Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng HJC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƢƠNG ĐÌNH THIỆN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ - XÂY DỰNG HJC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƢƠNG ĐÌNH THIỆN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ - XÂY DỰNG HJC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng

PGS.TS. Trần Anh Tài

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Năng lực cạnh tranh cho công ty Cổ phần tập
đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2017
Tác giả luận văn

Lƣơng Đình Thiện


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Minh Cƣơng, ngƣời đã hết
sức tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề tài nghiên cứu, cơ sở
lý luận cũng nhƣ khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo tại Viện Quản trị Kinh doanh Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, truyền đạt, chia sẻ
cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc cũng nhƣ các đồng
nghiệp đã từng công tác với tôi tại Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng
HJC, những ngƣời đã cho tôi nhiều lời khuyên quý báu, đã cung cấp cho tôi những
tài liệu, thông tin, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, tham khảo các tài liệu phục vụ
cho bản luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình và bạn bè tôi, đã động
viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, vật chất và tinh thần để tôi
có thể hoàn thành tốt bài luận văn này.
Hà Nội, ngày ….. tháng …… năm 2017
Tác giả luận văn

Lƣơng Đình Thiện


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH...............................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn ...................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ...........................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..............................................................6
1.2. Cơ sở lý luận của luận văn ...............................................................................8
1.2.1. Các quan niệm cơ bản về cạnh tranh ........................................................8
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......13

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ......................................................15
1.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp .......................17
1.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm .........................................................18
1.3.3. Năng suất các yếu tố sản xuất .................................................................19
1.3.4. Khả năng đổi mới và thích ứng của doanh nghiệp ..................................20
1.3.5. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp .....................................20
1.4. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................21
1.4.1. Các nhân tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ...............................................................................................................21
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................28
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................29
2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................30
2.2.1. Nghiên cứu định tính ...............................................................................30


2.2.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................................35
2.3. Thiết kế bảng hỏi và phiếu điều tra ................................................................35
2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu và phƣơng pháp điều tra ..........................................36
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ...........................................................................36
2.4.2. Phương pháp điều tra ..............................................................................36
2.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .......................................................................36
2.6. Lựa chọn mô hình nghiên cứu ........................................................................36
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................39
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ - XÂY DỰNG HJC..................................................40
3.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC ................40
3.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty ................................................................40
3.1.2. Thông tin cơ bản về công ty .....................................................................41

3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ........................................................42
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty .....................................................................42
3.1.5. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016.............................................45
3.2. Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC ....46
3.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Đầu tư – Xây dựng HJC ...........................................................46
3.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Đầu tư – Xây dựng HJC ...........................................................58
3.3. Một số nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Đầu tƣ – Xây dựng HJC ...............................................................................67
3.3.1. Hạn chế về năng lực lãnh đạo, quản trị chiến lược ................................67
3.3.2. Hạn chế về năng lực quản trị Marketing .................................................68
3.3.3. Hạn chế về năng lực quản trị tài chính ...................................................68
3.3.4. Hạn chế về năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ...............................68
3.3.5. Hạn chế về năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực .......................68
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................................69


CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ – XÂY
DỰNG HJC ...............................................................................................................70
4.1. Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ – Xây dựng
HJC đến những năm 2020 .....................................................................................70
4.1.1. Một số mục tiêu trong thời gian tới của Công ty .....................................70
4.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty...........................................................71
4.2. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ – Xây dựng HJC .....................................71
4.2.1. Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư – Xây dựng HJC .................71
4.2.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước .........................81
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................84


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Chữ
viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

2

CP

Cổ phần

3


DN

Doanh nghiệp

4

KPI

5

NLCT

6

R&D

Research & Development

7

TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement

8

WTO

World Trade Organization


Key Performance Indicator
Năng lực cạnh tranh

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

1

Bảng 2.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

Nội dung
Bảng Tổng hợp các nhân tố tác động đến NLCT
của DN
Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty CP HJC giai
đoạn 2014 – 2016
Doanh thu của một số Công ty Xây dựng tại Việt
Nam và của công ty CP HJC giai đoạn 2014 – 2016


Trang
34

45

46

Chỉ tiêu kỹ thuật và đơn giá một số hạng mục thi
4

Bảng 3.3

công của Công ty CP Tập đoàn Đầu tƣ – Xây dựng

48

HJC tháng 08/2016
Một số đơn giá thi công tạm tính không có trong
5

Bảng 3.4

quy định liên Sở của một số công ty xây dựng tính

49

đến tháng 8/2016
6


Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8

Bảng 3.7

9

Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

11

Bảng 3.10

12

Bảng 3.11

Tiến độ thi công một số công trình của công ty CP
HJC giai đoạn 2010-2016
Năng suất lao động của công ty CP HJC và một số
DN xây dựng giai đoạn 2014-2016

Hiệu suất sử dụng vốn của công ty CP HJC và một
số công ty xây dựng giai đoạn 2014-2016
Một số thay đổi sáng tạo của Công ty CP HJC giai
đoạn 2014-2016
Các DN và Tổ chức có mối quan hệ chiến lƣợc với
Công ty CP HJC giai đoạn 2010 – 2016
Giá trị trung bình của yếu tố năng lực lãnh đạo,
quản trị chiến lƣợc DN
Giá trị trung bình của yếu tố năng lực quản trị
marketing

ii

50

52

54

55

57

58

60


13


Bảng 3.12

14

Bảng 3.13

15

Bảng 3.14

16

Bảng 3.15

17

Bảng 3.16

Giá trị trung bình của yếu tố năng lực quản trị tài
chính
Chỉ số thanh toán của công ty Cổ phần Tập đoàn
Đầu tƣ- Xây dựng HJC giai đoạn 2014-2016
Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tiếp cận và
đổi mới công nghệ
Danh sách các thiết bị thi công hiện nay của công ty
CP Tập đoàn Đầu tƣ- Xây dựng HJC
Giá trị trung bình của yếu tố Chất lƣợng nguồn
nhân lực

iii


62

63

64

65

66


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình vẽ

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của M.Porter

26


2

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu của luận văn

29

3

Hình 2.2

Quy trình nghiên cứu định tính

30

4

Hình 2.3

5

Hình 3.1

Mô hình lý thuyết đo lƣờng các nhân tố ảnh
hƣởng đến NLCT của DN
Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Tập đoàn
Đầu tƣ – Xây dựng HJC

iv


37

43


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, cạnh tranh có vai trò quan trọng cho
sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung. Trong
cùng một thị trƣờng càng có nhiều doanh nghiệp thì cạnh tranh càng trở nên gay
gắt. Trong khi đó, môi trƣờng cạnh tranh luôn biến động, phức tạp và chứa đựng
nhiều rủi ro. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tự khẳng
định năng lực cạnh tranh của mình bằng việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch
vụ, năng lực và hiệu quả kinh doanh trên thị trƣờng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một công việc không đơn
giản. Thực tế cho thấy, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng
thế giới chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, độ ổn định chƣa cao. Đa số các doanh nghiệp
Việt Nam có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học - công nghệ yếu,
chƣa có thƣơng hiệu nổi tiếng, chất lƣợng nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, tỷ lệ ngƣời lao động qua đào tạo còn thấp ( Vũ Văn
Phúc, 2012)
Xây dựng, với vai trò là ngành thi công các công trình phục vụ cho xã hội,
đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nƣớc.
Cùng với quá trình hội nhập với thế giới qua WTO, APEC, TPP... đất nƣớc ta đang
nhận đƣợc những sự đầu tƣ lớn từ bên ngoài, kéo theo đó là nhu cầu xây dựng các
nhà xƣởng, kho bãi, siêu thị, công trình thƣơng mại…ngày một tăng lên. Trong bối
cảnh ngành công nghiệp xây dựng đang có những sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt,
ngày càng xuất hiện nhiều các công ty xây dựng, kèm theo sự gia nhập của các công
ty xây dựng nƣớc ngoài thì các doanh nghiệp xây dựng trong nƣớc phải đứng trƣớc

những thách thức lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của chính mình, có nhƣ vậy mới có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC với thƣơng hiệu là nhà
thầu xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi

1


và đầu tƣ các dự án, kinh doanh bất động sản đang dần dần khẳng định đƣợc thƣơng
hiệu của mình trên thị trƣờng. Đƣợc thành lập từ năm 2003, trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh của mình công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC
đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tạo uy tín với khách hàng và đem lại
chất lƣợng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp Xây
dựng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC đang gặp phải những khó
khăn nhất định khi thị phần của công ty bị giảm sút, sức cạnh tranh so với các
doanh nghiệp xây dựng trong ngành bị hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là
do công ty chƣa thực sự hoạch định một chiến lƣợc rõ ràng, cũng nhƣ chƣa nhận
thức rõ về sự ảnh hƣởng của các yếu tố nội tại đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp; chƣa tiến hành các nghiên cứu cụ thể và chính xác về tình hình thị trƣờng
cũng nhƣ các đối thủ cạnh tranh. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Năng lực cạnh
tranh cho công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC” với mong muốn
có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình từng
công tác và đƣa ra một số kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp có thể nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình, tạo nền tảng để công ty phát triển bền vững.
Câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu nhằm trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính nhƣ sau:
(1) Các tiêu chí để đánh giá và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp?
(2) Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây

dựng HJC?
(3) Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Đầu tƣ - Xây dựng HJC?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là xác định các tiêu chí về năng lực cạnh tranh và
đánh giá các nhân tố bên trong, ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

2


phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC, từ đó đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC. Từ đó, tìm ra những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế đó.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC. Trong đó, nghiên cứu về
mối quan hệ của các nhân tố bên trong doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến năng lực cạnh
tranh để từ đó phát hiện ra các vấn đề tồn tại, tìm kiếm nguyên nhân và đề xuất giải

pháp cho các vấn đề đó.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Công ty Cổ phần
Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC qua các số liệu và nghiên cứu từ năm
2014 đến năm 2016.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp sau đây:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong đó chỉ ra các tiêu
chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phân tích các nhân tố ảnh

3


hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải
nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp
 Chỉ ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và phân tích đánh giá mức
độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC
 Làm tài liệu tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến đề tài Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là nhóm DN trong ngành xây dựng ở nƣớc ta giai
đoạn hiện nay.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Tóm tắt, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc của
luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực
cạnh tranh
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn

Đầu tƣ - Xây dựng HJC.
Chƣơng 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Porter M.E, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Michael Porter là một trong những
ngƣời đặt nền móng đầu tiên cho nghiên cứu về cạnh tranh nói chung và chiến lƣợc
cạnh tranh nói riêng. Cuốn sách này đƣa ra khung lý thuyết toàn diện để giúp doanh
nghiệp phân tích toàn bộ ngành của mình, dự báo sự vận động của ngành, hiểu đƣợc
các đối thủ cạnh tranh và vị trí của bản thân doanh nghiệp để biến những phân tích
này thành một chiến lƣợc cạnh tranh cho doanh nghiệp cụ thể. Điểm nổi bật mà
cuốn sách đóng góp chính là mô hình “năm lực lƣợng cạnh tranh” và khung phân
tích đối thủ cạnh tranh – là các lý thuyết đang đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong
phân tích môi trƣờng kinh doanh hiện nay.
Porter M.E, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Tác giả Porter M.E tiếp tục trình bày
cách thức để một doanh nghiệp có thể tạo lập và duy trì đƣợc lợi thế cạnh tranh.
Cuốn sách đƣa ra khái niệm về chuỗi giá trị (value chain) – là khung mẫu cơ sở để
tƣ duy một cách chiến lƣợc về các hoạt động trong doanh nghiệp, phân loại các hoạt
động thành 2 nhóm chính: các hoạt động sơ cấp và các hoạt động hỗ trợ, sau đó dựa
vào chuỗi giá trị tìm hiểu các mối liên kiết nội tại giữa các hoạt động giá trị nhằm
mục đích làm giảm chi phí hoặc làm ra tăng sự khác biệt hóa. Tác giả cũng đƣa ra
cách thức lựa chọn đối thủ cạnh tranh và phân khúc ngành kinh doanh, đồng thời
gợi ý về 2 loại chiến lƣợc thực thi để duy trì lợi thế cạnh tranh là chiến lƣợc tấn
công và chiến lƣợc phòng thủ.

Nghiên cứu của các tác giả Wint.A.G, 2003; Williams. D. A, 2007 về năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghiên cứu đã xác định đƣợc một số yếu tố rất
quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh bao gồm: i) đổi mới; ii) tiêu chuẩn quốc tế;
iii) lãnh đạo; iv) tập trung chất lƣợng; v) đáp ứng cạnh tranh. Ngoài những yếu tố
quyết định nội bộ, các nhà nghiên cứu cũng xác định sự cần thiết cho chiến lƣợc

5


cạnh tranh mạnh mẽ để định vị các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Doanh nghiệp
trong nƣớc muốn cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế sẽ phải hoạt động theo tiêu
chuẩn của quốc tế về chi phí, lợi nhuận, chiến lƣợc hiệu quả và phải phù hợp với xu
hƣớng của thị trƣờng quốc tế.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Hoàng Văn Hải và các tác giả trong cuốn sách Quản trị
chiến lược năm 2010 đã chỉ ra việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thông
qua các chỉ số cốt yếu . Để có thể tìm ra phƣơng án chiến lƣợc hữu hiệu cho thực thi
mục tiêu chiến lƣợc đã đƣợc ấn định, các công ty cần phải xác định đƣợc vị thế
cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Các tác giả đã đƣa ra các bƣớc để đánh giá năng lực
cạnh tranh của công ty so với các DN trong ngành thông qua các bƣớc cụ thể bao
gồm: Liệt kê các nhân tố tạo nên thành công then chốt của ngành và các biện pháp
tốt nhất để xác định sức mạnh cạnh tranh hay sự yếu kém trong cạnh tranh của công
ty, sau đó là sử dụng thang đánh giá để đánh giá công ty và các đối thủ cạnh tranh.
Bƣớc thứ 3 là tổng hợp các đánh giá sức mạnh riêng lẻ và cuối cùng là rút ra các kết
luận về quy mô, mức độ của ƣu thế hay bất lợi cạnh tranh của công ty.
Nghiên cứu của tác giá Trần Sửu trong cuốn sách Năng Lực Cạnh Tranh Của
Doanh Nghiệp Trong Điều Kiện Toàn Cầu Hóa năm 2006 đã chỉ ra những hạn chế
về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những đặc điểm về cạnh
tranh trong điều kiện toàn cầu hóa, các yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và một số tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nghiên cứu kinh tế, 2005, số 8, tr.3-14. Kết quả
nghiên cứu này cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp,
nguyên nhân là do: Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị
trƣờng, ra quyết định theo kinh nghiệm và cảm tính là chủ yếu; Chƣa đẩy mạnh ứng
dụng chiến lƣợc Marketing tổng thể hoặc Marketing đa dạng sản phẩm và thƣơng

6


hiệu; Các doanh nghiệp Việt Nam xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ và vừa là chủ yếu. Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh
doanh cùng một mặt hàng trên cùng một thị trƣờng đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nƣớc cạnh
tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng
xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Mai Trang (2009) đã thực hiện việc đo lƣờng
một số nhân tố tạo thành năng lực động của các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh bằng phƣơng pháp định lƣợng. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng
lực động DN là định hƣớng kinh doanh, định hƣớng học hỏi, năng lực marketing và
năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đối với kết quả kinh
doanh của DN. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ đƣợc kiểm định với các
DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng
quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể nhƣ sản
phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng lao động, v.v… do đó
không thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động
đối với lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ
xem xét một số yếu tố năng lực động chính, trong khi còn rất nhiều yếu tố DN có

thể là yếu tố năng lực động cần đƣợc xem xét để tạo đƣợc mô hình tổng hợp về
năng lực động tạo nên lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của DN. Các yếu tố
này có thể là năng lực sản xuất, R&D, định hƣớng thị trƣờng, nội hóa tri thức, v.v…
Luận văn kinh tế “Năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số
của Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab)” của Nguyễn Công Việt
năm 2015. Luận văn đã đƣa ra đƣợc những lý luận chung về năng lực cạnh tranh
cũng nhƣ các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Áp dụng
tại công ty Truyền hình cáp Việt Nam, tác giả đã đƣa ra thực trạng về năng lực cạnh
tranh của công ty dựa trên các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty
và từ đó đƣa ra các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty
Truyền hình cáp Việt Nam.

7


Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phân tích và giải quyết
những vấn đề riêng lẻ trong năng lực cạnh tranh. Chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung vào
xây dựng phƣơng pháp luận giúp đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh. Đặc biệt chƣa
có một nghiên cứu nào đƣợc thực hiện nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ – Xây dựng HJC. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ - Xây dựng HJC”.
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Các quan niệm cơ bản về cạnh tranh
1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là hiện tƣợng phổ biến trong tự nhiên, xã hội và kinh tế. Trong đó,
cạnh tranh của doanh nghiệp là một loại hình cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh,
nó chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà giá cả hàng hóa và
quy luật cung cầu là những nhân tố cơ bản của thị trƣờng, đặc trƣng cho nền kinh tế
thị trƣờng. Đến nay, các vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra cần đƣợc làm rõ
nhƣ: cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Đo lƣờng năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ thế nào? Các yếu tố nào tác động đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp? Phân tích năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc xem là
động lực cho sự phát triển cho mỗi chủ thể. Do đó, có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên
cứu về cạnh tranh và đƣa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa
những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu
thụ thị trƣờng có lợi nhất"
Theo quan điểm của Karl Marx trong học thuyết Giá trị thặng dƣ năm 1860,
ông đƣa ra quan điểm: “Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt đƣợc
những lợi nhuận siêu ngạch”. Nhƣ vậy, theo Karl Marx, mục tiêu cuối cùng của cạnh

8


tranh là lợi nhuận của nhà tƣ bản thông qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác
các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Theo nhà kinh tế học P.Samuelson (1948. Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh, 2007.
Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính) thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp
với nhau để giành khách hàng, thị trƣờng”. Nhƣ vậy cạnh tranh là sự đối đầu giữa các
doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên
cùng một thị trƣờng để giành đƣợc nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có
lợi nhất trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất.
Theo Michael Porter (1980) trong cuốn Lợi thế cạnh tranh thì: “Cạnh tranh là sự
tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trƣờng hoặc khách hàng”
Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh
nghiệp. Theo tác giả thì “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm

giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tƣơng đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế khác để thu đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình” Bản
chất của cạnh tranh chính là tìm kiếm lợi nhuận, và kết quả của quá trình cạnh tranh
là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải thiện dẫn đến hệ quả
cuối cùng là giá cả có thể giảm đi.
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từ
quy luật giá trị sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tƣơng đối
giữa những ngƣời sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh
tranh để giành đƣợc những điều kiện thuận lợi hơn nhằm giảm mức hao phí lao động
cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu đƣợc nhiều lợi nhuận
hơn. Cạnh tranh buộc những nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý để
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, giảm giá thành, đáp
ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
1.2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
 Các quan điểm về NLCT của DN
Có rất nhiều những quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo tác giá nghiên cứu, những quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
sau đây là điển hình.

9


Khái niệm Năng lực cạnh tranh đƣợc đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những
năm 1980. Theo Aldington Report (1985): "DN có khả năng cạnh tranh là DN có thể
sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ
cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt đƣợc
lợi ích lâu dài của DN và khả năng bảo đảm thu nhập cho ngƣời lao động và chủ
DN". Định nghĩa này cũng đƣợc nhắc lại trong Sách trắng về năng lực cạnh tranh
của nƣớc Anh (1994). Năm 1998, Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp Anh đƣa ra định
nghĩa: "Đối với DN, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác

định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách
hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các DN khác".
“Năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn
công của các doanh nghiệp khác”. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn
khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật ngữ chính sách thƣơng mại
(1997). Theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp đƣợc hiểu là
không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế. Quan niệm về năng lực
cạnh tranh nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng đƣợc.
Tổ chức Hợp tác và và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh
tranh là “Khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực
siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
Theo Porter (1985,1998), năng lực cạnh tranh của DN là khả năng duy trì, mở
rộng thị phần và đạt lợi nhuận cao của DN. Đây là quan niệm khá phổ biến hiện nay,
theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và
khả năng “thu lợi” của các DN;
Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Theo Porter (1985, tr.10) thì năng lực cạnh tranh là “để có thể cạnh tranh thành công
các DN phải có đƣợc lợi thế cạnh tranh dƣới hình thức hoặc là có đƣợc chi phí sản
xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt đƣợc những mức
giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các DN cần ngày càng đạt đƣợc

10


những lợi thế canh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa có chất
lƣợng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu quả hơn”.
Quan niệm của Porter (1985, 1998) không chỉ đề cập đến vấn đề năng lực
cạnh tranh mà còn bao hàm cả việc DN phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh của
mình. Nói cách khác, DN phải liên tục duy trì mức lợi nhuận trên cơ sở bám sát với

nhịp độ phát triển của thị trƣờng. Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng
lực cạnh tranh theo quan niệm mang tính dài hạn này của Porter cũng nhƣ đại đa số
các nhà nghiên cứu khác không bao gồm việc hạ thấp giá thành bằng những biện
pháp có tính tiêu cực nhƣ cắt giảm lƣơng nhân viên, cắt giảm chi phí phúc lợi, chi
phí môi trƣờng,... Năng lực cạnh tranh phải gắn liền với khái niệm phát triển bền
vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội.
Một số tác giả trong nƣớc dựa trên quan điểm của Porter (1985,1998) để đƣa
ra định nghĩa trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của mình nhƣ: Nguyễn Minh
Tuấn (2010) cho rằng, năng lực cạnh tranh của DN là khả năng duy trì và nâng cao
lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, thu hút
và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo
sự phát triển kinh tế bền vững. Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh
của DN là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh
của DN. Lê Công Hoa & Lê Chí Công (2006) thì năng lực cạnh tranh của DN là thể
hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt
nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
Năng lực cạnh tranh của DN dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của DN
tạo ra lợi thế cạnh tranh của DN. Theo Sanchez & Heene (1996, 2004), năng lực
cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và
khả năng theo cách giúp công ty đạt đƣợc mục tiêu của nó. Nhƣ vậy, năng lực cạnh
tranh của DN là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, năng suất và chất lƣợng cao hơn
đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền
vững. Nó trƣớc hết phải đƣợc tạo ra từ thực lực của DN.

11


 Quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nghiên cứu trong luận văn
Các hƣớng nghiên cứu về NLCT qua nghiên cứu của tác giả đƣợc chia thành
5 hƣớng chính: (1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền

thống;(2) NLCT tiếp cận theo chuỗi giá trị;(3)NLCT tiếp cận theo định hƣớng thị
trƣờng; (4)NLCT tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN; (5) NLCT tiếp cận theo lý
thuyết năng lực.
Trong phạm vi giới hạn của luận văn, tác giá xin không đề cập đến nội dung
chi tiết của từng quan điểm nghiên cứu về NLCT. Tuy nhiên, tổng quan các hƣớng
nghiên cứu về NLCT cho thấy: đối với lý thuyết về nguồn lực khi phân tích NLCT
tập trung chủ yếu vào sử dụng các nguồn lực sẵn có tại một thời điểm nhất định để
giải thích NLCT của DN (Barney, 1991; Peteraf, 1993; Barney, 1996). Lý thuyết này
nhấn mạnh đến các đặc điểm của nguồn lực (Barney, 1991) là có giá trị, hiếm, khó
bắt chƣớc và không thể thay thế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN. Tuy nhiên,
trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về
nguồn lực mà tập trung vào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực một cách hiệu
quả nhằm đạt mục tiêu chiến lƣợc của mình (Sanchez & Heene, 1996). Đây cũng là
một hạn chế của lý thuyết nguồn lực khi chỉ nhấn mạnh đến yếu tố nội tại mà không
không xem xét đến các yếu tố môi trƣờng kinh doanh, những áp lực cạnh tranh của
ngành kinh doanh.
Trong khi đó, lý thuyết về năng lực khẳng định NLCT đƣợc hình thành từ khả
năng duy trì, phối hợp các nguồn lực và khả năng cho phép các công ty đạt đƣợc
mục tiêu chiến lƣợc của mình trong thị trƣờng năng động (Sanchez & Heene, 1996,
2004, 2008;). Nhƣ vậy, đã có sự chuyển tiếp trong định hƣớng nghiên cứu giữa lý
thuyết nguồn lực và lý thuyết năng lực. Chuyển trọng tâm nghiên cứu từ nguồn lực
có sẵn trong DN sang quá trình phối kết hợp trong quá trình sử dụng các nguồn lực,
khả năng để tạo ra năng lực cạnh tranh.
Theo quan điểm của tác giả, Các DN ở Việt Nam hiện nay nói chung cũng
nhƣ DN tác giả nghiên cứu nói riêng đều có đặc điểm là nguồn lực bị giới hạn và
thƣờng đối mặt với áp lực cạnh tranh trong môi trƣờng kinh doanh thay đổi nhanh

12



chóng, chính áp lực này đã đe dọa sự tồn tại của các DN. Do đó khi nghiên cứu về
NLCT của DN trong luận văn, theo quan điểm của tác giả thì cách tiếp cận NLCT
theo lý thuyết năng lực là phù hợp với đặc điểm của DN và các điều kiện về môi
trƣờng kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Với quan điểm này, khái niệm về NLCT
của DN có thể định nghĩa nhƣ sau:
Năng lực cạnh tranh của DN là việc khai thác, sử dụng các yếu tố năng
lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt đƣợc kết quả hoạt
động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của
môi trƣờng kinh doanh.
Định nghĩa này không chỉ đề cập tới các yếu tố nội lực của DN đƣợc tính
bằng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị, thông tin thị trƣờng, …
một cách riêng biệt mà còn thể hiện sự tổ chức, phối hợp sử dụng các nguồn lực, các
lợi thế bên trong và bên ngoài DN nhằm tạo ra NLCT và đạt mục tiêu của DN một
cách bền vững trong môi trƣờng luôn biến động, phù hợp với đặc điểm sử dụng các
yếu tố nguồn lực một cách linh hoạt của DN Việt Nam.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trƣờng, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp
phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các đối thủ cạnh tranh một cách có hiệu
quả. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới và những tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ công
nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, doanh nghiệp phải không ngừng tìm
cách đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vƣơn lên chiếm đƣợc lợi thế cạnh
tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững.
Theo tác giả, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhằm
những mục đích cụ thể nhƣ sau:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại:
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ một
doanh nghiệp nào dù muốn hay không đểu phải đối mặt với việc cạnh tranh với các


13


doanh nghiệp khác. Trong nền kinh tế hiện đại, khi mà hàng nghìn doanh nghiệp
đƣợc thành lập mỗi ngày và cũng chừng đó doanh nghiệp đến bờ phá sản, khi mà
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt thì vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng trở thành nhu cầu bắt buộc, nó
đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải ý thức đƣợc và trang bị cho mình những năng lực
cạnh tranh bền vững nếu không muốn tụt hậu hoặc phá sản. Nhu cầu của khách
hàng luôn thay đổi theo hƣớng đa dạng và cao hơn với giá thành rẻ hơn, mặt khác
luôn có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đó, vì vậy
doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm đƣợc
lòng tin của khách hàng, duy trì và phát triển thị phần với một chi phí hợp lý.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển:
Cạnh tranh là điều kiện và là động lực của phát triển sản xuất kinh doanh.
Việc tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của
khách hàng, chiếm lĩnh thị phần giúp doanh nghiệp trở nên năng động, sáng tạo,
thích nghi với những biến động phức tạp của thị trƣờng, tận dụng đƣợc tối đa các
nguồn lực để phát triển, loại bỏ đƣợc các đối thủ cạnh tranh.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu:
Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đặt ra cho mình những mục tiêu nhất
định ví dụ nhƣ mục tiêu mở rộng, bao phủ thị trƣờng, xâm nhập thị trƣờng …Tuỳ
thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp sẽ đặt mục tiêu nào nên hàng
đầu. Cạnh tranh là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể tự đánh giá đƣợc khả năng,
năng lực sản xuất kinh doanh của mình, đánh giá đƣợc đối thủ cạnh tranh và tìm ra
đƣợc những cơ hội trên thị trƣờng, hay cạnh tranh chính là con đƣờng để doanh
nghiệp đạt đƣợc mục tiêu.
Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng
(TPP), điều đó có nghĩa là cạnh tranh sẽ ngày càng khó khăn hơn, đồng nghĩa với

nó là cơ hội phát triển cũng nhiều hơn. Nếu các doanh nghiệp không xây dựng đƣợc
chiến lƣợc và có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ

14


×