Tuần 4 Ngày soạn: 15.09.09
Tiết 8 Ngày giảng:
Bài 8. CÁC HÌNG THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở ĐỚI NÓNG
I. Mục tiêu.
Sau bài học, HS cần nắm.
1. Về kiến thức.
- Nắm được các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng.
- Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và sự tập trung dân cư.
2. Về kĩ năng.
- Nâng cao kĩ năng phân tích ảnh Địa lí và lược đồ Địa lí.
- Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ.
II. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp giảng giải.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Trình bày đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa?
Môi trường nhiệt đới gió mùa có gì khác môi trường nhiệt đới?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1:
Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc SGK, mục 1.
GV: Quan sát hình 8.1 và 8.2, nêu
một số biểu hiện cho thấy sự lạc hậu
của hình thức sản xuất nương rẫy?
(GV hướng dẫn: Người ta làm thế
nào để làm nương rẫy, dụng cụ canh
tác như thế nào, cách canh tác…)
HS: Người ta phá rừng (thứ có giá trị
lớn) để làm nương rẫy (thứ có ít giá
trị hơn). Dụng cụ sản xuất thô sơ,
làm việc thủ công năng suất thấp.
1. Làm nương rẫy.
- Người ta phải phá rừng và xavan để
làm nương rẫy.
- Đây là hình thức canh tác thô sơ,
lạc hậu, cho năng suất thấp đồng thời
làm mát rừng, xavan.
GV: Từ những nhận xét trên, em hãy
rút ra kết luận về hình thức sản xuất
nương rẫy?
HS: Đây là hình thức sản xuất lạc
hậu, năng suất thấp đồng thời làm
cho rừng và xavan bị thu hẹp lại.
Bước 2:
GV cũng cố, ghi bảng.
Hoạt động 2:
Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc SGK, mục 2.
GV: Quan sát hình 8.3 và 8.4, hãy
nêu điều kiện về nhiệt độ và lượng
mưa để tiến hành thâm canh lúa
nước?
HS: Thâm canh lúa nước chủ yếu
trong môi trường nhiệt đới gió mùa
(Nhiệt độ trung bình trên 20
0
C,
lượng mưa trên 1000mm, có nước
ngập chân ruộng).
GV: Điều kiện khí hậu đó tác động
như thế nào đến cơ cấu mùa vụ?
HS: Với điều kiện đó, có thể thâm
canh tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó
sản lượng tăng và chăn nuôi cũng có
điều kiện phát triển.
GV: Quan sát hình 8.4, so sánh với
hình 4.4, hãy rút ra nhận xét về mối
liên hệ giữa dân cư và việc trồng lúa
nước?
HS: Những vùng trồng lúa nước ở
Châu Á là những vùng đông dân nhất
Châu Á.
Bước 2:
GV cũng cố, bổ sung và ghi bảng.
Hoạt động 3:
Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc SGK, mục 3.
2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước.
- Trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
nơi có lao động đồi dào người ta làm
ruộng và thâm canh lúa nước.
- Thâm canh lúa nước cho phép tăng
vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng và
tạo cơ hội phát triển chăn nuôi.
- Những vùng sản xuất lúa nước là
những nơi tập trung đông dân.
3. Sản xuất nông sản hàng hoá theo
quy mô lớn.
*Ưu điểm:
GV: Quan sát hình 8.5, hãy nhận xét
về đặc điểm sản xuất theo quy mô
lớn?
HS: Về quy mô: diện tích canh tác
lớn; Về tổ chức sản xuất: Tổ chức
khoa học và phải có máy móc. Sản
phẩm làm ra vì thế lớn.
GV: Sản xuất nông sản hàng hoá
theo quy mô lớn có những hạn chế
nào?
HS: Cần đất rộng, cần nhiều vốn,
máy móc và thị trường ổn định.
Bước 2:
GV cũng cố, bổ sung và ghi bảng.
- Quy mô lớn.
- Tổ chức sản xuất khoa học, sử dụng
máy móc hiện đại.
- Làm ra số lượng sản phẩm lớn.
* Hạn chế:
- Cần diện tích canh tác rộng.
- Cần nhiều máy móc và kĩ thuật
canh tác hiện đại.
- Phải có đầu ra cho sản phẩm ổn
định.
4. Cũng cố:
- Trình bày những hậu quả của việc làm nương rẫy?
- Trình bày điều kiện để thâm canh lúa nước?
- Nêu những ưu điểm của việc sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, làm bài tập đầy đủ.
- Đọc trước bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.