Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng handong và giải pháp nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.42 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC HẠNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT & XÂY DỰNG
HANDONG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Đồn Thị Hồng Vân

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật
tư của công ty cổ phần kỹ thuật & xây dựng Handong và giải pháp nâng cao” là cơng trình
nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các nội dung, kết quả nghiên cứu là trung thực, có tính
độc lập riêng. Các số liệu được sử dụng trong luận văn có sự tham khảo từ các nguồn trích
dẫn được chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các báo cáo thường
niên, tài liệu, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố trên các website. Tơi xin
chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình.
TP.HCM, ngày … tháng … năm 20…

Học viên: Lê Thị Ngọc Hạnh




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
2. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu ......................................................... 2
2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
2.2 Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
4.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 3
5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ CUNG ỨNG, HIỆU QUẢ CỦA HOẠT
ĐỘNG CUNG ỨNG VẬT TƯ XÂY DỰNG ................................................................... 5
1.1 Khái niệm về quản trị cung ứng (SM) và quản trị cung ứng xây dựng
(CSM) ........................................................................................................................... 5
1.2 Hiệu quả trong quản trị cung ứng ....................................................................... 6
1.3 Đo lường hiệu quả quản trị cung ứng ................................................................. 9
1.4 Kết luận Chương I: Mơ hình đề xuất đo lường hiệu quả cung ứng vật tư .... 13
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU “HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT & XÂY DỰNG HANDONG” .. 14
2.1 Công ty HANDONG E&C và quản trị cung ứng vật tư xây dựng của công

ty.................................................................................................................................. 14
2.1.1 Vài nét về công ty Handong E&C ..................................................................... 14
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý hoạt động của công ty ................ 15
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty ........................................................................ 16
2.1.4 Mạng lưới toàn cầu và nội địa ........................................................................... 16
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................................... 18
2.1.6 Hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty Handong E&C .................. 20
2.2 Nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty cổ
phần kỹ thuật & xây dựng HANDONG”................................................................ 29
2.2.1 Xác định vấn đề và thang đo hiệu quả hoạt động cung ứng công ty Handong
E&C ............................................................................................................................ 31
2.2.2. Hình thành mơ hình nghiên cứu ....................................................................... 35
2.2.3 Phân tích dữ liệu nghiên cứu, đánh giá, bàn luận kết quả nghiên cứu .............. 36


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TY HANDONG E&C ........................................................... 54
3.1 Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị cung ứng vật tư công Handong E&C . 54
3.1.1Mục tiêu và chiến lược quản trị nhà cung ứng vật tư xây dựng bền vững......... 54
3.1.2 Mục tiêu và chiến lược đối với hệ thống thông tin trong quản trị cung ứng vật
tư xây dựng của công ty Handong E&C .................................................................... 55
3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng và hệ thống thông tin
ứng dụng trong quản trị cung ứng vật tư của công Handong E&C .................... 56
3.2.1 Các giải pháp quản trị nhà cung ứng vật tư xây dựng bền vững....................... 56
3.2.2 Các giải pháp phát triển hệ thống thông tin trong quản trị cung ứng vật tư xây
dựng của công ty Handong E&C ............................................................................... 58
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Danh mục tài liệu tiếng Anh

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2: Kết quả phân tích thống kê bằng SPSS
Phụ lục 3: Các cơng trình tiêu biểu của công ty Handong E&C
Phụ lục 4: Mẫu các chứng từ sử dụng trong quy trình cung ứng vật tư của
Handong E&C
Phụ lục 5: Giao diện các đơn vị chức năng (Module) trong phần mềm Eresource
nfra ERP for Construction áp dụng cho công ty Handong E&C


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABS
AEC

Cửa nhựa giả gỗ
Cộng đồng kinh tế các nước Đơng Nam Á

BĐS
BSCOR
CS
CSM
CTCP
DBB
E&C
EPC
M&E
SCC
SCOR
SM

VLXD

Bất động sản
Mơ Hình Tham Chiếu Chuỗi Cung Ứng Xây Dựng
Cung ứng xây dựng
Quản trị cung ứng xây dựng
Công ty cổ phần
Thiết kế - Đấu thầu - Xây dựng
Kỹ thuật &Xây dựng
Kỹ thuật - Thu mua - Xây dựng
Cơ điện & điện tử
Hội đồng chuỗi cung ứng
Mơ Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng
Quản trị cung ứng
Vật liệu xây dựng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Yếu tố đánh giá quy trình cung ứng hiệu quả ..................................................... 7
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhận định về thang đo hiệu quả hoạt động cung ứng vật tư ...... 32
Bảng 2.2: Các phép đo cần được đưa vào đo hiệu quả hoạt động cung ứng vật tư........... 33
Bảng 2.3: Kiểm định chất lượng thang đo cho biến độc lập ............................................. 40
Bảng 2.4: Kiểm định chất lượng thang đo cho biến phụ thuộc ......................................... 41
Bảng 2.5: Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ................................................... 41
Bảng 2.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ..................................... 42
Bảng 2.7: Ma trận xoay các nhóm nhân tố ........................................................................ 43
Bảng 2.8: Các nhóm nhân tố đưa vào phân tích tương quan ............................................. 44
Bảng 2.9: Mơ hình giả thiết ............................................................................................... 45
Bảng 2.10: Kết quả SPSS phân tích tương quan ............................................................... 45
Bảng 2.11: Kết quả SPSS phân tích hồi quy các nhóm nhân tố ........................................ 46

Bảng 2.12: Kết quả phân tích hồi quy nhân tố Dịch vụ & Năng lực ................................. 47


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng vật tư xây dựng truyền thống .................................................... 6
Hình 1.2: Bốn chỉ tiêu đo lường trong mơ hình BSC .......................................................... 9
Hình 1.3: Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR) .................................. 11
Hình 1.4: Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng ngành xây dựng (BSCOR) .... 12
Hình 2.1: Các dự án công ty Handong E&C đã và đang thi cơng tại Việt Nam ............... 17
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức: Văn phịng chính của cơng ty Handong E&C ........................... 18
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức: Cơng trường của cơng ty Handong E&C .................................. 19
Hình 2.4: Quá trình cung ứng vật tư của cơng ty xây dựng .............................................. 20
Hình 2.5: Quy trình thu mua vật liệu xây dựng của cơng ty Handong E&C .................... 22
Hình 2.6: Quy trình nhập kho của cơng ty Handong E&C ............................................... 24
Hình 2.7: Quy trình xuất kho của cơng ty Handong E&C ................................................ 25
Hình 2.8: Q trình nghiên cứu thống kê .......................................................................... 30
Hình 2.9: Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 34
Hình 2.10: Các bước phân tích thống kê SPSS ................................................................. 39
Hình 2.11: Mơ hình phân tích tương quan......................................................................... 44
Hình 2.12: Mơ hình phân tích hồi quy............................................................................... 46


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thành phần tham gia khảo sát ...................................................................... 35
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi tham gia khảo sát ............................................................................. 36
Biểu đồ 2.3: Yếu tố được quan tâm trong cung ứng vật tư ............................................... 37
Biểu đồ 2.4: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng vật tư ........................ 37
Biểu đồ 2.5: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong cung ứng vật tư ................................. 38
Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng trong cung ứng vật tư ........................................................ 47
Biểu đồ 2.7: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Thép ......................... 48

Biểu đồ 2.8: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Bê Tông Tươi .......... 49
Biểu đồ 2.9: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Gạch xây .................. 50
Biểu đồ 2.10: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Cát & Đá ................ 50
Biểu đồ 2.11: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Cửa......................... 50
Biểu đồ 2.12: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Sơn nước ................ 51
Biểu đồ 2.13: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Gạch Ốp Lát .......... 51


TĨM TẮT
Ngành cơng nghiệp xây dựng của Việt Nam là một phần không thể tách rời của nền kinh
tế, đang dần phát triển lớn mạnh, các dự án xây dựng gia tăng với tốc độ ấn tượng cùng với
quá trình đơ thị hóa và sự ấm dần lên của thị trường nhà đất sau giai đoạn khủng hoảng của
bong bóng bất động sản năm 2009. Ngành xây dựng đặc trưng bởi sự phức tạp hơn so với
các ngành sản xuất, thương mại khác, ln địi hỏi sự linh hoạt trong quản trị doanh nghiệp,
đặc biệt là quản trị cung ứng vật tư.
Cũng là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, Handong
E&C là đơn vị tổng thầu thi cơng các cơng trình nhà ở dân dụng, công nghiệp, cầu đường,
cơ sở hạ tầng...Quản trị cung ứng để hoạt động thi công không bị gián đoạn luôn được
Handong E&C chú trọng quan tâm. Hoạt động quản trị cung ứng của Handong E&C chịu
ảnh hưởng bởi sự biến động liên tục, thường xuyên của nhiều yếu tố từ vĩ mơ như kinh tế,
văn hóa, chính trị, pháp luật, công nghệ cho đến các yếu tố vi mô như nhà cung ứng, đối
tác, khách hàng và đối thủ trong ngành.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, phân tích thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến q
trình cung ứng vật tư của công ty Handong E&C, đề tài đã xác định được yếu tố cốt lõi ảnh
hưởng đến hiệu quả, từ đó đề xuất một số giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện quản trị
cung ứng vật tư thơng qua việc tích hợp, điều phối nguồn lực, nguồn thông tin, và luồng
tiền giữa các bên, đảm bảo rằng mỗi dự án sẽ được cung ứng vật tư đúng thời gian, phù
hợp ngân sách với sản phẩm đúng yêu cầu chi tiết kỹ thuật.
Từ khóa: Cung ứng vật tư, phức tạp, yếu tố ảnh hưởng, đánh giá, giải pháp hoàn thiện.



ABSTRACT
Vietnam's construction industry is an inseparable part of the economy which is growing
steadily. The construction projects are on the increase impressively with urbanization and
the housing market is developing after the crisis period of real estate in 2009. The
construction industry is characteristically more complex than other manufacturing and
commercial industries. It always require flexibility in business management, which is
especially supply management.
Handong E&C is also one of the companies which is operating in the construction industry,
is the general contractor for construction of civil, industrial, bridges and infrastructure
projects ... Handong E&C pays attention to Supply Management in order to uninterrupt the
construction activities. Handong E&C's supply management activities are influenced by
continuous and frequent fluctuations of many macro-economic factors such as economy,
culture, politics, law, technology and micro factors: suppliers, partners, customers and
competitors in the industry.
Through research, survey and statistical analysis of factors affecting Handong E&C's
material supply process, this dissertation has identified the core factors affecting efficiency
and propose some corresponding solutions in order to improve supply management which
concern the coordination of resources, information resources, and cash flows between
parties. It ensures that each project will be provided with materials on time and with the
right required specifications which is suitable executive budget.
Keywords: Supplying materials, complexity, influencing factors, evaluation, solutions.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang dần hình thành nên nhiều khu kinh tế,
nhiều khu đô thị sầm uất, nhiều chung cư cao tầng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của người dân. Cũng chính vì thế, các cơng ty trong lĩnh vực xây dựng đang dần khẳng
định chức năng và vai trị của mình. Một cơng ty xây dựng hoạt động hiệu quả không chỉ
tập trung vào bộ phận kỹ thuật chuyên môn về cấu trúc, thiết kế, thi công là đủ, mà để dây
chuyền đạt được hiệu quả tối đa phải nhắc đến bộ phận quản trị cung ứng. Khác với các
ngành sản xuất truyền thống, công tác quản trị cung ứng của ngành cơng nghiệp khó hơn
rất nhiều, thách thức hơn rất nhiều bởi sự không ổn định của đầu vào (nhân cơng, vật liệu,
máy móc, thiết bị). Với vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp ngun vật liệu cho
cơng trình, vấn đề đặt ra cho bộ phận cung ứng là làm sao để biết được nhu cầu vật liệu
của cơng trình là bao nhiêu, các thông số kỹ thuật của vật liệu như thế nào phù hợp với
cơng trình đang thi cơng, thêm vào đó người làm quản trị cung ứng phải quan tâm đến vấn
đề thời gian, làm sao để cung ứng kịp tiến độ thi công cho công trường. Và một điều hết
sức quan trọng đối với người làm cung ứng chính là làm sao để họ có thể quản trị được nhà
cung cấp vật tư cho mình một cách hiệu quả nhất, luôn đảm bảo với mức giá hợp lý nhất,
sẵn sàng hợp tác với họ lâu dài nhất.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công ty Handong E&C rất coi trọng
vấn đề quản trị cung ứng đối với vật tư xây dựng. Để đảm bảo cho sự thơng suốt trong q
trình thi cơng các dự án, cơng ty Handong E&C đã hình thành bộ phận P&C (Procurement
& Contract) hoạt động với chức năng quản trị cung ứng vật tư xây dựng cho tất cả các cơng
trình mà cơng ty làm nhà thầu. Bộ phận P&C phải phối hợp ăn ý cùng với các bộ phận
khác nhằm đảm bảo cung ứng vật tư tới các cơng trình theo kịp tiến độ và tiêu chuẩn đã đề
ra, đồng thời bộ phận này phải luôn linh động, phản ứng nhanh nhạy với những biến động
thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh. Quản trị cung ứng tối ưu giúp doanh
nghiệp thu hút sự chú ý của nhiều chủ đầu tư, có thêm nhiều dự án, gia tăng thị phần, tiết
kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Trong thời gian làm việc tại công ty Handong E&C, tôi nhận thấy rằng việc quản trị cung
ứng vật tư hiệu quả là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, năng suất cũng như độ
chính xác trong chuỗi tiến độ hoạt động thi cơng cơng trình. Tuy nhiên, với tiềm năng và
tầm nhìn định hướng mở rộng quy mơ hoạt động hơn nữa trong tương lai thì việc quản trị
cung ứng như hiện nay chưa thực sự tương xứng. Chính vì thế, tơi đã quyết định thực hiện
đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật

& xây dựng Handong và giải pháp nâng cao” cho luận văn tốt nghiệp của mình.


2
2. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty Handong.
Đối tượng khảo sát: 100% nhân viên (150 kỹ sư) đã và đang làm việc tại trụ sở và các công
trường thi công (dự án) của công ty Handong.
Đối tượng vật tư chính được đề cập trong nghiên cứu bao gồm:
-

Thép xây dựng
Bê tông
Gạch xây
Cát & đá
Cửa
Sơn nước
Gạch ốp lát

2.2 Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào hoạt động quản trị cung ứng vật tư
cho các công trường thuộc các dự án mà công ty Handong E&C đang là đơn vị tổng thầu
thi công.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đi sâu nghiên cứu đối tượng đã được đề cập với các dữ liệu
sơ cấp thu thập được từ tháng 2/ 2019 đến tháng 5/2019.
Quản trị cung ứng hiệu quả là quá trình cung ứng có chi phí thấp nhất có thể và đồng thời
đáp ứng mong đợi của khách hàng về dịch vụ như độ chính xác của giao hàng và thời gian
giao hàng. Tuy nhiên, việc đạt được cả dịch vụ khách hàng cao và chi phí thấp là một thách
thức đối với các công ty khi phải kết hợp chi phí (thiết lập mức sử dụng cơ sở cao, đầu tư

vốn thấp) và hiệu suất (thời gian giao hàng ngắn, độ chính xác giao hàng cao, khách hàng
hài lịng, thời gian giao hàng ngắn, ngày tồn kho ngắn) và tối ưu hóa cả hai để có được kết
quả tốt nhất cho công ty.
Công ty phải đo lường được hiệu suất và chi phí để có thể biết họ làm việc với những điều
đúng đắn nhằm mục đích hiệu quả hơn trong quản trị cung ứng. Họ cũng cần một công cụ
hoặc phương pháp tốt để đánh giá hiệu quả của q trình cung ứng.
Luận văn này có các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu về quản trị cung ứng và cách đo lường hiệu quả trong quản trị cung ứng.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng để làm thang đo đánh giá hiệu quả quá trình cung ứng
vật tư của công ty Handong E&C.
- Sử dụng phương pháp định lượng để đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả và xác định
yếu tố cốt lõi ảnh hưởng quá trình cung ứng của công ty Handong E&C.


3
- Thảo luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của quản trị cung ứng vật
tư cho công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này đã được thực hiện trong chủ đề Quản trị cung ứng và hiệu quả cung ứng.
Nghiên cứu được chia thành bốn bước:
Bước đầu tiên trong nghiên cứu là tạo ra một khung lý thuyết dựa trên các nghiên cứu lý
thuyết trước đó. Tìm kiếm sách và bài viết/ nghiên cứu đã được thực hiện và các cơ sở dữ
liệu khác nhau. Các từ tìm kiếm sau đây đã được sử dụng: Quản trị cung ứng; Quản trị
chuỗi cung ứng; Mô hình đo lường hiệu suất, hiệu quả chuỗi cung ứng.
Bước thứ hai là thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm. Từ khung lý thuyết làm nền cùng
những phát hiện và ý tưởng thu thập được từ công việc thực tế tại phịng Hợp đồng và
Cung ứng (P&C) của cơng ty Handong, nghiên cứu xác định các yếu tố làm thang đo cho
mơ hình đo lường hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng của công ty Handong E&C và
nghiên cứu thực nghiệm cùng nhau tạo thành cơ sở cho việc xác định yếu tố cốt lõi ảnh
hưởng đến hiệu quả cung ứng. Nghiên cứu thực nghiệm là cuộc khảo sát với 150 nhân viên

(kỹ sư) của công ty Handong E&C dựa trên các tiêu chí trả lời các câu hỏi về các vấn đề
cung ứng. Việc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được thiết kế trên Google
form.
Bước cuối cùng là kiểm tra chỉ số, rút ra kết luận và so sánh kết quả với chỉ số.
4.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật
& xây dựng Handong (HANDONG E&C) và giải pháp nâng cao” cho thấy tầm quan trọng
của quản trị cung ứng đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của cơng ty
Handong E&C nói riêng. Đề tài là kết quả của q trình quan sát, làm việc thực tế tại chính
doanh nghiệp, là kết quả của việc vận dụng kiến thức, lý thuyết liên quan đến quản trị
Logistics và đặc biệt là quản trị cung ứng để từ đó nhìn nhận mối quan hệ giữa lý thuyết
với các vấn đề thực tế trong hoạt động quản trị cung ứng đang diễn ra tại doanh nghiệp. Đề
tài cho thấy khả năng ứng dụng đa dạng của các mơ hình quản trị cung ứng, quản trị hệ
thống tin được áp dụng rộng rãi, không chỉ đối với hoạt động của các doanh nghiệp thương
mại, sản xuất... mà còn được ứng dụng cả vào hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bất động sản – xây dựng. Tuy nhiên do đặc thù riêng của ngành xây dựng
nên việc vận dụng các mơ hình quản trị cung ứng còn gặp nhiều hạn chế. Do đó, đề tài
nghiên cứu này sẽ đề cập đến sự vận hành, lợi ích và hạn chế để đánh giá hiệu quả hoạt
động quản trị cung ứng tại các công ty xây dựng Việt Nam nói chung và cơng ty Handong
E&C nói riêng.


4
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan quản trị cung ứng, hiệu quả của hoạt động cung ứng.
Chương 2: Nghiên cứu về “Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty cổ
phần kỹ thuật & xây dựng HANDONG”.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị cung ứng vật tư xây dựng công ty
HANDONG E&C.



5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ CUNG ỨNG, HIỆU QUẢ CỦA HOẠT
ĐỘNG CUNG ỨNG VẬT TƯ XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm về quản trị cung ứng (SM) và quản trị cung ứng xây dựng (CSM)
“Cung ứng” theo Will Kenton (2019) trong bài “Cung ứng trong kinh tế vi mô”, là một
khái niệm kinh tế cơ bản mô tả tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, có sẵn cho
người tiêu dùng. “Cung” có thể liên quan đến số tiền có sẵn ở một mức giá cụ thể hoặc số
tiền có sẵn trên một phạm vi giá và liên quan chặt chẽ đến nhu cầu về một hàng hóa hoặc
dịch vụ ở một mức giá cụ thể. Giá của hàng hóa liên quan và giá của đầu vào (năng lượng,
nguyên liệu thô, lao động) cũng ảnh hưởng đến nguồn cung vì chúng góp phần làm tăng
giá chung của hàng hóa được bán.
Ở một góc độ rộng hơn, cung ứng là hoạt động mà ở đó dịng tài ngun được sử dụng để
đáp ứng nhu cầu, chẳng hạn như vật liệu, lao động, thơng tin, kỹ năng, v.v. Nó cũng có thể
đề cập đến năng lực và đại diện cho sự kết hợp các nguồn lực. Các nhà cung cấp hàng hóa
có xu hướng tập trung vào giá nhiều hơn, trong khi các nhà cung cấp chiến lược tập trung
vào chất lượng / giao hàng hơn.
Cung ứng vật tư xây dựng là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức, tìm kiếm các
nguồn hàng, tổ chức việc thu mua, vận chuyển, bảo quản, cấp phát vật tư cho nhu cầu của
sản xuất, thi công nhằm để đảm bảo cho hoạt động sản xuất, xây dựng được thuận lợi nhất.
Quản trị cung ứng đề cập đến việc quản lý dòng chảy của các sản phẩm, dịch vụ, vật tư,
thiết bị, nguyên vật liệu, thông tin và tiền bạc giữa các hoạt động hoặc các bước trong tiến
trình mà các cơng ty thực hiện với sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng (con người, thiết bị, nhà cửa,
đồ gia dụng mềm, vv) nhằm mục đích phân phối sản phẩm,dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phù
hợp đến đúng nơi, vào đúng thời điểm, để giảm thiểu chi phí hệ thống. Quản trị cung ứng
liên quan đến việc tìm hiểu sự cố và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm và dịch vụ, tổ
chức, hậu cần, con người, hoạt động, thông tin và tài nguyên để biến nguyên liệu thô thành
sản phẩm hồn chỉnh phù hợp với mục đích của nó.
Quản trị cung ứng là sự kết hợp của nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách các cơng
ty tìm ra các nguyên liệu, vật tư thô cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, sản xuất sản

phẩm hoặc dịch vụ đó và cung cấp cho khách hàng. Quản lý cung ứng địi hỏi một quan
điểm tồn diện và quan điểm của các tổ chức như là một phần của một quy trình. Nó địi
hỏi khả năng nhìn vượt ra ngoài ranh giới tổ chức và thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau của
các tổ chức.
Đối với ngành công nghiệp xây dựng, quản trị cung ứng là quản lý chiến lược các luồng
thông tin, các hoạt động, nhiệm vụ của các nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật tư nhằm đảm
bảo cung ứng đúng loại vật tư theo yêu cầu thiết kế theo đúng tiến độ thi công/ lắp đặt với
chi phí tốt nhất. Quản lý cung ứng bao gồm việc tối ưu hóa các mối quan hệ hiệp lực giữa
các thành viên, bao gồm các mạng lưới, các tổ chức độc lập và các liên kết (đầu vào và đầu


6
ra) tạo ra giá trị, mà mục đích cuối cùng là mang lại sự hài lòng cho chủ đầu tư dưới hình
thức một dự án, một cơng trình đã hồn thành và mang lại hiệu quả cho nội bộ.
Quá trình cung ứng trong xây dựng (CS) được bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng (chủ
đầu tư) như thiết kế và xây dựng đến bảo trì, thay thế và điểm dừng là khi tịa nhà (cơng
trình) được đưa vào hoạt động, CS không phải là một chuỗi các doanh nghiệp xây dựng có
mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, mà là một mạng lưới gồm nhiều tổ chức
và mối quan hệ, bao gồm dịng thơng tin, vật liệu, dịch vụ hoặc sản phẩm và dịng tiền lưu
thơng giữa khách hàng (chủ đầu tư), nhà thiết kế, nhà thầu và nhà cung cấp. Trong nghiên
cứu “European Journal of Purchasing & Supply Management”, Vrijhoef và Koskela [1] đã
phát triển một chuỗi cung ứng điển hình và quy trình xây dựng theo đơn đặt hàng như Hình
1.1.

Hình 1.1: Chuỗi cung ứng vật tư xây dựng truyền thống
(Nguồn: European Journal of Purchasing & Supply Management- Vrijhoef và Koskela Volume 6, Issues 3–4, tháng 12 năm 2000, trang 169-178)
Trong một quy trình xây dựng điển hình, chủ đầu tư (hoặc đại diện khách hàng) khởi xướng
dự án xây dựng và thành lập một tổ chức dự án xây dựng với tư vấn. Kiến trúc sư và các
chuyên gia tư vấn chuẩn bị các bản vẽ và hồ sơ mời thầu. Khi các hợp đồng và thủ tục đã
sẵn sàng và có sẵn thơng tin, nhà thầu bắt đầu thực hiện thi công dự án xây dựng. Quá trình

xây dựng bao gồm việc khai thác vật liệu, sản xuất, đưa ra biện pháp kỹ thuật và lắp ráp.
Thơng thường, nhà thầu chính đảm nhận việc làm của các nhà thầu phụ và mua sắm vật
liệu từ các nhà cung cấp.
1.2 Hiệu quả trong quản trị cung ứng
Hiệu quả là một khái niệm rất trừu tượng. Với một tổ chức, hiệu quả là một tiêu chuẩn nội
bộ về chất lượng công việc. Theo Mentzer và Konrad (1991) trong nghiên cứu “Phân tích
tính hiệu quả Logistics”, hiệu quả là mức độ hoàn thành các mục tiêu. Còn theo nhận định


7
của Beamon (1999) trong nghiên cứu về “Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng”, hiệu quả là
thước đo mức độ sử dụng tài nguyên được sử dụng.
Với quản trị cung ứng, hiệu quả liên quan đến chất lượng khai thác tài nguyên tại các doanh
nghiệp, bao gồm: tài chính, con người, cơng nghệ hay thậm chí tài sản cố định. Hiệu quả
trong quản trị cung ứng mô tả mức độ tối ưu hóa của một cơng ty trong cung ứng để tối đa
hóa lợi nhuận. Mục tiêu tổng thể của bất kỳ hệ thống cung ứng nào là tối đa hóa lợi nhuận.
Theo tổng hợp các nghiên cứu về quá trình cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng hiệu quả
(như bảng 1.1), có thể thấy rằng quy trình cung ứng được xem là hiệu quả khi cơng ty có
thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng có chất lượng cao, với chi phí thấp, trong thời gian
ngắn và cung cấp cho yêu cầu hỗ trợ khách hàng.
Yếu tố đánh giá
hiệu quả

Tác giả

Sản phẩm có
chất lượng cao

De Meyer et al,
1989


Chi phí thấp

Goonatilake,
1990

Thời gian ngắn

Haug, 1985

Hỗ trợ khách hàng

Hoover et al.,
2001

Đề tài nghiên cứu
“Tính linh hoạt: Cuộc chiến cạnh tranh về sản
xuất trong tương lai” - Strategic Management
Journal
“Quản lý hàng tồn kho trong lĩnh vực sản xuất
ở các nước đang phát triển” - Engineering
Costs and Production Economics
“Mơ hình lập trình hỗn hợp nhiều yếu tố định
vị cơ sở vật chất đa quốc gia” - Journal of
Management
“Quản lý chuỗi cung ứng - Đổi mới giá trị tạo
sự hài lòng cho khách hàng”

Bảng 1.1: Yếu tố đánh giá quy trình cung ứng hiệu quả
(Tổng hợp)

Một quá trình cung ứng vật tư xây dựng hiệu quả cũng được đánh giá dựa trên bốn yếu tố
chi phối sự hiệu quả của SM, cụ thể:
-

Chất lượng sản phẩm:

Khái niệm chất lượng liên quan chặt chẽ đến sự hài lòng của người sử dụng sản phẩm/dịch
vụ (mà đối với quá trình cung ứng vật tư xét ở khía cạnh là một tổng thầu xây dựng thì
người sử dụng là kỹ sư hiện trường). Sự hài lòng này thường được mô tả như là sự so sánh
giữa các kỳ vọng trước khi mua và nhận thức sau khi mua/ khi sử dụng của người sử dụng.
Do đó, nó liên quan đến cảm nhận cuối cùng của người dùng về việc liệu kết quả mang lại
trải nghiệm hài lòng hay khơng hài lịng. Các sản phẩm (cơng trình) của ngành xây dựng
là sự kết hợp của nhiều loại vật tư khác nhau và các loại vật tư này được phối hợp với nhau
đồng thời trong quá trình xây dựng, nên chất lượng liên quan đến cả sản phẩm cuối cùng
và quy trình được tạo ra. Do đó, có thể thấy chất lượng sản phẩm được đề cập thông qua
hai khía cạnh chính là sự hài lịng của người dùng với việc xây dựng hoàn thiện (sản phẩm
cuối cùng và chức năng của nó đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật) và chất lượng dịch vụ trong


8
quá trình xây dựng (quá trình người tham gia dự án tương tác để tạo ra sản phẩm cuối
cùng).
-

Hiệu quả chi phí:

Tổng chi phí dự án, tức là chi phí tổng thể mà một dự án phải chịu từ khi bắt đầu đến khi
hoàn thành, là mối quan tâm lớn vì nó cho thấy việc sử dụng tài ngun có hiệu quả hay
khơng. Một khía cạnh quan trọng khác liên quan đến dự đốn chi phí, đó là, liệu chi phí
chung cuối cùng có phù hợp với ước tính chi phí ban đầu hay khơng. Chi phí vượt mức có

thể là nguồn gốc gây ra vấn đề cho một dự án thành cơng khác vì các nhà thầu thường bị
chỉ trích vì sự xuất hiện chung của chi phí vượt mức trong các dự án xây dựng.
-

Hiệu quả thời gian:

Trong xã hội tồn cầu hóa, yếu tố thời gian ngày càng có tầm quan trọng đối với ngành xây
dựng khi mà lịch trình thi cơng dự án càng bị rút ngắn để kịp bàn giao, đưa vào sử dụng.
Thời gian dự án chỉ đơn giản là số ngày / tuần / tháng từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành dự
án. Hoàn thành các dự án một cách đúng thời hạn (đúng tiến độ) là một chỉ số quan trọng
cho sự thành cơng của dự án bởi vì sẽ làm khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm cuối
cùng theo đúng kế hoạch và tạo sự tin tưởng tiềm năng cho những dự án trong tương lai.
-

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng:

Dịch vụ khách hàng là tất cả các hoạt động làm tăng giá trị cho khách hàng. Trong nghiên
cứu “Mười xu hướng lớn cách mạng hóa chuỗi cung ứng & Logistics” - Journal of Business
Logistics, Bowersox et al. (2000) cho rằng có ít nhất ba quan điểm để tạo ra giá trị cho
khách hàng thông qua chuỗi cung ứng là: Giá trị kinh tế; Giá trị thị trường; Giá trị liên
quan. Giá thấp, thời gian giao hàng ngắn và ngày giao hàng chính xác là ba lĩnh vực quan
trọng rất quan trọng đối với khách hàng. Giá trị liên quan đối với ngành xây dựng được
đặc trưng bởi sự đổi mới công nghệ so với các ngành khác. Ngành xây dựng được coi là
một ngành công nghiệp công nghệ thấp, ít đổi mới so với các ngành khác. Trong những
năm gần đây, sự đổi mới trong xây dựng đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng một
cách rõ ràng. Có hai khía cạnh của sự đổi mới: Một là đổi mới sản phẩm trong việc xây
dựng cuối cùng ví dụ như về mặt kiến trúc sáng tạo hoặc các tính năng sáng tạo trong các
khía cạnh khác nhau của tòa nhà; Hai là sự đổi mới quy trình, là về những cách mới để làm
việc với giai đoạn thi công (như tổ chức công việc, phương pháp xây dựng mới, v.v).
Xét đến cùng, một quá trình cung ứng được xem là hiệu quả khi chúng có thể mang đến

những sản phẩm vào đúng thời điểm với chi phí thấp nhất, đồng thời cũng xem xét mức độ
phối hợp hiệu quả của doanh nghiệp với đối tác trong mắt xích cung ứng để mở rộng quy
trình sản xuất.


9
1.3 Đo lường hiệu quả quản trị cung ứng
Quản trị cung ứng có phạm vi rộng trong tài liệu về SCM và có rất nhiều mơ hình mơ tả
q trình cung ứng từ các quan điểm khác nhau. Một số mơ hình đang mơ tả cách thiết lập
chuỗi cung ứng dựa trên hỗn hợp sản phẩm, địa điểm, lập kế hoạch tồn kho, vv. mơ tả
những gì cần đo lường trong chuỗi cung ứng.
Có rất nhiều phép đo khác nhau có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của q trình
cung ứng. Trong đó, thẻ điểm cân bằng, mơ hình SCOR và điểm chuẩn là ba phương pháp
được sử dụng để đo lường hiệu suất trong ngành.
1.3.1 Mô hình thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard)
Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một mơ hình được hình thành bởi Robert S. Kaplan và David
Norton vào năm 1992, để đo lường hiệu suất trong một tổ chức. Các tiêu chí đo lường khác
nhau giữa các cơng ty và giữa các phịng ban trong cùng một công ty, bao gồm các phiều
ghi điểm: Biện pháp tài chính; Khách hàng; Năng lực và Quy trình (như Hình 1.2).

Hình 1.2: Bốn chỉ tiêu đo lường trong mơ hình BSC
(Nguồn: blog.cloudjetsolutions.com)
Các biện pháp tài chính tập trung vào giá trị gia tăng kinh tế và lợi tức đầu tư. Các biện
pháp liên quan đến khách hàng là sự hài lòng của khách hàng và thị phần. Quy trình nội bộ
bao gồm chất lượng, thời gian đáp ứng và các biện pháp chi phí. Danh mục năng lực bao
gồm các khía cạnh việc làm như phát triển kỹ năng, duy trì và cơng nghệ thơng tin.
Nhiệm vụ của quản trị cung ứng sẽ được liên kết với khung điểm cân bằng để quyết định
những gì sẽ được bao gồm trong phiếu ghi điểm. Ví dụ, phiếu ghi điểm có thể được chia
thành các lĩnh vực như tài chính, hiệu quả quy trình nội bộ và năng lực nhân viên.



10
1.3.2 Mơ hình điểm chuẩn (Benchmarking)
Mơ hình điểm chuẩn là một quy trình có hệ thống để xác định thực tiễn tốt nhất, so sánh
với thực tiễn và sửa đổi để đạt được hiệu suất vượt trội. Các số liệu phổ biến có thể được
sử dụng khi so sánh các cơng ty. Điểm chuẩn có năm mục đích cơ bản được mô tả bởi
Splendolini (1992):
-

Chiến lược: lập kế hoạch cho ngắn hạn và dài hạn.
Dự báo: dự đoán xu hướng.
Ý tưởng mới: kích thích những suy nghĩ mới.
So sánh quá trình.
Đặt mục tiêu và mục tiêu: dựa trên thực tiễn tốt nhất.

Điểm chuẩn có thể được sử dụng cả trong nội bộ cơng ty và bên ngồi. Điểm chuẩn nội bộ
có thể được sử dụng để so sánh các bộ phận khác nhau, nhưng cũng kiểm tra cách một bộ
phận thay đổi theo thời gian. Điểm chuẩn bên ngồi có thể được sử dụng để so sánh cơng
ty của chính họ với các đối thủ cạnh tranh hoặc với các cơng ty có hiệu suất cao.
1.3.3 Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR)
Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng được Hội đồng chuỗi cung ứng phát triển
với mục đích cung cấp một cách tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng và
sử dụng các số liệu chung để đánh giá so với các tổ chức khác:
-

Cung cấp một ngôn ngữ tiêu chuẩn cho SCM có thể được sử dụng đa ngành;
Mở rộng điều kiện cho điểm chuẩn;
Thiết lập cơ sở để phân tích chuỗi cung ứng;
So sánh chuỗi cung ứng hiện tại với mục tiêu cho tương lai.


Mơ hình SCOR dựa trên bốn quy trình quản lý:
-

Kế hoạch (Plan): cân bằng cung cầu
Nguồn (Source): mua sắm sản phẩm và dịch vụ
Thực hiện (Make): chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ thành hàng hóa thành phẩm
Giao nhận (Deliver): giao sản phẩm và dịch vụ.


11

Hình 1.3: Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR)
(Nguồn: vietnamscm.blogspot.com)
Mơ hình SCOR có ba cấp độ:
-

Cấp cao nhất: xác định phạm vi và nội dung cho chuỗi cung ứng.
Cấp cấu hình: thiết kế chuỗi cung ứng
Cấp độ phần tử quy trình: cung cấp thơng tin chi tiết về từng quy trình.

Một quy trình bao gồm các yếu tố quy trình và các yếu tố được cấu thành từ các nhiệm vụ
với tập hợp các hoạt động. Các hoạt động được chuẩn hóa để có thể so sánh giữa các chuỗi
cung ứng. Theo nghiên cứu của Huan, S. H., Sheoran, S. K. và Wang, G (2004) về “Đánh
giá và phân tích mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR)”, Mơ hình SCOR
đánh giá hiệu quả dựa trên 12 chỉ số hiệu suất:
-

Hiệu suất giao hàng
Tỷ lệ lấp đầy
Thời gian hoàn thành đơn hàng

Hoàn thành đơn hàng hoàn hảo
Đáp ứng chuỗi cung ứng
Linh hoạt sản xuất
Tổng chi phí quản lý hậu cần
Giá trị gia tăng năng suất nhân viên
Chi phí bảo hành
Thời gian xoay vịng tiền mặt
Thời gian lưu kho
Vòng quay tài sản


12
Dựa trên mơ hình SCOR, nghiên cứu “Điều chỉnh quy trình thực hiện SCOR cho ngành
xây dựng” của Micael Thunberg và Fredrik Persson (2012) tại trường đại học Linkoping –
Thụy Điển đã đưa ra được mơ hình BSCOR (Builder’s SCOR), để mở rộng phạm vi sử
dụng SCOR cho các công ty xây dựng, chi tiết mơ hình như Hình 1.4.

Hình 1.4: Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng ngành xây dựng (BSCOR)
(Nguồn: Micael Thunberg and Fredrik Persson (2012). Adapting The SCOR Make
Process to the Construction Industry Settings. Department of Science and Technology,
Linkoping University, Norrkoping, Sweden)
Mơ hình cho thấy xây dựng là quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho đối tượng xây dựng (cơng
trình/ dự án) thơng qua các quá trình chuẩn bị, lắp đặt, lắp ráp và hồn thiện (bao gồm cơng
tác sơn và trang trí nội ngoại thất). BSCOR bao gồm các quá trình giao nhận hàng từ các
nhà cung cấp và các quy trình nguồn tại công trường xây dựng của tổng thầu.
Ở cấp độ 1 trong BSCOR, phía nhà cung cấp được mơ hình hóa bởi bD (SCOR của yếu tố
Delivery in Builder – Giao nhận trong xây dựng). Tại công trường xây dựng, Yếu tố nguồn
bS – Source, xây dựng bB – Build (tương ứng với Make trong SCOR) và yếu tố bàn giao
bT - Transfer (tương ứng với Delivery trong SCOR) tạo ra các quy trình chính. Q trình
trả lại bR - Return và kế hoạch bP - Plan cũng là một phần của khung BSCOR (Hình 1.4).



13
BSCOR đặc trưng bởi khơng có sự trả lại (bR – Return) từ khách hàng/ chủ đầu tư trở lại
tổng thầu, vì khơng có sự chuyển động nào của dịng vật liệu xây dựng.
Mơ hình BSCOR nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều hịa các quy trình lập kế hoạch
tại các nhà thầu phụ và tổng thầu. Mơ hình đề xuất về định nghĩa của các quy trình xây
dựng của Tổng thầu (bB6) và Nhà thầu phụ (bB8) mà về cơ bản quy trình xây dựng một
dự án là như nhau, bao gồm: Quá trình xây dựng, thiết kế, xác nhận và cuối cùng là hồn
thiện một tịa nhà. Quá trình sản xuất một đối tượng xây dựng dựa trên yêu cầu của một
khách hàng cụ thể.
Nếu so sánh các định nghĩa Tổng thầu (bB6) và Nhà thầu phụ (bB8) với các định nghĩa
trong mơ hình SCOR, có thể thấy rằng hai định nghĩa này giống với quy trình “Make
Engineer to Oder” (M3). Quy trình xây dựng một ngơi nhà giống như quy trình sản xuất
một sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng của kỹ sư, theo đó là các định nghĩa tương tự.
Các hệ thống đo lường được thiết kế để tập trung vào các quyết định chiến lược và truyền
cảm hứng cho hành động. Các phép đo hiệu suất hỗ trợ việc liên kết chiến lược dài hạn với
các hành động ngắn hạn. Tuy nhiên, điểm yếu của các phép đo chuỗi Cung ứng là không
bao gồm tồn bộ phạm vi khơng đo lường được các khía cạnh liên quan của chuỗi cung
ứng một cách tối ưu. Nếu quyết định sử dụng chi phí làm thước đo duy nhất cho hiệu suất
chuỗi cung ứng của mình, điều này có thể sẽ dẫn đến chuỗi cung ứng hoạt động với chi phí
tối thiểu, nhưng có nguy cơ cao phản ứng của khách hàng kém, hiệu suất kém hoặc thiếu
linh hoạt. Khả năng tạo ra một hệ thống thang đo lường hiệu quả quá trình cung ứng tốt là
rất khó. Do đó, tùy vào đặc trưng hoạt động cung ứng của từng ngành cụ thể, từng công ty
cụ thể để lựa chọn thang đo phù hợp cho việc tạo dựng mơ hình đánh giá tính hiệu quả.
1.4 Kết luận Chương I: Mơ hình đề xuất đo lường hiệu quả cung ứng vật tư
Như đã nghiên cứu ở trên, chúng ta có 3 phương pháp phổ biến để đo lường hiệu suất hoạt
động cung ứng là Thẻ điểm cân bằng, mơ hình SCOR và điểm chuẩn. Khơng có phương
pháp nào trong số này có một phép đo rõ ràng về hiệu quả hoạt động cung ứng. Thẻ điểm
cân bằng bao gồm các phép đo cùng nhau có thể đưa ra quan điểm về hiệu quả, nhưng

khơng có phép đo duy nhất nào đo lường hiệu quả... Đánh giá tài liệu lý thuyết liên quan
mơ hình BSCOR bao gồm 04 yếu tố với 12 chỉ số cho hiệu quả được tìm thấy rõ ràng.

Hình 1.5: Mơ hình đề xuất cho đo lường hoạt động cung ứng ngành xây dựng.
(Nguồn: Tổng hợp)


14
Xét ở cấp độ 1 của mơ hình BSCOR, 04 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đến việc đo
lường hiệu quả quản trị cung ứng vật tư, gồm:
-

Yếu tố Giao nhận trong xây dựng bD (SCOR của yếu tố Delivery in Builder), tương
ứng với hiệu quả về mặt thời gian.
Yếu tố Nguồn bS – Source, tương ứng với việc kiểm soat chi phí thực hiện dự án.
Yếu tố Xây dựng bB – Build (tương ứng với Make trong SCOR), ứng với việc kiểm
sốt chất lượng cơng trình hiệu quả.
Yếu tố Bàn giao bT - Transfer (tương ứng với Delivery trong SCOR), đề cập đến
hiệu quả trong việc hỗ trợ khách hàng.

Mơ hình sẽ khơng có sự trả lại (bR – Return) từ khách hàng/ chủ đầu tư trở lại tổng thầu,
vì khơng có sự chuyển động nào của dịng vật liệu xây dựng.
Mơ hình đề xuất cho đo lường hoạt động cung ứng ngành xây dựng sẽ là tiền đề cho
Chương 2 trong việc thiết lập mô hình cải tiến cho việc đo lường hiệu quả quản trị cung
ứng vật tư cho riêng công ty Handong E&C.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU “HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT & XÂY DỰNG HANDONG”
Từ khung lý thuyết (Chương 1 - Tổng quan lý luận về quản trị cung ứng và hiệu quả hoạt
động cung ứng) làm nền cùng những phát hiện và ý tưởng thu thập được từ công việc thực
tế tại phịng Hợp đồng và Cung ứng (P&C) của cơng ty Handong, nghiên cứu xác định các

yếu tố làm thang đo cho mơ hình đo lường hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư xây
dựng của công ty Handong E&C. Nghiên cứu thực nghiệm xác định yếu tố cốt lõi ảnh
hưởng đến hiệu quả cung ứng, kiểm tra thang đo hiệu quả và rút ra kết luận làm cơ sở để
đề xuất một số giải pháp quản trị hoạt động cung ứng cho công ty Handong trong chương
3.
2.1 Công ty HANDONG E&C và quản trị cung ứng vật tư xây dựng của công ty
2.1.1 Vài nét về công ty Handong E&C
Công ty: CỔ PHẦN KỸ THUẬT & XÂY DỰNG HANDONG
Tên viết tắt: HANDONG E&C JSC
Địa chỉ trụ sở chính: 129E Nguyễn Đình Chính, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Đại diện: Ông PARK JIN HO - Chức vụ: Tổng Giám Đốc
Mã số thuế: 0311380280
Số tài khoản: 001 070 406 001569 - Tại: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương, Chi
nhánh Bến Nghé, TP. HCM
Điên thoại: 08.3 844 4784 – 08.3 844 4840


15
Fax: 08. 3 844 4784
Website: />Handong E&C được thành lập vào năm 2011 trên cơ sở từ đội xây dựng chuyên
nghiệp trực thuộc công ty quốc tế hàng đầu thế giới, là một công ty xây dựng với vốn đầu
tư của Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam. Cơng ty có kinh nghiệm đa dạng, phong phú trong
lĩnh vực xây dựng bao gồm xây dựng cơng trình dân dụng và công nghiệp, phát triển các
khu dân cư, khu đô thị và khách sạn, cơ sở hạ tầng với yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Thông
qua tất cả các nỗ lực cùng đội ngũ nguồn nhân lực quốc tế, công ty luôn cung cấp các dịch
vụ với chất lượng tốt nhất.
Handong E&C là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp gói "Dịch vụ tổng thể".
Từ tư vấn tài chính đầu tư dự án xây dựng, kế hoạch thi cơng, cho đến thiết kế , thực hiện
các gói thi công lắp đặt , cả việc phân phối dịch vụ và quản lý mua bán bất động sản sau
khi hoàn thành cơng trình. Cơng ty ln nỗ lực hồn thành các dự án xây dựng một cách

hoàn hảo nhất để bảo vệ các khách hàng của mình trước những biến động nhanh chóng,
những diễn biến bất ngờ của nền kinh tế tồn cầu.
Hoạt động trong ngành cơng nghiệp xây dựng hơn 7 năm qua, cơng ty Handong
E&C với vai trị chủ thầu đã thực hiện hơn 15 dự án xây dựng liên quan đến cơng trình dân
dụng, cơng trình cơng nghiệp, khu đô thị, khách sạn, nhà máy, bệnh viện...tại nhiều tỉnh
thành trải dài khắp đất nước Việt Nam như Hà Nội, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, TP. Hồ Chí Mình, Bình Dương, An Giang. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến một số
dự án tiêu biểu như: Khu đô thị An Phú Sinh ở Quảng Ngãi, dự án SKY 9, Khu nhà ở
Phước Long và dự án Dragon Village ở Quận 9 – TP.HCM, dự án Bắc Hà Hoàng Hồ
Residential và Smart City ở An Giang, dự án City Tower và Citadine ở Bình Dương, chung
cư Thạnh Lộc ở Quận 12 – TP.HCM, Nhà máy ITM ở Bình Dương, dự án The Dragon
Castle ở Hải Phịng, dự án SKY PALACE ở Nam Từ Liêm, Hà Nội...Những thông tin về
các dự án của Handong E&C được trình bày cụ thể ở Phụ Lục 2 của đề tài nghiên cứu này.
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý hoạt động của công ty
Sứ mệnh: Handong E&C cung cấp giải pháp toàn diện và kỹ thuật chuẩn quốc tế với chi
phí hợp lý.
Tầm nhìn: Handong E&C thể hiện là một công ty quốc tế xuất sắc dẫn đầu trong lĩnh vực
xây dựng không chỉ ở Việt Nam, mà cả khu vực Đông Nam Á và Thế Giới theo những
phương thức và giải pháp hoàn hảo.
Giá trị cốt lõi của Handong E&C:
-

Luôn đặt sự thành công của khách hàng lên đầu
Giao thương với sự trung thực, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau
Làm việc một cách tận tâm, tận tụy vì mục tiêu cho sự phát triển trong tương lai
Là người dẫn đầu và là đồng đội của nhau


×