Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nguyên tắc, phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới phương pháp giáo dục ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.03 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ LUYẾN

NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC
CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ LUYẾN

NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC
CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG THỊ THƠ

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Thị Thơ.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Luyến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

Chƣơng 1. NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
- CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NỘI DUNG CHỦ YẾU .................................. 8
1.1. Cơ sở hình thành nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Khổng Tử ...... 8
1.1.1. Mô ̣t số đă ̣c trưng văn hóa - giáo dục của Trung Quố c cổ đa ̣i ............ 8
1.1.2. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong văn minh Trung Quốc cổ đại .. 11
1.1.3. Khổng Tử - cuộc đời và sự nghiệp giáo dục .................................... 17
1.2. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Khổng Tử................................ 27
1.2.1. Khái niệm nguyên tắc và phương pháp trong giáo dục học ............ 27
1.2.2. Nguyên tắc giáo dục của Khổng Tử................................................. 33

1.2.3. Phương pháp giáo dục của Khổng Tử .............................................. 42
Chƣơng 2. ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TRÊN CƠ SỞ TIẾP THU NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG PHÁP GIÁO
DỤC CỦA KHỔNG TỬ ...................................................................... 51

2.1. Giáo dục Việt Nam hiện nay - một số vấn đề cần đổi mới ....................... 51
2.1.1. Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện đại..................................... 51
2.1.2. Một số vấn đề cần đổi mới trong nền giáo dục Việt Nam hiên nay...... 54
2.2. Kế thừa và hoàn thiện một số nguyên tắc và phương pháp giáo dục
của Khổng Tử trong đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay .................. 57
2.2.1. Một số nguyên tắc khi thực hiện kế thừa nguyên tắc và phương
pháp giáo dục của Khổng Tử ........................................................... 57
2.2.2. Sự kế thừa và phát triển nguyên tắc, phương pháp giáo dục của
Khổng Tử trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục .............. 61
2.2.2. Mô ̣t số ha ̣n chế trong nguyên tắ c, phương pháp giáo du ̣c của
Khổ ng Tử ......................................................................................... 75


2.2.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc đổi mới phương pháp
giáo dục trên tinh thần kế thừa nguyên tắc, phương pháp của
Khổng Tử ......................................................................................... 77
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 83


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục có vai trò rất to lớn trong xây dựng và phát triển con người
nói chung và đối với sự thịnh suy của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi giáo dục

truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, lối sống, bồi
dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát
triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị
cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. Vì vậy, giáo dục
đã biến những giá trị văn hóa của xã hội thành tài sản tinh thần của mỗi cá
nhân và của cả cộng đồng. Giáo dục đào tạo là nơi trực tiếp quyết định chất
lượng nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy quốc gia nào có sự đầu tư đúng mức
về trí lực, vật lực cho giáo dục thì quốc gia đó có sự phát triển bền vững. Với
tư cách là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đạo tạo chuẩn
bị cho con người trên tất cả lĩnh vực và chuẩn bị cho một sự phát triển bền
vững, một tương lai tốt đẹp của quốc gia.
Ở nước ta, trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, ông cha ta đã
sớm ý thức được vai trò của giáo dục - đào tạo, coi “hiền tài là nguyên khí của
quốc gia”. Đến nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã rất chú ý đến việc phát
triển giáo dục - đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Song thực tế cho
thấy nền giáo dục nước ta còn ở trình độ chưa cao và còn những vấn đề bất
cập. Từ thực tế đó chúng ta thấy nghiên cứu về vấn đề giáo dục, tìm ra các
giải pháp để góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà không những là
nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của những nhà khoa học, những trí thức
trong và ngoài ngành giáo dục.
Với tư cách là người trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục, tôi thấy
để phát triển giáo dục nước ta có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Trong đó,

1


theo tôi đổi mới phương pháp giáo dục là biện pháp tác động trực tiếp nhất
đến sản phẩm giáo dục. Đồng thời đây cũng là đòi hỏi để giáo dục phù hợp
với xu thế phát triển mới của thời đại.
Muốn tìm được con đường cho sự đổi mới giáo dục nói chung và

phương pháp giáo dục nói riêng, chúng ta hoàn toàn có thể tìm lời giải cho bài
toán thực tại từ quá khứ; có thể lấy cái truyền thống để phát triển cái hiện tại.
Khổng Tử được coi là nhân vật điển hình trong lịch sử giáo dục nhân loại và
có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ đối với nền giáo dục Trung Quốc.
Tư tưởng giáo dục của ông đã trở thành giải pháp cho sự phát triển giáo dục
của nhiều thời đại, nhiều quốc gia. Do đó, khi nghiên cứu về vấn đề đổi mới
phương pháp giáo dục ở Việt Nam hiện nay chúng ta không thể không trở lại
với nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Khổng Tử.
Tư tưởng giáo du ̣c của Khổng Tử, đă ̣c biê ̣t nguyên tắ c và phương pháp
giáo dục của ông là những gợi ý có giá trị từ truyền

thố ng cho bài toán về

phương pháp giáo du ̣c hiê ̣n đa ̣i . Đây là mô ̣t hướng khả thi mà luâ ̣n văn này
tìm kiếm, cũng là lý do cơ bản để tôi cho ̣n vấ n đề Nguyên tắ c, phương pháp
giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với

viê ̣c đổ i mới phương

pháp giáo dục ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấ n đề “Nguyên tắ c và phương pháp giáo du ̣c của Khổ ng Tử và ý
nghĩa của nó đối vớ i viê ̣c đổ i mới phương pháp giáo du ̣c ở Viê ̣t Nam hiê ̣n
nay” vẫn chưa có công trin
̀ h nào trực tiế p đề câ ̣p đế n

. Tuy nhiên, có nhiều

công trin

̀ h nghiên cứu đi trước có nô ̣i dung liên quan mà đề tài có thể kế thừa
và tiếp thu. Có thể chia chú ng thành ba nhóm theo mục đích và nhiệm vụ đã
định hướng của đề tài này như sau:
Thứ nhấ t , các công trình nghiên cứu về nguyên tắc và phương pháp
giáo dục của Khổng Tử. Các công trình nghiên cứu riêng về nguyên tắc và

2


phương pháp giáo dục của Khổng Tử rất ít, chưa có cuốn sách nào đề cập
riêng đến vấn đề này nhưng chúng ta có thể tìm thấy nguyên tắc và phương
pháp giáo dục của ông trong các tài liệu viết về Nho giáo và Khổng Tử như:
Nguyễn Hiế n Lê (1992), Nhà giáo họ Khổng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh;
Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Lý
Tường Hải (2006), Khổ ng Tử , Nxb. Văn ho ̣c , Hà Nội; Trầ n Tro ̣ng Kim
(2001), Nho giáo, Nxb. Văn hoá thông tin , Hà Nội; Phạm Văn Khoái (2004),
Khổng phu tử và Luận ngữ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Khắ c
Viê ̣n (2003), Bàn về Nho giáo , Nxb. Thế giới, Hà Nội. Đây là các công trình
điển hình về các vấn đề của Nho giáo và Khổng Tử vì thế nguyên tắc, phương
pháp giáo dục chỉ được đề cập đến với tư cách là một bộ phận nhỏ trong tư
tưởng của Khổng Tử. Nó chỉ được coi là một nhân tố cấu thành chứ không
được xem là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Tuy nhiên, đây là những tư liê ̣u
và phương pháp tiếp cận rất quý giá mà luận văn này sẽ cố gắng tiếp thu trong
nội dung luận văn này.
Bên cạnh đó còn một số luận văn, bài báo hay báo cáo trực tiếp đề cập
đến vấn đề nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Khổng Tử, điển hình là:
Nguyễn Bá Cường (2002), Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục, Luận văn
Thạc sĩ triết học, Viện Triết học; Trịnh Xuân Vũ (1998), “Phương pháp dạy
học của Khổng Tử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 2; Tỉnh ủy Sơn Đông Trung Quốc (1971), “Phê phán tư tưởng giáo dục của Khổng Khâu”, Nhân
dân Nhật báo ngày 19/7, tài liệu dịch, Viện Triết học, TL135. Những tài liệu

này đã trực tiếp đi vào tìm hiểu nguyên tắc, phương pháp giáo dục của Khổng
Tử, song chưa thực sự đi sâu và chưa đánh giá hết những giá trị của những
nguyên tắc, phương pháp ấy.
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về những ảnh hưởng của nguyên
tắc, phương pháp giáo dục của Khổng Tử đối với giáo dục Việt Nam: Trầ n
Đình Hươ ̣u (1994), Đế n hiê ̣n đại từ truyề n thố ng , Nxb. Khoa ho ̣c Xã hô ̣i , Hà
Nội; Nguyễn Thế Long (1995), Nho giáo ở Việt Nam, giáo dục và thi cử,

3


Nxb. Giáo dục, Hà Nội; Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Bá Cường (2002), Quan niệm của Khổng Tử
về giáo dục, Luận văn Thạc sĩ triết học, Viện Triết học; Nguyễn Thị Nga
(2000), “Tư tưởng giáo dục của Nho giáo đối với người Việt Nam trong lịch
sử và hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3; Lê Thanh Sinh (2003),
“Khổ ng giáo với vấ n đề hiê ̣n đa ̣i hóa xã hô ̣i” , Tạp chí Khoa học Xã hội, số 1;
Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Trung tâm Khoa
học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội. Các công trình trên đã ít nhiều đề
cập đến những ảnh hưởng của tư tưởng của Khổng Tử nói chung và phương
pháp giáo dục của ông nói riêng đến giáo dục Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên,
đây không phải là vấn đề chủ đạo, không phải chủ ý nghiên cứu của các tác
giả. Vì thế các tác giả không dành cho việc phân tích những ảnh hưởng của
nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Khổng Tử đến giáo dục Việt Nam
một cách thỏa đáng mà chỉ đánh giá sơ lược và còn mờ nhạt, chưa hệ thống.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp giáo
dục ở Việt Nam hiện nay. Về vấn đề này chúng ta có thể kể đến một loạt các
trước tác như: PGS. TS Nguyễn Ngọc Bảo (2001), Tự học giáo dục học qua
giải đáp các câu hỏi, Nxb. Giáo dục, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (1996), Phát
triển giáo dục, phát triển con người, phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb.

Khoa học Xã hội, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (2003), Về giáo dục, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội; Lương Vị Hùng - Khổng Khánh Hoa (2008), Triết học
giáo dục hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia , Hà Nội; Trầ n Văn Tùng (2001),
Nề n kinh tế thi ̣ trường và yêu cầ u đổ i mới giáo dục Viê ̣t Nam , Nxb. Thế giới,
Hà Nội; Hoàng Tụy (2011), Giáo dục xin cho tôi nói thẳng, Nxb. Tri thức, Hà
Nội; Viê ̣n Nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh (biên soa ̣n, 1996), Giáo dục tại
Viê ̣t Nam xu hướng phát triển và những khác biê ̣t , Nxb. Thống kê, Hà Nội;
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển tự học (1998), Tự học, tự đào tạo - tư
tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội;

4


ThS. Trần Văn Anh (2012), “Một số kinh nghiệm trong đổi mới hình thức tổ
chức và phương pháp dạy học đại học”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 17.
Các công trình đã đi sâu nghiên cứu quá trình phát triển của giáo dục
Việt nam, thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay và đều đặt vấn đề cần
thiết phải tiến hành cải cách giáo dục trong đó một số công trình đi sâu vào
việc đổi mới phương pháp giáo dục thậm chí đưa ra một số phương pháp cần
xây dựng trong quá trình đổi mới. Vì thế đây là những cơ sở lý luận cần thiết
để tác giả kế thừa, phát triển trong luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
- Làm rõ nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Khổng Tử
- Đánh giá ý nghiã của những nguyên tắ c , phương pháp giáo du ̣c của
Khổ ng Tử đố i với viê ̣c đổ i mới phương pháp giáo du ̣c ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay.
* Nhiê ̣m vụ của luận văn
Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đích này, luâ ̣n văn sẽ thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ sau:
- Làm rõ cơ sở h ình thành nguyên tắc , phương pháp giáo duc của
Khổ ng Tử.

- Phân tić h nguyên tắ c, phương pháp giáo du ̣c của Khổ ng Tử
- Rút ra ý nghĩa đối với việc đổi mới phương pháp giáo dục ở Việt Nam
hiê ̣n nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cƣ́u
* Đối tượng nghiên cứu
Nguyên tắ c và phương pháp giáo dục

của Khổng Tử và ý nghĩa của

những nguyên tắc, phương pháp đó đố i với viê ̣c đổ i mới phương pháp giáo
dục ở Việt Nam hiê ̣n nay.

5


* Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tác phẩm Luận Ngữ - một tác phẩm tập trung
khá điển hình tư tưởng về giáo dục của Khổ ng Tử , luận văn tập trung phân
tích và đánh giá hai phương diện: Nguyên tắc và phương pháp của ông.
5. Cơ sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
* Cơ sở lý luận
Luâ ̣n văn chủ yế u dựa trên quan điể m của chủ nghiã Mác

-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh , quan điể m của Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam về đường lối
xây dựng và phát triể n giáo du ̣c , đồ ng thời tiế p thu các thành tựu nghiên cứu
đi trước về giáo dục nói chung và giáo dục học về Khổng Tử nói riêng của
các học giả trong và ngoài nước.
* Phương pháp nghiên cứu

Luâ ̣n văn vâ ̣n du ̣ng phương pháp luâ ̣n duy vâ ̣t

biện chứng và duy vật

lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin, đồ ng thời sử du ̣ng các phương pháp : lịch
sử, lôgic, phân tích , tổ ng hơ ̣p , so sánh , đối chiếu và các phương pháp liên
ngành như sử học, văn hóa ho ̣c, giáo dục học, đa ̣o đức ho ̣c… phục vụ cho đối
tượng nghiên cứu của luận văn.
6. Đóng góp và ý nghĩa khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ nguyên tắ c và phương pháp giáo du ̣c của Khổ ng Tử
và giá trị đố i với viê ̣c đổ i mới phương pháp giáo du ̣c hiê ̣n nay

. Từ đó lựa

chọn, kế thừa và phát triể n những giá tri ̣tích cực nhằm gó p phầ n đề ra những
giải pháp khả thi phát huy những giá trị đó trong điều kiện mới.
- Luâ ̣n văn có thể dùng làm tài liê ̣u tham khảo cho việc nghiên cứu, học
tập và giảng dạy môn lịch sử triết học phương Đông, đồng thời là nguồn tư
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề.
- Luận văn có ý nghĩa thực tiễn cho công tác đổi mới phương pháp giáo
dục của Việt Nam hiện nay.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , luâ ̣n văn
gồ m 2 chương, 4 tiế t.
Chƣơng 1: Nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Khổng tử - cơ sơ
hình thành, nội dung chủ yếu.

Chƣơng 2: Đổi mới phương pháp giáo dục ở Việt Nam hiện nay trên
cơ sở tiếp thu nguyên tắc và phương pháp của Khổng Tử.

7


Chƣơng 1
NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NỘI DUNG CHỦ YẾU

1.1. Cơ sở hình thành nguyên tắc và phƣơng pháp giáo dục của
Khổng Tử
1.1.1. Một số đă ̣c trưng văn hóa - giáo dục của Trung Quố c cổ đaị
C. Mác đã khẳng định : “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái
đấ t, họ là sản phẩm của thời đại mình , của dân tộc mình , mà dòng sữa tinh tế
nhấ t, quý giá và vô hình được tập trung lại trong nhữn g tư tưởng triế t ho ̣c”
[43, tr.156]. Như vâ ̣y sự xuấ t hiê ̣n của mỗi ho ̣c thuyế t , tư tưởng không phải
ngẫu nhiên mà luôn có cơ sở khách quan của nó

. Mô ̣t trong những cơ sở

khách quan ấy là điều kiện kinh tế - xã hội đương thời. Chủ nghĩa Mác-Lênin
đã chứng minh tồ n ta ̣i xã hô ̣i có vai trò quyế t đinh
̣ đố i với ý thức xã hô ̣i . Do
đó mỗi ho ̣c thuyế t , tư tưởng đề u đươ ̣c nảy sinh trên những điề u kiê ̣n kinh tế xã hội nhất định. Quá trình hình thành phát triển tư tưởng giáo dục của Khổng
Tử nói c hung và tư tưởng về nguyên tắ c và phương pháp giáo du ̣c nói riêng
không nằ m ngoài quy luâ ̣t đó . Để nghiên cứu tư tưởng của Khổ ng Tử , chúng
ta không thể không nghiên cứu điề u kiê ̣n kinh tế

- xã hội, văn hóa , chính trị


thời Xuân Thu - Chiế n quố c.
Thời đa ị của Khổ ng Tử là thời k ỳ Xuân Thu - Chiế n quố c (770 - 221
TCN). Đây là mô ̣t giai đoa ̣n đă ̣c biê ̣t của trong lich
̣ sử Trung Quố c

. Trong

trang sử này xã hội Trung Quốc có nhiều biến chuyển lớn lao . Chế đô ̣ chiế m
hữu nô lê ̣ theo kiể u phương Đông mà đỉnh cao là chế độ “tông pháp” nhà Chu
đang suy tàn, chế đô ̣ phong kiế n sơ kỳ đang hiǹ h thành. Đặc điểm cơ bản nhất
trong thời kỳ quá đô ̣ này là sự tồ n ta ̣i của cả cái mới và cái cũ

. Phương thức

sản xuất cũ chưa hoàn toàn mấ t đi và phương thức sản xuất mới chưa thống trị

8


hoàn toàn. Chính điều này đã làm cho xã hội Trung Quốc có những thay đổi
sâu sắ c trên tấ t cả các liñ h vực.
Về lực lượng sản xuất : Thời kỳ này đồ sắt xuất hiện phổ biến thay thế
công cụ đồ đồng . Chính sự thay thế này đã làm cho lực lượng sản xuất phát
triể n nhanh chóng và đang dầ n phá vỡ quan hê ̣ sản xuấ t lỗi thời.
Sự thay đổ i công cu ̣ lao đô ̣ng đã có tác đ ộng tić h cực tới nông nghiê ̣p .
Chế đô ̣ “tin
̉ h điề n” dầ n tan rã , dần hiǹ h thành mô ̣t giai cấ p mới đó là giai cấ p
điạ chủ . Giai cấ p này vừa giàu có về kinh tế , vừa đòi hỏi quyề n lực về chiń h
trị. Họ sánh vai cùng giai cấp ch ủ nô tham gia thống trị xã hội . Sự phát triển
của lực lượng sản xuất và sự thay đổ i hiǹ h thức sở hữu ruộng đất không

những làm cho kết cấu giai tầng xã hội thay đổ i . Sự phân biệt sang hèn dựa
trên tiêu chuẩn huyết thống của thị tộc tỏ ra không còn phù hợp nữa mà là dựa
trên cơ sở tài sản.
Sự phát triể n đồ sắ t là tiề n để thúc đẩ y sự phát triể n của thủ công
nghiê ̣p. Mô ̣t loa ̣t ngành nghề thủ công nghiê ̣p ra đời và phát triển, sự đa dạng
của các ngành nghề đã góp phần phá vỡ cơ cấu kinh tế cũ , giải phóng sức lao
đô ̣ng và xóa bỏ nề n kinh tế thuầ n nông . Sự phát triể n của nông nghiê ̣p và thủ
công nghiê ̣p đã ta ̣o ra mô ̣t lươ ̣ng của cải dồ i dào và đa da ̣ng , phong phú trong
xã hội . Do đó nhu cầ u giao lưu , trao đổ i đươ ̣c nhân lên . Đây là cơ sở cho
thương nghiê ̣p phát triể n hơn trước , nó được coi là thời kỳ khởi sắc của nền
kinh tế thương nghiệp.
Về văn hóa , giáo dục: Từ khi nhà Chu lên ngôi Thiên tử, Trung Quốc
vẫn theo chế độ phong kiến, nhà Chu chia thiên hạ thành hơn 70 nước chư hầu
để phong cho những công thần và con cháu. Những nước chư hầu ấy đều được
quyền tự chủ nhưng hàng năm phải tiến cống Thiên tử nhà Chu và khi có chinh
phạt ở đâu thì phải theo mệnh lệnh Thiên tử đem quân đi tòng chinh. Khi nhà
Chu còn thịnh thì trật tự ấy còn phân minh, nhưng từ khi nhà Chu suy nhược

9


phải dời đô về phía đông ở đất Lạc Ấp thì mệnh lệnh của Thiên tử không ai
theo, các nước chư hầu phân ra nhỏ hơn thành 160 nước. Chiến tranh tranh
giành, thôn tính nhau giữa các chư hầu ngày càng kịch liệt , triề n miên kéo dài
mấ y trăm năm. Cương thường đổ nát, nhân dân đồ thán, chư hầu ai mạnh làm
bá cả thiên hạ như Tề, Tấn, Tống, Sở, Ngô... rồi kiêm tinh nước kia, Thiên tử
không còn đủ uy để ngăn cản . Thời Xuân Thu có khoảng 242 năm nhưng đã
xảy ra 483 cuô ̣c chiế n tranh lớn nho.̉ Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến
cuố i thời Xuân Thu chỉ còn hơn mô ̣t trăm nước. Có thể nói đây là giai đoạn tàn
khố c nhấ t trong lich

̣ sử Trung Quố c . Trước thảm cảnh đó , Mạnh Tử đã phải
thố t lên: “Đánh nhau tranh thành , giế t người thây chấ t đầ y thành ; đánh nhau
giành đất giết người thây chấ t đầ y đồ ng” [68, tr.405-406].
Vấ n đề này đă ̣t ra mô ̣t bài toán khó cho cả mô ̣t th ời đại. Trước sự loa ̣n
lạc của xã hội , trước sự suy tàn của “vương đa ̣o” và sự hưng thinh
̣ của “bá
đa ̣o” thì viê ̣c tim
̀ ra mô ̣t mô hiǹ h giáo du ̣c hiê ̣u quả có ý nghiã vô cùng to lớn .
Giáo dục đươ ̣c coi là nhân tố cơ bản nhấ t để

tìm ra đáp số cho bài toán mà

lịch sử đã đặt ra . Theo quan điể m triế t ho ̣c Mác -Lênin thì hê ̣ tư tưởng nào sẽ
có nền giáo dục đó. Khi khủng hoảng về hê ̣ tư tưởng thì giáo du ̣c cũng khủng
hoảng. Không có nề n giáo du ̣c phi giai cấ p . Vì thế, trong giai đoa ̣n này , giáo
dục tự phát (giáo dục gia đình, dòng tộc…) không còn phù hơ ̣p nữa , thâ ̣m chí
giáo dục tự giác (giáo dục tôn giáo , môn phái , nhóm nghề… ) cũng bất lực .
Bố i cảnh lich
̣ sử thay đổ i, phương thức sản xuấ t thay đổ i, hê ̣ tư tưởng trong xã
hô ̣i thay đổ i , tấ t yế u kéo theo sự thay đổ i trong giáo du ̣c . Hê ̣ thố ng giáo du ̣c
cũ không còn phù hợp . Mà giáo dục phải tồn tại với tư cách một thiết chế xã
hô ̣i: Có trường ho ̣c, có mục tiêu, có đối tượng, nô ̣i dung, nguyên tắ c , phương
pháp giáo dục… Khi giáo dục như một thiết chế xã hội thì mới gắn với các
giai cấ p và mới ta ̣o ra đươ ̣c mô ̣t lớp người có thể làm thay đổ i cu ̣c diê ̣n xã hô ̣i.
Tư tưởng của Khổ ng Tử đa ̣i diê ̣n cho quyề n lơ ̣i của bô ̣ phâ ̣n chủ nô cấ p tiế n

10


đang trong quá trin

̀ h chuyể n hóa sang tầ ng lớp quý tô ̣c phong kiế n . Với mu ̣c
đić h chin
́ h tri ̣là bin
̀ h ổ n xã hô ̣i đương thời, Khổ ng Tử đã đưa ra mô hiǹ h giáo
dục mới, trong đó có nguyên tắ c và phương pháp giáo du ̣c mới để đáp ứng đòi
hỏi của thời đại.
1.1.2. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong văn minh Trung
Quốc cổ đại
Tư tưởng giáo dục của Chu Dịch có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguyên
tắc và phương pháp giáo dục của Khổng Tử. Chu Dịch là trước tác kinh điển
quan trọng của Nho gia. Những người biên soạn Chu Dịch đều là những Quan
Vu Bốc và các Sử quan rất giỏi thời Chu. Tư tưởng giáo dục của Chu Dịch là
nội dung có thành tựu cao nhất trong văn hóa Chu Dịch. Khổng Tử rất tôn
sùng Chu Dịch, sau khi chỉnh lý ông đã lấy Chu Dịch làm nội dung chủ yếu
để dạy học. Các Nho gia sau đều xem Chu Dịch là hàng đầu, ảnh hưởng tư
tưởng giáo dục của Chu Dịch và công lao của Khổng Tử là không thể tách rời.
Chu Dịch tuy không trực tiếp bàn đến nguyên tắc, phương pháp giáo dục
nhưng trong sách đã ẩn chứa rất phong phú tư tưởng giáo dục là tiền đề cho
giáo dục luân lý, giáo dục tâm lý nên có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư tưởng
giáo dục của Trung Quốc nói chung và tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói
riêng. Vì vậy Dương Lực đã khẳng định: “Những nhà giáo dục, tư tưởng cổ
đại Trung Quốc không chỉ có Khổng Tử, Mạnh Tử mà còn rất nhiều người
đều liên quan rất mật thiết với Chu Dịch” [41, tr.972]. Những điều đó đã phần
nào khẳng định sự cần thiết phải đề cập đến chu Dịch khi đi nghiên cứu tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử nói chung và nguyên tắc, phương pháp giáo
dục của ông nói riêng.
Tính xã hội trong tư tưởng giáo dục của Chu Dịch: Những người soạn
ra Chu Dịch đều là những vị quan giỏi. Do vậy sự quan tâm và hoài bão đối
với quốc gia đã được phản ánh trong tác phẩm của họ, đây cũng là nguyên


11


nhân khiến cho Chu Dịch có tính xã hội mạnh mẽ, hơn nữa những người sau
này tu đính, bổ sung đều là những nhân vật chính trị nổi tiếng trong lịch sử
như Chu Văn Vương, Chu Công… Chu Dịch bàn về Thiên Thượng nhưng
không xa lìa xã hội từ Thiên Đạo và gắn chặt với Nhân đạo; từ quy luật tượng
số của vũ trụ dẫn dắt, vận dụng vào việc của con người: Dịch cùng với Thiên
địa là chuẩn nên có thể chuyên chở đạo của thiên hạ, Thánh nhân lấy chí
hướng thông suốt thiên hạ để làm sự nghiệp an định thiên hạ [41, tr.474].
Trong Chu Dịch mục đích của giáo dục chú trọng vào việc phục vụ xã hội, từ
những luận giải Thiên, Địa để hướng tới con người; người quân tử phải sống
và cống hiến cho xã hội, cho sự bảo tồn, an bình của quốc gia. Yếu tố này của
Chu Dịch đã được Khổng Tử rất coi trọng và tiếp thu. Vì thế, cả về nội dung,
mục đích và nguyên tắc, phương pháp giáo dục của Khổng tử đều bị nhân tố
này chi phối.
Tính thực tiễn trong tư tưởng giáo dục của Chu Dịch: Chu Dịch là bộ
sách rất chú trọng tính thực tiễn, những tượng số, những lý luận trong Chu
Dịch đều được khái quát, tổng kết từ thực tiễn: Ngửa mặt xem thiên văn, cúi
xuống xem địa lý. Thánh nhân nhìn cái động của thiên hạ mà nghiên cứu đến
cùng tộ để tạo ra Điển Lễ, thủa xưa Bào Hy làm vua ngửa mặt xem tượng của
trời, cúi xuống ngắm phép của đất, nhìn văn hoa của chim thú cùng với những
gì thuận với đất, gần thì lấy những cái ở quanh mình, xa thì lấy ở muôn vật
bấy giờ bắt đầu tạc ra bát quái, thông suốt với đức sáng của thần, để phân biệt
với cái tình của muôn vật [41, tr.474]. Bào Hy là người lãnh tụ có trí tuệ cao
nhất thời cổ đại. Ông không phải là thần thánh, ông tạo ra bát quái thông qua
xem xét, nghiên cứu Thiên Tượng, Địa lý, chim thú rồi sau đó đúc rút ra triết
lý. Thánh nhân mà Chu Dịch sùng bái chính là những người có kinh nghiệm
thực tiễn và nhấn mạnh mọi người đều có thể trở thành thánh nhân và lấy
thánh nhân làm mục tiêu giáo dục. Chu Dịch nhấn mạnh những hiểu biết chân


12


chính đều bắt nguồn từ thực tiễn. Hết thảy tri thức đều không phải là bẩm sinh
mà đều thông qua học hỏi, kinh qua thực tiễn. Chu Dịch còn khẳng định thực
tiễn là tiêu chuẩn để đo lường đạo đức, lý là cơ sở của đức [41, tr.475]; Chu
Dịch còn khẳng định hết thảy sự vật trong thiên hạ dù là cương hay nhu, văn
hay võ đều phải tự mình thực tiễn, chỉ có kinh qua thực tiễn mới có thể sáng
tỏ được trên dưới, an định được dân trí, mới có thể tự lập trong trời đất. Và
nhấn mạnh thực tiễn phải lấy kiên, bền để duy trì xem xét cái bền vững của nó
mà cái tình của muôn vật trong trời đất được hiển hiện vậy. Tức là thực tiễn
không biếng nhác mới có thể thông suốt tình của muôn vật. Tính thực tiễn
trong Chu Dịch là cơ sở lý luận quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguyên
tắc giáo dục của Khổng tử, đặc biệt là nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn,
học đi đôi với hành.
Tư tưởng luân lý giáo dục trong Chu Dịch: Luân lý giáo dục ở đây được
hiểu là quy phạm chỉ hành vi đạo đức của người giảng dạy. Chu Dịch rất coi
trọng luân lý giáo dục, đặt việc bồi dưỡng giáo dục đào tạo luân lý lên hàng đầu
và đặt ra mục tiêu lớn nhất của người giáo dục là bồi dưỡng “Thánh nhân” và
người nhân. Thánh nhân vì sùng Đức mà sự nghiệp được lớn mạnh, đạo của
người là ghét tràn đầy mà thích khiêm tốn, thận ngôn ngữ, quân tử phải lìa xa
tiểu nhân, tiết dụng, chế độ không lạm dụng của cải, chẳng hại đến dân; Quân
tử phải dung chứa (nuôi nấng) và chăm sóc dân chúng. Người quân tử dùng
lòng trống rỗng để tiếp nhận người [41, tr.477]. Tức người thầy phải có lòng
bao dung để tiếp nhận học trò, dạy bảo người khác. Đó đều là những lời giáo
huấn nghiêm mình để tu Đức, giữ gìn kỉ luật cho mình. Người giáo dục trước
hết phải nhận được sự giáo dục, bản thân người giáo dục phải ngay thẳng, phải
rèn Đức để làm gương cho người khác. Sau này Khổng Tử đã kế thừa và nhấn
mạnh rằng “thấy ai hiền đức mình nên tư tưởng để cố gắng cho bằng người.

Thấy ai chẳng hiền mình nên tự xét đừng bắt chước theo họ” [7, tr.59]. Đây

13


cũng chính là một trong những cơ sở Khổng Tử đề cao nguyên tắc coi trọng
giáo dục đạo đức và phương pháp giáo dục nêu gương để dạy học trò.
Tâm lý giáo dục trong Chu Dịch: Tâm lý giáo dục là chỉ thái độ tâm lý
của người giáo dục, tâm lý giáo dục còn bao quát động cơ tâm lý của người
được giáo dục trong quá trình học tập, thậm chí trong đó còn có cả phương
hướng giáo dục, đối sách tâm lý, giáo dục tâm lý. Về phương diện này trong
Chu Dịch có rất nhiều điểm có giá trị được dùng làm mẫu và sau này được
Khổng Tử tiếp thu trong việc đề ra nguyên tắc, giáo dục cho mình. Trong Chu
Dịch ẩn chứa phong phú nội dung tâm lý, sự gợi mở của giáo dục tâm lý.
Trước hết Chu Dịch đã tạo dựng được tâm lý bình đẳng trong giáo dục. Chu
Dịch khẳng định mọi người đều có thể trở thành Thánh nhân, đều có thể học
hỏi qua thực tế để trở thành người có Đức, để hoàn thiện bản thân trở thành
người Nhân. Quan điểm “hữu giáo vô loại” của Khổng Tử được hình thành
một phần nhờ sự chi phối của tư tưởng bình đẳng giáo dục trong Chu Dịch.
Tuy nhiên đến Khổng Tử tư tưởng này được thể hiện một cách rõ nét và triệt
để hơn.
Thứ hai, đối sách trong tư tưởng giáo dục của Chu Dịch có tính chất gợi
mở cao. “Mông quái” trong Chu Dịch nhấn mạnh yêu cầu “phát mông” - khai
mở sự mông muội. Tức là điều trọng yếu của giáo dục là giáo hóa đó chẳng
phải là ta tìm cầu ở đứa trẻ mà là trẻ nhỏ cầu ta, nên cái chí ứng nhau và đây là
chú trọng đến tính tự giác nhận sự giáo dục. Quan điểm này được Khổng Tử
khái quát, phát triển thành nguyên tắc giáo dục học đi đôi với tư: Học tập, tiếp
thu phải đi liền với sự tích cực, tự giác suy nghĩ, tư duy của bản thân. Khổng
Tử là người rất có tài trong việc kích khởi tâm lý tự tin của học trò.
Một số tư tưởng cùng thời với Khổng Tử: Nhâ ̣n thức đươ ̣c vai trò của

giáo dục, của người có tri thức t rong bố i cảnh loa ̣n la c̣ của xã hô ̣i đương thời ,
các nước (tiểu vương quốc) thuộc Trung Quốc cổ đại đã đua nhau tro ̣ng kẻ si ̃

14


để đưa ra những kế sách trị nước hữu hiệu . Nhờ có cách thức “chiêu hiề n , đaĩ
sĩ” mà các học thuyết , các tư tưởng về chiń h tri ̣ , xã hội , về giáo du ̣c hiǹ h
thành, phát triển rực rỡ trong thời này. Khắ p nơi xuất hiện các trung tâm , các
tụ điểm mà ở đó “kẻ sĩ bàn ngang” hay “bàn việc nước”. Nhìn chung họ đều
đứng trên lập trường của giai cấp mình mà phê phán, cải tổ hay lật đổ trật tự
xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai và tranh luận, đua tiếng “bách gia chư
tử” (trăm nhà trăm thầy). Chính trong quá trình “tranh minh” này đã sinh ra
những nhà tư tưởng vĩ đại, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn
chỉnh, mở đầu lịch sử tư tưởng Trung Quốc có ngôn ngữ và ý nghĩa chặt chẽ .
Trong thời kỳ Chiế n Quố c tuy chiế n tranh liên miên nhưng văn hóa cổ đa ̣i
Trung Quố c vẫn không ngừng phát triển, tầ ng lớp nhân si ̃ mới nổ i lên với viê ̣c
nắ m vững và phổ biến kiế n thức văn hóa khoa ho ̣c như là tiêu chí của tầ ng lớp
này. Sự sôi đô ̣ng trong xã hô ̣i của tầ ng lớp này la ̣i thúc đẩ y

tới đỉnh cao sự

phồ n vinh về văn hóa khoa ho ̣c của Trung Quốc cổ đại. Thời gian này nổi lên
có Lão Tử, Trang Tử , Liê ̣t Tử là đại biể u của Đa ̣o Giáo ; Hàn Phi Tử là đại
biể u vủa Pháp Gia ; Mă ̣c Tử là tiêu biể u của Mă ̣c Gia…

Đó là cảnh tượng

“trăm hoa đua nở , trăm nhà đua tiế ng” hiếm có trong lịch sử nhân loại. Các
học phái đề u đưa ra các phương pháp tri ̣nước trên lâ ̣p trường giai cấ p mình .

Mă ̣c gia cho rằ ng muố n thiên ha ̣ thái bình thinh
̣ tri ̣thì cầ n giáo du ̣c cho con
người “tình thương yêu đồ ng loa ̣i không phân biê ̣t sang - hèn, cao - thấ p trong
xã hội” [76, tr.91]. Vì thế, Mă ̣c gia đưa ra thuyế t “kiêm ái” (lòng yêu thương
con người ). Để thực hiê ̣n đươ ̣c “kiêm ái” con người phải “thươ ̣ng đồ ng”
(đồ ng nhấ t vào thươ ̣ng đế tấ t cả

giá trị nhân sinh ); “Thươ ̣ng hiề n” (chọn

người hiề n lañ h đa ̣o quố c gia không phân biê ̣t sang hèn quý tiê ̣n ); “tiế t táng”
(không phân biê ̣t cách thức chôn cấ t người chế t mà nhấ t loa ̣t giản

dị, tiế t

kiê ̣m) [76, tr.90-91]. Mă ̣c gia phản đố i quan điể m lễ tri ̣đời nhà Chu. Tư tưởng
của phái Mặc gia phản ánh lợi ích của những người sản xuất nhỏ , mang màu
sắ c bin
̀ h dân sâu đâ ̣m.

15


Pháp gia cho rằng muốn trị nước phải dùng pháp , thuật, thế. Tư tưởng
của Pháp gia là sản phẩm của sự biến đổi xã hội thời kì Chiến q uố c, đa ̣i diện
cho tầ ng lớp điạ chủ mới trỗi dâ ̣y có yêu cầ u củng cố chế đô ̣ tâ ̣p quyề n trung
ương của nề n chuyên chin
́ h quân chủ

. Pháp gia không đồng tình với chủ


trương “làm theo đời vua trước” và đề ra mô ̣t hê ̣ thố ng chiń h tri ̣

lấ y pháp ,

thuâ ̣t, thế làm nô ̣i dung cơ bản . Pháp là khuôn mẫu của thiên hạ , mọi người
đều phải tuân theo . Thuâ ̣t là phương pháp điề u hành , quyề n mưu của người
cầ m đầ u . Thế là quyề n thế của kẻ làm chúa . Người đứng đầ u phả i nắ m lấ y
quyề n lực va ̣n năng , quyề n giế t ha ̣i và khen thưởng có thế thì thuâ ̣t mới đươ ̣c
thực thi, thế mới đư ợc tôn trọng [76, tr.104-105]. Tư tưởng này đã đươ ̣c Tầ n
vương ứng dụng thành công và thống nhất được Trung Quốc

, trở thành vị

hoàng đế quyền uy nhất Trung Quốc.
Lão Tử - ông tổ của Đạo giáo, cho rằ ng, “Trong xã hô ̣i dân đói vì trên
bắt thuế nhiề u , dân khó tri ̣vì trên dùng đa ̣o hữu vi , dân coi thường cái chế t vì
quá cần số ng” [76, tr.101]. Vì thế, phải dùng đạo trị nước . Nghĩa là phải áp
dụng thuật xử “lấy vô vi mà xử sự

, lấy bất ngôn mà dạy đời”

[76, tr.101].

Thuyế t “vô vi” đươ ̣c coi là tư tưởng trung tâm của Laõ Tử . “Vô vi” là “đem
cái tự nhiên mà giúp mộ t cách tự nhiên , không tư tâm , không vi ̣ki”̉ [76,
tr.101]. Tức phải số ng , hoạt động một cách thuần phác , không can thiê ̣p ,
không làm trái với bản tin
̣ muố n lấ y vô vi mà
́ h tự nhiên. Ông cũng khẳ ng đinh
xử sự phải có những con ngườ i gô ̣t sa ̣ch tâm tư, tư du ̣c, có như vậy thì mới có

tinh thầ n cách ma ̣ng với bản thân và xã hô ̣i , mới không chiụ sự khuấ t phu ̣c
của uy quyền . Tư tưởng của Laõ Tử thể hiê ̣n cái nhiǹ tiế n bô ̣ tôn tro ̣ng quy
luâ ̣t tư nhiên. Song ông lại rất tiêu cực và bảo thủ khi yếu cầu con người p hải
“lấ y nhu thắ ng cương” , “lấ y yế u thắ ng ma ̣nh” , “tri túc”, “không dám đi trước
thời đa ̣i” [76, tr.104].

16


Như vâ ̣y, các đại biểu cùng thời với Khổng Tử đều đưa ra được những
kiế n giải có giá tri ̣cho sự biǹ h ổ n và phát triể n của xã hô ̣i . Các đại biểu đều
gă ̣p nhau ở sự trăn trở xây dựng xã hô ̣i tố t đe ̣p hơn và ho ̣ đề u đưa ra đươ ̣c
nguyên nhân của sự rố i loa ̣n trong xã hô ̣i là do con người . Vì vậy, các học
thuyế t đề u đề ra những giải pháp để nâng cao ý thức , tư chấ t của con người .
Mă ̣c dù đề u đươ ̣c hin
̀ h thành trên mô ̣t nề n tảng hiê ̣n thực xã hô ̣i là thời Xuân
Thu - Chiế n Quố c nhưng ở Khổ ng Tử la ̣i có sự khác biê ̣t khá lớn. Ông đưa ra
hê ̣ thố ng quan điể m khá toàn diê ̣n về viê ̣c giáo du ̣c , đào ta ̣o con người . đây
cũng là giải pháp cơ bản và hữu hiệu nhất để ổn định xã hội.
1.1.3. Khổng Tử - cuộc đời và sự nghiệp giáo dục
Khổ ng Tử không những đư ợc sinh ra trong một giai đoạn lịch sử đặc
biê ̣t, mà cuộc đời và con người của Khổng Tử cũng có rất nhiều điểm đáng
chú ý. Cuô ̣c đời đầ y biế n đô ̣ng của ông đã chi phố i bản tính cao quý, lố i số ng,
sự nghiê ̣p và tư tưởng c ủa ông tạo nên một hình tượng Khổng Tử rất riêng
trong triế t ho ̣c và giáo dục học của Trung Quốc cổ đại.
Khổng Tử sinh năm 551 TCN, quê ở ấp Trâu, làng Xương Bình huyện
Khúc Phụ (nay là Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc). Sinh ra trong thời
kỳ phiến loạn nên tuổi thơ của ông trải qua nhiều biến cố đau buồn . Chính
cuô ̣c số ng đầ y thăng trầ m ấ y đã ta ̣o nên mô ̣t tầ m vóc Khổ ng Tử lớn lao và đă ̣c
biê ̣t: “Mười năm tuổ i đã biế t để hế t tâm trí vào ho ̣c tâ ̣p


, ba mươi tuổ i đứng

vững trong trường đời , bố n mươi tuổ i không còn điề u gì phải nghi hoă ̣c , năm
mươi tuổ i đã biế t mê ̣nh thời, sáu mươi tuổi nghe được mọi nhẽ, bảy mươi tuổi
muố n sao làm vâ ̣y mà không vượt qua khuôn phép” [1, tr.9].
Tuổ i thơ nghèo khổ : Cha Khổng Tử là Thúc Lương Ngột, làm chức võ
quan nhỏ ở nước Lỗ, can đảm và rất mạnh mẽ, có chút chiến công nhưng
nghèo, sinh Khổng Tử khi ông 60 tuổi. Mẹ là bà Nhan Thị Trưng Tại - một
người phụ nữ hiểu biết về văn hoá truyền thống, năm Khổng Tử hai tuổi thì

17


mồ côi cha, ngày nhỏ thích chơi trò tế lễ và ham học đi đâu cũng học, thấy cái
gì không hiểu cũng hỏi, đi với ai cũng học hỏi người đó. Ông học không riêng
một thầy nào tức không được một tôn sư truyền cho một học thuyết nào cả.
Hồi nhỏ ông cũng được học ở trường công mở dạy con cái quý tộc về lục
nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thủ, số. Khổ ng Tử vừa ho ̣c, vừa chăm chỉ giúp đỡ me ̣,
mười tuổ i đã phải làm những công viê ̣ c nă ̣ng nho ̣c. Chính cuộc sống nghèo
khó này đã giúp Khổng Tử trưởng thành.
Mười lăm tuổ i đã quyế t chí ho ̣c tâ ̣p : Mẹ Khổng Tử qua đời để lại cho
ông bao khó khăn thử thách và sự bấ t ha ̣nh lớn lao. Nhưng ông không gu ̣c ngã
trước số phâ ̣n đen đủi của cuô ̣c đời , không trách phâ ̣n , trách trời mà tự lực
vươn lên trong cuô ̣c số ng . Nghị lực phi thường cộng với sự ham học đã tạo
nên mô ̣t Khổ ng Tử bản liñ h và ý chí sắ t đá . Ngay sau khi me ̣ mấ t không lâu ,
nước Lỗ chiêu mộ đãi sĩ, với lòng ham học Khổ ng Tử cho rằng đây là cơ hội
tốt để được đi học. Nhưng không ngờ Khổng Tử bị từ chối và xua đổi vì bị
coi là tầng lớp dưới . Đây là mô ̣t đòn giáng vào Khổ ng Tử làm ông


vô cùng

bàng hoàng. Ông bấ t bin
̀ h với chế đô ̣ ho ̣c tâ ̣p đương thời . Thiết chế giáo dục
trong xã hội quân chủ đã thủ tiêu tự do, mong muốn và khát vọng học tập của
con người. Chính những điều này là cơ sở để sau này ông đưa ra những
nguyên tắ c và phương pháp giáo du ̣c mới , và có tính biến đổi về chất so với
giáo dục đương thời, một thiết chế giáo dục có tính chất dân chủ, nổi bật nhấ t
là quan niệm “hữu giáo vô loài”.
Từ thời thơ ấ u , Khổ ng Tử đã đă ̣c biê ̣t yêu thić h văn hóa cổ . Càng học
tâ ̣p nghiên cứu sâu ông càng thấ y văn hóa cổ cao xa và sâu sắ c

, càng cảm

nhâ ̣n đươ ̣c lòng cao thươ ̣ng của cổ nhân . Chính điều này đã có ảnh hưởng lớn
đến tư tưởng giáo dục của Khổng Tử sau này : Đó là quan điể m “hiế u cổ ” :
“Chẳng phải ta sanh ra là tự nhiên hiểu biết đạo lý. Thật ta là người ham mộ
kinh thơ của thánh hiền đời xưa, cho nên ta cố gắng mà tầm học đạo lý” [7,

18


tr.109]. Cũng là cơ sở ông đề ra các phương pháp giáo dục như “ôn cố nhi tri
tân”, phương pháp “thuâ ̣t nhi bấ t tác” . Ảnh hưởng của văn hóa cổ đa ̣i đã
hướng tư tưởng, phẩ m chấ t Khổng Tử đến một trình độ tự giác mới: Quyế t chí
học tập, phát huy văn hóa truyền thống , lâ ̣p chí cho sự nghiê ̣p số ng vì thiên
hạ. Đây cũng là lý do để Khổ ng Tử lấ y viê ̣c ho ̣c đa ̣o và truyề n đa ̣o làm mu ̣c
đić h số ng của đời mình.
Mười bảy tuổ i Khổng Tử bắt đầu dạy học, mười chín tuổi Khổ ng Tử
thành gia thất rồi nhận chức Uỷ Lại coi việc gạt thóc ở kho, sau làm Tư Chức

coi việc nuôi bò, dê để dùng vào việc cúng tế.
Ở tuổi tam thâp nhi lập, Khổng Tử chủ yếu đọc sách và dạy học, ông
đã đi đến nhiều nước để học hỏi lễ nghi, văn hoá, thu thập kiến thức và dạy
học. Ông sớm nổi tiếng và đông học trò . Tên tuổ i của ông có ảnh hưởng rất
lớn trong xã hô ̣i.
Đến tuổi tứ thập nhi bất hoặc, Khổng Tử về nước Lỗ, trước tình hình
chính trị, xã hội rối loạn, ông tiếp tục mở trường giảng dạy đạo lý, hy vọng
thông qua giáo dục để ảnh hưởng đến chính trị, cứu vớt đạo lý nhân luân đang
ngày càng mai một.
Vào tuổi ngũ thập nhi tri thiên mệnh, Khổng Tử được nước Lỗ dùng và
ra làm quan, giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình: Trung Đô Tể (quan
cai trị thành Trung Đô), chức Tiểu Tư Không phụ trách quản lý ruộng đất và
dân sự toàn nước Lỗ, sau được phong làm Đại Tư Khâu cai quản hình pháp,
sau 4 năm ông được vua Lỗ phong chức Nhiếp chính sự. Trong suốt thời kỳ
làm quan và phò vua, Khổng Tử luôn kiên trì tư tưởng trọng dân, lấy lễ giáo
đặt cao hơn pháp trị. Thời kỳ này nước Lỗ rất hưng thịnh, nhân dân, sống trong
cảnh no ấm. Song vua Lỗ ham mê tửu sắc, bị người nước Tề ly gián mà không
nghe lời khuyên can Khổng Tử, bỏ bê việc triều chính, thực hành không đúng
lễ, ông đã treo mũ từ quan rồi cùng một số học trò chu du liệt quốc.

19


Mười ba năm chu du thiên ha ̣ (496 - 484 TCN) ông đi khắ p trong khu
vực sông Hoàng Hà, sông Hoài và gần tới sông Dương Tử. Ở đâu Khổng Tử
cũng mở lớp truyền dạy, dẫn dắt học trò, lấy những điều mắt thấy tai nghe,
những sự kiện lịch sử thực tế mà giáo dục, đào tạo. Nhiều học trò trở nên tài
giỏi, mọi người dân được ông giáo dục trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, mười
ba năm biết bao gian truân, vất vả nhưng mục đích của ông là tìm người sử
dụng học thuyết của mình không thành, năm 484 Khổng Tử quyết định trở về

nước Lỗ, lúc đó ông đã 67 tuổi.
Những năm cuối đời Khổng Tử đã dốc hết tâm lực và trí lực cho sự
nghiệp giáo dục. Ông tập trung vào giảng dạy và dùng lời nói và phong thái
của mình để ảnh hưởng đến học trò và với thiên hạ. Ông đã chỉnh lý các văn
hiến cổ đại như Kinh thi, Kinh thư, biên tập cuốn Xuân thu do các sử quan
nước Lỗ nghi chép. Chúng được coi là cuốn sách lịch sử viết theo biên niên
sử đầu tiên của Trung Quốc. Về sau những sách này trở thành kinh điển của
Nho giáo.
Năm 479 TCN, Khổng Tử lâm trọng bệnh và qua đời ở tuổi

72 vào

ngày 04 tháng 3 năm 479 TCN [1, tr.21]. Ông mất đi nhưng hệ tư tưởng của
ông còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, văn hoá, đời sống tinh thần của
người Trung Quốc cổ đại và sau này, không những thế nó còn tác động mạnh
mẽ đến cả các nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên... Đặc biệt
tư tưởng về văn hoá, giáo dục của Khổng Tử có ý nghĩa vô cùng to lớn trong
thời đại ngày nay, đây cũng là một trong những nhân tố tạo nên vị trí “vạn
niên sư biểu” của Khổng Tử.
Khổ ng Tử mấ t đi để la ̣i cho hâ ̣u thế mô ̣t tấ m gương về sự hiế u ho ̣c , về
nghị lực phi thường trong học tậ p và cuô ̣c số ng: Khổ ng Tử khẳ ng đinh
̣ ho ̣c là
điề u vô cùng quan tro ̣ng trong cuô ̣c số ng . Chỉ có học mới đem lại cho con
người những hiể u biế t và khả năng vâ ̣n du ̣ng những hiể u biế t trong thực tiễn

20


×