Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi và lời giải ôn tập Luật Hình sự CHƯƠNG III cấu thành tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.49 KB, 19 trang )

CÂU HỎI CHƯƠNG III: CẤU THÀNH TỘI PHẠM
1. Phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác. Khăng định: “Tinh nguy hiểm cho xã
hội là dấu hiệu đặc trung riêng của tội phạm" đúng hay sai? Tại sao?
2. Cấu thành tội phạm là gì? Cấu thành tội phạm bao gồm những yếu tố nào? Trình bày
đặc điểm của các dấu hiệu trong cầu thành tội phạm. Cho ví dụ.
3. Nếu các căn cứ phân loại cấu thành tội phạm. Phân biệt cầu thành tội phạm vật chất
với cấu thành tội phạm hình thức.
4. Trinh bày khái niệm khách thể của tội phạm. Phân biệt khách thể của tội phạm với đối
tượng tác động của tội phạm.
5. Phân tích hành vi khách quan dược phản ánh trong mặt khách quan của cấu thành tội
phạm.
6. Trình bày khái niệm hậu quả thiệt hai trong mặt khách quan của của tội phạm. Hậu
quả thiệt hại của tội phạm có những dạng biểu hiện nào?
7. Chủ thể của tội phạm là gì? Trình bày tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình
sự.
8. Trình bày khải niệm lỗi theo Luật Hình sự Việt Nam. So sánh lỗi cố ý trực tiếp với lỗi
cố ý gián tiếp.
9. So sánh lỗi cổ ý giản tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin. So sánh lỗi vô ý vì quá tự tin với
lỗi vô ý vì cầu thả.
10. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tuối chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Phân tích chủ thể đặc biệt của tội phạm.


1. Phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác. Khẳng định: “Tính nguy hiểm
cho xã hội là dấu hiệu đặc trung riêng của tội phạm" đúng hay sai? Tại sao?
Sự khác nhau cơ bản giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác dựa trên các tiêu chỉ sau:
1. Về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác tuy đều là các hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng
tội phạm là hành vi có tinh chất nguy hiểm cho xã hội đáng kể, còn các vi phạm pháp luật
khác có tính chất nguy hiểm cho xã hội chưa đáng kế." Trong Bộ luật Hình sự hiện hành, có
những hành vi mà ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác rõ ràng bởi tính chất


hiểm đáng kế và chưa đáng kế rất rành mạch, đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phân định tội
phạm và các vi phạm pháp luật khác. Thực tế cho thấy, khó có thể tim. thấy ranh giới cố định
của sự khác nhau giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, bởi le việc quan niệm tính
chất, mức độ nguy hiếm cho xã hội của hành vị thay đổi theo từng thời ký lịch sử của mỗi
nước, cũng như mỗi chế độ. Nói cách khác, quan niệm về tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi thay đổi theo hoàn cảnh chính trị - xã hội và xuất phát từ lập trường, quan diểm giai
cấp khác nhau, từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Chính vi thế, trong
một hoán cảnh và thời gian nào đó, hảnh vi này bị coi là tội phạm, nhưng trong hoàn cảnh cụ
thể khác, có thể lại không bị coi là tội phạm
2. Về hình thức pháp lý
Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trong khi đó, vi phạm pháp luật được quy
định ở các văn bản pháp luật khác không phải là Bộ luật Hình sự nhưr: Luật Hành chính,
Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Đất đai... Khi một hành vi không được quy định trong Bộ
luật Hình sự thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hoặc pháp nhân
thương «nại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
3. Về hậu quả pháp lý
Hậu quả pháp lý luôn gân liên với tội phạm là trách nhiệm hình sự, trong đó biểu hiện chủ
yếu thông qua việc áp dụng hình phạt. Hình phạt là biện pháp cường chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nước đổi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Trong khi đó, các loại vi
phạm pháp luật khác bị xử lý bằng những biện pháp cường chế của nhà nước ít nghiêm khắc
hơn hình phạt, được quy dịnh cụ thể trong chế tài của các ngành luật khác. Áp dụng hình
phạt với người hoặc pháp nhân thưrơng mại phạm tội dẫn đến hậu quả để lại án tích cho
người hoặc pháp nhân thương mại đó. Việc áp dụng hình phạt khiến cho người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội bị hạn chế một số quyền và lợi ích nhất định, thậm chí bị tước bỏ
quyền công dân, quyền được sống của con người, đình chi hoạt động của pháp nhân thương
mại. Trong khi đó, người hoặc pháp nhân vi phạm pháp luật khác có thể bị xử lý bằng biện
pháp cường chế khác nhưng không để lại những hậu quả trên.
4. Về chủ thể thực hiện
Chủ thể của tội phạm hẹp hơm so với chủ thế của các vi phạm pháp luật khác. thể là người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm, trong khi

chủ thể của các vi phạm pháp luật khác có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp
luật.


5. Về thẩm quyền xác định
Thẩm quyền xác định tội phạm chỉ có thể là tòa án hình sự các cấp, trong khi đó, thẩm quyền
xác định các vi phạm pháp luật khác là các tòa án khác như: tòa án dân sự, tòa án kinh
tế..hay do các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ
thể vi phạm
- Khẳng định: “Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu đặc trưng riêng của tội
phạm" là sai. Vì:
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra
thiệt hại hoặc đe dọa sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình
sự xác lập và bảo vệ. Ở nước ta, những quan hệ xã quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 8 Bộ
luật Hình sự, bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xăm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc hội được Luật Hình sự bảo vệ là những
quan hệ xã hội được phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp khán của tổ
chức, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Như vậy, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể là
những hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội trên và huộc vào một trong hai trường hợp
sau:
Trường hợp 1: Hành vi đó đã gây ra thiệt hại cho các khách thể được Luật Hinh sự bảo
vệTrường hợp 2: Hành vi đó chưa gây ra thiệt hai nhưng doa sẽ gây ra thiệt hại cho các
khách thể được Luật Hình sự bảo vệ.
Do đó, 2 hành vi trên cũng được Luật Hình sự Việt Nam xác định là hành vi nguy hiểm cho
xã hội.
Các quan hệ xã hội được pháp tưật hình sự xác lập và bảo vệ là những quan hệ xã hội có tính
chất quan trọng, gắn liền với lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Ở
Việt Nam, các quan hệ xã hội này nều bị xâm hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định, tôn tại và
phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

chức, của công dân... Mặc dù vậy, nguy hiểm cho xã hội không phải là đặc điểm riêng
của tội phạm mà là đặc điểm chung của các hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng khác với
các vi phạm pháp luật khác, tội phạm luôn có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn. Điều
này có nghĩa là chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội đến một mức độ nhất định mới bị
coi là tội phạm. Mức độ này được các nhà lập pháp nước ta đánh giá là “đáng kể". Do vậy,
tội phạm phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kê cho xã hội. Từ đó cho thấy, những
hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng nếu tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng
kể thì không là tội phạm . Đối với những trường hợp này , Bộ luật Hình Sự quy định : “ được
xử lý bằng các biện pháp khác ” .
Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mang tính khách quan , không phụ thuộc vào ý
thức chủ quan của nhà làm luật cũng như cơ quan áp dụng pháp luật . Vì thế , khi khẳng định
một hành vi là nguy hiểm cho xã hội không có nghĩa là sự áp đặt theo ý muốn chủ quan của
con người mà đó chỉ là sự xác nhận thực tế khách quan đã được nhận thức qua việc đánh giá
những tình tiết khách quan khác nhau của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi .



2. Cấu thành tội phạm là gì? Cấu thành tội phạm bao gồm những yếu tố nào? Trình
bày đặc điểm của các dấu hiệu trong cầu thành tội phạm. Cho ví dụ.
- CTPP là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý chung, có tính đặc trưng cho một loại tội
phạm cụ thể được quy định trong BLHS
Nếu tội phạm là một hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội thì cấu thành tội phạm chính là
sự mô tả một cách khái quát những hiện tượng đó vào trong quy định của BLHS, là khái
niệm pháp lý của loại tội phạm đó. Do đó mối quan hệ giữa tội phạm và CTTP là mói quan
hệ giữa khái niệm và hiện tượng
- CTTP được phân chia thành 4 yếu tố, đó là:
1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại,
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

Theo BLHS 2015 các quan hệ đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Mặt khách quan của tôi phạm
Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm. Mặt khách quan
của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi
đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa
điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm,…
3. Mặt chủ quan của tôi phạm
Mặt chủ quan của tôi phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm, là thái độ tâm
lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích
của tội phạm.
4. Chủ thể của tội phạm
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về chủ thể của luật hình sự bao gồm 2 loại: chủ thể
của luật hình sự là cá nhân và chủ thể của luật hình sự là pháp nhân thương mại.
 đặc điểm của các dấu hiệu trong cầu thành tội phạm
a ) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính luật định
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự thi tội phạm là “ hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự " . Điều này khẳng định tội phạm phải là hành vi
được pháp luật hình sự xác định là nguy hiểm cho xã hội thông qua việc mô tả trong quy
định của Bộ luật Hình sự . Chỉ Nhà nước mới có thẩm quyền xác định tội phạm thông qua
việc mô tả những dấu hiệu của cấu thành tội phạm và quy định những dấu hiệu đó trong


luật . Đồng thời , khi quy định về cơ sở trách nhiệm hình sự , Điều 2 Bộ luật Hình sự cũng
khẳng định :
1 . Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm
hình sự .

2 . Chi pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật
này mới phải chịu trách nhiệm hình sự ” .
Khi một hành vi thoả mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm được quy định
trong Bộ luật Hình . sự thì hành vi đó mới bị coi là hành vi trái pháp luật hình sự và được xác
định là tội phạm . Vì vậy , tất cả những dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều phải được quy
định trong Bộ luật Hình sự . Cơ quan giải thích pháp luật cũng như cơ quan áp dụng pháp
luật không được thêm bớt các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà chỉ có quyền giải thích
nội dung những dấu hiệu được quy định trong luật .
b ) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính đặc trung , điển hình
Cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý của tội phạm , đòi hỏi vừa phải khái quát hóa được
những đặc điểm cơ bản của tội phạm , vừa phải quy định cụ thể , rõ ràng để đảm bảo tính
khoa học , logic của thuật ngữ pháp lý . Do đó , các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm phải
mang tính điển hình . V Bên cạnh đó , xuất phát từ thực tiễn công tác phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm cho thấy , những hành vi phạm tội diễn ra đa dạng , phức tạp , có sự
giao thoa giữa những hành vi và dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình áp dụng pháp luật .
Để đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và tránh nhầm lẫn trong quá trình xác định tội
phạm , các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm phải thể hiện được điểm đặc trưng riêng biệt
để tạo cơ sở pháp lý cho việc phân biệt các tội phạm với nhau . Do đó , những dấu hiệu của
cấu thành tội phạm trong sự kết hợp với nhau vừa phản ánh được đầy đủ tinh chất , mức độ
nguy hiểm cho xã hội của một loại tội phạm cụ thể , vừa tạo cơ sở pháp lý để phân biệt tội
này với các tội khác . Căn cứ vào các dấu hiệu trong câu thành tội phạm . người áp dụng
pháp luật có thể nhận thức đầy đủ đặc điểm cấu trúc của loại tội phạm cụ thể mà không có sự
suy luận , nhầm lẫn , trùng chéo với các cấu thành tội phạm của tội phạm khác . Nói cách
khác , các dấu hiệu của cầu thành tội phạm mang tính pháp lý đặc trưng , điển hình . . |
Chăng hạn dấu hiệu “ phá hoại ” được quy định trong nhiêu tội phạm như Điều 110 , Điều
114 , Điều 115 , Điều 116 Bộ luật Hình sự . . . Nhưng trong sự kết hợp với những dấu hiệu
khác của cấu thành tội phạm , dấu hiệu phá hoại của từng tội phạm vẫn mang tính đặc trưng ,
riêng biệt . Phá hoại trong tội gián điệp thực chất là hoạt động của các đối tượng tình báo , cơ
sở bí mật , hướng tới đối tượng tác động rất đa dạng , có thể bao gồm các đối tượng vật chất ,
phi vật chất như các chủ trương , quyết sách của Đảng và Nhà nước , thậm chí là phá hoại

nội bộ . Còn trong tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thì chỉ hướng tới phá hoại đối tượng vật chất , chủ thể của hoạt động phá hoại này
không gắn với hoạt động của cơ quan tình báo . nhân viên tình báo hay mạng lưới cơ sở bí
mật của cơ qua đặc biệt nước ngoài . Như vậy , tính đặc trưng , điển hình của các dấu : trong
cấu thành tội phạm không đồng nghĩa một dấu hia , thể trong mỗi yếu tố cấu thành tội phạm
chỉ tồn tại tron tội danh nhất định . Các dấu hiệu đó có thể được quy định Suon nhiều tội
danh khác nhau, tuy nhiên khi tổng hợp cùng với các dầu hiệu khác tạo nên tính đặc trưng
riêng có và điển hình của tội phạm đó.
c) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm mang tính bắt buộc


Xuất phát từ tính luật định, một hành vi gây thiệt hại cho xã hội chi được xác định là tội
phạm khi hành vi đó được quy định trong luật, nghĩa là hành vi phải thỏa mãn đầy đủ các
dấu hiệu bắt buộc trong cầu thành tội phạm. Với tính chất là cơ sở pháp lý để cơ quan tiến
hành tổ tụng soi chiều vào làm căn cứ xác định có hay không có tội phạm, tất cả những dầu
hiệu của cấu thành tội phạm đều là diều kiện cần để xác định hành vi đó có cấu thành tội
phạm hay không. Để đảm bảo tính chính xác trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cơ
quan tiến hành tổ tụng và người áp dụng pháp luật không được thêm, bớt hay bỏ qua bất cứ
dấu hiệu nào của cấu thành tội phạm. Do đó, tất cả các dấu hiệu trong cầu thành tội phạm là
dấu hiệu không thể thiếu và bắt buộc phải có khi xác định tội phạm. Có những dấu hiệu bắt
buộc chung đối với mọi cấu thành tội phạm (nếu thiếu các dấu hiệu này sẽ không cấu thành
tội phạm). Các dầu hiệu đó bao gồm: Dấu hiệu chủ thể; dầu hiệu hành vi trong mặt khách
quan; dâu hiệu lỗi trong mặt chủ quan; dấu hiệu khách thể. Tuy nhiên, tùy thuộc từng loại tội
phạm cụ thể mà nhà làm luật mô tả thêm những dầu hiệu bắt buộc khác để xác định tội
phạm, đồng thời để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.


3. Nếu các căn cứ phân loại cấu thành tội phạm. Phân biệt cầu thành tội phạm vật
chất với cấu thành tội phạm hình thức.
a) Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được cấu thành

tội phạm phản ánh, cấu thành tội phạm được phân loại thành câu thành tội
phạm cơ bàn, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ
- Cấu thành tội phạm cơ bản là câu thành chỉ bao gồm những dấu hiệu định tội. Dâu hiệu
định tội là những dâu hiệu cho phép xác định tội phạm và để phân biệt tội phạm này với tội
phạm khác. Cấu thành tội phạm cơ bản là câu thành tội phạm bắt buộc phải có trong tất cả
các tội phạm cụ thế, một tội danh chỉ có duy nhất một cầu thành tội phạm cơ bản. Dựa vào
tính chat cơ bản có thể xác định được tội danh của tội phạm đó. Thực 'tế khi sử dụng thuật
ngữ cấu thành tội phạm thường được hiểu là cấu thành tội phạm cơ bản. Thuật ngữ cấu thành
tột phạm cơ bản chỉ được sử dụng để phân biệt khi điều luật cơ quy định cả các loại cầu
thành tội phạm khác (cấu thành từi phạm tăng nặng hoặc câu thành tội phạm giảm nhẹ). Cấu
thành tội phạm cơ bản thường được quy định te khoản 1 của điều luật nếu điều luật đó có
nhiều khoản.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cầu thành tội phạm cơ bản được quy định trong nhiều
khoản của điều luật nhằm nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) mô
tả 3 nhóm hành vi khác nhau 3 khoản riêng biệt. phân hoá trách nhiệm hình sự. Chắng hạn:
Tội khủng bố Những khoản này đều quy định cầu thành tội phạm cơ bản của toi danh này.
Cầu thành tội phạm cơ bản có thể chỉ mô tả một loại trường hợp phạm tội với một loại hành
vi, cũng có thể mô tả nhiều trường hợp phạm tội với nhiều loại hành vi khác nhau. Chăng
hạn: tội gián điệp (hành vi hoạt động tình báo, phá hoại, gây cơ sở để hoạt động tinh báo, phá
hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thám báo, chi điểm, chứa
chấp, dẫn đường...
- Cấu thành tội phạm tăng nặng là cầu thành tội phạm ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm
các dầu hiệu khác làm (6) tăng lên đáng kê mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội. Những dấu hiệu đó được xác định là tình tiếti nặng định khung. Cầu thành tội phạm tăng
nặng được hình thành trên cơ sở cấu thành tội phạm cơ bản nhưng ngoài câu thành tôi phạm
cơ bản còn có thêm những tình tiết phản ánh mức độ nguy hiểm cao hơn của hành vi phạm
tội må cân thiết án dụng khung hình phạt khác cao hơn để phù hợp với tỉnh chất mức độ
nguy hiểm của tội phạm. Cầu thành tội phạm tăng nặng thường được quy định từ khoản 2
của điều luật, Câu thành tội phạm tầng nậng không phải cầu thành tội phạm được quy dịnh
trong mọi điều luật. Một tội phạm có cầu thành tội phạm tăng nặng hay không hoàn toàn do

luật định. Trong một diều luật có thế có một hoặc nhiều cầu thành tội phạm tăng nặng. Cá
biệt, cũng có trường hợp cầu thành tội phạm tăng nặng dược quy định tại Khoản 1 nhằm
nhắn mạnh tinh chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội pham. Chẳng hạn: Tội giết người
Điều 123 Bộ luật Hình sự.
- Cầu thành tội phạm giảm nhẹ là cầu thành tội phạm ma ngoài dầu hiệu định tội còn có
thêm những dầu hiệu khác làm giảm đi đáng kế mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Cũng tương tự như cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giám nhẹ cũng được
hình thành trên cơ sở của cầu thành tội phạm cơ bản, tuy nhiên nó có thêm những tìnhn tiết
phản ánh sự giảm đi mức độ nguy hiểm trong hành V phạm tội so với mức độ nguy hiêm
trong hành vi phạm trong cấu thành toi phạm cơ bản. Cấu thành tội phạm giám nhẹ thường
dược quy dịnh từ khoán 2 của điều luật.


b) Căn cứ vào đặc điểm cầu trúc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, câu thành
tội phạm được phân loại thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm
hình thức
- Cẩu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mô tả dấu hiệu hậu quả là dầu hiệu bắt
buộc để cấu thành tội phạm. Căn cứ xây dựng cầu thành tội phạm vật chất đó là những loại
tội phạm nếu chỉ tách riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội thì chưa thế hiện được hoặc chưa
thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội mà đòi hỏi phải có cả hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
- Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm không mô tả dấu hiệu hậu quả là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm hình thức được xây dựng trên cơ
sở:
+ Bản thân hành vi đã thế hiện đầy đủ tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
+ Tội phạm xâm hại đến các quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt mà nếu hậu quả tội
phạm xảy ra thì mức nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, không thể khắc phục được hoặc rất
khó khắc phục. Chăng hạn: hậu quả của các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định
tại Chương XIII Bộ luật Hình sự là sự sụp đô hoặc sự suy yêu của chính quyền nhân dân.
Những hậu quả thiệt hại này nếu xảy ra trên thực tế sẽ không thể hoặc rất khó khắc phục

được.
+ Hậu quả của tội phạm là dạng hậu quả khó xác dịnh. Trong cầu thành tội phạm hình thức
còn có một dạng dặc biệt, đó là cấu thành tội phạm ct xén. Cấu thành tội phạm cắt xén là cấu
thành tội phạm mà dầu hiệu hành vi trong mặt quan không phải là sự phản ảnh chính hành vi
phạm tội đó mà chỉ là những hoạt động để thực hiện hành vi khách quan. Chăng hạn: hành vi
khách quan trong tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 Bộ luật Hình
sự) là hành vi hoạt động thành lập hoặc hành vi tham gia tổ chức có mục đích nhâm lật đồ
chính quyền nhân dân. Tuy nhiên, người phạm tội chi cần thực hiện những hoạt động nhằm
hướng đến việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đồ chính quyền nhân dân đã câu
thành tội phạm này. Việc phân loại cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất hay
hình thức có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Đối với
tội có cấu thành tội phạm vật chất, tội phạm hoàn thành từ thời điểm hậu quả tội phạm xảy ra
trên thực tế. Còn đối với tội có cấu thành tội phạm hình thức, tội phạm hoàn thành từ thời
điểm hành vi phạm tội được thực hiện, không phụ thuộc vào hậu quả thiệt hại đã xảy ra hay
chưa. Việc phân loại cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức có ý nghĩa trong việc định
tội. do đó, xác định một tội có cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức chỉ căn cứ vào cầu
thành tội phạm cơ bản.


4. Trình bày khái niệm khách thể của tội phạm. Phân biệt khách thể của tội phạm
với đối tượng tác động của tội phạm.
1. Khách thể của tội phạm
1.1. Khái niệm:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại,
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Theo BLHS 2015 các quan hệ đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

1.2. Các loại khách thể của tội phạm
1.2.1. Khách thể chung của tội phạm
Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và
được Luật hình sự bảo vệ. Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là
những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017).
Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây phương hại đến khách thể chung là một trong
những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8. Chính vì vậy, thông qua khách thể
chung, chúng ta có thể thấy được nhiệm vụ của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó.
Hay nói đúng hơn là thấy được chính sách hình sự của một quốc gia.
1.2.2. Khách thể loại của tội phạm
Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm
các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. Khách thể loại
có vai trò quan trọng về mặt lập pháp. Nó là cơ sở để Bộ luật hình sự xây dựng các chương
trong phần các tội phạm.
Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan nhưng nếu
xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung vào một chương. Thông
qua việc xem xét các nhóm khách thể nhất định, chúng ta có thể đánh giá được tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi trực tiếp xâm hại đến một trong số các
khách thể của nhóm.
Việc sắp xếp các chương trong phần các tội phạm dựa theo khách thể loại là hết sức hợp lý
và khoa học. Nếu chúng ta sắp xếp theo các cơ sở khác ( chủ quan, chủ thể…) thì sẽ dẫn đến
tình trạng nhiều tội phạm có bản chất rất khác nhau lại nằm cùng một chương. Điều này gây
khó khăn rất lớn trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm và việc xử
lý chúng.
Các tội phạm được quy định trong cùng một chương phần các tội phạm (có cùng khách thể
loại) bao giờ cũng xâm hại đến khách thể loại của chúng. Tuy nhiên, từng tội phạm trong
một chương đó không phải luôn xâm hại cùng khách thể trực tiếp. Điều đó có nghĩa là mỗi
tội phạm có khách thể trực tiếp riêng của nó.



1.2.3. Khách thể trực tiếp của tội phạm
Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi
phạm tội cụ thể xâm hại. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại (xâm hại)
đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách
thể loại của tội phạm.
---- Phân biệt khách thể của tội phạm với đối tượng tác động của tội phạm.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác
động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ
Đối tượng tác động của tội phạm khác khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là
những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, có tính trừu tượng. Việc quy định quan hệ
xã hội nào là khách thể của tội phạm tùy thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị, vì thế khách
thể tội phạm mang tính chất giai cấp. Các tội phạm đều xâm phạm và gây thiệt hại cho khách
thể, tuy nhiên không phải tội phạm nào cũng gây thiệt hại cho đối tượng tác động, như tội
trộm cắp tài sản chỉ làm chuyển dịch quyền sở hữu từ người này sang người khác, chứ tài sản
không bị hư hỏng. Đối tượng tác động của tội phạm là vật thể không mang tính giai cấp,
nhưng quyền sở hữu tài sản ấy là sự thừa nhận của Nhà nước với chủ sở hữu lại mang tính
giai cấp.
Đối tượng tác động của tội phạm khác công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm. Đối tượng
tác động của tội phạm là đối tượng chịu sự tác độn của hành vi phạm tội, còn công cụ
phương tiện phạm tội là những công cụ, phương tiện được người phạm tội sử dụng vào việc
phạm tội, để tác động đến đối tượng tác động của tội phạm. Công cụ, phương tiện của tội
phạm có tác dụng hỗ trợ cho việc phạm tội thuận lợi.
Khách thể tội phạm là yếu tố của cấu thành tội phạm, là quan hệ xã hội được Nhà nước dùng
Luật Hình sự để bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm là những bộ phận mà sự tồn tại của
nó làm khách thể tồn tại. Đối tượng tác động cũng như công cụ, phương tiện không phải là
những dấu hiệu bắt buộc trong yếu tố khách quan của mọi cấu thành tội phạm, trừ một số
trường hợp có điều luật quy định.



5. Phân tích hành vi khách quan dược phản ánh trong mặt khách quan của cấu
thành tội phạm?
Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự cụ thể của con người ra ngoài thế giới
khách quan dưới hình thức cụ thể nhằm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho
các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ
Trong Luật Hình sự, tội phạm luôn được xác định thông qua hành vi của con người (nguyên
tắc hành vi). Hành vi đó có thể là hành vi của chính con người với tư cách là chủ thể của tội
phạm. Đối với pháp nhân thương mại với tư cách là một thực thể xã hội khác với cá nhân,
bản thân pháp nhân thương mại không thể tự mình trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại
cho xã hội mà phải thực hiện thông qua hành vi của con người cụ thê khi thòa mãn đây đủ
các điều kiện quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự.
Chỉ thông qua hành vĩ của mình thi chủ thể của tội phạm mới gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Đồng thời, cũng không thể xét
đến những biểu hiện khác như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, phương thức, thủ
doạn phạm tội nếu không có hành vi nguy hiếm cho xã hội vi đây là những dấu hiệu gắn với
hành vi của con người, có mối quan hệ chặt chẽ khi và chỉ khi có hành vi phạm tội xảy ra. o
Hành vi cũng là nguyên nhân tạo ra sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác
động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể. Đồng thời, hành vi cũng là biểu hiện bên
ngoài của diễn biến, trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể như lỗi, mục đích, động cơ phạm
tội. Hành vi là tấm gương phản ánh mặt chủ quan, là cầu nối giữa chủ thể và khách thể của
tội phạm. Không thể có chủ thể của tội phạm mà không có hành vi khách quan. Hành ví của
con người nói chung là những biểu hiện ra bện ngoài thế giới khách quan và biểu hiện ấy
phải và được ý thức kiểm soát, ý chỉ điều khiên và nhằm mục đích nhất định. Hành vi trong
mặt khách quan của tội phạm cũng là một dạng hành ví của con người, nhưng là hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị Luật Hình sự quy định là tội phạm


6. Trình bày khái niệm hậu quả thiệt hai trong mặt khách quan của của tội phạm.
Hậu quả thiệt hại của tội phạm có những dạng biểu hiện nào?

Khái niệm: hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan
hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ
Một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó đã gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
Những thiệt hại này chính là hậu quả nguy hại cho xã hội của tội phạm. Thiệt hại cho
quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ được biểu hiện thông qua sự biến đổi tinh trạng
binh thường đổi tượng tác động của tội phạm. Tinh chất và mức độ thiệt hại do tội phạm
gây ra được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi tỉnh trạng đối tượng tác động của
tội phạm. Thiệt hại được xác định là hậu quả của tội phạm thưởng được biểu hiện dưới
các dạng sau:
Thiệt hại về thể chất: Đây là những thiệt hại cho chính bản thân con người, chăn hạn như
các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng...
Thiệt hại về vật chất: Đây là những thiệt hại có biểu hiện đa dạng (như hủy hoại, làm hư
hỏng các đối tượng vật chất...).
Thiệt hại về tinh thần: Đây là những thiệt hại bao gồm thiệt hại về chính trị, thiệt hại về
danh dự, nhân phẩm người...
Biến đổi khác; Đây là những biến đổi ngoài thiệt hại ve thể chất, về vật chất hay tinh thần
như: sự biến đổi xử sự côn người (sự tự làm biên dạng của chính chủ thế hoặc cùng cơ thể
làm biến dạng xử sự của người khác...)
Nghiên cứu đấu hiệu hậu quả của tội phạm có ý nghĩa thực tiễn quan trọng:
+ Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất thi hậu quả của tội phạm là dâu hiệu
bắt buộc khi định tội danh.
+ Đối với trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặn, dấu hiệu phản ánh hậu quả (hoặc mức
độ hậu quả) có ý nghĩa đổi với việc định khung hình phạt.
+ Đổi với các trường hợp khác, việc xác định mức độ hậu quả của tội phạm làm căn cứ
để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và là căn cứ để quyết định
hình phạt được chính xác.


7. Chủ thể của tội phạm là gì? Trình bày tình trạng không có năng lực trách nhiệm

hình sự.
Chủ thể của tôi phạm là người có năng lực TNHS đạt độ tuổi luật định hoặc pháp nhân
thương mại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm
Theo luật hình sự việt nam chủ thể của tội phạm có thể là con người cụ thể hoặc pháp
nhân thương mại
- Chủ thể của tội phạm là con người củ thể, đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách
quan. Như vậy người đã chết không thể là chủ thể của tội phạm
- Chủ thể của tội phạm có thể là pháp nhân thương mại. PNTM là chủ thể mới quy định
trong BLHS 2015. Pháp nhân là nói đến con người pháp lý, là một tổ chức của con
người được thành lập trên cơ sở pháp luật, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi. 1 PNTm trở thành chủ thể của tội phạm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều 75 và điều 76 BLHS
Năng lực TNHS là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện và điều
khiển được hành vi đó
Tình trạng ko có NLTNHS xảy ra khi không thỏa mãn hai tiêu chuẩn sau đây:
+ về mặt y học: người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác ảnh hưởng đến năng lực
nhận thức và điều khiển hành vi (mặt y học này phải được xem xét vào chính thời điểm học
thực hiện hành vi phạm tội)
+ về mặt tâm lý: người đó có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của
mình (nghĩa là họ hoàn toàn nhận thức và tự chủ được hành vi của mình. Biết được hành vi
đó đúng hay sai, là phù hợp hay trái với pháp luật, đủ điều kiện tự do lựa chọ xử sự phù hợp
hoặc trái với chuẩn mực xã hội)
 Người không có năng lực TNHS là người không có đủ khả năng nhận
thức và khả năng điều khiển hành vi của mình


8. Trình bày khải niệm lỗi theo Luật Hình sự Việt Nam. So sánh lỗi cố ý trực tiếp
với lỗi cố ý gián tiếp.
- Lỗi là thái độ, tâm lý của một người đổi với hành vi. hiểm cho xã hội của mình và đối với

hậu quả do hành vị da gây ra cho xã hội được thế hiện dưới hình thức cổ ý hoặc vó ý
Thái độ tâm lý của con người nói chủng và của người phạm tội nói riêng được hinh thành và
phát triển tương đối phức tạp, xuất phát từ những nhu câu và những yếu tố để đạt được nhu
câu như: động cơ, mục đích và sự lựa chọn hành vi để đạt nhu cầu đó. Thái độ tâm lý này là
quá trình tâm lý diễn ra trong ý thức của người phạm tội đồng thời với quá trình thực hiện
hành vi phạm tội.
Trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, yếu tố lỗi là dấu hiệu quan trọng. Theo Điều 10
và Điều 11 BLHS 2015, lỗi chia thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin,
vô ý do cẩu thả. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc xác định loại lỗi của người
thực hiện hành vi phạm tội là rất quan trọng để xem xét một người có tội hay vô tội và quyết
định hình phạt.
Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp và vô ý do cẩu thả
Tiêu chí

Cố ý trực tiếp

Cố ý gián tiếp

Vô ý do cẩu thả

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều
10 BLHS 2015

Khoản 2 Điều 10 BLHS
2015

Khoản 2 Điều 11 BLHS
2015


Khái niệm

Người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó
và mong muốn hậu quả
xảy ra;

Người khi thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội
nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó có thể xẩy
ra, tuy không mong
muốn nhưng vẫn có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra

Người phạm tội không
thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội,
mặc dù phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu
quả đó.

Về mặt lý trí


Nhận thức rõ tính chất
nguy hiểm cho xã hội
của hành vi mà mình
thực hiện, thấy
trước hành vi đó có thể
gây hậu quả nghiêm
trọng cho xã hội

Nhận thức rõ tính chất
nguy hiểm cho xã hội của
hành vi mà mình thực
hiện, thấy trước hành vi đó
có thể gây hậu quả nghiêm
trọng cho xã hội

Phải thấy trước hậu quả
nhưng lại không
thấy trước được hậu quả
đó

Về mặt ý chí

Sự lựa chọn hành vi
phạm tội là sự lựa chọn
duy nhất, chủ thể lựa
chọn hành vi phạm tội
vì chủ thể mong
muốn hành vi đó


Người phạm tội không
mong muốn hậu quả xảy
ra, tức hậu quả xảy ra
không phù hợp với mục
đích phạm tội. Tuy nhiên
để thực hiện mục đích này,
người phạm tội để mặc
hậu quả nguy hiểm cho xã
hội mà hành vi của mình
có thể gây ra

Người phạm tội khi thực
hiện hành vi đáng ra
phải thấy trước và có thể
thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội sẽ xảy
ra


Nguyên nhân
gây ra hậu quả

Có sự cố ý

Có sự cố ý

Do sự cẩu thả

Trách nhiệm
hình sự


Cao nhất

Cao hơn

Thấp hơn

Ví dụ

C và D xảy ra mâu
thuẩn, C dùng dao đâm
D với ý muốn giết D.
Rõ ràng C ý thức được
việc mình làm là nguy
hiểm và mong muốn
hậu quả chết người
người xảy ra.

B giăng lưới điện để chống
trộm đột nhập nhưng
không có cảnh báo an toàn
dẫn đến chết người. Dù B
không mong muốn hậu
quả chết người xảy ra
nhưng có ý thức bỏ mặc
hậu quả xảy ra nên đây là
lỗi cố ý gián tiếp

A là kế toán doanh
nghiệp, khi nhập dữ liệu,

A đã sơ ý bỏ sót một số
0 trong số tiền cần
chuyển cho đối tác, hành
vi này của A đã khiến
công ty thiệt hại, trong
trường hợp này, A là kế
toán và phải biết được
chỉ một hành vi sơ xuất
cũng sẽ gây ra những
hậu quả không mong
muốn.


Lối cố ý gián tiếp

Lỗi vô ý vì quá tự tin

- Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi
đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra.
Ví dụ: A vì thù ghét B nên đã rủ một nhóm
bạn đánh B. Những người này dùng nhiều
phương tiện, công cụ khác nhau để đánh B
nhằm dạy cho B một bài học. Họ đánh B
với tâm lí: đánh chết cũng được mà không
chết cũng được. Những người này có lỗi cố

ý gián tiếp.

- Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy
thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được.
Ví dụ: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ
điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc
thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra
hậu quả chết người những A cho rằng mình
kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị.
Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết.
Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin.

+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó
có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội.

+) Về ý chí: Người phạm tội không mong
muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy
ra không phù hợp với mục đích phạm tội.
Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người
phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho
xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức

được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy
trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành
vi của mình có thể gây ra.
+) Về ý chí: Người phạm tội không mong
muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn
này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi
phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra
hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc,
phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy
nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra
và nằm ngoài dự tính của họ.

9. So sánh lỗi cố ý giản tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin. So sánh lỗi vô ý vì quá tự tin với
lỗi vô ý vì cầu thả.
Như vậy, lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi
nguy hại cho xã hội đều nhận thức được hậu quả nguy hại cho xã hại mà hành vi của mình có
thể gây ra và đều không mong muốn hậu quả đó xảy ra. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì lỗi cố
ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin có một điểm khác nhau cơ bản, đó là: ở lỗi cố ý gián tiếp,
người thực hiện hành vi chấp nhận khả năng hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành
vi. Còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, người thực hiện hành vi loại trừ khả năng hậu quả xảy ra và
tin rằng hậu quả không xảy ra.


10.Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tuối chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Phân tích chủ thể đặc biệt của tội phạm.
Theo quy định tại Điều 12 – Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình
sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội
hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người
dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp
tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma
túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất
ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử
dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho
hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở
hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử);
Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện
điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
- Chủ thể đặc biệt của tội phạm
Trong Bộ luật Hình sự có quy định một số tội phạm mà trong cầu thành tội phạm, ngoài các
dâu hiệu bắt buộc chung của chủ thể, phải có thêm những dầu hiệu đặc thù. Chỉ những chủ
thể có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà cấu thành tội phạm đó
phản ánh. Những chủ thể đó được xác định là chủ thể đặc biệt. nịb cup car madq iội ida Luật

Hình tội phạm xuất phát từ thực tiễn công tác phòng ngừa và đấu sự Việt Nam quy định chủ
thể đặc biệt của tranh chống tội phạm. Trên thực tế, có những hành vi nguy hiểm cho xã hội
chỉ có thể được thực hiện bởi những người có những đặc điêm đặc thù nhất định về nhân
thân, những đặc điểm (dấu hiệu) của chủ thể đặc biệt theo Luật Hình sự Việt Nam gồm
những loại sau:
+ Những đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn.
+ Những đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc.
+ Những đặc diểm liên quan đến giới tính, độ tuổi, nghĩa vụ phải thực hiện, quan hệ họ hàng,
gia đình...


Đối với các tội có dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì ngoài hai dấu hiệu chung của chủ thể là năng
lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi luật định, còn có thêm dầu hiệu đặc biệt của chủ thể đã
nêu trên và bắt buộc phải có trong việc dịnh tội của cấu thành tội phạm cơ bản hoặc có thể là
dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tăng nặng



×