Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

Olympic châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 48 trang )

109/20/13
PHONG TRÀO OLYMPIC
CHÂU Á
THE OLYMPIC MOVEMENT IN ASIA

09/20/13 2
HỘI ĐỒNG OLYMPIC CHÂU Á
THE OLYMPIC COUNCIL OF ASIA (OCA)

Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) được phê chuẩn thành lập ngày 26/11/1981 tại
phiên họp của Liên đoàn Thể thao Châu Á tổ chức tại New Delhi - Ấn Độ (tiền
thân của OCA là Liên đoàn Thể thao Châu Á được thành lập ngày 13 tháng 2
năm 1949). Hội đồng Olympic Châu Á chính thức ra đời ngày 5/12/1982 trong
thời gian Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 9 tại New Delhi, Ấn Độ.

Sheikh Fahad Al-Sabah được bầu là Chủ tịch đầu tiên và Phó nguyên soái không
quân C. L. Mehta là Tổng thư ký đầu tiên của OCA.

Từ đây, OCA đã quy tụ, lãnh đạo các hoạt động thể thao trong khu vực và thường
xuyên tổ chức các Đại hội Thể thao Châu Á theo chu kỳ 4 năm 1 lần.

Hiện nay, OCA có 45 quốc gia thành viên. Chủ tịch của OCA hiện nay là ngài
Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah (con trai của Chủ tịch OCA trước đây), cùng
8 Phó Chủ tịch (5 đại diện các khu vực Tây Á, Đông Á, ĐNÁ, Nam Á, Trung Á,
3 đại diện của các nước đăng cai Á vận hội Mùa hè-Mùa đông tiếp theo và Asian
Indoor Games. Tổng thư ký OCA là ông Raja Randhir Singh (Ấn Độ).
09/20/13 3
Mục tiêu của OCA
The objective of OCA

Mục tiêu của OCA là tạo điều kiện phát triển toàn diện cho thanh niên Châu Á cả


về thể lực và tinh thần thông qua thi đấu thể thao công bằng, tình hữu nghị, tôn
trọng lẫn nhau và thiện chí.

OCA là tổ chức duy nhất chịu trách nhiệm về thể thao ở Châu Á, là một tổ chức
đại diện cho tất cả các tổ chức thể thao khác chịu trách nhiệm về phong trào
Olympic ở châu lục, quốc tế và các Đại hội thể thao khác, với công việc điều
phối các hoạt động thể thao ở các nước thành viên và đảm bảo thường xuyên tổ
chức Á vận hội Mùa Hè, Á vận hội Mùa Đông đều đặn 4 năm một lần và Đại hội
Thể thao Châu Á trong nhà, Đại hội thể thao bãi biển 2 năm một lần.

OCA là tổ chức truyền bá lý tưởng Olympic cho mọi người dân Châu Á, giải
quyết bất kỳ vấn đề nào nảy sinh trong thể thao giữa các thành viên và các tổ
chức Thể thao.
09/20/13 4
Ngài Sheikh Fahad Al-Sabah
Chủ tịch đầu tiên của OCA
The OCA First President
09/20/13 5
Trụ sở của OCA- The OCA’s Headquarter

Trụ sở của OCA được đặt tại Kuwait.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch
OCA. Ông Hussain Al-Musallam là
Tổng giám đốc điều hành chỉ đạo tất cả
các việc của Hội đồng OCA và các Uỷ
ban Olympic quốc gia thành viên.

Tổng giám đốc OCA cũng được sự
cộng tác giúp đỡ của một lực lượng
hùng hậu các quốc gia và các quan

chức khác của Hội đồng như ông Saud
Buhammad, ông Abdul Latif Al- Qallf,
ông, Vinod Kumar Tiwari, ông Sami
Al-Shammari, ông Mythem Khuraibet,
ông Hyder Farman, ông Sulaiman
Qabzard, ông Darweesh Al-Zoabi ông
Iqbal Qadri, ông Rajesh Kukmar, ông
Ayub Khan và ông Abdul Razak.
Ngài Hussain Al Mussallam-Tổng giám đốc OCA
OCA Director General
Trụ sở OCA – The OCA Headquarter
09/20/13 6
Biểu tượng của OCA – The OCA’s Logo

Cờ của OCA có màu trắng, ở giữa là
một biểu tượng của OCA.

Biểu trượng gồm 1 hình mặt trời toả
ra 16 tia lửa màu đỏ, ở giữa có một
vòng tròn trắng. Phía trên mặt trời là
biểu tượng Olympic và dòng chữ
"Ever Onward" (luôn hướng về phía
trước), ở dưới là dòng chữ Hội đồng
Olympic Châu Á (OCA).

Theo quy định, lá cờ của OCA phải
được treo trên sân vận động chính và
tại các địa điểm thi đấu của Á vận
hội.
Biểu tượng của OCA- The OCA Logo

09/20/13 7
Lãnh đạo OCA
The OCA’s Leaders
Ngài Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah (Kuwait)
Chủ tịch OCA
OCA President
Raja Randhir Singh (Ấn Độ)
Tổng thư ký OCA
OCA Secretary General
09/20/13 8
Maj. General Charouck
Arirachakran
CÁC PHÓ CHỦ
TỊCH OCA
The OCA’s Vice
Presidents
Gafur Arskanbek Rakhimov
Lt Gen Syed Arif Hasan
Timothy Fox
Sheikh Issa Bin Rashid Al-Khalifa
09/20/13 9
CÁC UỶ BAN THƯỜNG TRỰC CỦA OCA
THE OCA’s STANDING COMMITTEES

Hội đồng Olympic Châu Á có 9
Uỷ ban thường trực bao gồm:
-
Uỷ ban Uỷ ban Luật
-
Uỷ ban Thể thao

-
Uỷ ban Tài chính
-
Uỷ ban Y học
-
Uỷ ban Thông tin và Thống kê
-
Uỷ ban báo chí
-
Uỷ ban Vận động viên
-
Uỷ ban Thể thao và Phụ nữ
-
Uỷ ban Văn hoá và Giáo dục
Phiên họp của Uỷ ban Thông tin và
Thống kê tháng 2/2006
09/20/13 10
Cơ cấu tổ chức Phong trào Olympic Châu Á
The OCA Structure
Athletes
Clubs
NFs

NOCs AFs


OCA

42 LĐTT


45 UBOQG
Cơ cấu tổ chức IOC
09/20/13 11
Sự hình thành và phát triển của Á vận hội
The foundation and development of the Asian Games

Đại hội Thể thao Châu Á được tổ chức theo sáng kiến của giáo sư Guru Dutt
Sondhi (Ấn Độ), ông được xem là người đã góp công lớn nhất cho việc ra đời của
Đại hội Thể thao Châu Á (Asian Games). Giáo sư Sondhi là Tổng thư ký Uỷ ban
Olympic Ấn Độ từ 1928 - 1952, thành viên IOC từ 1932 – 1966.

Tháng 8 năm 1948, các đại biểu tham dự Đại hội Olympic lần thứ 14 ở London
đã tổ chức họp mặt để bàn về việc thành lập Liên đoàn Thể thao Châu Á. Ngày
13/2/1949 tại New Delhi, Ấn Độ Liên đoàn thể thao Châu Á đã chính thức được
thành lập và các đại biểu đã quyết định tổ chức Á vận hội 4 năm một lần giữa các
chu kỳ Đại hội Olympic, theo kế hoạch Đại hội Thể thao Châu Á bắt đầu từ năm
1950 nhưng không thực hiện được nên đã chuyển sang năm 1951.

Thủ tướng Ấn Độ, Jawaharlal Nehru là tác giả của khẩu hiệu nổi tiếng: Tham gia
Thể thao với tinh thần Thể thao “ Play the Games in the Spirit of the Games “.
09/20/13 12
Thủ tướng Jawaharlal Nehru với khẩu hiệu:
“Tham gia thể thao với tinh thần thể thao”
09/20/13 13

Giáo sư Guru Dutt Sondhi là người có
những đóng góp lớn nhất cho việc thành
lập Á vận hội.

Thành viên IOC từ năm 1932-1936, thành

viên Ban thường vụ IOC từ năm 1961-
1965.

Tổng thư ký danh dự đầu tiên của Hiệp
hội Olympic Ấn Độ từ năm 1928-1952.

Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư
Ấn Độ từ năm 1938-1945.

Năm 1946 được bầu là Phó chủ tịch Liên
đoàn Hockey quốc tế.
Giáo sư Guru Dutt Sondhi
09/20/13 14
Các kỳ Á vận hội – The Asian Games
Á vận hội New Delhi, 1951:

Á vận hội lần đầu tiên đáng lẽ được tổ chức năm 1950
tại New Dehli, Ấn Độ nhưng vì những lý do trong
nước nên Đại hội đã chuyển sang năm 1951.

Tiểu vương Maharaja đã dùng tài sản của riêng mình
cho Ban tổ chức mượn để trang trải các chi phí tổ
chức Á vận hội.

Á vận hội lần thứ nhất có 11 quốc gia tham dự với
500 vận động viên và quan chức, thi đấu ở 6 môn thể
thao. Huy chương vàng đầu tiên của Đại hội được trao
cho VĐV N.C. Kok, Singapore ở nội dung bơi tự do
1500m.


Kết quả Đoàn Nhật Bản đứng thứ nhất với 24
HCV,20 HCB và 14 HCĐ, đứng thứ hai là đoàn Ấn
Độ với 15 HCV, 18 HCB và 19 HCĐ, tiếp theo là các
đoàn Iran và Singapore…
Biểu tượng Á vận hội
New Delhi 1951
09/20/13 15
Á vận hội Manila 1954:

Á vận hội lần thứ 2 được tổ chức tại Manila,
Philippine từ ngày 1-9/5/1954. Ban tổ chức Á vận hội
lần thứ 2 đã nhận được tài trợ 100.000 bảng Anh của
Chính phủ Philippine).

Tham dự Á vận hội Manila có 19 quốc gia với 1.241
vận động viên và quan chức, thi đấu ở 8 môn thể
thao.

Một lần nữa Đoàn Nhật Bản lại thống trị Á vận hội
với 38 HCV, 36 HCB 24 HCĐ; với tư cách là nước
chủ nhà, Philipine đứng thứ hai với 14 HCV, 14 HCB
và 17 HCĐ.

Hàn Quốc mặc dù lần đầu tiên tham dự nhưng đã
chứng tỏ được tiềm năng thể thao to lớn của mình
bằng việc vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng
với 8 HCV, 6 HCB và 5 HCĐ; tiếp theo là các Đoàn
Ấn Độ và Pakistan với 4 HCV.
Biểu tượng Á vận hội
Manila 1954

09/20/13 16
Á vận hội Tokyo 1958:

Á vận hội lần thứ 3 được tổ chức tại Tokyo từ ngày 24/5-
1/6/1958. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản đứng ra đăng cai tổ
chức sự kiện thể thao quốc tế để chứng minh những thành quả
trong việc khôi phục đất nước sau chiến tranh và hướng tới
mục tiêu xin đăng cai tổ chức Đại hội Olympic.

Tham dự Á vận hội Tokyo có 20 quốc gia và 1.692 vận động
viên, quan chức; số môn thi tại Á vận hội đã tăng lên 13, tăng
6 môn so với Á vận hội 4 năm trước đó.

Trong lễ khai mạc ngày 24 tháng 5 ngọn lửa thiêng của Á vận
hội được thắp sáng trên đài lửa Đại hội do Mkio Oda - vận
động viên đầu tiên của Châu Á giành HCV Olympic nội dung
nhảy 3 bước tại Đại hội Olympic Amsterdam 1928.

Nhật Bản khẳng định vị trí độc tôn của mình trên đấu trường
thể thao Châu Á bằng việc giành được 68 HCV, 41 HCB và
30 HCĐ, kế đó là Philippine với 8 HCV, 19 HCB và 21 HCĐ,
Hàn Quốc đứng thứ 3 với 8 HCV, 19 HCB và 12 HCĐ.
Biểu tượng Á vận hội
Tokyo 1958
09/20/13 17
Á vận hội Jakarta 1962:

Á vận hội Jakarta 1962 được tổ chức ở thành phố Jakarta
(Indonesia) từ ngày 24/8-4/9/1962 với sự tham gia của 18
quốc gia và 1.527 VĐV, quan chức, tranh tài ở 13 môn thi

trong đó Cầu Lông lần đầu tiên được đưa vào chương
trình thi đấu chính thức của Đại hội.

Á vận hội Jakarta đã bị một số Liên đoàn thể thao tẩy
chay vì Indonesia từ chối không cho Đài Loan và Israel
tham dự với những lý do chính trị quốc tế và tôn giáo.

Giáo sư Sondhi cho rằng điều này đi ngược lại với tinh
thần Đại hội nên những mâu thuẫn này đã dẫn đến sự bạo
động của sinh viên.

Tuy vậy Đại hội vẫn kết thúc thành công với 17 kỷ lục
mới ở các môn Điền kinh và Bơi lội….

Kết qủa, Nhật Bản dẫn đầu với 73 HCV, 56 HCB và 23
HCĐ, Ấn Độ đứng thứ nhì với 10 HCV, 13 HCB và 10
HCĐ, nước chủ nhà Indonesia đứng ở vị trí thứ 3 với 9
HCV, 12 HCB và 27 HCĐ; đưứngở vị trí thứ 4 là
Philippines với 7 HCV, 14 HCB và 16 HCĐ.
Biểu tượng Á vận hội
Jakarta
09/20/13 18
Á vận hội Bangkok 1966:

Á vận hội lần thứ 5 được tổ chức ở Thủ đô Bangkok, Thailand
từ ngày 9-30/12/1966 với sự tham gia của 2500 vận động
viên, quan chức đến từ 18 quốc gia, thi đấu ở 14 môn thể thao
(bóng chuyền nữ lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi
đấu).


Israel, Đài Loan không tham dự ở kỳ Đại hội trước đã tham
dự trở lại và Hàn Quốc tham dự với số lượng lớn nhất 275
VĐV, thi đấu ở tất cả các nội dung.

Á vận hội lần thứ 5 đã xuất hiện chương trình trao đổi văn hoá
đầu tiên với sự tham gia của các quốc gia Nhật Bản, Hàn
Quốc, Malaysia và Thái Lan. Điều này đã làm cho Á vận hội
trở thành lễ hội giao lưu văn hoá quốc tế lớn, bổ sung cho các
cuộc thi đấu thể thao.

Trong thời gian Đại hội, Hàn Quốc được trao quyền đăng cai
Á vận hội tiếp theo vào năm 1970.

Nhật Bản tiếp tục đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng
của Đại hội với 78 HCV, 53 HCB và 33 HCĐ, Hàn Quốc
vươn lên vị trí thứ hai với 12 HCV, 18 HCB và 21 HCĐ, nước
chủ nhà Thái Lan đứng ở vị trí thứ 3 với 12 HCV, 14 HCB và
11 HCĐ và Malaysia đứng thứ 4 với 7 HCV, 5 HCB và 16
HCĐ.
Biểu tượng Á vận hội
Bangkok 1966
09/20/13 19
Á vận hội Bangkok 1970:

Á vận hội lần thứ 6 được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan từ
ngày 9-20/12/1970. Ban đầu Á vận hội dự định tổ chức ở
thành phố Seoul, Hàn Quốc, nhưng vì lý do tài chính và chính
trị Hàn Quốc xin từ chối trước đó 16 tháng.

Với những kinh nghiệm tổ chức trước đó Bangkok một lần

nữa lại đứng ra đăng cai tổ chức Á vận hội lần thứ hai liên
tiếp (hầu hết các địa điểm thi đấu tại kỳ Đại hội trước đó đã
được sử dụng lại).

Tham dự Á vận hội lần thứ 6 có 18 quốc gia với 2500 vận
động viên, quan chức và tranh đua ở 13 môn thể thao trong
chương trình thi đấu chính thức của Đại hội (Tennis và Bóng
bàn không được đưa vào chương trình thi đấu).

Kết quả Nhật Bản tiếp tục giữ vững ngôi vị quán quân trên
đấu trường thể thao khu vực với 74 HCV, 47 HCB và 23
HCĐ, Hàn Quốc cũng vẫn bảo vệ được ngôi vị thứ nhì bằng
việc giành được 18 HCV, 13 HCB và 23 HCĐ, kế đó là Thái
Lan với 9 HCV, 17 HCB, 13 HCĐ và đứng thứ 4 là đoàn
Israel với 9 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ.
Biểu tượng Á vận hội
Bangkok 1970

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×