Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.98 KB, 32 trang )

Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN                                                                       
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU
                                                           A. Tập đọc
­ Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu cau, giữa các 
cụm từ.
­ Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công 
lớn với dân, với nước. Nhân dan kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng 
Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là 
sự thể hiện lòng biết ơn đó.
­ HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyên
­ Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
­ HS đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Một số KNS cần GD: Thể hiện sự cảm thông.. Xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :  GV: tranh  ­  Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
­  GV gọi 2 HS đọc đoạn 2: Bài Hội đua voi ở Tây Nguyên.
­ Trả lời câu hỏi : Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
* Giới thiệu bài mói bằng tranh minh hoạ SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
a,  Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:  Giọng đọc nhẹ nhàng.
Đoạn 1: nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ 
xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử.
Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt c ủa Ch ử 
Đồng Tử  khi thấy thuyền của công chúa tiến lại, sự  bàng hoàng của công  
chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chử Đồng Tử trong khóm lau thưa.
Đoạn 3 và 4: Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính. 
b, GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.


­ HS luyện đọc câu.
­ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.GVhướng dẫn học sinh đọc các từ 
khó: du ngoạn, bờ bãi, lễ... (HS đọc cá nhân, đồng thanh)
­ HS đọc nối tiếp đoạn lần 2: GV nhận xét.
1


­ HS luyện đọc đoạn : 
Lượt 1: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ GV hướng dẫn HS cách đọc một số câu dài
(Nghỉ hơi rõ sau các dấu phẩy, dấu chấm; nhịp đọc chậm lại).
       Lượt 2: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ : 
+ 1HS  đọc chú giải sau bài
­ Đọc từng đoạn trong nhóm :
+ HS đọc nhóm đôi ­ GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm: Đại diện 2 nhóm thi đọc ­ Lớp và GV nhận xét.
HS  đọc cả bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:( 10' )­  
HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung của bài: Chử  Đồng Tử  là người có hiếu,  
chăm chỉ, có công lớn đối với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ 
công  ơn của vợ  chồng Chử  Đồng Tử. Lễ  hội được tổ  chức hằng năm  ở 
nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
­  GV hỏi: Đối với những người có công với dân với nước, ta phải làm gì? 
(Phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của họ)
Hỏi: Em cần học tập điều gì  ở  Chử  Đồng Tử? (Hiếu thảo với cha mẹ, ông  
bà, chăm chỉ trong công việc)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc lại: ( 10)­  
­ GV đọc diễn cảm 1 – 2 đoạn văn.

­ HS thi đọc đoạn văn trong mhóm. GV gọi một số HS đọc trước lớp. Lớp và 
GV nhận xét. 1 HS đọc lại bài..
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể chuyện( 20)­  
­ HS đọc yêu cầu của bài: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
­ HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh:
­ GV hướng dẫn  HS ngồi theo nhóm 4 và tập kể trong nhóm. GV theo dõi và  
giúp đỡ HS.
­  GV gọi một số nhóm kể chuyện trước lớp.   ­Lớp và GV nhận xét.
* HS đặt tên cho từng đoạn câu chuyện: Gợi ý:
Tranh 1: Tình cha con.
Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ.
Tranh 3: Truyền nghề cho dân.
2


Tranh 4: Uống nước nhớ nguồn.
­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ­ Nhiều HS nhắc lại.
  Hoạt động nối tiếp  ( 3 ­ 5' )­  HS nêu lại nội dung chuyện.

TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
­ Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
­ Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
­ Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV:  Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng và các loại đã 
học.
III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố nhận biết các loại tờ giấy bạc (5’)

­  GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
­ Cần bao nhiêu tờ giấy bạc 2000 đồng để có 10.000 đồng
­ Cần bao nhiêu tờ giấy bạc 5000 đồng để có 10.000 đồng
­ GV và lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố cho HS cách cộng trừ trên các số với đơn vị là 
đồng(15’)
Bài 1:  Chiếc ví  nào có nhiều tiền nhất?
­ HS nêu yêu cầu bài tập.
­ HS  quan sát tranh trong SGK, tự làm bài.
­ HS nêu miệng kết quả. Lớp và GV nhận xét.
Bài 2 a,b: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải.
­ HS nêu yêu cầu của bài.
­ HS suy nghĩ và tự làm bài. 
­ HS nêu cách làm.
 Bài3:  Xem tranh trả lời câu hỏi.
­ HS nêu yêu cầu của bài.
­ Cả lớp quan sát tranh vẽ và đọc thầm giá của từng đồ vật.
­ Cả lớp đọc thầm các câu hỏi của bài.
­ Mời một số HS giải thích từ: vừa đủ tiền. 
3


­ HS tự làm bài và nối tiếp nhau trình bày ý kiến.
­ Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Hoạt động 3: Củng cố cho HS giải bài toán có liên quan đến tiền tệ(15’)
Bài 4:  Giải toán có lời văn ( GV thay đổi đề bài SGK để phù hợp với giá tiền 
thực tế).  HS đọc đề bài.
­ HS nêu tóm tắt và tự làm bài. Một số em trình bày cách làm, 1 HS lên bảng 
giải. Lớp và GV nhận xét. 
  Hoạt động nối tiếp ( 3 ­ 5' )­ Chuẩn bị bài sau

ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ , TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( tiết 1)
I . MỤC TIÊU:      
­ Nêu được một vài biểu hiện về  tôn trọng thư  từ, tài sản  của người khác. 
Không xâm phạm thư từ , tài sản của người khác   
­ Thực hiện tôn trọng thư từ , nhật kí , sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi 
người 
­Một số KNS cơ bản cần GD: Giáo dục kỹ năng tôn trọng tài sản của người 
khác. Đảm nhận trách nhiệm
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC    : GV ­ Cặp sách, lá thư     
III ­ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU  
Hoạt động 1 : Củng cố KT về tôn trọng đám tang ( 3 ­ 5')
­  HS nêu 1 số việc nên làm và 1số việc không nên làm 
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 :  Xử lí tình huống qua đóng vai   (10’)
­ GVnêu y/c
 Các nhóm thảo luận đóng vai 
 Một số nhóm xử lí tình huống rồi đóng vai trước lớp .
Các bạn trong lớp nhận xét .
   * GV kết luận : Không được bóc thư của người khác . Đó là tôn trọng thư 
từ , tài sản của người khác   
Hoạt động 3 :Thảo luận nhóm (5 ­ 8')
    ­ GVphát phiếu học tập ­ HS đọc y/c  
    ­ Các nhóm thảo luận 
    ­ Đại diện nhóm trình bày kết quả 
* GV kết luận : Thư từ , tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên  
cần được tôn trọng  
 Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế  (10') 
       ­ GV nêu y/c 
       ­ Từng cặp HS trao đổi với nhau 

       ­ 1 số HS trình bày trước lớp 
4


  Hoạt động nối tiếp:  Thực hiện việc tôn trọng thư từ , tài sản của người 
khác   

TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI
TÔM, CUA
I. MỤC TIÊU
­ Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người
­ Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ .
­ HS : Biết tôm , cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng 
được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân được phân thành  các đốt.
Một số kỹ năng cơ bản cần GD: Bảo vệ môi trường và động vật 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Các hình trang 98,99 SGK, tranh ảnh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố nhận biết một số côn trùng có lợi và có hại(5’)
­ 2 HS Kể tên một số côn trùng có ích và côn trùng có hại.
­ Nêu một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
­ GV củng cố và chốt lại nội dungtrả lời.
­ Giới thiệu bài: trực tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo bên ngoài của tôm và 
cua(18’)
Mục tiêu: Chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua.

5



Bước 1: HS quan sát tranh, ảnh SGK và sưu tầm thảo luận nhóm đôi theo yêu 
cầu: Kể các loại tôm cua có trong SGK và các loại có trong tranh ảnh mà em 
sưu tầm được. Chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm, cua?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
­ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Các HS khác theo dõi, bổ sung.
­ GV hỏi: Em có nhận xét gì về  hình dạng, kích thước của tôm và cua? Chúng 
có xương sống không? ( Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau, 
chúng không có xương sống)
Hỏi:  Chúng có nhiều chân hay ít chân, chân chúng có gì đặc biệt? (Chúng có 
nhiều chân, chân phân thành các đốt)
­ GV kết luận. Gọi nhiều HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của tôm và cua(15’)
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu tên các loài vật có trong tranh.
­ HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: Tôm và cua sống ở đâu? Chúng được sử 
dụng để làm gì?
 Bước2: Làm việc cả lớp 
­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các HS khác nhận xét, bổ 
sung.
+GV hỏi: ? Hãy kể tên một số loài vật thuộc họ tôm, cua  và ích lợi của 
chúng?
(tôm càng xanh, tôm sú, cua bể, cua đồng...dùng làm thức ăn cho người và 
động vật.)
+GV kết luận: Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, động vật và làm 
hàng xuất khẩu. Tôm và cua sống ở dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sản 
tôm, cua là những thức ăn có nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người.
­ Cô công nhân trong hình đang làm gí?  (chế biến tôm để xuất khẩu)
GV giới thiệu: Tôm, cua là những thức ăn có nhiều đạm, rất bổ. Việc nuôi 
tôm, cua mang lại lợi ích kinh tế lớn. Nước ta có rất nhiều sông ngòi, đường 

bờ biển dài nên nghề nuôi tôm, cua rất phát triển, nhất là ở các tỉnh: Kiên 
Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp...
­ GV cho HS quan sát và rút kinh nghiệm để tiết sau hoàn thành tốt. .
Hoạt động nối tiếp: (2’)

6


­ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh tôm, cua làm bộ 
sưu tập.

Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2019
TOÁN
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
 I. MỤC TIÊU
­ Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
­ Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). 
­ HS làm được bài tập 1,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Bảng phụ viết nội dung BT 1,2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố về giải toán có liên quan đến tiền tệ(5’)
7


­ Lan có 10 000 đồng mua vở bài tập toán hết 5 200 đồng, mua vở tập chép 
nhạc hết 2 800 đồng. Hỏi Lan còn bao nhiêu tiền?
­ HS cả lớp nháp vào giấy nháp. GV gọi 1HS lên chữa bài.
*Giới thiệu bài:   GV giới thiệu trực tiếp
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm quen với dãy số(15’)

­ GV cho HS  quan sát hình minh hoạ trong SGK và cho biết hình vẽ gì? 
­ Chiều cao của các bạn là bao nhiêu?
­ GV viết dãy các số liệu lên bảng giới thiệu. Đây là dãy số liệu. 
­ Gọi HS đọc lại.
* Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
Số 122 cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn? 
­ Hỏi tiếp với các số còn lại.­ Dãy số liệu này có mấy số? ( 4 số)
­ Hãy xếp tên các bạn HS theo thứ tự  chiều cao từ cao đến thấp và từ  thấp  
đến cao.
­ GV có thể đặt thêm một số câu hỏi để HS trả lời: 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập, thực hành(15’)
Bài tập 1: Giúp HS biết so sánh các số liệu
­ Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao thứ tự là:
129 cm, 132 cm; 125 cm; 135 cm; 
­ Một HS đọc đề  bài và dãy số  liệu. GV hỏi từng câu hỏi trong SGK để  HS  
trả lời 
+ Đối với câu b: GV cho HS  quan sát dãy số liệu và so sánh rồi nêu lên
­ Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng, HS tự chữa bài.
Bài tập 3: Giúp HS biết xử lý các số liệu theo yêu cầu
­ Viết dãy số kg gạo của 5 bao trên.
­ GV gọi HS đọc bảng số liệu.
­ HS sắp xếp . GV nhận xét.
*Học sinh làm xong các bài tập thì làm thêm bài giảm tải.
Hoạt động nối tiếp(3’)  Chuẩn bị tiết: Làm quen với thống kê số liệu. (tiếp 
theo).  

8


CHÍNH TẢ

NGHE VIẾT: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I.MỤC TIÊU
­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
­ Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
­ Làm đúng bài tập 2 a
9


II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:  ­ GV: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng phân biệt tr/ ch(5’)
­ GV đọc cho HS viết 2 từ : chăm chỉ,  trẻ trung
­ GV nhận xét  Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2:  Hướng dẫn nghe viết bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử: 
(15’)
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung
­ GV đọc đoạn viết.
­  GV gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
­ Giúp HS hiểu ND của đoạn viết : Chử Đồng Tử đã giúp dân làm những việc 
gì?
Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử đồng Tử?
b) Hướng dẫn HS viết chữ khó viết và trình bày bài viết
­ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó : Chử 
Đồng Tử, sông Hồng
­ 2 học sinh lên bảng viết các tên riêng có trong đoạn viết
­ Bài viết gồm mấy đoạn, mấy câu?
­ HS tự nêu cách trình bày bài viết, phân tích các chữ.
b) GV đọc cho HS viết bài­
­ GV theo dõi giúp đỡ HS viết tốc độ còn chậm.
c) Chấm chữa một số bài và nhận xét.

­ GV đọc cho học soát lỗi, viết số lỗi ra giấy nháp.
­ GV chấm 18­ 20 bài. Nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm BT(15’)
 Bài 2a: Điền vào chỗ trống r/d/gi 
­ HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở BT.
­  HS nhận xét, GV chốt lời giải
­ Gọi một số HS đọc lại bài hoàn chỉnh, các từ cần điền là: Hoa giấy, giản dị, 
giống hệt, rực rỡ, hoa giấy, rải kín, làn gió.
Hoạt động nối tiếp (2’)luyện viết lại bài chính tả.                                            
Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019

TOÁN
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Tiếp theo)

10


I.  MỤC TIÊU
­ Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
­ Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
­ Biết cách phân tích các số liệu của một bảng.
HS làm được các bài tập 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Bảng phụ  
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố về dãy số liệu(5’)
­ HS làm BT4 trong SGK : Cho dãy số liệu 5;10;15;20;25;30;35;40;45
Dãy trên có tất cả bao nhiêu số?
Số 25 là số thứ mấy trong dãy?
­ GV nhận xét.

* Giới thiệu bài;
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm quen với thống kê số liệu(15’)
­ GV cho HS quan sát bảng phụ. GV hỏi: 
­ Bảng này có mấy cột và mấy hàng? ( 4 cột, 2 hàng)
­ Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì? (ghi tên các gia đình)
­ Hàng thứ hai của bảng cho biết điều gì? ( ghi số con của mỗi gia đình)
* GV chốt lại: Đây là bảng thống kê số con của 3 gia đình. Bảng này gồm 4  
cột và 2 hàng… 
+ Hàng trên ghi tên các  gia đình.
+ Hàng dưới ghi số con của mỗi gia đình.
b) Đọc bảng số liệu
­ Bảng thống kê số  con của mấy gia đình? (Ba gia đình: cô Mai, cô Lan, cô  
Hồng)
­ Hãy nêu số người con trong mỗi gia đình?
­ Gia đình nào có ít con nhất?( cô Lan).
­ Những gia đình nào có số con bằng nhau? (cô Mai, cô Hồng)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập, thực hành(15’)
Bài tập 1: Củng cố cách đọc bảng số liệu và TLCH
­ HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích cấu tạo của bảng số liệu
­ GV nêu từng câu hỏi trước lớp cho HS trả lời.
­ Cả lớp ­ GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
GV hỏi thêm: Lớp 3A ít hơn lớp 3C bao nhiêu HS giỏi?
11


Bài tập 2: Củng cố cách đọc bảng số liệu và TLCH.
HS nêu yêu cầu bài tập. GV hỏi:
­ Bảng số liệu trong bài thống kê về nội dung gì?
­ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?       
­ GV lần lượt nêu từng câu hỏi cho HS trả lời

­ HS trả lời các câu hỏi. GV củng cố nhấn mạnh về việc so sánh các số liệu 
thống kê.
Hoạt động nối tiếp (2’): GV củng cố nội dung tiết học.

12


TẬP ĐỌC
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU
­ Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa 
các cụm từ.
­ Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích 
cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết trung thu , các em  
thêm yêu quý, gắn bó với nhau. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố  đọc thành tiếngvà đọc hiểu bài Sự  tích lễ  hội  
Chử Đồng Tử(5’)
­ 2 HS lên  bảng mỗi học sinh  đọc một đoạn  bài Sự  tích lễ  hội Chử  Đồng  
Tử
­  Bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử cho ta biết điều gì?
­ Lớp nhận xét
­ Giới thiệu bài trực tiếp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Rước đèn ông sao: (15’)
a,  GVđọc mẫu toàn bài:  Giọng đọc :Vui tươi, thích thú, thể hiện sự háo hức 
của các bạn nhỏ, nhấn giọng các từ gợi tả: 
­ Luyện đọc câu:   Đọc nối tiếp câu và sửa lỗi phát âm các từ, tiếng :Rước 
đèn trong suốt trống ếch.

­ Luyện đọc đoạn:  
­ GV chia đoạn: 2 đoạn : Mỗi lần xuống dòng là 1đoạn, riêng đoạn 2 có thể 
chia thành 2 phần
­ HS đọc nối tiếp 2đoạn (2 lượt)
 + HS đọc đồng thanh cả bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: (10’)
­ HS đọc từng đoạn, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi SGKvà nêu được nội dung 
mỗi đoạn trong bài: 
­ Em hãy đọc thầm ở đoạn 1 và mô tả mâm cỗ trung thu của bạn Tâm?
­ Đêm trung thu có gì vui? 
13


­ Vậy qua đoạn 1 muốn nói lên điều gì?
­ GV yêu cầu HS đọc đoạn 2: Chiếc đèn ông sao có gì đẹp?
­ Đoạn này nói lên điều gì?
­ GV rút ra nội dung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc lại(8’)
­ GV đọc mẫu bài lần 2 
­ Cả lớp theo dõi bài đọc.
­ GV tổ chức HS thi đọc trước lớp. 
­ Cả lớp ­ GV nhận xét bình chọn cá nhân  đọc tốt nhất. 
Hoạt động nối tiếp (2’)
­ HS nêu lại nội dung bài.về nhà đọc trước các bài tập đọc chưa học chuẩn bị 
cho các tiết ôn tập và kiểm tra. 

14


LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI .  DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU
­ Hiểu nghĩa các từ: lễ, hội, lễ hội (Bài tập 1)
­ Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (Bài tập 2)
­ Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (Bài tập 3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: tranh                Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao? (5’)
­ GV gọi HS:  Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi vì sao trong câu sau.
Bạn Huy lớp 3C  đạt học sinh ngoan vì bạn rất chăm chỉ và chịu khó.
­ HS trả lờ, GV cùng cả lớp nhận xét. GV chốt lại cách tìm bộ phận câu trả 
lời câu hỏi vì sao.                                                                                
Hoạt động 2: Củng cố và hiểu các từ về lễ hội (15’)
Bài tâp 1: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A
GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập .
­ HS suy nghĩ trình bày ý kiến.
­ GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng    
Lễ : Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa
Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự  theo phong tục hoặc nhân dịp đặc 
biệt
Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội
­ Nhiều HS đọc lại lời giải.
Bài tập 2:  Tìm và ghi vào vở  tên một số  lễ  hội, tên một số  hội và hoạt  
động........
­ GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài.
­ Cho HS thảo luận và làm bài theo nhóm đôi. 
­ Đại diện nhóm nêu ý kiến.
­ Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
­ GV yêu cầu một số HS nhắc lại.

Hoạt động 3: Củng cố cho HS về cách đặt dấu phẩy(15’)
15


Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây.
­ 1HS đọc yêu cầu của bài
­ HS suy nghĩ, trình bày ý kiến. Lớp và GV nhận xét..
­ Một số HS đọc lại bài.
a) Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng 
lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b) Vì nhớ  lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị  em Xô ­ phi đã 
về nhà ngay.
c) Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị 
thua.
d) Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, 
Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
­ GV nêu thêm: Các từ  vì, tại, nhờ  là những từ  thường dùng để  chỉ  nguyên  
nhân của một sự việc một hành động nào đó.
Hoạt động nối tiếp (2’) Dặn HS ôn lại các bài đã học.  
TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI
TIẾT 52: CÁ
I. MỤC TIÊU 
­ Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
­ Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ.
HS: Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ 
thể chúng thường có vẩy, có vây.
Một số kỹ năng cơ bản cần GD: Bảo vệ môi trường và động vật 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV­ HS sưu tầm tranh ảnh về cá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Củng cố về ích lợi của tôm, cua(5’)
­ GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
­ Nêu ích lợi của tôm và cua? 
­ GV cùng HS nhận xét và chốt lại ích lợi của tôm và cua.
Giới thiệu bài:   
Hoạt động 2:  Tìm hiểu đặc điểm của cá(18’)
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan 
sát.
Bước1:   ­   GV   yêu   cầu   HS   thực   hiện   nhóm   đôi   quan   sát   các   hình     trang  
100,101SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý trong SGK trang100 .
+ Em hãy kể tên các loại cá. Hãy chỉ và nói  tên các bộ phận bên ngoài của cá?
16


+ Cá thở bằng gì và cá thở như thế nào?
Bước 2: ­ Mời đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp . Các nhóm khác bổ sung.
­ HS: Hãy nêu đặc điểm chung của cá?
* GV hỏi thêm: Em hãy kể tên một số loài cá mà em biết?
­ HS lấy tranh ảnh đã sưu tầm kể trước lớp các loại cá.
­ Cá có đa dạng và phong phú không?
GV kết luận
+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
Hoạt động 3:  Tìm hiểu về ích lợi của cá(15’)
­  Em hãy nêu ích lợi của cá? 
­ GV gọi HS nêu mỗi em một ý kiến sau đó GV chốt lại: + Giới thiệu về hoạt  
động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
­ GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về hoạt động nuôi và đánh bắt cá. 
­ GVkết luận: Cá có nhiều ích lợi cá làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,…  
­ GV cho HS quan sát và rút kinh nghiệm để tiết sau hoàn thành tốt. .
Hoạt động nối tiếp: (2’)  Gv chốt kiến thức toàn bài. Nhận xét tiết học

THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG. (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU
­ Biết cách làm lọ hoa gắn tường. 
­ Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ 
hoa tương đối cân đối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công 
­ 1 lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh 
­ Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường 
­ GV, HS : Giấy thủ công , tờ bìa, hồ dán, màu, kéo,.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1 HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí.(15’)
­ GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp 
giấy.
+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
­ Gv cho HS làm theo từng bước.
­ Gv theo dõi  và giúp đỡ HS thực hành được.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trang trí vào lọ hoa(18’)
17


­ GV hướng dẫn cho HS cắt, dán các bông hoa có cành lá để cắm trang trí vào 
lọ hoa.
­ GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm 4.
­ GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* HS  làm được lọ hoa gắn tường, các nếp gấp đều, thẳng, phẳng, trang trí 

đẹp.
­ Lớp và GV nhận xét một số sản phẩmhọc sinh làm gần hoàn thành.
­ GV cho HS quan sát và rút kinh nghiệm để tiết sau hoàn thành tốt. .
Hoạt động nối tiếp: (2’)  ­ GV nhận xét tiết học.

Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
­ Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
HS làm được các bài tập 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Bảng phụ  
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố cách đọc các số liệu của một bảng(5’)
­  GV gọi HS trả lời các câu hỏi của bài tập 3

18


+ Tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại? (1040m vải trắng; 
1140 m vải hoa)
+ Mỗi tháng cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. (30’)
Bài 1: Củng cố cách điền số liệu vào bảng
­ HS đọc yêu cầu của bài,  một em đọc dãy số.
­ HS suy nghĩ, trình bày ý kiến.GV tổng hợp và ghi vào bảng 
­ Lớp nhận xét, GV chốt lại lại câu trả lời đúng
­ GV yêu cầu 1 số HS đọc lại số liệu trong bảng đã điền hoàn chỉnh.
Bài 2:  Giúp HS  thống kê số liệu, trả lời các câu hỏi theo mẫu...

­ GV gắn bảng phụ lên bảng. 1HS  nêu yêu cầu của bài
­ Gv giới thiệu mẫu. HS quan sát mẫu và giải thích vì sao lại thực hiện phép 
tính trừ?
­ HS dựa theo mẫu để nêu cách làm.
­ HS tự làm câu b và nêu cách làm. Lớp và GV nhận xét kết quả.
Bài tập 3:  Nhìn vào dãy số liệu, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
­ HS nêu yêu cầu bài tập.
­ HS  thảo luận và nêu miệng trước lớp. Lớp và GV nhận xét kết quả.
GV hỏi thêm: Số thứ tám trong dãy số là số mấy? Số thứ 6 trong dãy số là số 
mấy?
Hoạt động nối tiếp (2’)­ GV củng có nội dung bài học và nhận xét tiết học.

CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU
­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
­ Làm đúng bài tập 2a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Bảng phụ
19


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt tr/ ch(5’)
­ GV yêu cầu HS tìm 2 tiếng có âm tr, 2 tiếng có âm  ch
­ HS nêu lên. GV cùng cả lớp nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết bài Rước đèn ông sao(15’)
a. Hướng  dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết
­ GV đọc 1 lần đoạn văn. 

­ Gọi 1 HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm.
 ­ GV hỏi: + Đoạn văn tả gì? (Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm)
  b. Hướng dẫn HS cách trình bày và viết chữ khó viết             
 + Những chữ nào trong bài văn cần viết hoa? (Các chữ đầu câu, tên riêng)
­ HS tập viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai (1 HS lên bảng viết): Tết 
Trung thu, sắm, xung quanh.
­ GV gọi một số HS đọc lại.
c. GV đọc cho HS  viết bài
­ GV giúp đỡ những HS viết chậm.
d. Chấm chữa bài:
­ GV đọc cho HS soát bài ­ HS ghi số lỗi ra lề
­ GV chấm 17 ­ 18 bài, nhận xét  bài  viết để HS rút kinh nghiệm
Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS làm bài tập(15’)
Bài tập 2: a­ Tìm và viết vào vở các từ bắt đầu bằng r/d /gi chỉ các đồ vật, 
con vật
­ GV nhắc HS chú ý: Tìm đúng tên các đồ vật, con vật
­ HS  làm bài theo nhóm đôi. 
­ Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả
­ Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b­ Viết vào vở những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh.
­ GV gọi nhiều HS đọc lại kết quả.
Hoạt động nối tiếp (2’)Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2019
TOÁN

KIỂM TRA 
I. MỤC TIÊU

20



   Xác định số liền trước , số liền sau , số lớn nhất,  số bé nhất ở các số có 4 
chữ số.  Đặt  tính và thực hiện phộp tính cộng, trừ , nhân,  chia các số có bốn 
chữ số.  
­ Đối số  đo độ  dài có hai tờn đơn vị  đo thành số  đo có một tên đơn vị  ; xác 
định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tần lễ .
­ Gải toán bằng hai phép tính 
II. ĐỀ KIỂM TRA: 
Phần 1 : Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D . Hãy khoanh vào  
chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
1 . Số liền sau của số 7527 là : 
 
A. 7528                B. 7519              C. 7530                     D. 7539 . 
2. Trong các số  8572, 7852, 7285, 8752, số lớn nhất là : 
 
A. 8572                B. 7852              C. 7285                     D.  8752
3. Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là thứ năm , ngày 5 tháng 4 là thứ : 
 
A. Thứ tư             B.Thứ năm         C. Thứ sáu                D. thứ bảy 
4.  2m 5cm = ........cm . Số thích hợp điền : 
  
A. 7                      B. 25                   C. 250                      D. 205 
Phần 2 : Làm cỏc bài tập sau : 
1. Đặt tính rồi tính :
5789 + 469        7202 ­ 5209               1928 x 3                  6470 : 6 
2. Tính  giá trị của biểu thức 
7920 ­ 9752 : 2 
3. Giải bài toán sau : 
Có 3 ô tô, mỗi ô tô chở  2205 kg rau. Người ta đó chuyển xuống được  
4000kg rau từ các ô tô. Hỏi còn lại bao nhiêu ki­lô­gam rau chưa chuyển xuống ? 

III. THANG ĐIỂM : 
Phần 1 : 4 điểm. Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 1 
điểm : Bài  1 . A ,  bài 2 D   ,  bài 3  D ,  bài 4   D 
Phần 2 : 6 điểm. 
Bài 1 : (2 điểm) . Mỗi phép tính đúng 0,5 điểm 
Bài 2 : (1điểm) 
Bài 3 : (3 điểm) Mỗi lời giải đúng 0,5 điểm 
 ­ Mỗi phép tớnh đúng 1 điểm 
 ­ Đásố: 0,5 điểm
TẬP LÀM VĂN
21


KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI 
I. MỤC TIÊU
­ Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (Bài tập 1)
­ Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn 
­Một số KNS cần GD: Tư duy sáng tạo.Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, 
đối chiếu.Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh             Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
­ GV kiểm tra 2 HS kể về quang cảnh hoạt động của những người tham gia 
lễ hội năm mới. hoặc lễ hội đua thuyền ­ HS kể theo tranh.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể về một ngày hội(18’)
Bài tập 1 :Kể về một ngày hội mà em biết. 
­ HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý.
­ HS suy nghĩ tự chọn, kể về một ngày hội.
GV lưu ý HS : Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể 
về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Ví dụ: Lễ hội kỉ niệm một vị 

thánh có công với làng, với nước : Hội Gióng, Hội đền Kiếp Bạc... Có thể kể 
về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim...
­ Gv gọi 1 HS kể theo mẫu theo gợi ý SGK.
­  HS tập kể theo nhóm ­ 2HS kể cho nhau nghe
­  HS thi kể. 3­ 4 HS nối tiếp nhau thi kể ­ Lớp nhận xét .
­ GV nhận xét những ưu khuyết điểm chung và riêng của từng HS.
Ví dụ: Em rất thích hội Lim.  Hội được tổ chức hằng năm vào đầu xuân sau 
ngày tết. Đến ngày hội, mọi người khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và 
những bãi đất rộng, từng đám đông tụ họp xem hát quan họ, đấu cờ, đấu vật 
hoặc chọi gà, kéo co....Dưới mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ trang trí 
rất đệp trôi nhè nhẹ. Trên thuyền, các liền anh, liền chị say sưa hát quan họ. 
Hội Lim thật đông vui. Năm nào em cũng mong đến ngày mở hội Lim.
 Hoạt động 2: Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong 
ngày hội thành một đoạn văn (khoảng 5 câu).(18’)
­ HS đọc yêu cầu bài tập ­ HS tự viết, GV theo dõi, giúp đỡ HS.
­  HS  nối tiếp nhau đọc bài của mình. 
­ GV nhận xét chấm một số bài làm tốt.
Ví dụ: Trên đồi từng tốp thanh niên đang đứng hát quan họ. Bên nam hát xong 
thì bên nữ hát đối lại. Những giọng ca trầm bổng vang lên, ngọt ngào, quyến 
rũ. Dưới sông từng tốp quan họ ngồi trên thuyền để biểu diễn những bài hát 
dân ca. Cờ ngũ sắc bay phấp phới, khăn áo rực rỡ, chỉ có ở Hội Lim mới có 
vẻ đẹp riêng, khó nơi nào sánh được.
Hoạt động nối tiếp (2’)Các em có thích lễ hội không ? Vì sao ?
22


TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA T
I. MỤC TIÊU
­ Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng); D, Nh (1 dòng); viết đúng 

tên riêng Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng:  (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
­ Chữ  viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV:  Mẫu chữ viết hoa T 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng  viết chữ S(5’)
­ GV  gọi 2 HS lên bảng viết chữ S
­ Cả lớp viết vào bảng con. GV cùng HS nhận xét 
­ GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’)
a. Hướng dẫn HS viết chữ hoa
­ GV yêu cầu HS quan sát mẫu và nêu lại cách viết. 
­ GV nhấn mạnh lại quy trình viết.
­ HS viết vào bảng con.
­ HS tìm các chữ viết hoa có trong bài: T, D, N, Nh
­ GV cho HS viết lại các chữ T, D, N 1 lần
b. Luyện viết từ ứng dụng:
­ GV gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
­ HS nhận xét chiều cao và khoảng cách  của các con chữ trong từ ứng dụng 
­ HS viết bảng con : Tân Trào
c. Câu ứng dụng:
­ HS đọc câu ứng dụng
­ GV giới thiệu: “ Dù ai đi …tháng ba.”
Trong câu ứng dụng  các chữ có chiều cao như thế nào?
­ HS viết bảng con: Dù, Nhớ, Tổ
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở. (15’)
­ GV nêu yêu cầu viết. Viết chữ hoa T (1 dòng); D, Nh (1 dòng); viết tên riêng 
Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng: 
23



­ HS viết bài trong vở tập viết. GV theo dõi và nhắc nhở HS viết đúng kĩ 
thuật.
Hoạt động 4:  GV chấm chữa bài. (5’)
­ GV chấm  17 – 20  bài .GV nhận xét cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động nối tiếp (2’) Dặn HS luyện viết  thêm cho đẹp. 

GDTT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26

I MỤC TIÊU:
­ Xây dựng tốt nề nếp học tập, nề nếp lớp tự quản.
­ Trong tuần phấn đấu không vi phạm nội quy của đội và của nhà trường đề 
ra.
­ Biểu dương các em có tiến bộ trong học tập, nhắc nhở những em chưa cố 
gắng trong học tập.
II CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HĐ 1: Đánh giá hoạt động trong tuần 26:
    ­ Lớp trưởng đánh giá hoạt động của từng cá nhân qua báo cáo ghi chép của 
tổ trưởng từng tổ để lớp căn cứ xếp loại.
­ GV nhận xét kết quả xếp loại của các tổ.
HĐ2: Triển khai hoạt động tuần 27.
­ Tiếp tục phấn đấu trong mọi hoạt động để đạt kết quả cao nhất, phấn đấu 
xếp thứ nhất.
­ Nêu cao ý thức tự giác trong học tập.
­  Nêu cao tinh thần đoàn kết thi đua cùng tiến bộ.
HĐ nối tiếp: ­ Nhận xét tiết sinh hoạt.
                   
                                                                              Kí duyệt
Ngày …… tháng…….năm 2019

                                                                              PT CM

                                                                                  Ngô Thị Quang

24


HĐGDNGLL 
HĐNGLL
CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG (T1)
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG 
                                                BÀI 7: Tấm lòng của Bác  (t2)
I.
MỤC TIÊU
­ HS  biết tên đường phố xung quanh trường. Biết các đặc điểm an toàn và 
kém
 an toàn của đường đi.Biết lựa chọn đường an toàn đến trường.
II.
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Tranh , phiếu đánh giá các điền kiện của đường.
­ Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống  lớp 3  ­ Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Đường phố an toàn và kém an toàn.
­ a­Mục tiêu:Nắm được đặc điểm của đường an toàn,đặc điểm của đường 
chưa đảm bảo an toàn.
b­ Cách tiến hành:
­ Chia nhóm.
­ Giao việc: Nêu tên 1 số đường phố mà em biết, miêu tả 1 số đặc điểm 
chính? Con đường đó có an toàn không? Vì sao?
­ Thảo luận .nhóm 4.

­ Đại diện nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét
HĐ2: Luyện tập tìm đường đi an toàn.
a­Mục tiêu:Vận dụng đặc điểm con đường an toàn, kém an toàn và biết cách 
xử lý khi gặp trường hợp kém  an toàn.
b­ Cách tiến hành:
­ Chia nhóm.Giao việc:
­ HS thảo luận phần luyện tập SGK.
25


×