Thu Hiền, 2017)[5]
Cần tập chung phát triển sản xuất lương thực ở những vùng và tiểu
vùng trọng điểm, phấn đấu tăng sản lượng lương thực bình quân đầu
người trên 450 kg/người/năm, nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến lương
thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2009-2018
Diện tích (triệu
Năng suất
Sản lượng
Năm
ha)
(tạ/ha)
(triệu tấn)
2009
7,32
49,89

35,83
2010
7,32
48,94
35,84
2011
7,2
49,86
35,94
2012
7,4
52,33
38,72
2013
7,43
52,37
38,72
2014
7,48
53,41
40,00
2015
7,65
55,38
42,39
2016
7,76
56,35
43,73
2017

7,9
55,72
44,04
2018
7,81
57,53
44,97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

(Nguồn: FAOSTAT, 2019)[29]
Qua bảng 1.4 cho ta thấy từ giai đoạn 2009-2011 diện tích và năng
suất, sản lượng có nhiều thay đổi. Diện tích sản xuất lúa giảm dần từ 7,34
triệu ha (2009) xuống còn 7,20 triệu ha (2011) song đến năm 2013 lại tăng lên
7,44 triệu ha, đến năm 2018 diện tích giảm 0,09 triệu ha. Về diện tích thì giảm
song về năng suất và sản lượng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2009 năng
suất chỉ đạt 49,81 tạ/ha đến năm 2018 tăng mạnh đạt 57,53 tạ/ha.Về sản
lượng năm 2009 chỉ đạt 35,83 triệu tấn đến năm 2018 sản lượng đạt 44,97
triệu tấn.
Việt Nam ra nhập WTO mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy sản xuất lúa
phát triển, thị trường xuất khẩu gạo ngày càng được mở rộng và uy tín lúa gạo
Việt Nam trên thế giới được nâng cao. Theo dự báo thì trong 5 năm tới thị
trường lúa gạo thế giới vẫn tiếp tục sôi động do nhu cầu lương thức tăng. Bên
cạnh những thuận lợi thì xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp những thách thức
không nhỏ. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của nhà nước về sản xuất và

xuất khẩu gạo sẽ giảm và tiến tới bãi bỏ. Gạo của Thái Lan, Trung Quốc… và
một số nước khác có chất lượng cao, giá rẻ sẽ cạnh tranh khốc liệt thị trường
xuất khẩu và ngay cả thị trường trong nước với gạo Việt Nam.
Dự đoán trong những năm tiếp theo diện tích sản xuất lúa không tăng
mà sẽ giảm nhưng sản lượng vẫn tăng do áp dụng những thành tựu khoa học
tiên tiến cùng với thâm canh tăng vụ, lai tạo nhập khẩu các giống mới có năng
suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh
bất lợi. Ngoài ra cũng cần phát triển những giống lúa đặc sản địa phương có
chất lượng cao như Khẩu Lường Ván, Khẩu Pái ở Tuyên Quang, Nếp Tú Lệ ở
Yên Bái, Khẩu Nậm Xít ở Lào Cai, Bắc Thơm số 7 ở Điện Biên… nhằm
nâng cao chất lượng gạo từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất và được
chứng minh bằng việc Việt Nam tiếp tục giành nhiều lợi thế cạnh tranh trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

sản xuất gạo so với những nhà sản xuất khác và lợi thế này ngày càng mạnh
đối với sản phẩm gạo chất lượng cao. Tuy nhiên vẫn còn những câu hỏi đặt ra
là làm thế nào để gạo đạt được chất lượng cao và duy trì tốc độ xuất khẩu như
hiện nay. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực. Có được sự tăng tiến như
trên chủ yếu vẫn nhờ vào công tác cải tiến giống. Chọn tạo giống được coi là
giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao sản lượng lúa vì đầu tư thấp nhưng hiệu
quả cao, vì vậy công tác chọn tạo giống lúa phải được tiến hành thường xuyên
và liên tục.
Để có một Ngành nông nghiệp như ngày nay, đã có nhiều thế hệ nhà

khoa học đóng góp công sức, trí tuệ để nghiên cứu ra các công trình khoa học
nông nghiệp có giá trị, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước từ những năm
trước giải phóng cho tới nay, sau thành công về sản lượng lúa chúng ta cần có
một cách nhìn toàn diện hơn về sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong đó vấn
đề chất lượng của lúa gạo cần đặc biệt quan tâm.
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Điện Biên Đông
Huyện Điện Biên Đông là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên, có
nhiều núi và độ dốc cao, diện tích đất nông nghiệp manh mún không tập
trung, do đó diện tích đất canh tác cây lúa nước là rất ít, hiện nay tỉnh Điện
Biên đang trên đà phát triển các ngành như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
ngày càng được chú trọng, nhiều nhà máy công trình giao thông, hạ tầng cơ
sở cũng phần nào lấy đi diện tích đất nông nghiệp, diện tích canh tác nông
nghiệp nói chung và canh tác lúa nước nói riêng ngày càng thu hẹp.
Cùng với sự phát triển của nghề trồng lúa trong cả nước, Huyện Điện
Biên Đông trong những năm gần đây đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất
lúa và đã thu được nhiều kết quả nhất định nhờ có các thành tựu khoa học kỹ
thuật mới, được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất nên diện tích,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×