Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

CƠ sở KHOA học của PHÁT HUY sức MẠNH KHỐI đại đoàn kết TOÀN dân tộc TRONG xây DỰNG đời SỐNG văn hóa ở TỈNH bến TRE HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.42 KB, 75 trang )

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI
ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY


Cơ sở lý luận về phát huy sức mạnh khối ĐĐKTDT
trong xây dựng ĐSVH
Các khái niệm cơ bản
Đoàn kết, dân tộc, ĐĐKDT
a/. Khái niệm“Đoàn kết”
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tài Thư thì “Đoàn kết là
hiện tượng nhiều người kết hợp với nhau thành cộng đồng
thống nhất cùng hoạt động vì một mục đích chung” [102]. Ví
dụ như: đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết.
Bên cạnh đó “đoàn kết có khi còn được hiểu là: đồng
tâm hiệp lực, tề tâm nhất trí, liên hợp, kết hợp” [102]. Ví dụ
như: chúng ta cùng nhau đoàn kết lại.
Đồng quan điểm với ông, dù được hiểu dưới dạng nào
thì “đoàn kết” đều có nghĩa là sự kết hợp thành một khối
thống nhất, chặt chẽ, cùng một mục đích chung. “Đoàn kết”
không phải là sự kéo bè, kết phái, tạo lập vây cánh để bao che
cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung mà là sự tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau tạo nên sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ chung to
lớn hơn. “Đoàn kết” chính là nguồn cội tạo nên sức mạnh.


“Where there is unity, there is always vitory – nơi nào có
đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus).
Điều đó được minh chứng rõ nhất qua “Câu chuyện bó
đũa” - bài học vỡ lòng về sự đoàn kết. Khi người cha đưa cho
các con riêng lẻ từng chiếc đũa thì chúng dễ dàng bẻ gãy,


nhưng khi ông giao cho chúng cả một bó đũa thì bất kể ai
trong các con cũng khó lòng thực hiện được. Câu chuyện
tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chứa đựng bài học vô
cùng sâu sắc, đồng thời, khái quát được rất nhiều vấn đề trong
cuộc sống. Một cá nhân đơn lẻ dù có mạnh đến đâu cũng
không thể đánh bại được một tập thể nếu biết đoàn kết.
Và chính vì ý nghĩa đó mà nhân dân ta đã biến tinh thần
“đoàn kết” trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc.
b/. Định nghĩa “Dân tộc”
“Dân tộc” là một khái niệm xã hội đặc biệt, đã được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, dân
tộc học, nhân chủng học, lịch sử,... và ở mỗi lĩnh vực “dân
tộc” lại được tiếp cận, tìm hiểu theo các hình thức khác nhau.
Vì thế mà dân tộc có rất nhiều định nghĩa.


Khái niệm “Dân tộc” được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: dân tộc (tộc người). Chỉ một cộng đồng
người là một bộ phận của một quốc gia. Có nghĩa là một cộng
đồng người được hình thành và phát triển trong lịch sử có ba
đặc trưng cơ bản là chung một ngôn ngữ tộc người, một bản
sắc văn hóa tộc ngườivà có ý thức tự giác của tộc người. Ví
dụ: dân tộc Kinh, Thái, Khơme... (dân tộc = ethnic).
Ở đây, khái niệm dân tộc là tộc người có mối liên hệ
thống nhất, ổn định và bền vững; có chung sinh hoạt kinh tế;
xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những
nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc. Một tộc người thường trải
qua nhiều thế hệ, kể cả những người đã chết và những người
chưa sinh ra, đều được tính là người cùng tộc. Ngoài ra, các
dân tộc ít người thường gọi là dân tộc thiểu số, họ thường sinh

sống ở vùng cao nên còn gọi là người miền núi. Ngược lại,
dân tộc có đông dân số, sống ở vùng đồng bằng thường được
gọi là người miền xuôi. Ví dụ: dân tộc Ê đê, H’ mông thường
sinh sống ở vùng núi cao, dân tộc Kinh, Hoa thường sống ở
đồng bằng. Khái niệm theo nghĩa này thường được dùng trong
các ngành dân tộc học, nhân chủng học, văn hóa học, xã hội
hộc, lịch sử...


Nghĩa rộng: dân tộc (cộng đồng). Ta có thể hiểu dân tộc
ở đây đồng nghĩa với quốc gia, đất nước hay Tổ quốc. Với
tầng nghĩa này dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người có
bốn đặc trưng chung về ngôn ngữ; về lãnh thổ; về kinh tế; về
văn hóa, tâm lý, tính cách. Nghĩa là, dân tộc được hình thành
do sự phát triển của cộng động người qua quá trình lâu dài
trong lịch sử nhân loại. Nó phát triển theo tiến trình từ thấp
đến cao, từ hình thức sơ khai đến tổ chức có hệ thống. Ban
đầu là thị tộc, bộ lạc lớn dần thành bộ tộc và phát triển mạnh
mẽ thành dân tộc. Và khi một dân tộc được hình thành gắn
với hình thức tổ chức nhà nước thì sẽ gọi là quốc gia. Ví dụ:
dân tộc (đất nước) Việt Nam có ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và
văn hóa, tâm lý, tính cách khác biệt so với dân tộc (đât nước)
Trung Hoa, (dân tộc = nation). Sự hình thành của một quốc
gia - cộng đồng dân tộc có thể diễn ra sớm hay muộn, lâu đời
hay mới xuất hiện là phụ thuộc vào điều kiện lịch sử phát
triển của từng quốc gia. Và thường là các cộng đông dân tộc
châu Á xuất hiện sớm hơn các cộng đồng dân tộc châu Âu,
Mĩ, Úc...Ví dụ: dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm
văn hiến.



Với kiểu nói này, ta có thể hiểu là cộng đồng dân tộc
Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời, từ thuở Hùng Vương
lập nên một thể chế chính trị - xã hội, một nền văn hóa, một
lãnh thổ, một tiếng nói, một ý thức tự giác của từng thành
viên trong cộng đồng đó. Tất cả đều thống nhất, một lòng, tự
nguyện, gắn kết với nhau trong suốt quá trình lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước của dân tộc.
c/. ĐĐKTDT
Theo quan điểm của CNM-LN thì ĐĐKDT bắt nguồn từ
sự liên minh của giai cấp công nông, sự đoàn kết của GCVS
và rồi nhân rộng ra đó là sự đoàn kết của các dân tộc bị áp
bức, bốc lột.Mác - Ăngghen đã sớm đề cập đến mối quan hệ
gắn bó mật thiết giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Vì
thế, theo tư tưởng của hai ông ĐKDT là tập hợp lực lượng
cách mạng để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ CNTB và xây
dựng thành công xã hội mới - xã hội XHCN. Bởi áp bức giai
cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc và áp
bức dân tộc tác động mạnh mẽ trở lại áp bức giai cấp. Có giải
quyết tốt vấn đề giai cấp-dân tộc thì mới đem lại sự thắng lợi
cho công cuộc cách mạng của liên minh công-nông. Và điều


tất yếu để đưa đến thắng lợi là phải có sự đoàn kết của các
dân tộc bị áp bức.
Tuy nhiên, trong thời kì lịch sử của mình Mác chỉ mới
nhắc đến vấn đề đoàn kết giai cấp mà chưa trực tiếp nói về
ĐKDT. Dù vậy, Mác đã chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của GCVS là
phải tạo được sự liên minh của giai cấp công- nông trong
công cuộc thực hiện cách mạng XHCN vĩ đại. Minh chứng

cho điều đó Mác đã từng nói: “Bất cứ cuộc đấu tranh giai
cấp nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị” [43, t4, tr.608].
Chỉ có đấu tranh chính trị thì giai cấp áp bức mới giành thắng
lợi, lật đổ sự thống trị của giai cấp bốc lột, giải phóng GCVS,
hướng đến xây dựng thành công xã hội mới công bằng, dân
chủ hơn.Trong Thông báo của Ban tổ chức về việc triệu tập
Đại hội Công nhân XHCN quốc tế, ông viết: “Mục đích của
chúng tôi là thiết lập chế độ XHCN, chế độ sẽ đem lại cho
mọi người công ăn việc làm lành mạnh và có ích, sự bảo đảm
về vật chất, thời gian nhàn rỗi và tự do đầy đủ thật sự” [44,
t7, tr.85]. Vì lẽ đó, Mác khẳng định đoàn kết GCVS và những
tầng lớp bị áp bức, bóc lột khác để chống lại giai cấp tư sản và
tầng lớp thống trị là nhu cầu tất yếu, lẽ dĩ nhiên sẽ phải diễn
ra trong sự nghiệp cách mạng XHCN mà trong đó, GCVS là


đóng vai trò lãnh đạo đem đến thắng lợi.Nếu không thực hiện
được sự liên minh công nông thì GCVS chỉ là những con
người lẻ loi, đơn độc. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản”, Mác từng nhắc đến: “Vô sản các nước đoàn kết lại”.
Bởi, các giai cấp bị bóc lột có cùng chung kẻ thù và chúng
ràng buộc với nhau bởi những lợi ích, hoàn cảnh thống nhất.
Từ đó, vấn đề đoàn kết giai cấp hình thành và thắng lợi
của giai cấp cũng đồng thời mang lại dấu hiệu tích cực cho
giải phóng dân tộc.Có thể hiểu, sự thống nhất về lợi ích chính
là tiền đề tạo nên sự thống nhất giữa vấn đề đoàn kết giai cấp
và ĐKDT.
Và chính tư tưởng này là cơ sở cho Lênin nhận thức
đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề ĐKDT sau này. Thời đại
của Lênin đã có những thay đổi to lớn về điều kiện lịch sử.

Chính vì thế, Ông đã nhận ra rằng cuộc cách mạng XHCN
không đơn thuần chỉ là sự nghiệp của riêng giai cấp công
nhân mà nó là sự gắn kết, hợp lực của tất cả mọi tầng lớp bị
áp bức, bóc lột và nhân dân lao động. Cho nên, để sự nghiệp
cách mạng thành công thì vấn đề ĐKDT cần phải được đặt lên
hàng đầu.Năm 1920, Ông đã kế thừa và phát triển khẩu hiệu
của Mác thành “Vô sản tất cả các nước và dân tộc bị áp bức,


đoàn kết lại”. Khẩu hiệu của ông vẫn giữ nguyên giá trị đến
ngày nay vì “đã đánh giá đúng đắn vai trò cách mạng có ý
nghĩa thời đại của các dân tộc bị áp bức, chỉ ra sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức là nắm
ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo quần chúng làm cách
mạng”[30,tr.511]. Đồng thời, Lênin cũng chỉ rõ muốn đưa
phong trào cách mạng tiến lên thì “phải kết hợp chặt chẽ lợi
ích giai cấp và lợi ích dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu
tranh dân tộc.”[30,tr.511]
Mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc
có sự tác động qua lại lẫn nhau. Bởi dân tộc muốn độc lập
thống nhất thì phải có giai cấp đại diện, giai cấp muốn hoàn
thành sứ mệnh lịch sử thì phải vì lợi ích chung của dân tộc.
Cho nên, sự đoàn kết giai cấp gắn liền với ĐKDT, vì chúng
đều dựa trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích quốc gia và lợi ích
dân tộc, hay lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
Nhìn chung, khối ĐĐKDT là vấn đề liên minh các giai
cấp, các dân tộc bị áp bức, tập hợp lực lượng đưa cuộc cách
mạng đi đến thành công. Đồng thời, cho thấy sức mạnh của
khối ĐĐKDT không chỉ đảm bảo cho thắng lợi bước đầu của
GCVS trong giai đoạn giành chính quyền mà nó còn đảm bảo



cho các dân tộc trong công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng
xã hội mới - xã hội XHCN.
- Văn hóa, ĐSVH, xây dựng ĐSVH
a/. Khái niệm“văn hóa”
Văn hóa xuất hiện cùng với con người và cho đến nay,
có vô số các học giả đưa ra những định nghĩa về văn hóa
nhưng hầu hết giữa chúng chưa tìm thấy được sự thống nhất.
Người ta đã thống kê hơn 4000 định nghĩa. Điều đó cho thấy,
sự xác định khái niệm “văn hóa”không đơn giản. Bởi lẽ,
trong khoa học chưa có một khái niệm nào lại mơ hồ như văn
hóa, cộng thêm việc mỗi nhà khoa học lại xuất phát từ góc độ
riêng, mục đích riêng để tiếp cận, nghiên cứu nó.
Định nghĩa “văn hóa” xuất hiện từ rất lâu đời nhưng
phải đến những năm đầu thế kỷ XX - thế kỷ của văn hóa, khi
triết gia người Đức Wilhelm Ostwald sử dụng vào năm 1909
thì nó mới thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học thuộc các
ngành khoa học xã hội và nhân văn trên khắp thế giới. Theo
ông, “chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật
là văn hóa” [52, tr.35]. Định nghĩa này ra đời đã thôi thúc các


học giả bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về văn hóa. Từ đó, bắt
đầu xuất hiện vô số các định nghĩa.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nhìn
chung khái niệm “văn hóa” đều được hiểu dưới hai góc độ
rộng và hẹp; gồm hai thành phần nội hàm và ngoại diên và
ngày càng hoàn thiện.
Góc nhìn rộng: văn hóa bao gồm cả đời sống vật chất, xã

hội, tinh thần của một cộng đồng người nhất định và có thể
hiểu theo nghĩa chung nhất là những gì không phải thiên
nhiên thì là văn hóa.
Ở góc độ này UNESCO đưa ra định nghĩa được nhiều
nhà khoa học nhất trí: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một
cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (mỗi cá
nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như
đang diễn ra trong hiện đại, qua bao thế kỷ, nó đãcấu thành
nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối
sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc
riêng của mình” [52, tr.39].
Góc nhìn hẹp: văn hóa thường được hiểu ở khía cạnh
tinh thần nhưng biến đổi hằng ngày theo sự biến động của


cuộc sống. Theo nghĩa này, văn hóa được giới hạn theo chiều
rộng, chiều sâu, không gian hoặc thời gian.
Theo nhà Nhân học nổi tiếng người Anh, EB.Tylor trong
tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy” vào năm 1871 thì “Văn hóa
là một tổng thể phức tạp bao gổm tri thức, tín ngương, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và cả những khả năng và
thói quen khác mà con người đạt được với tư cách là một
thành viên của xã hội”[1,tr.15].
Như vậy, theo định nghĩa của Tylor ta có thể thấy ông đã
xác định được bản chất, đặc trưng và nguồn gốc của “Văn
hóa”. Tuy nhiên nó vẫn nghiêng về mặt tinh thần mà phủ
nhận những gì thuộc về văn hóa vật chất.Đến năm 1952, dựa
trên các định nghĩa về“Văn hóa”, hai nhà Nhân loại học
người Mỹ là A.Kroeber và C.Kluckhohn đã thống kê và phân
loại các định nghĩa về “Văn hóa” thành các loại cơ bản như:

định nghĩa miêu tả, lịch sử, chuẩn mực, tâm lý học, cấu trúc,
biến sinh và phát sinh.
Nhìn chung, “Văn hóa” là một dấu ấn đặc trưng cho xã
hội loài người, khác về cơ bản với tổ chức của xã hội động
vật. Mọi thứ văn hóa đều thuộc về con người, được hình


thành và phát triển từ hoạt động sáng tạo của con người trong
toàn bộ tiến trình lịch sử của các cộng động dân tộc và toàn
nhân loại. Các Mác cũng đã gọi “Văn hóa” là “thiên nhiên
thứ hai” tức là thiên nhiên được “nhân hóa”, được con người
sáng tạo theo “quy luật cái đẹp”.[52, tr.41]“Ở nước ta, trong
Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) thì văn hóa có 5
nghĩa:1.Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Ví dụ
khi nói: kho tàng văn hóa Việt Nam.2. Những hoạt động của
con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần - nói
một cách tổng quát. Ví dụ như: văn hóa văn nghệ.3. Tri thức
kiến thức khoa học. Ví dụ như: phổ cập văn hóa.4. Trình độ
cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh.
Ví dụ như: Cơ quan văn hóa.5. Nền văn hóa của một thời kì
lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di
vậttìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Ví dụ như:
văn hóa Đông Sơn.” [52,tr.35-36]
Bên cạnh đó, một trong những người nêu lên định nghĩa
về “Văn hóa” sớm nhất ở nước ta có thể kể đến là Đào Duy
Anh. Năm 1938, ông cho rằng văn hóa là kiểu sinh tồn của xã
hội. Còn theo Hồ Bá Thâm trong “Văn hóa và bản sắc văn



hóa dân tộc” thì “Văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và
tinh thần theo tính chân - thiện - mỹ, do hoạt động của con
người sáng tạo ra, thông qua các phương thức sinh tồn của
đời sống xã hội, và ngày càng phát triển. Văn hóa là sự phát
triển, tiến bộ và phát triển tiến bộ là văn hóa” [67,tr.21]. Trên
cơ sở phân tích các định nghĩa về văn hóa Trần Ngọc Thêm đã
đưa ra khái niệm văn hóa trong cuốn “cơ sở văn hóa Việt
Nam” như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [69, tr.14]
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có nhận xét về văn
hóa: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong
phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên
nhiên mà nó liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn
tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… cốt lõi
của sức sông dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao
đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và
tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy
cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản


và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sưc đề kháng và sức chiến
đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.”[69, tr.14]
Trong lĩnh vực này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra
khái niệm về văn hóa vô cùng gần gũi và dễ hiểu. Bác viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các

phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
dó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”[49, tr.431]. Theo Bác, nhu cầu của
con người là cội nguồn văn hóa. Trải qua quá trình tồn tại và
phát triển của con người đã tạo tiền đề cho văn hóa xuất hiện.
Con người không thể tồn tại mà thiếu sáng tạo, và những sáng
tạo đó chính là văn hóa, đồng thời chính phương thức sáng tạo
cũng là văn hóa.
Đảng ta quan niệm văn hóa đóng vai trò vô cùng to lớn
trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Văn hóa luôn
gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Nó


là một mắt xích quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó được
thể hiện rất rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998). Nghị quyết đã
“phát thảo một chiến lược phát triển văn hóa quan trọng
nhằm giữ gìn và phát huy toàn bộ di sản văn hóa thiêng liêng
của dân tộc và xác lập mục tiêu hiện thực xây dựng nền văn
hóa mới cho thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế” [23, tr.43]. Đảng đã nêu ra 05
quan điểm chơ bản về xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam:
“Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã
hội. Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Thứ ba, nền văn hóa
Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng

đồng các dân tộc Việt Nam. Thứ tư, xây dựng và phát triển
văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Thứ năm, văn hóa
là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và
sự kiên trì, thận trọng”.Và 10 nhiệm vụ cụ thể là:“Xây dựng


con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới;Xây
dựng môi trường văn hóa;Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ
thuật;Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa;Phát triển sự
nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ;Phát triển
đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng;Bảo tồn,
phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số;Mở rộng
hợp tác quốc tế về văn hóa;Củng cố, xây dựng và hoàn thiện
thể chế văn hóa”.[23, tr.43-44]
Tóm lại, qua nhiều quan điểm khác nhau về “văn hóa”,
cá nhân nhận thấy: khái niệm về ‘văn hóa” của Bác gần gũi,
dễ hiểu. Đồng thời nếu thực hiện tốt năm quan điểm và mười
nhiệm vụ cụ thể về xây dựng văn hóa mà Nghị quyết trung
ương 5 khóa VIII đã đề xuất sẽ góp phần hoàn thiện những
vấn đề văn hóa quan trọng mà thực tiễn cách mạng Việt Nam
đòi hỏi.
b/. “ĐSVH”
“ĐSVH” là cụm từ bắt đầu được sử dụng phổ biến ở
nước ta vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Ban đầu, cụm
từ này được biết dưới dạng “Đời sống mới”do Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết vào tháng 3- 1947 để hướng dẫn việc xây dựng



đời sống mới trong các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội.Theo
Bác: “Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt
tinh thần ấy không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng, mà lại
được thể hiện ngay ra trong cuộc sống hằng ngày của mỗi
người, rất dễ hiểu, dễ thấy.” [31,tr.443].Từ đó ta thấy, ĐSVH
là tổng thể những yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong các lĩnh vực hoạt động sống gắn với
các hoạt động xã hội. Hay có thể nói, ĐSVH là một phức thể
hoạt động văn hóa diễn ra trong thực tiễn, từ văn hóa vật chất
đến văn hóa tinh thần.
Theo Đoàn Văn Chúc nếu như đời sống xã hội là toàn bộ
những hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người
trong một xã hội, thì ĐSVH được hiểu là “một phức hợp
những ứng xử thành nếp, điển hình nhằm thỏa mãn nhu cầu
văn hóa của các thành viên một xã hội” [14,tr.329] .
Và trong cuốn Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng năm 2007 cũng đã chỉ ra: ĐSVH là một bộ phận của đời
sống xã hội, bao gồm tổng thể những yếu tố hoạt động văn
hóa vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn nhau
trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa
trong cộng đồng trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống


con người. Tuy nhiên, ĐSVH không đồng nhất với văn hóa
của một cộng đồng. Bởi, ở ĐSVH ngoài những yếu tố văn hóa
truyền thống, ngưòi ta còn bắt gặp cả những yếu tố văn hóa
mới được hình thành từ những thay đổi trong hoạt động sinh
hoạt xã hội của con người.Có thể thấy, ĐSVH chứa đựng
những yếu tố không thể tách rời các lĩnh vực của đời sống xã
hội, bao gồm: Thứ nhất là Văn hóa vật thể và phi vật thể tồn

tại trong cộng đồng: thiết chế văn hóa, tác phẩm, sản phẩm
văn hóa, phương tiện thông tin đại chúng và truyền bá văn
hóa, lễ hội, văn hóa, văn nghệ dân gian…Thứ hai là cảnh
quan Văn hóa (do tự nhiên hoặc con người tạo ra): di tích lịch
sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công viên, tượng đài...Thứ
ba là yếu tố văn hóa cá nhân: trình độ học vấn, nhu cầu, sở
thích và thị hiếu văn hóa, phong cách sinh hoạt, văn hóa ứng
xử giao tiếp, nếp sống văn hóa…Thứ tư là những yếu tố văn
hóa của các “tế bào” trong mỗi cộng đồng như: gia đình, nhà
trường, cơ quan, công sở, tổ nhóm lao động, học tập...
Nhìn chung, ĐSVH được tổng hợp từ sự tích lũy kinh
nghiệm và kiến thức lao động qua sáng tạo, đấu tranh, phát
triển để tạo nên lối sống, đạo lý, tâm hồn ngày càng hoàn


thiện, hướng đến chân - thiện - mỹ. Đồng thời cũng tạo ra mối
quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường sống.
c/. Xây dựng ĐSVH
Xây dựng ĐSVH là một trong những chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước đặt ra từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V
(1981). Xây dựng ĐSVH chính là đưa văn hóa thâm nhập vào
cuộc sống của nhân dân, làm cho văn hóa ngày càng là yếu tố
gắn liền với mỗi con người trong xã hội. Năm 1986, ở Đại hội
đổi mới của đất nước thì công cuộc Xây dựng ĐSVH được
triển khai trên phạm vi toàn quốc. Ở Đại hội VIII, Xây dựng
ĐSVH được xem như là một mục tiêu cơ bản, một nhiệm vụ
có ý nghĩa chiến luọc trong chương trình mục tiêu quốc gia về
văn hóa. Kì Đại hội tiếp theo, Đảng ban hành Nghị quyết
trung ương 5 khóa VIII với việc chỉ rõ “văn hóa thấm sâu
vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện

giá trị mới của con người Việt Nam” [23,tr.208]
Ở những kì Đại hội tiếp theo, Đảng tiếp tục ban hành các
nghị quyết, chủ trương nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng
của Xây dựng ĐSVH và đề ra những mục tiêu, chiến lược để
nâng cao chất lượng của việc Xây dựng ĐSVH nhằm, thúc


đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Bác cũng từng chỉ ra cách Xây dựng ĐSVH: Đời sống
mới không phải cao xa gì, cũng không phải khó khăn gì. Nó
không bảo ai phải hy sinh chút gì. Nó chỉ sửa đổi những việc
rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức
là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm
việc. Sửa đổi được những điều đó thì mọi người đều được
hạnh phúc. Mà chắc sửa đổi được, vì nó không có gì gay go,
khó làm.
Trong cuốn “Đời sống mới”, Người nêu lên ba nội dung
có quan hệ mật thiết với nhau để xây dựng ĐSVH là: đạo đức
mới, lối sống mới và nếp sống mới. Bác cho rằng: “Đời sống
mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng
làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết
tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng
phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng,
cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi.Cái gì cũ mà tốt, thì
phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận
trung với nước, tận hiếu voớ dân hơn khi trước.Cái gì mới mà


hay, thì ta phải làm. Thí dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc

cho có ngăn nắp”[31,tr.447].
Cho nên, xây dựng ĐSVH không phải là công việc một
sớm một chiều mà cần phải tiếp tục duy trì, phát triển. Tập
trung nâng cao chất lượng phong trào xây dựng ĐSVH gắn
với cuộc vận động toàn dân xây dựng NTM, ĐTVM. Đây
cũng chính là việc làm thiết thực, là mục tiêu hàng đầu trong
sự nghiệp phát triển văn hóa của nước ta hiện nay.
- Các quan điểm về phát huy sức mạnh khối
ĐĐKTDT
- Quan điểm lịch sử
Tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thồng quý
báu của dân tộc Việt Nam ta, được hình thành và phát triển
qua quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Truyền thống đó đã được kết tinh từ những gì thiêng liêng
nhất, cao quý nhất của con người Việt Nam. Nhờ tinh sự đoàn
kết mà dân tộc ta như xích lại gần nhau, yêu thương, gắn bó
với nhau hơn trước những khó khăn, thử thách. Và cũng chính
tinh thần ấy đã trở thành nguồn cội sức mạnh, là niềm tin, là
động lực vươn đến những chiến thắng vĩ đại cho nhân dân khi


đối mặt với sự tàn phá của thiên nhiên và sự xâm lược của kẻ
thù.Truyền thống tốt đẹp đó luôn được ông cha ta gìngiữ, bảo
tồn và lưu truyền cho con cháu ngàn đời sau và nó mãi trường
tồn với lịch sử, cùng thời gian.
Phát huy sức mạnh khối ĐĐKTDT đã được ông cha ta
áp dụng từ rất lâu trước đây. Ngay từ thuở khai thiên lập quốc,
Lạc Long Quân đã biết dạy dân đoàn kết đánh đuổi yêu quái
quấy phá dân lành. Đến khi giặc Ân xâm lược, nhân dân lại
một lòng đoàn kết cùng nhau thổi cơm nuôi Gióng đánh giặc.

Hay như Trưng vương biết tập hợp sức mạnh người tài từ
khắp miền đất nước để chống lại lũ giặc xâm lược. Hoặc như
cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu gặp khó khăn phải lui về ẩn núp
ở núi Nưa, bà đã biết vận dụng sự kết đoàn của bà con dân
bản để cùng mưu nghiệp đánh đuổi ngoại bang.
Sức mạnh đó càng được đẩy lên cao hơn khi Ngô Quyền
kêu gọi quân dân cùng nhau tham chiến “kẻ lên rừng chặt gỗ
lim, gỗ táu, người vạt nhọn đầu rồi sau đó bịt sắt lại. Tất cả
những cây cọc nhọn hoắt ấy, Ngô Quyền đã sai quân lợi dụng
lúc thủy triều xuống đem đóng ở cửa sông Bạch Đằng” [60,
t5, tr.14]. Để rồi khi ra trận toàn quân lại phối hợp cùng nhau
làm quân thù khiếp sợ: “Trước sức tấn công dữ dội của ta,


các chiến thuyền của giặc phải quay đầu bỏ chạy, nhưng vì
nước rút quá nhanh,nên chiến thuyền đã mắc vào cọc sắt.
Thuyền bị vỡ và đắm rất nhiều. Cùng lúc đó trên bờ sông một
lực lượng khác lại dùng tên tẩm thuốc độc bắn như mưa
xuống thuyền của quân Nam Hán. Quân giặc phần bị giết,
phần bị đuối, thiệt hại hơn quá nửa” [60, tr.16]. Nhờ tài mưu
lược của ông kết hợp với sự đoàn kết của quân dân, trên dưới
một lòng tạo nên một chiến tích oai hùng, mãi lưu truyền
trong sử sách với Bạch Đằng giang dậy sóng, chôn vùi quân
Nam Hán. Theo nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết thì: “chiến thắng
Bạch Đằng là vũ công cao cả vang dội đến ngàn thu, không
chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ thôi đâu”[60,tr.17]. Thật vậy,
với chiến thắng kì vĩ ấy, Ngô Quyền đã đập tan ý chí xâm
lược của giặc Tàu, kết thúc thời kì Bắc thuộc 1000 năm, đất
nước không còn là một quận của phương Bắc, mở ra thời kì
độc lập, tự chủ của dân tộc sau hơn mười thế kỷ ngoan cường

chống giặc ngoại xâm. Thế mới thấy sức mạnh của sự đoàn
kết thật lớn lao.
Và đỉnh cao nhất của việc phát huy sức mạnh khối
ĐĐKTDT trong lịch sử nước Việt Nam ta được thể hiện qua
ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của vua tôi


nhà Trần. Vào thế kỷ thứ XIII khi mà đế quốc Mông Cổ dưới
sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân đã bành
trướng lãnh thổ từ bờ Thái Bình Dương đến bờ Hắc Hải,
chiếm toàn bộ nước Nga, một số nước Đông Âu, miền Trung
Á, Ba Tư và sau này là toàn bộ Trung Quốc. Một đất nước có
quân đội hùng mạnh đến nổi vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì
nơi đó ngay cả ngọn cỏ cũng không thể mọc. Thế nhưng,
chúng phải chịu thất bại ba lần liên tiếp trên cùng một đất
nước, tuy nhỏ bé về địa lý nhưng lại vô cùng lớn mạnh về ý
chí và tinh thần. Ý chí đó là sự quyết tâm của mọi tầng lớp
mong muốn giữ gìn cuộc sống thanh bình, lạc nghiệp âu ca.
Tinh thần đó là tinh thần đoàn kết của toàn dân, một lòng,
chung sức đánh đuổi kẻ thù bảo vệ nền độc lập chủ quyền cho
Tổ quốc. Một đất nước thua kém quân giặc về nhiều mặt,
nhưng trái ngược lại hơn kẻ thù ở những con người vĩ đại.
Những con người đó là những bậc minh quân như vua Thái
Tông, Thánh Tông hay Nhân Tông; là những bề tôi mưu lược
như Thái sư Trần Thủ Độ, Chiêu Minh Vương - Thượng
tướng, Thái sư Trần Quang Khải...; là những vị tướng tài ba
như Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Nhân Huệ Vương



×