MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới có nhiều tranh chấp cần được giải
quyết như các tranh chấp về lãnh thổ, tranh chấp về kinh tế,
thương mai,... có ảnh hưởng đến nhiều nước liên quan. Mỗi quốc
gia có những chính sách giải quyết các tranh chấp trên khác
nhau. Nhưng nhìn chung, quan hệ quốc tế từ những năm 80 của
thế kỷ XX đến nay có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối
thoại dựa trên cơ sở hòa bình, không dùng vũ lực để giải quyết
các tranh chấp.
Là một một quốc gia đã trải qua quá trình đấu tranh giành
độc lập, lãnh thổ lâu dài, Đảng ta hiểu rõ được sự quan trọng
của việc giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa
bình. Hiện tại, với tư cách là một quốc gia đang phát triển, hội
nhập với thế giới, Việt Nam cũng có những chính sách đối ngoại
để giữ vững chủ quyền, lợi ích Quốc gia rất kiên quyết nhưng
cũng ko thiếu sự mềm dẻo, thân thiện tránh làm xấu mối quan
hệ ngoại giao, hợp tác với các nước khác.
Trên cơ sở và quan điểm đó, Đảng ta vẫn đang tiếp tục
hoàn thiện các chính sách, chủ trương giải quyết tranh chấp
quốc tế thông qua các văn kiện Đảng trong các kỳ họp, các
tuyên bố trong các diễn đàn hòa bình khu vực. Các chính sách
này đang được áp dụng và giúp chúng ta đạt được nhiều kết
quả khả quan.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nhóm thực hiện đề tài
này nhằm giúp nhóm cũng như các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về
1
các chủ trương, quan điềm, chính sách của Đảng và nhà nước
trong các tranh chấp quốc tế ở Việt Nam.
2.
Mục đích nghiên cưu
Mục đích của nhóm khi làm đề tài này là làm rõ quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đường lối đối
ngoại để giải quyết các tranh chấp quốc tế ở Việt Nam,
giúp các bạn hiểu rõ thếm đường lối ngoại giao của Đảng
ta.
3.
Nội dung chính
Các khái niệm, vai trò, Việt Nam sử dụng luật pháp quốc
tế như thế nào trên sơ sở:
• Tôn trọng luật pháp quốc tế.
• Tôn trọng độc lập, dân quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng
•
có lợi.
Thông qua thương lượng, đối thoại, tuyệt đối không sử dụng vũ
•
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
Thông qua các biện pháp pháp lý.
NỘI DUNG
1.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp
quốc tế
1.1 Luật pháp quốc tế gì ? Vai trò của luật pháp quốc tế ?
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác tham gia
quan hệ luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát
sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời
sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung
mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của
2
từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể
này với nhau.
Luật pháp quốc tế giữ vai trò trung tâm bởi được các quốc
gia sử dụng với tính chất là công cụ pháp lý để duy trì sự phát
triển của hệ thống này, cũng như sự phát triển của các quốc gia
trong các quan hệ quốc tế hiện nay. Luật pháp quốc tế có các
vai trò cơ bản sau:
-
Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi
ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc
-
tế.
Là công cụ, nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và
an ninh quốc tế. Điều này được cụ thể hóa ở trong những
nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế là cấm đe dọa
-
dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực.
Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh
của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo
-
hướng ngày càng văn minh.
Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc
biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
1.2 Việt Nam sử dụng như thế nào
Là Luật quốc tế thì dĩ nhiên các quốc gia cho dù lớn hay
nhỏ đều phải có nghĩa vụ thực hiện nó, và bất kì sự tranh chấp
nào đều được xử lí dựa trên luật pháp đã đề ra. Giải quyết các
tranh chấp dựa trên Luật pháp quốc tế đem lại sự công bằng
cho các quốc gia. Nếu có bất kì sự tranh chấp nào, Việt Nam có
thể dựa vào Luật pháp quốc tế để đòi lại quyền lợi của mình.
Việt Nam thực hiện quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình khi có sự xâm phạm từ các nước khác dựa trên luật
3
pháp quốc tế. Nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ tôn trong và
thực hiện các quy định đã được Luật pháp quốc tế đề ra. Trên cơ
sở đó tạo dựng một môi trường hòa bình, tạo nên sự yên ổn
trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
2.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, dân
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi
2.1 Khái niệm và vai trò
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước,
một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là
có chủ quyền tối cao.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia,
khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi
nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm
phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ
quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành
động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là
hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước
quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng
chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp
quốc tế.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi
dân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia luôn luôn gắn liền với nhau, do
đó mà pháp luật quốc tế thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ và biên
giới của một quốc gia.
Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở, độc lập dân quyền và toàn vẹn
lãnh thổ là cơ sở quan trọng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ quốc gia
4
thông qua các cuộc đàm phán với chủ trương hòa bình, không gây bạo động,
chiến tranh, đồng thời tôn trọng lợi ích và quyền lợi của nhau.
2.2 Việt Nam sử dụng như thế nào
Việc giải quyết tranh chấp quốc tế dựa trên cơ sở này giúp cho việc đấu
tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại lãnh thổ
của Việt Nam.
Tôn trọng chủ quyền của các nước cũng là tôn trọng chủ quyền của chúng
ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để Việt Nam hợp tác với các quốc gia khác về
kinh tế, giáo dục,... để đôi bên cùng có lợi.
Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm và chủ trương ổn định
giải quyết các vấn đề tranh chấp trong khu vực thông qua các cuộc đàm phán
hòa bình, tôn trọng độc lập, dân quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng
của nhau. Đó là quan điểm nhất quán của Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp
với Pháp luật Việt Nam, Công ước và Luật pháp quốc tế.
3.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua thương lượng, đối
thoại, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
3.1 Khái niệm
Đối thoại là cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều bên để bàn bạc, trao đổi ý
kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó. Thương lượng và đối thoại phải đòi hỏi
sự đồng thuận, tự nguyện của các bên lên quan trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua thương lượng, đối thoại là sử
dụng các biện pháp hòa bình, tổ chức các buổi đối thoại, bàn bạc giữa các bên
tranh chấp để đưa ra được phương án giải quyết tối ưu nhất mà các bên đều chấp
5
thuận, tránh sử dụng các biện pháp vũ lực, đe dọa dùng vũ lực dễ làm tăng cao
căng thẳng giữa các nước, dẫn đến chiến tranh.
3.2 Vai trò
Thương lượng và đối thoại có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các
tranh chấp quốc tế. Đây là một biện pháp phổ biến, hiệu quả và linh hoạt nhất.
Đối thoại tạo điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp bày tỏ quan điểm, ý
kiến của mình về vấn đề tranh chấp. Ngoài ra còn giữ được quan hệ ngoại giao
với các nước tranh chấp, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động giao thương giữa
các nước. Gây dựng được tiếng tốt, cái nhìn thiện cảm với các quốc gia khác
trên thế giới, qua đó nhận được sự ủng hộ của của bạn bè quốc tế. Đối thoại có
thể là biện pháp mở đầu cũng như kết để giải quyết tranh chấp.
3.3 Việt Nam sử dụng như thế nào
Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc yêu hòa bình nên việc giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng, đối thoại tránh sử dụng vũ lực đã có từ rất sớm.
Từ các triều đại phong kiến, việc ngoại giao đã được thực hiện rất khéo léo, linh
hoạt nhưng đều có chung một nguyên tắc bất biến, đó là khẳng định và giữ vững
toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
Trong giai đoạn hiện nay, để giải quyết các tranh chấp Đảng ta luôn chọn
biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, đối thoại, tuyệt đối không dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Chủ trương giải quyết tranh chấp bằng hòa bình
trên cơ sở đối thoại, thương lượng của Đảng và Nhà nước ta phù hợp với tâm
nguyện và mong muốn của nhân dân Việt Nam, một dân tộc yêu hòa bình, vì
vậy chúng ta không muốn có vũ lực để xảy ra chiến tranh.
4.
4.1
Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý
Khái niệm và vai trò
Các quốc gia có thể lựa chọn các biện pháp hoài bình để giải quyết tranh
chấp quốc tế. Các biện pháp hòa bình cơ bản là: đàm phán, điều tra, trung gian,
6
hoài giải, trọng tài, tòa ván và giải quyết thông qua các tổ chức quốc tế. Trong
các biện pháp này, giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, điều tra, trung
gian, hòa giải, giải quyết thông qua các tổ chức quốc tế được coi là biện pháp
ngoại giao; giải quyết bằng tòa án quốc tế và trọng tài được coi là các biện pháp
pháp lý mang tính chất theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp.
Tòa án quốc tế gồm nhiều tòa án khác nhau, giải quyết
những tranh chấp khác nhau. Chức năng cơ bản và chủ yếu của
Tòa án quốc tế là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, tuy
nhiên chỉ có các quốc gia chấp nhận thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của Tòa án mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
các tranh chấp có liên quan.
Trọng tài quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp
quốc tế, theo đó, các quốc gia là các bên tranh chấp sẽ thỏa
thuận trao cho một hoặc một số cá nhân (trọng tài viên) thẩm
quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan. Ngày nay,
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem như phương thức
phổ biến nhất, đặc biệt đối với các tranh chấp phát sinh trong
thương mại quốc tế. Đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến
việc giải thích và áp dụng các điều ước quốc thế được coi là
biện pháp hữu hiệu, công bằng nhất trong trường hợp các biện
pháp ngoại giao không thành công.
4.2 Việt Nam sử dụng như thế nào
Biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình, văn minh được hiến chương của
Liên Hiệp Quốc ủng hộ. Vì vậy, Việt Nam không loại trừ sử dụng các biện pháp
pháp lý đề giải quyết các tranh chấp. Trong lịch sử, Việt Nam cũng đã sử dụng
các biện pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
7
Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp quốc tế dựa trên
tòa án hay trọng tài quốc tế được Đảng và Nhà nước ta cân
nhắc kĩ lưỡng vì nhiều lí do khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả
tối đa cho công cuộc đấu tranh còn lâu dài và phức tạp để bảo
vệ quyền lợi của chúng ta. Do vậy, Đảng ta vẫn chú trọng giải
quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp đàm
phán.
KẾT LUẬN
Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa
bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Như vậy,
đường lối đối ngoại xuyên suốt của Việt Nam là độc lập, tự chủ,
vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Với tinh thần đó, khi giải
quyết vấn đề liên quan đến các tranh chấp, Đảng và Nhà nước
ta luôn kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên
hết và cố gắng tìm giải pháp hòa bình có thể.
Độc lập tự do chính là nền tảng để giải quyết các vấn đề
đối ngoại của Việt Nam. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ
nước, dân tộc Việt Nam luôn lấy hòa bình, nhân nghĩa làm đạo
lý, không có tư tưởng xâm lược, bành trướng.
Hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục giải quyết các vấn đề về
tranh chấp bằng đường lối đối ngoại trên. Điều này giúp chúng
ta tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, tạo ra sức mạnh ngoại
lực để có thể giải quyết vấn đề bằng giải pháp hòa bình trên cơ
8
sở tôn trọng độc lập dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định phát triển.
MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU
9
.....................................................................................................
1
1.
2.
3.
Lý
do
chọn
đề
tài
.............................................................................................
1
Mục
đích
nghiên
cứu
.............................................................................................
1
Nội
dung
chính
.............................................................................................
2
NỘI
DUNG
.....................................................................................................
2
1.
2.
3.
4.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế...2
1.1 Luật pháp quốc tế gì ? Vai trò của luật pháp quốc tế ?..........................2
1.2 Việt Nam sử dụng như thế nào..................................................3
Giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, dân quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi.....................................................3
2.1 Khái niệm..............................................................................................3
2.2 Việt Nam sử dụng như thế nào..............................................................4
Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua thương lượng, đối thoại, tuyệt
đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
.....................................................................................................................
5
3.1 Khái
niệm
...............................................................................................................
5
3.2 Vai
trò
...............................................................................................................
5
3.3 Quan
điểm
của
Đảng
...............................................................................................................
5
Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý...........6
4.1 Khái niệm và vai trò..............................................................................6
4.2 Quan điểm của Đảng.............................................................................7
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
Tài liệu tham khảo.................................................................................................9
10