Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

22 xây DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN ANH DŨNG đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.42 KB, 51 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-----***-----

NGUYỄN NGỌC HIỀN
LỚP : CQ53/31.03

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ANH DŨNG ĐẾN NĂM 2025

Chuyên ngành

: Quản Trị Doanh Nghiệp

Chuyên ngành

: 31

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐÀO THỊ HƯƠNG

Hà Nội - 2019


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,


kết quả được nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập là Công ty Cổ phần Anh Dũng

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

i

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

ii

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu’

Điện lực là ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nguồn năng lượng điện có ảnh hưởng bao trùm lên mọi lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh và trong đời sống xã hội.
- Công ty Cổ phần Anh Dũng là một doanh nghiệp thuộc ngành điện
được thành lập từ năm 2004 đến nay doanh nghiệp đã hoạt động được hơn 10
năm với các ngành nghề kinh doanh chính như: chuyên đại tu sửa chữa máy
điện; chế tạo, lắp ráp, sửa chữa thiết bị, phụ kiện về điện ; kinh doanh vật tư
thiết bị; sản xuất, kinh doanh bê tông đúc sẵn, ống cột bê tông cọc bê tông đúc
sẵn; kinh doanh xăng dầu, sản phẩm của chúng; sơn tĩnh điện; mạ kẽm nhúng
nóng; xây dựng lưới điện 35Kv...Trong những năm qua công ty đã đạt được
nhiều thành tích kinh doanh, đã thi công nhiều công trình trong và ngoài tỉnh
đạt được chất lượng tốt và chiếm lược lòng tin từ khách hàng, đóng góp đáng
kể cho sự phát triển của ngành điện trong tỉnh Bắc Ninh.
- Hiện nay và xu thế tương lai, yêu cầu phát triển ngành điện để phục vụ
cho sự phát triển công nghiệp hóa và công nghiệp hóa của đất nước nói chung
và tỉnh BẮc Ninh nói riêng, xu thế hội nhập đã đặt ra cho ngành điện những
cơ hội và thách thức mới nhằm đưa ngành điện phát triển mạnh mẽ. Những
thách thức cơ bản là sự cạnh tranh cảu doanh nghiệp trong và ngoài nước,
nguy cơ thiếu vốn đầu tư các công trình trong ngành điện, nhu cầu sử dụng
điện tăng cao cả về chất và lượng. Đặc biệt trong những năm gần đây có rất
nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện ra đời. Dù là một doanh
nghiệp ra đời sớm và đã có những chỗ đứng nhất định trên thị trường trong và
ngoài tỉnh nhưng với áp lực cạnh tranh của nền kinh tế thì việc xây dựng
chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả, phù hợp với những đặc điểm,
những sắc thái của xu thế thị trường hóa ngành điện là hết sức cần thiết và
SV: Nguyễn Ngọc Hiền

1

Lớp: CQ53/31.03



Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

quan trọng. Đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp hiện nay. Xuất
phát từ sự cấp thiết của thực tế nên em đã chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược
kinh doanh của công ty cổ phần Anh Dũng đến năm 2025”

2. Đối tượng nghiên cứu
Công ty cổ phần Anh Dũng
3. Mục đích nghiên cứu
- Đối với doanh nghiệp: Đánh giá một cách toàn diện về thực trạng sản
xuất kinh doanh của công ty cổ phần Anh Dũng, từ đó chỉ ra các điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cho công ty
đến năm 2025
.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, bài viết đã sử dụng tổng hợp các
phương pháp chính bao gồm:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Hệ thống các phương pháp trình bày, quy nạp, diễn giải, phân tích,
vận dụng kiến thức cơ bản, kết hợp lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp thống kê: phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu các sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ
biện chứng với nhau. Từ thực tiễn khái quát thành lý luận; từ lý luận soi xét,
chỉ đạo thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận
5. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

- Sử dụng các phương pháp: quan sát thực tế tại công ty, nghiên cứu tài
liệu.
SV: Nguyễn Ngọc Hiền

2

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

• Liên hệ trực tiếp với phòng kinh doanh và Tài chính – Kế toán của
công ty để có thể tìm hiểu về chiến lược kinh doanh và xin các báo cáo tài
chính của công ty trong ít nhất 3 năm 2016,2017,2018.
• Tìm hiểu về tình hình thực tế của công ty về công tác sản xuất, kinh
doanh, về các thông tin cụ thể có liên quan tới đề tài.
6. Phương pháp phân tích số liệu và thông tin thu được
- Để phân tích một cách có hiệu quả, ta cần sử dụng các phương pháp
sau:
+ Phương pháp đánh giá: Trong đó, có thể sử dụng các phương pháp
nhỏ sau:
• Phương pháp so sánh, cần có gốc so sánh, đối tượng so sánh và kỹ
thuật so sánh.
• Phương pháp phân chia chi tiết, chia nhỏ các quá trình thành các bộ
phận khác nhau theo các cách như chia theo yếu tố cấu thành, chia theo thời
gian phát sinh, chia theo không gian phát sinh.
• Phương pháp liên hệ đối chiếu, đặt các chỉ số trong mối liên hệ với
các thành phần khác và so sánh.

+ Phương pháp phân tích nhân tố
• Phương pháp thay thế liên hoàn, dùng để phân tích nhân tố dưới dạng
phương trình tích hoặc thương.
• Phương pháp số chênh lệch
• Phương pháp cân đối
7. Kết cấu luận văn
- Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm 3 phần:

• Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu
• Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Anh
Dũng

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

3

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

• Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Anh
Dũng đến năm 2025.

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

4


Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CHO DOANH NGHIỆP

1.1. Chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doan
1.1.1.1.Khái niệm chiến lược kinh doanh
- Theo cẩm nang kinh doanh Hravard thì chiến lược là một thuật ngữ
quân sự xuất phát từ Hy Lạp dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực
lượng để đạt được các mục tiêu trong chiến tranh. Ngày này thuật ngữ chiến
lược được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội đặc biệt trong lĩnh
vực kinh tế. Theo Fred R. David, thì chiến lược là những phương tiện để đạt
được mục tiêu dài hạn, còn theo sử gia Edward Mead Earle thì: “ chiến lược
là nghệ thuật kiểm soát và dùng nguồn lực của một quốc gia hoặc một liên
minh các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền
lợi thiết yêu của mình” và còn nhiều quan điểm tương tự
- Tóm lại, chiến lược chính là việc hoạch định phương hướng và cách
thức để đạt được mục tiêu đề ra
- Chiến lược kinh doanh: Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng
thời là nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston thì: “ chiến lược kinh doanh là sự
tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế
cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh
là cơ sở cho lợi thế của bạn” theo giáo sư Alfred Chandler thuộc trường đại
đại học Harvard định nghĩa: “ Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác minh

các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, cách lựa chọn phương hướng
hành động và phân bổ tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó”
- Trong môi trường kinh doanh hiện nay, có thể nói chiến lược kinh
doanh chính là việc xác định mục tiêu kinh doanh, lập kế hoạch và phân bổ

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

5

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

nguồn lực của doanh nghiệp, để tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được mục
tiêu kinh doanh một cách tốt nhất
1.1.1.2.Phân loại chiến lược kinh doanh
- Phân loại theo cấp độ chiến lược: Ta có các chiến lược như sau
• Chiến lược cấp công ty: Là chiến lược tổng thể của Công ty nhằm đạt
được mục tiêu của công ty
• Chiến lược cấp kinh doanh: Đó là chiến lược bộ phận các đơn vị kinh
doanh của Công ty, mỗi đơn vị chiến lược bộ phận sẽ nhằm đạt được mục tiêu
cho đơn vị chức năng đó và tổng các đơn vị chiến lược nhằm giúp công ty
nhằm đạt được mục tiêu của Công ty
• Các chiến lược cấp chức năng: Đó là chiến lược theo chức năng của
công ty, ví dự chiến lược tài chính, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược
marketting....
- Phân loại theo phạm vi chiến lược: ta có các chiến lược như sau

• Chiến lược chung: Hay còn gọi là chiến lược tổng quát, đề cập đến
những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất, có ý nghĩa lâu dài và quyết định
đến sự sống còn của daonh nghiệp
• Chiến lược bộ phận: là chiến lược cấp thứ 2 như chiến lược marketing,
chiến lược tài chính, chiến lược giá, chiến lược phân phối,...
• Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau tạo
thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh
- Phân loại theo hướng tiếp cận chiến lược
• Chiến lược tập trung: Chỉ tập chung vào những điểm then chốt có ý
nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của Công ty chứ không dàn trải
các nguồn lực
• Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Tư tưởng hoạch định chiến lược
là dựa trên sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của mình so với các
đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho vieecjj hoạch
định chiến lược kinh doanh.
• Chiến lược sáng tạo tấn công: Chiến lược kinh doanh dựa trên sự khai
phá mới để dành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

6

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

• Chiến lược tự do: Là chiến lược không nhằm vào các yếu tố then chốt


mà khai phá những yếu tố xung quanh nhân tố then chốt
1.1.2. Các cấp chiến lược kinh doanh
- Một doanh nghiệp có quy mô trung bình, hoạt động đa ngành nghề
thường xây dựng phát triển và quản trị chiến lược kinh doanh theo 3 cấp chiến
lược: Chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược cấp kinh doanh, chiến lược
cấp chức năng
1.1.2.1.Chiến lược cấp doanh nghiệp
- Chiến lược cấp doanh nghiệp là chiến lược chỉ đạo , chi phối toàn bộ
hoạt động cuar doanh nghiệp. Nội dung của chiến lược cấp doanh nghiệp bao
gồm việc xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xác định mục
tiêu chiến lược trong từng ngành nghề. Bên cạnh đó, chiến lược cấp này cũng
tập chung vào việc đánh giá sự cần thiết và khả năng tham gia vào ngành kinh
doanh mới
1.1.2.2.Chiến lược cấp kinh doanh
- Chiến lược cấp kinh doanh ( chiến lược của một đơn vị kinh doanh
hay chiến lược của công ty con). Chiến lược này được xậy dựng nhằm tổ chức
hoạt động của các đơn vị chiến lược trong cạnh tranh owrr một ngành cụ thể
đã được xác định trước.
- Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đơn ngành, chuyên môn
hóa sản xuất thì chiến lược cấp kinh doanh tương tự chiến lược cấp doanh
nghiệp.
- Đối với những doanh nghiệp hoạt động đa dạng hóa ngành nghề và

lĩnh vực kinh doanh, thường các lĩnh vực ngành nghề chia thàn các đơn vị
kinh doanh chiến lược ( đơn vị thành viên, công ty con). Mỗi đơn vị có thê
đảm nhận một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, các đơn vị
kinh doanh này tự xây dựng chiến lược kinh doanh riếng cho mình nằm trong
sự thống nhất cua doanh nghiệp. Sự thống nhất giữa các đơn vị chiến lược
dựa trên các chỉ tiêu cụ thể là mục tiêu và lơi ích tông thê của toàn doanh

nghiệp.
SV: Nguyễn Ngọc Hiền

7

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành

SBU1

SBU2

SBU3

1.1.2.3.Chiến lược cấp chức năng
- Là những chiến lược được xây dựng, lựa chọn nhằm cụ thể hóa và tổ
Nguồn nhân

Nghiên cứu

Marketing
chứcSản
thựcxuất
hiện chiến Tài

lượcchính
cấp doanh nghiệp
doanh.
và phát
triển
lực hoặc cấp kinh
- Chiến lược cấp này được xây dựng ơ các bộ phận kinh doanh trong

doanh nghiệp dựa trên tính chất chuyên môn riêng biệt được chuyên môn hóa.
Các chiến lược cấp chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và sự
thống nhất với chiến lược cấp kinh doanh và doanh nghiệp. Các bộ phận chức
năng trong một đơn vị kinh doanh như sản xuất, tài chính, marketing, nhân sự
tham gia gia thực hiện chiến lược cấp kinh doanh, các bộ phận này dựa trên
tính chất chuyên môn nghiệp vụ và chức năng nhiệm vụ cụ thể
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp
- Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào của quản lý, chiến lược vẫn khẳng định ưu thế trên
các mặt:
- Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai
hoạt động trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không
được thiết lập rõ ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy
trước mắt không thấy được trong dài hạn, chỉ thấy cái cục bộ mà không thấy
cái toàn thể.
- Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư
phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế phần lớn các sai
SV: Nguyễn Ngọc Hiền

8

Lớp: CQ53/31.03



Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

lầm trả giá về đầu tư và nghiên cứu triển khai,… có nguồn gốc từ chỗ thiếu
vắng hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
- Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh
doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các
rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một
địa phương. Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính.

Nghiên cứu một cách toàn diện các lợi ích của quản trị chiến lược,
Greenly đã ra các lợi ích sau đây:
• Nó cho phép nhận biết, ưu tiên và tận dụng các cơ hội.
• Nó đưa ra những vấn đề khách quan về vấn đề quản trị.
• Nó xác lập cơ cấu của các quan hệ hợp tác và kiểm soát sự cải thiện
các hoạt động.
• Nó tối thiểu hóa tác động của những thay đổi có hại.
• Nó cho phép các quyết định chính yếu trong việc hỗ trợ tốt hơn các
mục tiêu đã thiết lập.
• Nó thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn lực cho các
cơ hội đã xác lập.
• Giảm thiểu thời gian cho sự điều chỉnh lại các quyết định sai sót hoặc
quyết định đặc biệt.
• Nó là cơ sở hình thành cơ cấu thông tin nội bộ.
1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh
SV: Nguyễn Ngọc Hiền


9

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.2.1. Khái niệm xây dựng chiến lược kinh doanh
- Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu

cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các
nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra
trong một thời hạn nhất định.
Các yêu cầu để xây dựng chiến lược:
- Một chiến lược kinh doanh phải đảm bảo tăng thế lực của doanh nghiệp
và giành được lợi thế cạnh tranh. Muốn vậy khi xây dựng chiến lược, doanh
nghiệp phải triệt để khai thác lợi thế so sánh cuả mình.
- Chiến lược kinh doanh phải dảm bảo sự an toàn kinh doanh cho doanh
nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải xác định được vùng an toàn, phạm vi
kinh doanh và xác định được độ rủi ro cho phép. Để đáp ứng được yêu cầu
này doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu và dự đoán môi trường kinh
doanh trong tương lai. Dự đoán càng chính xác, khả năng an toàn của doanh
nghiệp càng cao. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khối lượng
thông tin và tri thức nhất định.
- Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ mục tiêu và những điều kiện cơ
bản để thực hiện mục tiêu.
- Phải xây dựng được chiến lược dự phòng, chiến lược thay thế. Sở dĩ

phải như vậy vì môi trường luôn luôn biến đổi, còn chiến lược lại là quyết
định của tương lai, thực tế ở tương lai có thể khác với dự đoán của chiến lược.
- Phải biết kết hợp giữa thời cơ và sự chín muồi. Có nghĩa là một chiến
lược kinh doanh được xây dựng và triển khai đúng với thời cơ. Một chiến
lược dù hoàn hảo đến đâu mà được đề ra khi thời cơ đã qua đi thì cũng vô
nghĩa.

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

10

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Các bước để xây dựng chiến lược: Gồm 4 bước

1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược là bước đầu tiên trong quy
trình quản trị chiến lược, đây những nghiệp tố làm nền tảng cho việc hoạch
định chiến lược. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược là những đề mục chi tiết
mô tả tầm nhìn và các mục đích chiến lược chủ đạo của doanh nghiệp, là lời
tuyên bố công khai và chính thức và những gì mà doanh nghiệp nỗ lực vươn
tới.
- Xác định nhiệm vụ


• Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết được hướng đi của mình
trước khi vận động. Nhiệm vụ thể hiện mục đích lâu dài, phân biệt một doanh
nghiệp với những doanh nghiệp khác. Một tuyên bố về nhiệm vụ xác định rõ

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

11

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

phạm vi hoạt động của doanh nghiệp về sản phẩm thị trường, xác định rõ vấn
đề ngành kinh doanh của doanh nghiệp là gì.
• Nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi như: chúng ta đang là ai, chúng ta muốn
đạt đến cái gì? Nhiệm vụ chỉ ra hướng chủ đạo mà doanh nghiệp sỗ theo đuối.
Nó là kim chỉ nam hướng dẫn lựa chọn. Hướng đi này đượcthiết lập bằng
cách hoạch định các mục tiêu giúp doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng
được với các điều kiện môi trường hiện tại cũng như tương lai. Như vậy
nhiệm vụ là mục đích tồn tại của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp với
các doanh nghiệp khác. Nó xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp,
các nhóm đối tượng khách hàng, lĩnh vực công nghệ doanh nghiệp sử dụng.
Xác định nhiệm vụ chiến lược giúp doanh nghiệp xác định rõ phạm vi các
hoạt động của mình về sản phẩm và thị trường, ngành kinh doanh của doanh
nghiệp là gì, chiều hướng phát triển của doanh nghiệp ra sao.
- Xác định mục tiêu
• Là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn

đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của chiến lược là kết
quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện chiến lược. Thông
thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và
mục tiêu ngắn hạn.
• Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại mục tiêu. Có thể chia theo
một số loại mục tiêu sau:
Theo thời gian
+Mục tiêu dài hạn thường là từ 5 năm trở lên và tùy theo loại hình doanh
nghiệp mà có khoảng thời gian cho mục tiêu dài hạn khác nhau. Mục tiêu dài
hạn (mục tiêu trên 1 năm): là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng
thời gian tương đối dài, thường là các lĩnh vực:

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

12

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính

Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi. Ví dụ: phấn đấu đạt lợi nhuận

25%/ năm
• Năng suất
• Phát triển việc làm

• Quan hệ giữa công nhân viên
• Vị trí dẫn đầu về công nghệ
• Trách nhiệm trước công chúng.
+Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục tiêu tác nghiệp có thời gan từ 1
năm trở xuống. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết
quả một các chi tiết.
+Mục tiêu trung hạn loại trung gian gữa hai loại trên
Giữa việc doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn với việc theo
đuổi mục tiêu dài hạn thì cũng chưa đảm bảo doanh nghiệp sẽ đạt được mục
tiêu trong dài hạn.
-Theo bản chất của mục tiêu:
+Mục tiêu về kinh tế: lợi nhuận, doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển,
năng suất lao động…
+Mục tiêu xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tham gia vào các hoạt
động từ thiện
+Mục tiêu chính trị: quan hệ tốt với chính quyền, vận động hành lang
nhằm thay đổi chính sách và quy định có lợi cho công ty. Tiếp cận với cơ
quan chính phủ nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin, tạo cơ hội đón nhận các
cơ hội kinh doanh.
-Theo cấp độ của mục tiêu:
+Mục tiêu cấp công ty: Đó thường là các mục tiêu dài hạn mang tính
định hướng cho các cấp bận mục tiêu khác.
+Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: được gắn với từng đơn vị kinh doanh
chiến lược (SBU) hoặc từng loại sản phẩm, từng loại khách hàng.
+Mục tiêu cấp chức năng: đó là mục tiêu cho các đơn vị chức năng trong
công ty như sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển… nhằm
hướng vào thực hiện các mục tiêu chung của công ty.

SV: Nguyễn Ngọc Hiền


13

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

+Mục tiêu duy trì và ổn định: khi công ty đã đạt được tốc độ phát triển
nhanh trước đó hoặc do thị trường có khó khăn, công ty có thể đăt ra mục tiêu
và giữ vững những thành quả đã được và củng cố địa vị hiện có.
- Trên đây là một số cách phân loại mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp. Tuy nhiên để thấy rõ vai trò của các mục tiêu cần phải thấy được đặc
trưng của hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các đặc trưng đó
bao gồm: Trước hết các mục tiêu chiến lược thường là dài hạn, tuy nhiên thời
gian xác định thì không mang tính tương đối chỉ mang tính tuyệt đối. Nói đến
mục tiêu chiến lược, các nhà quản trị học thường thống nhất về đặc trưng tổng
quát của nó. Hệ thống mục tiêu chiến lược bao giờ cũng là một hệ thống các
mục tiêu khác nhau cả ở tính tổng quát, phạm vi,.. nên nó mang bản chất là
tác động một cách biện chứng lẫn nhau trong đó mỗi mục tiêu lại đóng vai trò
khác nhau cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược xây
dựng là nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Do vậy, phải
xác định đúng và cụ thể mục tiêu thì việc soạn thảo chiến lược mới đúng
hướng và mang lại hiệu quả mong muốn.
Các yêu cầu đối với mục tiêu
Một mục tiêu đúng đắn cần đạt được các tiêu thức sau:
• Tính nhất quán: đòi hỏi các mục tiêu này không làm cản trở việc thực
hiện các mục tiêu khác. Đây là yêu cầu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng để
đảm bảo rằng hệ thống mục tiêu phải được thực hiện và phải hướng vào hoàn

thành các mục tiêu tổng quát của từng thời kỳ chiến lược.
• Tính cụ thể: xét trên phương diện lý luận, khoảng thời gian càng dài
bao nhiêu thì hệ thống mục tiêu càng giảm bấy nhiêu. Tuy nhiên, yêu cầu về
tính cụ thể của hệ thống mục tiêu không đề cập đến tính dài ngắn của thời
gian mà yêu cầu mục tiêu chiến lược phải đảm bảo tính cụ thể. Muốn vậy, khi
xác định mục tiêu chiến lược cần chỉ rõ: Mục tiêu liên quan đến vấn đề gì?
Giới hạn thời gian thực hiện? Kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt.

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

14

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

• Tính khả thi: mục tiêu chiến lược là mục tiêu doanh nghiệp xác định
trong thời kỳ chiến lược xác định. Do đó các mục tiêu này đòi hỏi người có
trách nhiệm một sự cố gắng trong việc thực hiện nhưng lại không quá cao mà
phải sát thực và có thể đạt được. Có như vậy hệ thống mục tiêu mới có tác
dụng khuyến khích nỗ lực vươn lên của mọi bộ phận (cá nhân) trong doanh
nghiệp và cũng không quá cao đến mức làm nản lòng người thực hiện. Vì vậy,
giới hạn của sự cố gắng là “vừa phải” nếu không sẽ không đem lại hiệu quả
mong muốn.
• Tính linh hoạt: môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi nên đòi
hỏi hệ thống mục tiêu phải linh hoạt để có thể điều chỉnh khi môi trường kinh
doanh thay đổi. Tính linh hoạt là điều kiện đảm bảo để biến các mục tiêu

chiến lược thành hiện thực. Đây là đặc trưng quan trọng của chiến lược so với
kế hoạch khi xác định mục tiêu.
Các lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.
• Khi xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp, thì một vấn đề
quan trọng là xác định những lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của
doanh nghiệp. Đó là:
Thứ nhất, chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp
Đây là lực lượng quan trọng nhất tác động đến hệ thống mục tiêu của
doanh nghiệp cũng như hệ thống mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ cụ
thể. Quan điểm thái độ của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp tác động rất
lớn đến hệ thống mục tiêu. Những người chủ sở hữu thường quan tâm đến giá
trị lợi nhuận và sự tăng trưởng chung vốn đầu tư của họ. Điều này đòi hỏi các
nhà hoạch định chiến lược phải chú ý cân nhắn đáp ứng, đặc biệt là các mục
tiêu lợi nhuận.
Thứ hai, đội ngũ những người lao động. Đây là lực lượng đông đảo
nhất trong doanh nghiệp và xã hội càng phát triển thì lực lượng này càng cần
được quan tâm nhiều hơn. Thông thường khi hoạch định chiến lược thì các
nhà hoạch định cần quan tâm đến các mục tiêu của lực lượng lao động này.
SV: Nguyễn Ngọc Hiền

15

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Các mục tiêu đó thường là tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc an toàn, sự

ổn định…
Thứ ba, khách hàng. Khách hàng là đối tượng phục vụ tạo ra lợi nhuận
và đem lại sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Thị
trường càng được khu vực hóa và quốc tế hóa thì đối tượng khách hàng càng
mở rộng. Thu nhập của khách hàng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ càng
tăng và càng phong phú.
Thứ tư, xã hội. Các vấn đề xã hội có ảnh hưởng ngày càng lớn đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi
doanh nghiệp càng phải có trách nhiệm hơn đến các vấn đề xã hội. Trước đây
trong triết lý kinh doanh của mình rất ích doanh nghiệp đề cập đến trách
nhiệm xã hôi nhưng càng về sau càng có nhiều doanh nghiệp chú ý tới vấn đề
này. Trách nhiệm xã hội là một trong các giá trị được đề cập trong triết lý kinh
doanh. Trách nhiệm xã hội không gắn trực tiếp với kết quả sản xuất kinh
doanh mà nó mang lại giá trị cho xã hội thông qua việc tạo ra uy tín, danh
tiếng.
Tóm lại: Qúa trình soạn thảo chiến lược, nhà quản trị cần xác định rõ
nhiệm vụ và mục tiêu theo đuổi để làm căn cứ quyết định các nội dung chiến
lược và tổ chức thực thi chiến lược đó. Điều quan trọng trong phần này là
giữa nhiệm vụ và mục tiêu phải ăn khớp nhau, có mối quan hệ qua lại hữu cơ.
Mục tiêu là lượng hóa nhiệm vụ và nhiệm vụ phải thực hiện mục tiêu
1.2.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài
- Các yếu tố môi trường bên ngoài là các yêu tố khách quan, có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu
tố tích cực và tiêu cực. Các yếu tố có tác động tích cực chính là cơ hội cho
doanh nghiệp,như nhu cầu thị trường gia tăng, chính sách hỗ trợ của nhà
nước, các điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước,... Các yếu tố có tác động tiêu

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

16


Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cực chính là những đe dọa đối với doanh nghiệp như: Nhu cầu thị trường sụt
giảm, thêm nhiều đối thu cạnh tranh mới, giá vật tư tăng cao,...
- Có thể nói phân tích yếu tố bên ngoài chính là phân tích cơ hội và
nguy cơ của doanh nghiệp.
- Để phân tích cơ hội chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố môi trường
bên ngoài có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp, phân tích, đánh giá cơ hội
dó những yếu tố đó mang lại, đồng thời chir ra cơ hội tốt nhất cần phải nắm
bắt ngay,cơ hội nào tận dụng tiếp theo,..
- Đê phân tích đe dọa chúng ta tập hợp tất ca những yếu tố từ môi
trường bên ngoài của doanh nghiệp, phân tích đánh giá mức độ tác động xấu
đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp của từng yếu tố, đồng thời chỉ ra
yếu tố nào tác đông xấu nhất cho doanh nghiệp cần phải né tránh ngay, yếu tố
nào cần phải quan tâm tiếp theo,...
- Môi trường bên ngoài có thể phân ra làm hai loại là môi trường vĩ mô
và môi trường vi mô
Các yêu tố môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố như: Kinh tế, chính
trị, Khoa học-kỹ thuật,...
Các yếu tố môi trường vi mô: Chủ yếu là ấp lực cạnh tranh, trong nền
kinh tế thị trường, doanh nghiệp hay gặp phải áp lực cạnh tranh. Một công cụ
rất hiệu quả đê phân tích áp lực cạnh tranh là mô hình cạnh tranh của porter
• Theo mô hình 5 cạnh tranh cau Porter thì doanh nghiệp luôn phải chịu

5 áp lực cạnh tranh đó là: áp lực cạnh tranh từ đối thủ hiện tại trong ngành, áp
lực cạnh tranh từ đối thủ mới, áp lực cạnh tranh từ khách hàng, áp lực cạnh
tranh từ nhà cung cấp, áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế.
• Mô hình 5 cạnh tranh của Porter

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

17

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

• Áp lực cạn tranh từ đối thủ hiện tại: Trong các ngành kinh doanh luôn
tồn tại nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh các sản phẩm cùng loại, để tồn tại
và phát triển các doanh nghiệp này luôn tìm cách tạo lợi thế cho mình để
chiếm vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh, do đó một doanh nghiệp luôn phải
chịu áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại
• Áp lực từ khách hàng: Khách hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng
tốt nhát nhu cầu của mình ca về sản phẩm và giá cả, vì vậy họ luôn mặc cả
với doanh nghiệp sao cho nhận được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Do đó doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ khả năng thương lượng của
khách hàng
• Áp lực từ nhà cung cấp:Đó chính là áp lực đầu vào, để tiến hành kinh
doanh doanh nghiệp luôn phải cần nguyên vật liệu, dịch vụ từ các nhà cung
cấp khác. Do đó luôn phải chịu áp lực từ các nhà cung cấp
• Áp lực từ đối thủ mới: Đó là các đối thủ tiềm ẩn sẽ xuất hiện và tạo ra

một áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
• Áp lực từ các sản phẩm dịch vụ thay thế: Các sản phẩm dịch vụ này sẽ
làm thay đổi nhu cầu trên thị trường, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến áp lực kinh
doanh cảu doanh nghiệp.
1.2.2.3. Phân tích môi trường bên trong
SV: Nguyễn Ngọc Hiền

18

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Các yếu tố môi trường bên trong chính là các yếu tổ chủ quan, có ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các
yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Các yếu tố tác động tích cực chính là
điểm mạnh của doanh nghiệp: như đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi,
chuyên nghiệp,dây chuyền sản xuất hiện đại, nguồn lực tài chính dồi dào,
thương hiệu mạnh, nôi tiếng... Các yếu tố có tác động tiêu cực chính là điêm
yếu của doanh nghiệp như: dây chuyền sản xuất lạc hậu cũ kỹ, nguồn lực tài
chính eo hẹp,....
- Phân tích môi trường bên trong chính là phân tích điểm mạnh và điểm
yếu của doanh nghiệp
- Để phân tích điểm mạnh chúng ta tập hợp các yếu tố là ưu thế của
doanh nghiệp, phân tích so sánh đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ tạo ra
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của từng yếu tố, đồng thời chỉ ra yếu tố

nào đem lại lợi thế tốt nhất cho doanh nghiệp cần tận dụng tối đa, yếu tố nào
cần tận dụng tiếp theo.
- Để phân tích điêm yếu chúng ta tập hợp những yếu tố là nhược điêm
cua doanh nghiệp, phân tích so sánh với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức
độ tác động xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của
từng yếu tố, đồng thời chỉ ra yếu tố nào tác động xấu nhất đến doanh nghiệp
cần khắc phục ngay, yếu tố nào khắc phục tiếp theo.
- Các lĩnh vực cơ bản của yếu tố môi trường bên trong là:
• Nhân lực và tổ chức: Bao gồm các yêu tố như : chất lượng nguồn
nhân lực, cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực, chính sách duy trì và phát triển
nguồn nhân lực..
• Nguồn lực tài chính: bao gồm các yêu tố như: Năng lực tài chính,
quản trị tài chính, hệ thống kế toán,...
• Năng lực sản xuất: bao gồm các yếu tố như: dây chuyền sản xuất, quy
mô sản xuất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá thành sản xuất,...

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

19

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

• Năng lực quản lý: Bao gồm các yếu tố như: Năng lực quản lý sản
xuất, quản lý chất lượng, quản lý kinh doanh, quản lý nguồn nhân lực,...
• Tiếp thị và bán hàng: Bao gồm các yếu tố như: nghiên cứu thị trường,

hệ thống kênh phân phối, dịch vụ hậu mãi,....
1.2.2.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược
- . Quy trình phân tích và lựa chọn chiến lược có thể được phân tách

thành 3 giai đoạn bao gồm: (1) Thu thập thông tin; (2) Phân tích, hình thành
chiến lược; (3) Lựa chọn chiến lược. Mỗi giai đoạn có thể sử dụng các ma
trận, công cụ khác nhau.

• Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần thu thập các yếu tố
bên trong, bên ngoài. Để lượng hóa tốt hơn sự tác động của các yếu tố bên
ngoài cũng như mức độ mạnh yếu của các yếu tố bên trong, nhà hoạch định
chiến lược có thể sử dụng ma trận EFE và ma trận IFE. Các ma trận này sẽ
được trình bày trong phần sau. Ở giai đoạn này, nhà hoạch định chiến lược
cần xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để từ đó lượng

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

20

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

hóa sự tác động. Mặc dù vậy, việc lượng hóa vẫn dựa chủ yếu trên quan điểm
cá nhân.
• Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, nhà hoạch định chiến lược có thể kết
hợp sử dụng nhiều công cụ, ma trận khác nhau nhằm xác định các nhóm chiến

lược phù hợp nhất. Việc lựa chọn, hình thành chiến lược ở giai đoạn này được
căn cứ chủ yếu vào kết quả của giai đoạn 1. Việc lượng hóa điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội nguy cơ ở giai đoạn 1 sẽ quyết định các nhóm chiến lược được lựa
chọn ở giai đoạn này. Ở giai đoạn này có thể sử dụng các ma trận SWOT, ma
trận BCG, ma trận McKinsey, Ma trận SPAC.
• Giai đoạn 3: Không phải tất cả chiến lược được hình thành đều được
lựa chọn hoặc cùng lúc thực hiện bởi nguồn lực của doanh nghiệp có hạn.
Nhà hoạch định chiến lược cần đưa ra thứ tự ưu tiên thực hiện chiến lược một
cách phù hợp. Trong giai đoạn này, ma trận QSPM được sử dụng như một
công cụ hữu hiệu và phổ biến.
1.3. Các công cụ xây dựng chiến lược
1.3.1. Ma trận SWOT
- Ma trận swot chính là một công cụ tổng hợp những thành phần cuar
các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và kết hợp với
các yếu tố thành chiến lược kinh doanh như sau

Điểm mạnh:
S(Strong)
Các điểm mạnh
cuar doanh nghiệp
SV: Nguyễn Ngọc Hiền

Cơ hội:(O)
Các cơ hội
đối với
doanh
nghiệp

Đe dọa: T
(THREATEN) Các

nguy cơ đối với doanh
nghiệp

Kết hợp S –
O: Phát huy
điểm mạnh
để tận dụng

Kết hợp S –T: Phát
huy điểm mạnh để né
tránh nguy cơ

21

Lớp: CQ53/31.03


Luuận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cơ hội
Điểm yếu:
W(WEAK)
Các điểm yếu của
doanh nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Hiền

Kết hợp WO: Khắc

phục điểm
yếu để tận
dụng cơ hội

22

Kết hợp W-T: Khắc
phục điểm yếu để né
tránh nguy cơ

Lớp: CQ53/31.03


×