Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Chuyên đề xây DỰNG hệ THỐNG câu hỏi và bài tập NHÓM VIIB và VIIIB h10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 145 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
….….

CHUYÊN ĐỀ:

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN KIM
LOẠI CHUYỂN TIẾP VIIIB


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
II. Mục đích của đề tài............................................................................................2
III. Nhiệm vụ............................................................................................................ 2
IV. Giả thuyết khoa học...........................................................................................3
V. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
VI. Điểm mới của đề tài..........................................................................................3
VII. Cấu trúc đề tài.................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG.............................................................................................5
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT
NHÓM VIIIB...........................................................................................................5
B. HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN............................10
C. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUẬN...................................................................21
I. Bài tập hoàn thành phương trình phản ứng; hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng.
................................................................................................................................. 21
II. Bài tập về cấu tạo nguyên tử và cấu trúc mạng tinh thể...............................29
III. Bài tập về thế điện cực, pin điện, điện phân.................................................31
IV. Bài tập phức chất.............................................................................................35
V. Bài tập nguyên tố...............................................................................................50


PHẦN III: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP.........................................................64
III.1. Đáp án hệ thống bài tập trắc nghiệm.........................................................64
III.2. Đáp án hệ thống bài tập tự luận..................................................................64
III.2.1. Bài tập hoàn thành phương trình phản ứng; hoàn thành chuỗi sơ đồ phản
ứng.......................................................................................................................... 64
III.2.2. Đáp án bài tập về cấu tạo nguyên tử và cấu trúc mạng tinh thể...........76
III.2.3. Đáp án bài tập về thế điện cực, pin điện, điện phân...............................80
III.2.4. Đáp án bài tập phức chất..........................................................................88


III.2.5. Đáp án bài tập nguyên tố........................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................146


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta, đổi mới nền giáo dục là
một trong những trọng tâm của sự phát triển. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà
trường phải tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Luật
Giáo dục 2005 của nước ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong nhiệm vụ
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ngành giáo dục đào tạo
đóng vai trò chủ đạo.
Nhân tài không ở đâu xa, chính bắt nguồn từ những thế hệ học sinh mà các
thầy giáo, cô giáo đang và sẽ dìu dắt, dạy dỗ. Những thế hệ học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường là một trong những nguồn cung cấp nhân tài dồi dào nhất, chất
lượng nhất nếu họ được đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống và bài bản. Do đó
phải có chiến lược cụ thể về đào tạo nhân tài; phải bồi dưỡng họ thành học sinh
giỏi, có khả năng tư duy tốt, khả năng giải quyết vấn đề tốt, có lòng tự tôn dân tộc

và hoài bão lớn. Như thế, rõ ràng ngoài các điều kiện vật chất được đảm bảo, thì
chương trình đào tạo là yếu tố quyết định, mà với môn hóa học, không thể không
kể đến hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập ở các khối THPT dành cho học sinh
chuyên hóa.
Hoá học vô cơ là một chuyên ngành rất quan trọng trong bộ môn hoá học.
Đặc biệt trong các đề thi HSG các cấp hóa đại cương và vô cơ chiếm tới 60% nội
dung kiến thức trong đó nội dung về hóa nguyên tố chiếm một dung lượng khá lớn.
Trong lĩnh vực hóa vô cơ, phần kim loại chiếm một lượng lớn kiến thức. Tuy nhiên,
trong sách giáo khoa phổ thông , do điều kiện giới hạn về thời gian nên những kiến
thức trên chỉ được đề cập đến một cách sơ lược. Ở đây chúng tôi lựa chọn khai thác
sâu về các kim loại nhóm VIIIB (họ sắt), một trong những phần tài liệu tham khảo

1


còn khá ít. Việc sưu tầm, xây dựng “HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP VIIIB” phù
hợp và hiệu quả để phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi là rất cần thiết để từ
đó củng cố, mở rộng kiến thức, tăng khả năng vận dụng, phát triển tư duy sáng tạo
cho học sinh.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của các trường
bạn để có được một bộ tài liệu tham khảo hữu ích cho bản thân và đồng nghiệp
trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy chuyên hóa, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh,
cấp quốc gia được thuận lợi hơn, và giúp các em học sinh giỏi đạt được ước mơ của
mình.
II. Mục đích của đề tài
Sưu tầm, lựa chọn, phân loại và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc
nghiệm, bài tập tự luận mở rộng và nâng cao về kim loại nhóm VIIIB (chủ yếu là
họ sắt) để làm tài liệu phục vụ cho giáo viên trường chuyên giảng dạy, ôn luyện,
bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và làm tài liệu học tập cho học sinh chuyên. Ngoài

ra còn là tài liệu tham khảo mở rộng và nâng cao cho giáo viên môn hóa học và học
sinh yêu thích môn hóa học nói chung.
III. Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu chương trình hóa học phổ thông nâng cao và chuyên hóa học,
phân tích các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, cấp quốc gia, quốc tế và đi sâu
về phần kim loại chuyển tiếp nhóm VIIIB.
2. Sưu tầm, lựa chọn trong tài liệu giáo khoa, sách bài tập cho sinh viên,
trong các tài liệu tham khảo có nội dung liên quan; phân loại, xây dựng các bài tập
lí thuyết và tính toán về kim loại nhóm VIIIB.
3- Phân tích việc vận dụng nội dung lí thuyết cấu trúc, liên kết, tính chất của
kim loại trong giảng dạy hoá học ở các trường chuyên và xây dựng tiêu chí, cấu

2


trúc các bài tập liên quan. Phân loại chúng một cách đơn giản nhất phục vụ cho bồi
dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế.
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên xây dựng hệ thống bài tập chất lượng, đa dạng, phong phú đồng thời
có phương pháp sử dụng chúng một cách thích hợp thì sẽ nâng cao được hiệu quả
quá trình dạy- học và bồi dưỡng học sinh giỏi, chuyên hóa học.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường
THPT chuyên.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học hóa học, các tài liệu về bồi
dưỡng học sinh giỏi, các đề thi học sinh giỏi, . . .
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu.
VI. Điểm mới của đề tài
Đề tài xây dựng hệ thống lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận mở

rộng và nâng cao về kim loại chuyển tiếp nhóm VIIIB để làm tài liệu phục vụ cho
giáo viên trường chuyên giảng dạy, ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và làm
tài liệu học tập cho học sinh, đặc biệt cho học sinh chuyên kiến thức về kim loại nhóm
VIIIB. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo mở rộng và nâng cao cho giáo viên môn hóa
học và học sinh yêu thích môn hóa học nói chung.
VII. Cấu trúc đề tài
Phần I. Mở đầu
Phần II. Nội dung
A. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh nghiên cứu lí thuyết
B. Bài tập trắc nghiệm về kim loại nhóm VIIIB
C. Bài tập tự luận về kim loại nhóm VIIIB
Phần III. Hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận
Kết luận và kiến nghị
3


Tài liệu tham khảo

4


PHẦN II. NỘI DUNG
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU LÍ
THUYẾT NHÓM VIIIB
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu lí thuyết về nhóm VIIIB ở nhà dựa
vào hai tài liệu tham khảo chính: “Nguyễn Đức Vận. Hóa học vô cơ. Tr 243-278”
và “Hoàng Nhâm. Hóa học vô cơ T3. Tr 153-204”. Học sinh chuẩn bị bài theo hệ
thống câu hỏi giáo viên chuẩn bị sau đây để nắm được .
Câu 1. Hãy nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm
VIIIB (họ sắt):

- Đặc điểm lớp electron hóa trị.
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử.
- Sự biến đổi năng lượng ion hoá.
Câu 2.
a. Trong dãy Fe - Co - Ni, độ bền hợp chất với số oxi hóa +2 tăng lên và độ
bền số oxi hoá +3 giảm xuống. Giải thích nguyên nhân?
b. Dựa vào thuyết VB, hãy giải thích tại sao Fe, Co, Ni thuộc nhóm VIIIB
nhưng không tạo được số oxi hóa +8? Số oxi hoá cao nhất có thể có của chúng là
bao nhiêu?
Câu 3. Từ các giá trị thế điện cực hãy:
a. Dự đoán về hoạt tính hoá học của Fe, Co, Ni.
b. Nhận xét về độ bền các trạng thái oxi hoá của sắt, coban, niken trong môi
trường axit và bazơ?
Câu 4.
a. Nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng nguyên tố của Fe, Co,
Ni trong tự nhiên?

5


b. Trong tự nhiên, Fe, Co, Ni tồn tại ở các khoáng vật chính nào? Khoáng vật
nào có ứng dụng thực tế điều chế kim loại.
c. Cho biết các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của các
nguyên tố Fe, Co, Ni.
Câu 5.
a. Nhận xét về đặc điểm bên ngoài của các kim loại Fe, Co, Ni.
b. Nêu nhận xét về các tính chất vật lí của các nguyên tố họ sắt? Giải thích?
+ nhiệt độ nóng chảy

+ nhiệt độ sôi


+ nhiệt thăng hoa

+ độ cứng

+ độ dẫn điện, dẫn nhiệt

+ khối lượng riêng

Câu 6.
a. Sắt là kim loại đa hình. Hãy cho biết các dạng đó tồn tại ở điều kiện nào?
b. Fe- và Fe - đều có kiến trúc lập phương tâm khối, hãy giải thích tại sao:
+ Fe- và Fe - có khối lượng riêng khác nhau (tương ứng là 7,927
g/cm3 và 7,371 g/cm3).
+ Dạng Fe - có tính sắt từ, dạng Fe - thuận từ?
Câu 7.
a. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) khi cho Fe tác dụng với
- Các phi kim: oxi; lưu huỳnh; halogen.
- tác dụng với H2O
- Các axit H2SO4 loãng; H2SO4 đặc, nóng.
- Các dung dịch muối FeCl3, CuSO4.
Cho các giá trị thế điện cực Fe3+/Fe2+ = 0,77V; Fe2+/Fe = - 0,44V.
b. Giải thích và viết phương trình ăn mòn của hợp chất Fe -C trong không
khí ẩm?

6


Câu 8. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử Fe (CO) 5, Co2(CO)8,
Ni(CO)4. Nêu cách điều chế, tính chất và ứng dụng của các hợp chất này.

Câu 9.
a. Fe(OH)2 có phải là hidroxit lưỡng tính không? Tính axit hay tính bazơ
mạnh hơn?
b. Viết phương trình phản ứng của Fe (OH) 2 với oxi không khí, Cl2, H2O2,
HNO3, H2SO4 đặc, NaOH đặc nóng.
Câu 10.
a. Chứng minh rằng về mặt nhiệt động học, Fe(OH) 2 có thể chuyển thành Fe
(OH)3 trong môi trường trung tính khi tiếp xúc với oxi không khí.
b. Phản ứng đó thực tế diễn ra như thế nào và có ứng dụng gì?
Cho T Fe(OH)2 = 8.10-16; T Fe(OH)3 = 6,3.10-38 ; = 0,77V ; P= 0,2 atm.
Câu 11. Từ cấu hình electron của Fe3+, nhận xét chung về hoạt tính hóa học của các
hợp chất Fe (III).
Câu 12. Viết các phương trình phản ứng khi:
a. Nấu chảy Fe2O3 với các chất sau: NaOH; Na2CO3; Na2O2; hỗn hợp KNO3
và KOH.
b. Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với hidro mới sinh, khí SO 2, Zn và các
dung dịch Na2SO3, H2S, KI, SnCl2, khí Cl2 khi có mặt NaOH đặc.
Câu 13.
a. Hãy trình bày sự thay đổi màu sắc của muối CoCl 2.6H2O tuỳ theo hàm
lượng nước kết tinh khi tăng nhiệt độ?
b. Trong dung dịch nước, muối CoCl2 tồn tại ở 2 dạng sau:
[Co(H2O)6]2+ + 4Cl(xanh)

[CoCl4]2- + 6H2O
(hồng)

Hãy cho biết màu sắc của dung dịch sẽ biến đổi như thế nào khi:

7



- Pha loãng dung dịch.
- Đun nóng dung dịch
- Thêm vài giọt dung dịch HCl đặc.
Câu 14.
a. Nêu bản chất các liên kết trong tinh thể FeSO4.7H2O?
b. FeSO4.7H2O để trong không khí ẩm dần chuyển thành màu nâu đỏ. Giải
thích và viết phương trình phản ứng.
c. Khi sục khí NO vào dung dịch FeSO 4 tạo ra phức chất màu nâu tối kém
bền. Hãy viết phương trình phản ứng và dự đoán về bản chất liên kết trong phức
này?
Câu 15. viết phương trình phản ứng khi cho FeCO3 tác dụng với
a. Dung dịch H2SO4 loãng

b. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng

c. Dung dịch HNO3 loãng

d. CO2 + H2O

Trong nước, các tinh thể lớn của FeCO3 có thể bị hòa tan hoàn toàn khi sục
CO2 đến dư hay không? Giải thích? Cho T Fe(OH)2 = 8.10-16.
Câu 16.
a. Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các muối FeSO4; FeCO3; Fe(NO3)2;
FeS2 trong điều kiện có và không có không khí.
b. Trong khong khí ẩm, quặng pirit sắt bị oxi háo chậm tạo thành (II) sunfat
và hợp chất này bị oxi hóa một phần tạo thành sắt(III) sunfat. Hãy:
- Viết các phương trình phản ứng
- Dự đoán về hàm lượng sắt trong nước ngầm ở gần mỏ quặng sắt pirit?
Câu 17.

a. Tính thế khử chuẩn của cặp [Fe(CN)6]3-/[Fe(CN)6]4-.
Biết = 0,77V và các hằng số bền: [Fe(CN)6]4- = 8.1036; [Fe(CN)6]3-= 8.1043.

8


b.Từ kết quả trên, hãy so sánh tính khử của ion Fe 2+ ở dạng [Fe(CN)64- và
[Fe(H2O)6]2+.
Câu 18.
a. Viết các phương trình phản ứng nhận biết ion Fe 2+ trong dung dịch bằng
K3[Fe(CN)6].
b. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.
- Cho dung dịch Na2S vào dung dịch FeSO4.
Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng. Có thể điều chế
FeS theo hai cách trên đây hay không?
Cho: T FeS = 5.10-18 ; T Fe(OH)2 = 8.10-16; K1 (H2S) = 1.10-7 ; K2 (H2S) = 1.10-14
Câu 19. Dung dịch A chứa FeSO4 0,5M và được duy trì môi trường pH = 0 bằng
dung dịch H2SO4. Sục không khí dư vào A. Tính nồng độ các ion sắt trong dung
dịch A khi cân bằng.
Cho: Fe3+/Fe2+ = 0,77V ; O2, H+/H2O = 1,23V.
Câu 20.
a. Kali ferixianua là một chất oxi hóa mạnh, đặc biệt là trong môi trường
kiềm. Hãy lấy 2 ví dụ để minh họa tính chất này.
b. Có thể điều chế kali ferixianua bằng cách cho dung dịch muối Fe 3+ tác
dụng với dung dịch KCN đặc không? Tại sao? Thực tế thường điều chế kali
ferixianua bằng cách nào?

9



B. HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Nguyên tố chuyển tiếp có trữ lượng lớn nhất trong vỏ trái đất là:
A. Sắt

B. Mangan

C. Niken

D. Titan

Câu 2. Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất trong tất cả các kim loại:
A. Platin

B. Palađi

C. Osmi

D. Iriđi

Câu 3. Sắt kim loại có tính sắt từ khi ở dạng thù hình nào sau đây :
A. Fe-

B. Fe-

C. Fe-

D. Fe-

Câu 4. Trong các kim loại Fe, Co, Ni, có mấy kim loại có tính sắt từ ở nhiệt độ

thường?
A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 5. Ở điều kiện thường, sắt kim loại có kiểu cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu
nào:
A. lptk

B. lptm

C. lpck

D. lpđg

Câu 6. Hợp chất Fe(II) thể hiện tính khử mạnh nhất trong môi trường nào sau đây:
A. Môi trường axit

B. Môi trường bazơ

C. Môi trường trung tính

D. Như nhau trong các môi trường

Câu 7. Số oxi hóa cao nhất mà sắt tạo được trong hợp chất là:
A. +2


B. +3

C. +6

D. +8

Câu 8.Tính chất hóa học các hợp chất của Fe(II) (oxit, hidroxit, muối) giống nhiều
nhất với các hợp chất tương ứng của nguyên tố nào sau đây:

10


A. Cr(II)

B. Ni(II)

C. Co(II)

D. Mn(II)

Câu 9. Số phối trí thường gặp của Fe(II) trong các phức chất ứng với các trạng thái
lai hóa nào:
A. sp3d2 và d2sp3

B. d2sp3 và sp3

C. sp3 và dsp2

D. d2sp3 và dsp2


Câu 10. Trong dãy Fe – Co – Ni, độ bền các hợp chất với số oxi hoá +3 biến đổi
như thế nào:
A. Tăng dần

B. Giảm dần

C. Không có quy luật

D. Không thay đổi

Câu 11. Trong dãy Fe – Co – Ni, độ bền các hợp chất với số oxi hoá +2 biến đổi
như thế nào:
A. Tăng dần

B. Giảm dần

C. Không có quy luật

D. Không thay đổi

Câu 12. Trong dãy Fe – Co – Ni, bán kính nguyên tử kim loại biến đổi như thế nào:
A. Tăng dần

B. Giảm dần

C. Không có quy luật

D. Không thay đổi


Câu 13. Thành phần chính trong quặng hematit nâu được biểu diễn bằng công thức
là:
A. Fe3O4

B. Fe2O3.Fe(OH)3

C. Fe2O3

D. FeCO3

Câu 14. Trong các kim loại Fe, Co, Ni, kim loại nào khi đốt nóng trong không khí
ở 600 0C sẽ tạo thành sản phẩm chính là oxit với số oxi hóa +2:
A. Fe và Co

B. Co và Ni

C. Fe, Co và Ni

D. Ni

11


Câu 15. Hidroxit nào sau đây không bị biến đổi màu sắc khi để lâu trong không khí
ẩm:
A. Fe(OH)2

B. Co(OH)2

C. Ni(OH)2


D. Cr(OH)2

Câu 16. Thành phần của “gỉ sắt” được biểu diễn bằng công thức nào sau đây:
A. FeO.xH2O

B. Fe2O3.xH2O

C. Fe3O4.xH2O

D. Fe(OH)2.xH2O

Câu 17. Tinh thể hidrat nào sau đây bị biến đổi màu sắc khi để lâu trong không
khí:
A. FeSO4.7H2O

B. CoSO4.7H2O

C. NiSO4.7H2O

D. MnSO4.7H2O

Câu 18. Trường hợp nào sau đây ta không thu được oxit sắt từ:
A. Đốt cháy dây sắt trong không khí B. Cho hơi nước khử sắt ở 500 0C
C. Cho hơi nước khử sắt ở 800 0C

D. Cho CO khử Fe2O3 ở 500 0C

Câu 19. Cho từng giọt dung dịch HCl đặc vào bình chứa dung dịch CoCl 2 tới khi
dung dịch có màu xanh tím, ngâm bình này vào nước đá, sau một thời gian màu sắc

của dung dịch trong bình biến đổi thành:
A. Màu đỏ hồng

B. Màu xanh lam

C. Màu da cam

D. Màu vàng chanh

Câu 20. Theo thuyết VB, số oxi hóa dương cao nhất mà niken tạo được trong các
hợp chất là:
A. +2

B. +4

C. +6

D. +8

Câu 21. Công thức phân tử của phức tris(etilenđiamin)niken(II)clorua là:
A. [Ni(C2H4)3(NH3)2]Cl2

B. [Ni(C2H4)3(NH3)2Cl]Cl

C. [Ni(en)3]Cl2

D. [Ni(en)3Cl3]

12



Câu 22. Tên gọi đúng của ion phức [Co(NH3)4NO2Cl]+ là:
A. ion tetraaminnitritoclorocoban(III)
B. ion cloronitritotetraamincoban(III)
C. ion nitroclorotetraamincoban(III)
D. ion cloronitrotetraamincoban(III)
Câu 23. Cho các phức, ion phức sau đây: [Co(NH3)6]Cl3, [Ni(CO)4], [Fe(CN)6]4-,
[Pt(NH3)4Cl2]Cl2. Số oxi hoá của Co, Ni, Fe, Pt trong các phức, ion phức đã cho lần
lượt là:
A. +3, 0, +2, +4

B. +3, 0, +2, +2

C. +3, +4, +2, +4

D. +3, +4, +3, +4

Câu 24. Số electron độc thân trên ion phức [Co(CN)6]3- là:
A. 0

B. 6

C. 2

D. 4

Câu 25. Số đồng phân có thể có của phức vuông phẳng [Pt(NH3)2(SCN)2] là:
A. 2

B. 4


C. 1

D. 3

Câu 26. Ion phức [Co(NH3)4(NO2)2]+ có số đồng phân là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 27. Xét ion phức [CoCl4]2-, biết rằng số electron độc thân của ion phức này là
3. Trạng thái lai hoá của ion trung tâm là:
A. dsp2

B. sp3

C. d2sp3

D. sp2

Câu 28. Hợp chất Co(NH3)5SO4Br tồn tại dưới hai dạng: màu đỏ và màu tím. Dung
dịch của hợp chất màu đỏ cho kết tủa khi AgBr với dung dịch AgNO 3 nhưng không
tạo kết tủa với dung dịch BaCl 2. Dung dịch của hợp chất màu tím cho kết tủa trắng

13



BaSO4 với dung dịch BaCl2 nhưng không tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. Từ các
dữ kiện thực nghiệm trên có thể kết luận về CTPT của dạng màu đỏ và màu tím lần
lượt là:
A. [Co(NH3)5SO4]Br và [Co(NH3)3Br]SO4(NH3)2
B. [Co(NH3)5Br]SO4 và [Co(NH3)5SO4]Br
C. [Co(NH3)5SO4]Br và [Co(NH3)5Br]SO4
D. [Co(NH3)4]Br SO4(NH3) và [Co(NH3)3SO4](NH3)2Br
Câu 29. Đốt cháy 5,6 gam bột sắt nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36 gam hỗn
hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và một phần Fe còn lại. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A
bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO 2 và NO có tỉ
khối so với hidro bằng 19. Giá trị của V là:
A. 3,36 lít

B. 0,896 lít

C. 1,344 lít

D. 1,12 lít

Câu 30. Cho biết ở 250C. Độ tan của Fe(OH)3 tại pH = 3,0 và pH = 1,5 tương ứng

A. 10-4M và 0,1M

B. 10-5M và 10-2M

C. 10-2M và 1,0M

D. 10-5M và 0,32M


Câu 31. Cho các phức/ion phức: Fe(CO)5 (nghịch từ), [Fe(CN)6]4- (nghịch từ),
[Fe(CN)6]3- (thuận từ). Trạng thái lai hóa của Fe tương ứng lần lượt là:
A. dsp3, d2sp3, d2sp3

B. dsp3, d2sp3, sp3d2

C. sp3d, d2sp3, d2sp3

D. dsp3, sp3d2, d2sp3

Câu 32. Phức chất của Fe(II) thường kém bền hơn phức chất của Ni(II), vì:
A. Bán kính ion của Fe2+ nhỏ hơn bán kính ion Ni2+.
B. Bán kính ion của Fe2+ lớn hơn bán kính ion Ni2+.
C. Fe hoạt động mạnh Ni.

14


D. Các dung dịch muối sắt (II) không bền, thường thể hiện tính khử mạnh
nên khả năng tạo phức bị hạn chế so với Ni(II).
Câu 33. Cho . pH của dung dịch FeCl2 0,10 M và FeCl3 0,10M tương ứng là:
A. 4,26; 1,20

B. 4,26; 1,74

C. 5,26; 1,20

D. 5,26; 1,74

Câu 34. Fe3+ bị thủy phân mạnh hơn Fe2+ vì:

A. Fe3+ có điện tích lớn, bán kính lớn nên liên kết với các phân tử nước
([Fe(H2O)6]3+) chặt chẽ hơn và đẩy H+ ra khỏi phân tử nước dễ dàng hơn.
B. Fe3+ có điện tích lớn, bán kính nhỏ nên liên kết với các phân tử nước chặt
chẽ hơn và đẩy H+ ra khỏi phân tử nước dễ dàng hơn.
C. < làm cân bằng thủy phân của [Fe(H2O)6]3+ dịch chuyển sang phải.
D. Ion phức [Fe(H2O)6]3+ kém bền hơn ion phức [Fe(H2O)6]2+.
Câu 35. Cho các dung dịch NaOH, NaSCN, K 4[Fe(CN)6], K3[Fe(CN)6]. Về lí
thuyết, số chất dung được để phân biệt được ion Fe2+ và Fe3+ trong các dung dịch
riêng biệt là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 36. Ở pH = 8,0 độ tan của Ni(OH)2 là 0,0020M. Tích số tan cña Ni(OH)2 và độ
tan của Ni(OH)2 ở pH = 7 tương ứng là:
A. 8.10-9 và 8.10-5M

B. 8.10-9 và 0,08M

C. 2.10-15 và 0,02M

D. 2.10-15 và 0,20M
0

Câu 37. Dòng điện trong pin ghép bởi hai điện cực PtFe3+ 1 M, Fe2+ 1 M (E Fe
+


= 0,771 V) và AgAg (E

0
Ag /Ag

= 0,799 V) sẽ triệt tiêu khi nồng độ Ag+ bằng

A. 0,3365 M

B. 0,0010 M

C. 2,9715 M

D. 0,1000 M

15

3

/Fe 2 


Câu 38. Sức điện động của pin Cu  Cu2+ 0,1 M  Fe3+ 1 M, Fe2+ 0,01 M  Pt
Sức điện động của pin sẽ giảm khi
A. Thêm ít NH3 vào nửa trái của pin.
B. Thêm ít KI vào nửa phải của pin.
C. Thêm lượng NaCl như nhau vào hai nửa pin.
D. Thêm ít H2SO4 vào nửa phải của pin.
Câu 39. Ghép điện cực hiđro tiêu chuẩn với điện cực PtFe3+ 1 M, Fe2+ 1 M, H+ 1

M tạo thành pin thì sức điện động của pin sẽ tăng khi cho vào dung dịch catot một
ít
A. H2SO4

B. H2O

C. KMnO4

D. KSCN
0

Câu 40. Ghép hai cặp Fe3+/Fe2+ ( E Fe

0

3

/Fe 2 

= 0,771 V) và Sn4+/Sn2+ (E Sn

4

/Sn 2 

= 0,14 V)

thành pin ở điều kiện chuẩn (pH = 0).
- Thí nghiệm 1: Thêm ít KSCN vào dung dịch catot (1)
0


- Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt I2 ( E I

2

2 I

= 0,5345 V) vào dung dịch anot (2)

Sức điện động của pin sẽ thay đổi như thế nào trong hai thí nghiệm trên?
A. (1) Giảm, (2) Tăng

B. (1) Tăng, (2) Giảm

C. (1) Giảm, (2) Giảm

D. (1) Tăng, (2) Tăng

Câu 41. Biết E

0
Fe  OH  3 Fe  OH  2

= 0,562 V. Sự phụ thuộc của thế điều kiện theo pH (môi

trường bazơ) của cặp Fe(OH)3/Fe(OH)2 là:
A. E’ = 0,3028  0,0592pH

B. E’ = 0,526 + 0,0592pH


C. E’ = 0,527  0,0592pH

D. E’ = 0,8288  0,0592pH

0

Câu 42. Biết E Fe

0
3

Fe 2 

= 0,771 V, E S S = 0,48 V, H2S có pK1 = 7,02, pK2 = 12,90.
2

Phản ứng khử Fe3+ bằng H2S xảy ra với hằng số cân bằng là:
A. 1042,26

B. 109,32
16


C. 1023,34

D. 1021,13

Câu 43. Cho E

0

Co 3 Co 2 

0

= 1,84 V, E H O
2

2

H 2O

= 1,77 V, lg

 Co(Co

2
3 )6

= 4,39, lg

 Co(NH

3
3 )6

=

2

35,16. Khi cho vài giọt H2O2 vào dung dịch Co(NH3) 6 thì dung dịch chuyển từ

2

3

màu vàng (Co(NH3) 6 ) sang màu hồng đậm Co(NH3) 6 . Hằng số cân bằng của
2

phản ứng oxi hoá Co(NH3) 6 bởi H2O2 là
A. 1031,18

B. 1059,18

C. 1029,28

D. 1032,36

Câu 44. Cho E

0
Co 3 Co 2 

= 1,84 V, E

0
Cl 2 2 Cl 

= 1,359 V, lgK S Co  OH   = 40,50
3

Thực tế axit HCl có thể hoà tan được Co(OH)3  theo phản ứng :

2Co(OH)3  + 6H+ + 2Cl  2Co2+ + Cl2 + 6H2O
Ở 250C, logarit hằng số cân bằng của phản ứng trên có giá trị là:
A. 17,75

B. 42,21

C. 19,25

D. 15,75

Câu 45. Cho E

0
Fe 3  Fe 2 

= 0,771 V, E

0
I 3 3 I 



= 0,5355 V. Phản ứng oxi hoá Fe2+ bằng I 3

sẽ xảy ra với hằng số cân bằng là:
A. 107,96

B. 1017,00

C. 107,96


D. 105,07

Câu 46. Thế tiêu chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+ là 0,771 V và các tích số tan
K S Fe  OH   = 10, K S Fe  OH   = 10.Thế tiêu chuẩn điều kiện của cặp Fe3+/Fe2+ trong môi
3

2

trường kiềm để tạo các kết tủa Fe(OH)3, Fe(OH)2 là:
A. 2,079 V

B. 2,325 V

C. 0,537 V

D. 0,537 V

17


0

Câu 47. Biết E Fe

3

/Fe2 

= 0,771 V, E= 1,51V . Thêm 45,00 ml dung dịch KMnO 4


0,0100 M vào 15,00 ml dung dịch FeSO4 0,1000 M (pH = 0). Thế của điện cực
Platin nhúng trong dung dịch trên là:
A. 1,141 V

B. 1,506 V

C. 0,676 V

D. 1,492 V

Câu 48. Thêm 50,00 ml dung dịch FeCl2 0,0500 M vào 40,00 ml dung dịch Br2
0

0,0250 M và H2SO4 (pH = 0). Biết E Fe

3

/Fe 2 

= 0,771 V, E= 1,065 V.

Sức điện

động của pin ghép bởi điện cực điện cực Platin nhúng trong dung dịch trên và điện
cực hiđro tiêu chuẩn là:
A. 0,198 V

B. 0,863 V


C. 0,949 V

D. 0,807 V

Câu 49. Trộn 45,00 ml Fe3+ 0,09500 M với 50,00 ml dung dịch KI 1,900 M ỏ pH =
0

0. Biết E Fe

3

/Fe2 

= 0,771, E = 0,5345 V. Thế của điện cực Platin nhúng trong dung

dịch trên có giá trị là:
A. 0,560 V

B. 0,650 V

C. 0,691 V

D. 0,5345 V

Câu 50. Cho 25,00 ml dung dịch Fe3+ qua cột khử bạc để khử Fe3+ xuống Fe2+, rồi
chuẩn độ lượng Fe2+ bằng dung dịch K2Cr2O7 0,05 N trong môi trường axit thì hết
25,50 ml K2Cr2O7. Biết E

0
Cr2O 72  / 2 Cr 3 


0

= 1,33 V, E Fe

3

/Fe2 

= 0,771V, Fe = 55,85. Số gam

sắt có trong dung dịch ban đầu là:
A. 0,2848 g

B. 0,0712 g

C. 0,0051 g

D. 0,1428 g

Câu 51. Hoà tan 0,500 g một mẫu xỉ chứa sắt dạng FeO và Fe 2O3 trong HCl. Khử
Fe3+ thành Fe2+, chuẩn độ Fe2+ hết 28,60 ml KMnO4 0,01120 M. Mặt khác hoà tan

18


0,75 g mẫu xỉ trong HCl trong khí quyển nitơ (tránh oxi hoá Fe 2+), chuẩn độ ngay
Fe2+ hết 15,60 ml KMnO4 0,01120 M . % FeO trong xỉ là bao nhiêu?
Fe = 55,85; O = 16,0.
A. 16,28%


B. 16,74%

C. 8,37 %

D. 8,14 %

Câu 52. Cho m gam hỗn hợp cùng số mol của FeS 2 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với
500 ml dung dịch HNO3 khi đun nóng được dung dịch A, 14,336 lí hỗn hợp khí B
(đktc) gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hidro là 19. Giá trị của m và nồng độ mol/l
của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 28,16g và 3,2M

B. 25,03g và 3,0M

C. 22,528g và 2,816M

D. 28,16g và 3,0M

Câu 53. Thực tế khoáng pirit có thể được coi là hỗn hợp của FeS 2 và FeS. Khi xử lí
một mẫu khoáng pirit bằng dung dịch brom trong dung dịch KOH dư người ta thu
được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi
được 0,2 gam chất rắn, Thêm lượng dư dung dịch BaCl 2 vào dung dịch B thì thu
được 1,1087 gam kết tủa trắng không tan trong axit. Công thức tổng của pirit là:
A. FeS1,9

B. FeS2

C. Fe2S3


D. FeS3,8

Câu 54. Hoà tan 15,2 gam FeSO4 thành 1 lít dung dịch A. Để A ngoài không khí
một thời gian thì một phần Fe 2+ bị oxi hoá thành Fe3+ (dung dịch B). Axit hoá 120
ml dung dịch B bằng dung dịch H2SO4 loãng và đem chuẩn độ với dung dịch
KMnO4 0,1M. Kết thúc thí nghiệm, dùng hết 20 ml KMnO4 0,1M. Số mol Fe2+
trong dung dịch A là
A. 0,833 mol

B. 0,083 mol

C. 0,01 mol

D. 0,05 mol

19


Câu 55: Ở 9100C, sắt (bán kính nguyên tử là 1,25A0) kết tinh theo kiểu mạng lập
phương tâm khối. Hằng số mạng a của tế bào là:
A. 1,44A0

B. 2,89A0

C. 1,67A0

D. 3,53A0

Câu 56: Cho hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe 2O3. Cho dòng H2 (dư) đi qua 4,72 gam
hỗn hợp M nung nóng thu được 3,92 gam Fe. Mặt khác cho 4,72 gam hỗn hợp M

vào lượng dư dung dịch CuSO4 thu được 4,96 gam chất rắn. Cho biết hiệu suất các
phản ứng là 100%. % khối lượng Fe, FeO, Fe2O3 trong M tương ứng là:
A. 30,51; 35,59; 33,90

B. 35,59; 30,51; 33,90

C. 30,51; 37,62; 31,87

D. 35,59; 37,62; 26,79

20


C. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUẬN
I. Bài tập hoàn thành phương trình phản ứng; hoàn thành chuỗi sơ đồ
phản ứng.
Bài 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
1. Fe bột + O2 

2. Fe + NaOH 50% + O2 + H2O 

3. Fe + HF 

4. Fe + Fe2O3 

5. Fe + CO 

6. Fe + KOH + KNO3 

7. FeO nung 


8. FeO + HNO3 đặc 

9. FeO + O2 

10. FeO + H2S 

11. FeO + H2 

12. FeO + C cốc 

Bài 2. Có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch các ion sau đây không?
1. Fe2+ và Sn2+.

2. Fe3+ và Sn2+.

3. Fe2+ và MnO4-.

4. Fe3+ và MnO4-.

5. Fe2+ và Cr2O72-.

6. Fe3+ và Cr2O72-

7. Fe2+ và

8. Fe3+ và

Bài 3. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1. Fe(SO4)3 + Na2SO3 + H2O 

2. FeSO4 + HNO3 + H2SO4 
3. FeSO4 + HNO3 
4. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 
5. FeCl3 + Na2CO3 + H2O 
Bài 4. Viết phương trình của các phản ứng sau đây dưới dạng phân tử và dạng ion
1. FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 
2. FeSO4 + HClO3 + H2SO4  HCl + …

21


3. FeSO4 + KBrO3 + H2SO4 
4. K4[Fe(CN)6] + KMnO4 + H2SO4 
5. K4[Fe(CN)6] + H2O2 + H2SO4 
Bài 5. Viết phương trình của các phản ứng sau dưới dạng phân tử:
1. Fe3+ + H2S 
2. Fe3+ + I- 
3. Fe3+ + S2O3- 
4. Fe3+ + SO32- + H2O 
5. Fe2+ + Br2 
Bài 6: Trong các sơ đồ phản ứng của phương pháp điều chế kim loại dưới đây,
phương pháp nào có thể dùng để điều chế kim loại sắt tinh khiết?
1. Fe3O4 + C

2. FeSO4 (dd) + C

3. Fe(CO)5

4. Fe2+ ( dd) + Zn


5. Fe3O4 + CO

6. FeO + CO

Bài 7. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào có thể dùng để điều chế các oxit
và hidroxit của coban (III):
1. Co + O2

2. CoO + O2

3. Co(NO3)2

4. CoC2O4

5. Co2O3. nH2O

6. Co2(SO4)3 + H2O

7. CoF3 + KOH 

8. + KOH

9. Co(OH)2 + KOH + chất oxi hóa 
10. CoSO4 + KOH + chất oxi hóa 
Bài 8. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

22



×