Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề dân tộc ở việt nam từ năm 1930 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.08 KB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN VĂN CHUNG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN VĂN CHUNG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ QUANG HIỂN



HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng. Nhiều tư liệu và kết luận khoa học mới của luận án chưa từng được
nghiên cứu, công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Chung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI .......................................................................................................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài ...................................................6
1.2. Tóm lƣợc những kết quả nghiên cứu .........................................................24
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu.............................................26
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 .........27
2.1. Những yếu tố tác động đến việc giải quyết vấn đề dân tộc ......................27
2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin ..................................................27
2.1.2. Quan điểm của Quốc tế Cộng sản ..........................................................31
2.1.3. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc ..............................36
2.1.4. Thực tiễn vấn đề dân tộc ở Việt Nam và Đông Dương ..........................39
2.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề giƣơng cao
ngọn cờ dân tộc ...................................................................................................43

2.2.1. Chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập ở Đông Dương
một Đảng Cộng sản ..........................................................................................43
2.2.2. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ nước Việt Nam và đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu .......................................................46
2.3. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc (từ tháng 10-1930 đến
tháng 3-1935) .......................................................................................................55
2.3.1. Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi toàn Đông Dương ..................55
2.3.2. Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất ......61
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện giải quyết vấn đề dân tộc ..........................................69
2.4. Vấn đề dân tộc trong những năm 1936 - 1939 ..........................................75
2.4.1. Tình hình mới và chủ trương mới của Đảng ..........................................75
2.4.2. Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và
cách mạng ruộng đất .........................................................................................80
2.4.3. Chỉ đạo thực hiện giải quyết vấn đề dân tộc ..........................................81
Chƣơng 3. CHỦ TRƢƠNG THAY ĐỔI CHIẾN LƢỢC VÀ SỰ CHỈ ĐẠO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1939-1945 .............................90
3.1. Chủ trƣơng thay đổi chiến lƣợc..................................................................90


3.1.1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình thế cách mạng xuất hiện ......90
3.1.2. Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong quan hệ giữa ba nước
Đông Dương .....................................................................................................93
3.1.3. Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất ....106
3.2. Lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tiến hành khởi nghĩa
toàn dân, thành lập nhà nƣớc của chung toàn dân tộc .................................113
3.2.1. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc và chuẩn bị lực lượng cho Cách
mạng Tháng Tám ............................................................................................113
3.2.2. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dân tộc và thành lập nhà nước của
chung toàn dân tộc ..........................................................................................118
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ....................................................123

4.1. Nhận xét ......................................................................................................123
4.1.1. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi quan điểm và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản .........................123
4.1.2. Quá trình giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam là cuộc đấu tranh
quyết liệt về quan điểm, tư tưởng trong nội bộ Đảng .....................................126
4.1.3. Quá trình giải quyết vấn đề dân tộc khẳng định sự đúng đắn của tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ở thuộc địa, bản lĩnh và sự trưởng
thành của Đảng qua mỗi giai đoạn cách mạng ...............................................129
4.2. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................132
4.2.1. Xuất phát từ thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam để đề ra chủ
trương, đường lối ............................................................................................132
4.2.2. Giương cao ngọn cờ dân tộc, giải quyết đúng đắn nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ .......................................................................................................135
4.2.3. Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, dựa vào sức mình là chính ....138
4.2.4. Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cơ
sở cho việc phát huy sức mạnh từng dân tộc và liên minh chiến đấu ba
nước Đông Dương ..........................................................................................139
4.2.5. Tập hợp, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong Mặt trận dân tộc thống nhất ..................................................................142
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................150


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề dân tộc - quốc gia dân tộc (nation) có nội dung rộng lớn, có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải được nhận thức và giải quyết
một cách đúng đắn và sáng tạo, gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Từ khi thực dân Pháp áp đặt ách thống trị trên bán đảo Đông Dương, lập ra
Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam và Cao Miên (năm 1887), sau có thêm Lào
(năm 1899), các nước Việt Nam, Lào và Campuchia mất độc lập, nhân dân mất tự
do. Độc lập dân tộc trở thành khát vọng cháy bỏng của mọi người dân mất nước. Đó
là thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa.
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ năm
1930 đến năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 đổi tên thành
Đảng Cộng sản Đông Dương) đã vận dụng lý luận và phân tích thực tiễn để đề ra
chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam theo những nhận thức và cách
thức khác nhau, hình thành nên những quan điểm khác nhau trên hai mối quan hệ:
Một là, mối quan hệ dân tộc giữa Việt Nam với Lào và Campuchia, có hai loại
quan điểm: 1- Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước và 2- Giải quyết
vấn đề dân tộc trong phạm vi cả ba nước ở Đông Dương. Mỗi quan điểm đó đều chi
phối việc đặt tên đảng và xác định sứ mệnh lãnh đạo của Đảng, thành lập mặt trận dân
tộc thống nhất và chính quyền cách mạng ở từng nước hoặc chung cho cả ba nước.
Hai là, giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ “độc lập dân tộc” và
“cách mạng ruộng đất”, khi thì đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, khi
thì đặt hai nhiệm vụ đó ngang hàng nhau, thậm chí có lúc nhấn mạnh cách mạng
ruộng đất.
Thực tiễn đó chứng tỏ việc vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam là một quá trình không đơn giản, một chiều, mà có sự tác
động của những nhân tố chủ quan và khách quan. Tình hình đó dẫn đến cuộc đấu
tranh trong nội bộ Đảng, có lúc rất gay gắt, để cuối cùng đi tới sự thống nhất một
chủ trương đúng đắn và đưa cách mạng đến thành công. Điều đó thể hiện trách
nhiệm của Đảng đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, thể hiện bản
chất của một chính đảng cách mạng.

1



Cũng trong thời gian này, do có những quan điểm và chủ trương trái ngược
tinh thần chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản trên nhiều vấn đề, trong đó có chủ trương
giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, vấn đề đặt tên
Đảng, nên trong một thời gian dài, Nguyễn Ái Quốc đã chịu sự phê phán gay gắt và
đối xử lạnh nhạt của Quốc tế Cộng sản… Sự đánh giá sai lệch đó đã gây ra hậu quả
không tốt cho phong trào cách mạng Việt Nam cũng như ảnh hưởng đến hoạt động
của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 30 của thế kỷ XX.
Nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt
Nam trong thời kỳ 1930 - 1945, đã làm sáng tỏ nhận thức, quan điểm và sự điều
chỉnh của Đảng ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong điều kiện chịu sự chỉ đạo
sâu sắc của Quốc tế Cộng sản và việc áp dụng một cách dập khuôn, máy móc sự chỉ
đạo đó, cách mạng Việt Nam khó tránh khỏi những hạn chế ở những thời điểm cụ
thể. Tuy nhiên, trải qua quá trình lãnh đạo cách mạng, xuất phát từ thực tiễn trong
nước, cũng như tư duy và năng lực sáng tạo của mình, Đảng đã có sự điều chỉnh
quan điểm, nhận thức trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong quan
hệ giữa ba nước Đông Dương, cũng như mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với cách
mạng ruộng đất. Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 mở đầu cho sự thay đổi chiến
lược của Đảng và Hội nghị Trung ương tháng 5-1941, dưới sự chủ trì của Nguyễn
Ái Quốc, Đảng đã bổ sung và hoàn thiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc,
với những quyết sách đúng đắn, giải quyết một cách đúng đắn, thỏa đáng vấn đề
dân tộc ở Việt Nam trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương, cũng như mối quan
hệ giữa độc lập dân tộc với cách mạng ruộng đất.
Từ những vấn đề trên, nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong
việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 góp phần làm sáng
rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền;
những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc;
rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu chủ trương Đảng lãnh đạo giải
quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam thời kỳ 1930-1945 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc; góp phần tạo cơ sở, tiền đề cho Đảng giải quyết vấn đề dân tộc và chính

sách dân tộc, cũng như trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương; đồng thời góp
phần hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

2


Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Đảng lãnh đạo
giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” làm đề tài luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và giải
quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc 1930-1945. Từ đó,
rút ra nhận xét và một số kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra chủ trương giải quyết vấn
đề dân tộc của Đảng;
- Phân tích có hệ thống những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chí
Minh giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam thời kỳ 1930-1945;
- Nhận xét quá trình Đảng và Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc thời kỳ
1930 - 1945; rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng để
giải quyết vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những chủ trương, biện pháp của Đảng
trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam trong quan hệ với hai nước
Lào và Campuchia; mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc với cách mạng
ruộng đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề dân tộc mà luận án nghiên cứu là thuộc phạm trù dân tộc quốc gia,

không phải vấn đề dân tộc tộc người hay dân tộc thiểu số.
Về mặt nội dung, luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, quan điểm, chủ
trương của Đảng và Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam
trong quan hệ với dân tộc Lào và Campuchia; mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với
cách mạng ruộng đất; nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm của Đảng giải quyết
vấn đề dân tộc trong thời kỳ 1930 - 1945.

3


- Không gian nghiên cứu là ở Việt Nam và phạm vi thời gian là thời kỳ 1930
- 1945 từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến khi lãnh đạo nhân dân Việt Nam
giành chính quyền thành công.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn
đề dân tộc.
4.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng để nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Các tài liệu kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin;
- Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, chủ yếu trong thời kỳ 1930
- 1945;
- Những công trình chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước (sách và
những bài viết trên các tạp chí); các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.
- Những tư liệu có liên quan đến đề tài đang được lưu trữ tại các kho lưu trữ
của Đảng, Nhà nước và các cơ quan khoa học.
4.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp đó. Ngoài ra, luận án còn sử

dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,… để làm rõ nội dung luận án
đề cập.
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
5.1. Về mặt khoa học
- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong việc giải quyết vấn
đề dân tộc ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945;
- Góp phần làm rõ sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin của Đảng và Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa và phụ thuộc;
- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học để vận dụng vào việc củng cố và phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử cho Đảng xử lý và giải quyết vấn
đề dân tộc, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong giai đoạn hiện nay.

4


5.2. Về mặt tư liệu
- Sưu tầm, hệ thống một số tư liệu về chủ trương và sự chỉ đạo của Trung
ương Đảng và Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam.
- Luận án làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng
trong các học viện, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài;
Chương 2: Quá trình nhận thức và chủ trương của Đảng về giải quyết vấn đề
dân tộc từ năm 1930 đến năm 1939;
Chương 3: Chủ trương thay đổi chiến lược và sự chỉ đạo giải quyết vấn đề
dân tộc giai đoạn 1939-1945;
Chương 4: Nhận xét và Kinh nghiệm.


5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong cách mạng Việt Nam
là một nội dung lớn, có ý nghĩa quan trọng, do vậy nhận được sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều tổ chức và các nhà khoa học cả trong và ngoài nước.
Cho đến nay, đã có hàng trăm cuốn sách, hàng nghìn bài báo, nhiều luận văn,
luận án, đề tài nghiên cứu về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam thời kỳ 1930 - 1945. Nhiều vấn đề của thời kỳ lịch sử này đã được làm sáng
tỏ. Nhưng vẫn còn đó những “khoảng trống” cần tiếp tục được nghiên cứu. Với
những công trình đã xuất bản hoặc tài liệu được công bố, có thể khái quát những
nghiên cứu về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thành các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, là những công trình, những bài nghiên cứu về vấn đề dân tộc
và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam nói chung, thời kỳ 1930-1945 nói riêng.
Có thể kể đến công trình Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng
Tháng Tám của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1963; Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập, tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh
của Đinh Xuân Lâm và Lê Mậu Hãn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (Nxb.
CTQG), Hà Nội, 1994; Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945 của Viện Lịch sử
Đảng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1995; Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí
Minh của Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1996; Sự phát triển
của tư tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập III,
Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 1997; Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tướng
Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1997; Mấy vấn đề lý luận và thực

tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam của các tác giả Nguyễn Quốc Phẩm,
Trịnh Quốc Tuấn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1999; Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải
quyết vấn đề dân tộc, dân chủ trong cách mạng Việt Nam (1930-1954) của TS. Chu
Đức Tính, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001; Quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc tế của các

6


tác giả GS,TS. Trần Hữu Tiến, GS,TS. Nguyễn Ngọc Long, PGS,TS. Nguyễn Xuân
Sơn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002; các công trình của PGS. Lê Mậu Hãn, như: Sức
mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2003; Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011; Cách mạng Tháng Tám một sự kiện vĩ đại của thế kỷ
XX, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005; Tư tưởng Hồ Chí Minh những nội dung cơ bản của
PGS, TS. Thành Duy, Nxb. Phương Đông, Hà Nội, 2005; Lịch sử Mặt trận dân tộc
thống nhất Việt Nam, quyển 1 (1930-1954) của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006; Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân
tộc của GS, TS. Phan Ngọc Liên, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008; hai công trình của tác
giả Phạm Hồng Tung là Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở
Việt Nam (1936-1939), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008; Lịch sử cuộc Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; Mối quan hệ biện
chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh của
PGS,TS Nguyễn Bá Linh, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009; Những sáng tạo của Hồ Chí
Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của PGS, TS. Lê Văn Yên,
Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009; Hồ Chí Minh con người của sự sống của GS,TS. Mạch
Quang Thắng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2010; Luận án tiến sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong đấu
tranh giành chính quyền (1930-1945), của tác giả Trần Viết Thi, Hà Nội, 2010;
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Ái Quốc với hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam thời
kỳ 1930-1938, của tác giả Nguyễn Thúy Đức, Hà Nội, 2010; Hồ Chí Minh tiểu sử,

GS. Song Thành chủ biên, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2010; Vấn đề dân tộc và quan hệ
dân tộc ở Việt Nam hiện nay do Đậu Tuấn Nam chủ biên, Nxb. CTQG, Hà Nội,
2010; Cách mạng Tháng Tám - Thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam,
của GS,TS. Trịnh Nhu và TS. Trần Trọng Thơ, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2012; Dân tộc
trong lịch sử và trong thời đại ngày nay của GS,TS. Trần Hữu Tiến, Nxb. CTQG,
Hà Nội, 2012; Hồ Chí Minh tiểu sử của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2015, v.v..
Những công trình này có điểm chung là đều khẳng định đường lối cách mạng
giải phóng dân tộc của Đảng và Hồ Chí Minh là đúng đắn, sáng tạo, trong đó tư

7


tưởng độc lập, tự do là vấn đề cốt lõi; chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930; những
chuyển biến trong nhận thức và chỉ đạo của Đảng trong việc giải quyết vấn đề dân
tộc và giai cấp; sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vấn đề dân tộc vào thực tiễn Việt Nam, v.v..
Luận giải về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, trong cuốn Tư tưởng Hồ
Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, các tác giả cho rằng, Hồ Chí Minh đã
giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Theo Người, đối với Việt Nam không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải
quyết vấn đề dân tộc như ở các nước tư bản phát triển phương Tây. Mà ngược lại,
chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao
hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp.
Trong cuốn Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh, PGS. Lê Mậu Hãn cho rằng, độc lập, tự do là tư tưởng cách
mạng cốt lõi, là lẽ sống của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam và nhân dân thế
giới. Tác giả khẳng định, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong

cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là một chiến lược cách mạng đúng đắn của
Hồ Chí Minh. Quyết định thay đổi chiến lược cách mạng tư sản dân quyền thành
cách mạng giải phóng dân tộc, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Ban
Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ tám là một cột mốc đánh dấu sự trưởng
về tư duy chính trị của Đảng, là sự phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng đã
được xác định từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng… Sự thay đổi chiến lược
này đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, nguyện vọng của nhân dân, đã tạo nên lực
hút kỳ diệu đối với mọi người Việt Nam yêu nước, dẫn đến sự vùng dậy mãnh liệt
với khí thế xung thiên của cả một dân tộc, đập tan bộ máy thống trị của phát xít
Nhật và tay sai, kiến lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa, nhà nước của dân, do dân
và vì dân.
Trong công trình Cách mạng Tháng Tám - Thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách
mạng Việt Nam, các tác giả Trịnh Nhu, Trần Trọng Thơ nhấn mạnh: Đặt nhiệm vụ
đấu tranh giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao,

8


Đảng đã bắt mạch đúng nguyện vọng thiêng liêng, cấp bách nhất của toàn dân tộc.
Nhờ vậy lời kêu gọi cứu nước và những chính sách của Đảng tập hợp, đoàn kết, tổ
chức quần chúng đấu tranh nhanh chóng được nhân dân hưởng ứng và thực hiện.
Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc và lực lượng vũ trang kết tụ, phát huy
được sức mạnh to lớn và toàn diện của nhân dân cả nước hướng vào thực hiện mục
tiêu giành độc lập dân tộc.
Cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ
trong cách mạng Việt Nam của TS. Chu Đức Tính, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001 cho
rằng, xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế
quốc và đánh đổ chế độ phong kiến. Từ đó, chỉ rõ hai kẻ thù, hai đối tượng của cách
mạng là đế quốc thực dân xâm lược và địa chủ phong kiến tay sai. Tuy nhiên, căn

cứ từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam…, nơi mà yếu tố dân tộc đang còn nổi
trội, mà Hồ Chí Minh đã xử lý mối quan hệ dân tộc dân chủ, trong đó nội dung bản
chất của dân chủ là vấn đề ruộng đất, là thực hiện người cày có ruộng, theo cách
làm riêng của Việt Nam, mặc dù vì cách làm đó mà Hồ Chí Minh phải trải qua biết
bao đau khổ trong lúc mình đúng mà bị hiểu sai.
Trong cuốn Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc, cố GS,TS. Phan
Ngọc Liên cho rằng, khi nói về dân tộc, sự thống nhất dân tộc, Hồ Chí Minh trước
hết nhấn mạnh đến lòng yêu nước truyền thống, đến tinh thần, ý thức dân tộc những di sản vô cùng quý báu được xây đắp nên bằng mồ hôi, xương máu của dân
tộc, suốt từ buổi đầu dựng nước đến nay.
Trong cuốn sách Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trên đường sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009, khi bàn về sự sáng tạo của
Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân
quyền được Người vạch rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, PGS,TS. Lê Văn
Yên cho rằng, sự sáng tạo của Người là ở chỗ, trong cuộc cách mạng này, nhiệm vụ
giải phóng dân tộc phải thực hiện trước hết, mục tiêu độc lập dân tộc phải được đặt
lên hàng đầu, còn các nhiệm vụ khác, mục tiêu khác phải phục tùng và thực hiện
từng bước. Đây là sự sáng tạo và thành công lớn của Người trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở một nước thuộc địa.

9


Bên cạnh các cuốn sách đã được xuất bản về vấn đề dân tộc và giải phóng
dân tộc, đã có hàng trăm bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, báo cáo khoa học,
phản ánh, lý giải những chiều cạnh khác nhau và cả những tổng kết bước đầu về
vấn đề này. Có thể kể đến các tác giả: GS. Song Thành, GS, TS. Trịnh Nhu, PGS,
NGND. Lê Mậu Hãn, PGS, TS. Vũ Quang Hiển, PGS, TS. Phạm Xanh, PGS,TS.
Nguyễn Thanh Tâm, PGS, TS. Trần Thị Thu Hương, PGS,TS. Ngô Đăng Tri…
Những bài viết tiêu biểu về vấn đề này:
Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập lập dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của

Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5 - 1990; Thắng lợi của khối đại đoàn kết dân tộc
dưới ánh sáng tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh, Tạp chí Thông tin công tác
tư tưởng lý luận, số 9 - 2006; Tư tưởng độc lập, tự do với chiến lược đại đoàn kết
dân tộc của Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12-2009; Đảng Cộng sản Việt
Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân
tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-2013… của PGS. Lê Mậu Hãn. Nội dung cơ bản
trong những bài viết này khẳng định tư tưởng độc lập, tự do; chủ nghĩa dân tộc chân
chính Hồ Chí Minh là nguồn cội cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
PGS. Lê Mậu Hãn khẳng định, thực chất của vấn đề dân tộc là quyền tự do, độc lập
và quyền lựa chọn của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc phải tự mình tìm tòi, quyết định
con đường, phương pháp thực hiện giải phóng và phát triển đất nước vì độc lập, tự
do, đáp ứng nhu cầu tiến hóa của dân tộc.
GS, TS. Trịnh Nhu có một loạt bài viết, như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc, in trong sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo và đại đoàn
kết trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003; Thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám, sự kiểm nghiệm giá trị lý luận cách mạng giải phóng
dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, in trong sách 60 năm nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam - một số thành tựu chủ yếu, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005; Phát
huy sức mạnh dân tộc, một yếu tố quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Sự vững mạnh của Đảng, một nhân tố
quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do và kháng chiến,
kiến quốc (1930-1954); Chủ trương thay đổi chiến lược của Đảng, nhân tố quan
trọng quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, in trong sách Mấy vấn

10


đề lịch sử Việt Nam tái hiện và suy ngẫm, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007. Các bài viết
trên đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, khẳng định vai trò của
nhân tố dân tộc, chủ trương thay đổi chiến lược của Đảng và Hồ Chí Minh đến

thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và
trong các giai đoạn sau.
Các bài viết Sự sáng tạo của Đảng trong quá trình xác định đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc (1930-1945), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1-2010; Đường lối
cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, in trong sách Đảng
Cộng sản Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2010;
Về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945, Tạp chí Lịch sử
quân sự, số 8-2013, PGS, TS. Vũ Quang Hiển khẳng định, trong thời kỳ 1930 1941, để đi đến một đường lối dứt khoát, Đảng đã trải qua những bước quanh co, bị
chi phối bởi những điều kiện chủ quan và khách quan. Tác giả nhấn mạnh, để xác
định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng đã dũng cảm vượt lên những
khuôn mẫu giáo điều, trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài, có lúc gay gắt, từng bước
vượt qua những khó khăn về việc vận dụng lý luận và nhận thức thực tiễn nhằm xác
định chính xác kẻ thù, nhiệm vụ chiến lược, đề ra chủ trương tập hợp lực lượng
đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể ở một nước thuộc địa.
PGS, TS. Trần Thành trong bài viết Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong giải
quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Tạp chí Lịch
sử Đảng, số 5-2010 lại khẳng định: Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí
Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc, giải phóng giai
cấp với giải phóng dân tộc. Trong khi khẳng định nhiệm vụ của cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ là đánh cả đế quốc và phong kiến, nhưng xuất phát từ một nước
thuộc địa, Hồ Chí Minh đã không coi hai nhiệm vụ đó ngang nhau, mà đặt lên
hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc để giải phóng dân tộc, đảm bảo mục tiêu trước
mắt, trọng tâm là độc lập dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến đem lại ruộng
đất cho dân cày thì được tiến hành từng bước, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phản
đế. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh có độc lập thì mới giành được quyền bình đẳng dân
tộc, quyền tự quyết dân tộc”.

11



Về vấn đề dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc còn có các bài viết: Vấn đề
dân tộc - một trong những nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô-viết, của Nguyễn
Hồng Vân, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2-1996; Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
và Hội nghị thành lập Đảng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc của
TS. Trần Hải, Những luận điểm thống nhất và khác biệt giữa Chánh cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt và Luận cương chính trị của GS, TS. Phan Ngọc Liên, in trong sách
Việt Nam trên con đường lớn bản hùng ca thế kỷ XX, do Triệu Quang Tiến chủ biên,
Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005; các bài viết Thành lập ở mỗi nước một chính Đảng
riêng, chủ trương sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2-1951, in trong
sách Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào truyền thống và triển vọng,
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005 và Hồ Chí Minh với việc thiết lập hệ thống chính trị Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7-2013 của PGS, TS.
Ngô Đăng Tri; Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong
những chuyển biến của thế giới của PGS, TS. Phạm Hồng Tung, in trong Một chặng
đường nghiên cứu lịch sử (2001 - 2006), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006; Cương lĩnh
dân tộc của V.I.Lênin và sự vận dụng trong cách mạng Việt Nam của GS,TS. Trịnh
Quốc Tuấn, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4-2010… Những công trình này tiếp tục đề
cập đến vấn đề dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc, đến mô hình chính quyền
nhà nước Việt Nam; sự tương đồng và khác biệt trong quan điểm cách mạng giữa
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10-1930, chỉ ra
nguyên nhân của sự khác biệt đó…
Bên cạnh các học giả Việt Nam, có một số tác giả là người nước ngoài viết
về vấn đề dân tộc, hiện nay đã được dịch ra tiếng Việt. Đáng chú ý là công trình
Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày nay, của tác giả An-phơ-rét Cô-din-gơ,
Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985.
Nhóm thứ hai, là các công trình đề cập trực tiếp đến chủ trương của Đảng và
Hồ Chí Minh trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong
quan hệ giữa ba nước Đông Dương.
Mặt trận Việt Minh - vấn đề dân tộc và giai cấp của PGS,TS. Nguyễn Tri
Thư, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4-1990 nhấn mạnh đến sự đúng đắn của Đảng

trong việc thành lập Mặt trận Việt Minh, đánh dấu một bước tiến lớn của Đảng ta

12


trong việc nhận thức vấn đề dân tộc và giai cấp trong quan hệ giữa ba nước Đông
Dương. Đó cũng là khẳng định trong thực tiễn những tư tưởng đúng đắn và sáng tạo
của Hồ Chí Minh về vấn đề này, một vấn đề đã diễn ra cuộc đấu tranh không ít phần
gay gắt trong nội bộ những người cộng sản Việt Nam trong những năm 30 của thế
kỷ XX. Sự thừa nhận ở Đông Dương tồn tại ba dân tộc có quá trình phát triển chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội riêng, đã từng tồn tại với tư cách là các quốc gia trong
lịch sử, đã tạo ra khả năng hết sức to lớn để động viên tinh thần dân tộc ở mỗi nước,
chống lại âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của kẻ thù, tăng cường một bước mới về chất
liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp giải phóng chống
kẻ thù chung.
Trong bài viết Nguyễn Ái Quốc và một giải pháp cho vấn đề giải phóng dân
tộc ở Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-1993, PGS, TS. Nguyễn Tri Thư khẳng
định, việc sau khi đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp sẽ thành lập một nước
Việt Nam độc lập, trên thực tế, Người (Hồ Chí Minh) đã đặt vấn đề dân tộc trong
khuôn khổ từng nước Đông Dương. Tới Hội nghị Trung ương lần thứ tám, tư tưởng
sáng tạo trên của Nguyễn Ái Quốc đã được khẳng định dứt khoát và chứng tỏ là rất
đúng đắn. Tư tưởng đó đã động viên tinh thần dân tộc ở mỗi nước, chống được âm
mưu chia rẽ, xuyên tạc của kẻ thù, đặt nền tảng cho liên minh chiến đấu và tình
đoàn kết đặc biệt giữa ba nước Đông Dương.
Tác giả Phạm Sang trong các bài viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước Đông Dương, Tạp chí Lịch sử Đảng, số
1-1993 và Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Nhân dân cách mạng Lào,
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5-1993, khẳng định: chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc
trong từng nước Đông Dương chứng tỏ Hồ Chí Minh đã tuân thủ theo những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công

nhân và giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương trong khuôn khổ của mỗi nước
riêng biệt, nhằm thức tỉnh ý thức quốc gia dân tộc, khơi dậy sức mạnh của mỗi dân
tộc, tạo ra sự tin cậy về chính trị, để đoàn kết quốc tế một cách tự nguyện, bình đẳng
và có hiệu quả hơn. Tác giả nhấn mạnh: Quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam và cách giải quyết mối quan hệ giữa ba dân tộc ở Đông Dương trong khuôn
khổ mỗi nước riêng biệt, chẳng những là một quyết định chính xác, phù hợp, thể

13


hiện trí tuệ thiên tài của Hồ Chí Minh mà còn là một quyết định hết sức dũng cảm
và đầy tinh thần trách nhiệm của Người trước giai cấp vô sản, các dân tộc Đông
Dương và trước phong trào cách mạng thế giới. Nền tảng vững chắc của đường lối
đúng đắn đó là trình độ hiểu biết sâu sắc, sự vận dụng nhuần nhuyễn nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, khả năng nắm bắt thực tiễn phong phú ở mỗi nước
cũng như cả ba nước Đông Dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng quan điểm trên, PGS, TS. Vũ Quang Hiển trong các bài viết: Giải
quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Đông Dương - cơ sở của liên minh chiến đấu và
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 10 - 2009 và
Đảng giải quyết vấn đề dân tộc, xây dựng khối đoàn kết ba nước Đông Dương
trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, in trong sách Đảng Cộng sản
Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2010 hay bài viết
Sáng tạo cách mạng của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản ở nước Việt Nam thuộc
địa, in trong sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, Nxb. CTQG, Hà Nội,
2008, đã khẳng định, quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước
Đông Dương là một chủ trương đúng đắn, nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết,
phát huy sức mạnh mỗi dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng mình; đập
tan những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù về vấn đề dân tộc, về cái gọi là “Liên bang
Đông Dương” và “họa cộng sản”; đồng thời tạo điều kiện đoàn kết ba dân tộc chống
kẻ thù chung. Chủ trương đó đặt cơ sở để xây dựng một chính sách, thiết lập một

quan hệ mới giữa Việt Nam với hai nước láng giềng cùng chung một kẻ thù xâm
lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc ở Đông
Dương đã được nhận thức và giải quyết đúng đắn với tinh thần độc lập, tự chủ và
sáng tạo. Đó là cơ sở vững chắc để củng cố và tăng cường khối đoàn kết và liên
minh chiến đấu giữa hai dân tộc, tạo ra một nhân tố chiến lược, đảm bảo thắng lợi
của cách mạng mỗi nước.
Tiếp đó, trong bài viết Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
với việc thực hiện vấn đề dân tộc tự quyết, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 9-2011,
PGS, TS. Hồ Tố Lương khẳng định, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là kết
quả không chỉ của việc vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, mà
còn là kết quả của việc giải quyết và thực hiện đúng đắn vấn đề dân tộc tự quyết của

14


Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam và giải quyết mối quan hệ giữa ba dân tộc Đông Dương trong khuôn khổ mỗi
nước riêng biệt là phù hợp với lý luận và thực tiễn cách mạng, thể hiện quan điểm
đúng đắn khi vận dụng tính quốc tế và tính dân tộc trong xây dựng Đảng.
Trong cuốn sách Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ
thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới do GS, TSKH. Vũ Minh Giang chủ
biên, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008 cho rằng, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc tại
Hội nghị Trung ương tám là một nhận thức mới về vấn đề dân tộc của Đảng ta sau
khi đã khắc phục sai lầm “tả” khuynh về vấn đề này kéo dài từ tháng 10 - 1930. Hội
nghị đã chủ trương gắn vấn đề giải phóng dân tộc với việc thành lập chính quyền
mới ở Việt Nam. Đề ra mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc là thành lập chính
quyền nhân dân do dân làm chủ không chỉ góp phần tạo nên vận hội mới cho dân
tộc mà còn tạo ra động lực và sức mạnh vô địch từ khối đại đoàn kết toàn dân để đạt
tới mục tiêu đó.
Có thể nói, qua việc khái quát nội dung một số bài viết đề cập đến chủ

trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương của Đảng
và Hồ Chí Minh, các tác giả đều khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của quyết định
trên, nó phù hợp với đặc điểm chính trị, lịch sử, văn hóa của mỗi nước Đông
Dương; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vấn đề dân tộc.
Nhóm thứ ba, những công trình, bài viết nghiên cứu về Quốc tế Cộng sản và
mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản nói chung, giữa
Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản nói riêng. Có thể kể ra những công trình
tiêu biểu sau:
Cuốn sách Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh của GS.TS. Đỗ Quang
Hưng, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1999, trong đó có những bài viết về quan hệ giữa
Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỷ XX đã cung
cấp cho người đọc những tư liệu quý giá về một giai đoạn sóng gió, khó khăn trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người; lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
Cuốn sách Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam, Nxb.CTQG, Hà Nội,
2007 của TS. Hồ Tố Lương khẳng định, trong quá trình tồn tại của mình, Quốc tế

15


Cộng sản đã có những đóng góp to lớn đối với các mạng thế giới. Đối với cách
mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã góp công lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán
bộ cho Đảng ta; tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng nước ta không chỉ về vật
chất và tinh thần mà cả đường lối, uốn nắn những sai lệch mà một đảng còn non trẻ
khó tránh khỏi. Tác giả khẳng định, việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam và cách giải quyết mối quan hệ giữa ba dân tộc Đông Dương
trong khuôn khổ mỗi nước riêng biệt là phù hợp với lý luận và thực tiễn cách mạng,
thể hiện một quan điểm đúng về việc vận dụng tính quốc tế và tính dân tộc trong
xây dựng Đảng.
Bên cạnh những giúp đỡ, hỗ trợ to lớn đối với cách mạng Việt Nam, tác giả

cũng nêu lên những hạn chế của tổ chức này ảnh hưởng đến Đảng và cách mạng
Việt Nam, khi cho rằng, là một tổ chức chính trị cao nhất của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, nhưng do áp dụng cơ chế tập trung quan liêu trong khi việc
nắm vững thông tin, hiểu biết thực tiễn còn bất cập do điều kiện đế quốc bao vây,
lại không tính đến những nét đặc thù của từng dân tộc, từng khu vực, từng thời kỳ,
nên Quốc tế Cộng sản không tránh khỏi những lúc cứng nhắc, chưa sát thực tế, đã
áp đặt, giáo điều trong việc xác định đường lối. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam,
Quốc tế Cộng sản cũng khó tránh khỏi những biểu hiện khó tránh khỏi này. Việc
Quốc tế Cộng sản buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi tên thành Đảng Cộng sản
Đông Dương chứng tỏ rằng Quốc tế Cộng sản chưa chú ý đến vấn đề dân tộc, chưa
thấy hết đặc điểm lịch sử, chính trị của mỗi nước.
Việc đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam của Hội nghị thành lập Đảng
bị Quốc tế Cộng sản coi là biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cô độc, là không
nắm được đặc điểm chung của tình hình Đông Dương. Theo quan điểm của Quốc tế
Cộng sản, Đông Dương là một xứ thuộc Pháp, như là một liên bang, nên ở đó phải
lập một Đảng Cộng sản duy nhất. Quan điểm của Quốc tế Cộng sản là biểu hiện của
tình hình thiếu thông tin, thiếu hiểu biết cụ thể về địa lý, lịch sử, chính trị của các
nước trên bán đảo Đông Dương. Đây là những nội dung được đề cập rõ nét trong
cuốn sách Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản (1920-1943), Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2009 do PGS, TS. Lê Văn Tích chủ biên.

16


Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nxb. CTQG xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh - con người của sự sống của GS,TS.
Mạch Quang Thắng. Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề về cuộc đời hoạt động cách
mạng và những di sản mà Người để lại. Trong đó, tác giả dành nhiều thời lượng để
viết về những năm tháng Hồ Chí Minh “sống quá lâu trong tình trạng không hoạt
động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”. Tác giả đã phân tích

tình cảnh đau buồn của Nguyễn Ái Quốc trong một thời gian dài, khi bị sự đối xử
lạnh nhạt của Quốc tế Cộng sản do làm trái những quan điểm và chỉ đạo của tổ chức
này. Với tình cảm và sự trân trọng đối với vị lãnh tụ cách mạng của dân tộc, tác giả
viết: Con người ta khó mà tránh được sự hiểu lầm từ người thân, bạn bè, đồng chí,
từ tổ chức. Nhưng, kiểu người ta hiểu lầm về Hồ Chí Minh thì thật là quá sức tưởng
tượng. Hồ Chí Minh đã bị Quốc tế Cộng sản hiểu lầm, bị Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương hiểu lầm, bị không ít học trò của mình hiểu lầm. Chính vì vậy,
“Quốc tế Cộng sản đã “trị” Hồ Chí Minh trong một chuỗi các sự kiện”.
Về mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản trong những năm
30 của thế kỷ XX, trong cuốn sách Chiến sĩ quốc tế Hồ Chí Minh hoạt động thực tiễn
và lý luận cách mạng, Nxb.CTQG, 2010, GS, TS. Phan Ngọc Liên viết: Thời kỳ
1934-1938, Nguyễn Ái Quốc không được “thoải mái”, “yên tĩnh” tập trung vào học
tập và công tác mà phải trải qua những “sóng gió” trong tư tưởng và cuộc sống. Ngay
sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Quốc tế Cộng sản đã không bằng
lòng về “tên gọi” của Đảng, cho nên đã phê phán việc đặt tên Đảng như vậy đã thể
hiện “tư tưởng hẹp hòi, cô độc”, “không nắm bắt được đặc điểm chung của tình hình
Đông Dương là giống nhau” và đã quyết định đổi tên “Đảng Cộng sản Việt Nam”
thành “Đảng Cộng sản Đông Dương”. Một số quan điểm của Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng về việc đánh giá và thái độ đối với tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ cũng bị
gạt bỏ và bị xem là “dân tộc chủ nghĩa”, “coi nhẹ đấu tranh giai cấp”.
Luận giải về nguyên nhân của sự khác biệt, nguyên nhân Quốc tế Cộng sản
và những nhà lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng sản Đông Dương phê phán Nguyễn
Ái Quốc, trong cuốn sách Sự tương đồng và khác biệt về quan điểm cách mạng Việt
Nam giữa Hồ Chí Minh với Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương
những năm 1930 - 1941, Nxb.CTQG, 2010, do PGS, TS. Nguyễn Khánh Bật (chủ

17


biên) cho rằng, nguyên nhân đến từ hai phía: Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản

Đông Dương. Về phía Quốc tế Cộng sản, các tác giả cho rằng, trong suốt quá trình
tồn tại, Quốc tế Cộng sản luôn đặt vấn đề dân tộc và thuộc địa là một trọng tâm
trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, sau khi Lênin qua đời (năm 1924), trong
Quốc tế Cộng sản đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng xem nhẹ, thậm chí coi thường vấn
đề dân tộc, thuộc địa và có những dấu hiệu của sự “tả” khuynh, chệch hướng về vấn
đề này. Trong khi đó, về phía Đảng Cộng sản Đông Dương, nguyên nhân đến từ sự
hạn chế trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng. Đó là ở thời điểm đầu những năm
30 của thế kỷ XX, hầu hết số cán bộ chủ chốt của Đảng ta chưa có nhiều trải
nghiệm và sự lăn lộn với thực tiễn đấu tranh cách mạng ở trong nước và trên thế
giới. Họ đều rất trẻ… không chỉ hạn chế về thực tiễn hoạt động cách mạng mà còn
bộc lộ cả sự yếu kém về mặt lý luận cách mạng.
Bàn về mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản trong
những năm 30 của thế kỷ XX, tác giả Sơn Tùng trong cuốn sách Nguyễn Ái Quốc
qua hồi ức của bà mẹ Nga, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2007 đã nhớ lại cuộc gặp gỡ
với bà Vêra Iacôvilépna Vaxiliêva (1900 - 1959), một cán bộ lâu năm của Quốc tế
Cộng sản, là người có quan hệ gắn bó mật thiết với các chiến sĩ cách mạng Việt
Nam công tác hoặc học tập ở Mátxcơva trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước.
Trong cuộc gặp gỡ này, tác giả Sơn Tùng đã may mắn được bà kể lại những ngày
Nguyễn Ái Quốc hoạt động và làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Bằng ấn tượng và
sự cảm thông sâu sắc với Nguyễn Ái Quốc, bà Vaxiliêva kể lại hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc tại Quốc tế Cộng sản, nhớ lại thái độ của một số đồng chí lãnh đạo
Quốc tế Cộng sản, trong đó có Xtalin đối với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về
vấn đề dân tộc và thuộc địa. Thái độ đó đã hé lộ phần nào về nguyên nhân vì sao
trong những năm 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lại chịu sự đối
xử lạnh nhạt của Quốc tế Cộng sản. Theo lời kể của bà Vaxiliêva, tại Đại hội V
Quốc tế Cộng sản năm 1924, “Nguyễn Ái Quốc bày tỏ quan điểm của mình về vấn
đề dân tộc và thuộc địa được nhiều lần cử tọa vỗ tay, nhưng các nhà lãnh đạo Đảng
của các nước lớn khó nghe… Cho nên, về sau anh Nguyễn có bao nhiêu báo cáo,
bao nhiêu đề xuất ý kiến, gửi về Quốc tế Cộng sản mà chẳng mấy khi anh Nguyễn
được đáp lại”. Bằng thái độ khách quan và sự chân thành, bà đã dành cho Nguyễn


18


Ái Quốc những nhận xét tốt đẹp: “Mẹ khẳng định với con rằng, dù có bị cô đơn về
quan điểm, nhưng Nguyễn Ái Quốc có sức hấp dẫn lớn, Anh không bao giờ cô
độc”. “Anh Nguyễn là một người có ý thức tổ chức rất cao, khắc khổ với mình
nhưng rộng lượng với người khác, luôn luôn tươi cười hóm hỉnh, tinh tế rất phương
Đông mà cũng rất phương Tây”.
Bên cạnh các công trình đã được xuất bản, trên các tạp chí, những bài viết về
quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản nói chung, giữa Quốc tế
Cộng sản với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nói riêng cũng nhận được sự quan tâm của
nhiều học giả.
Trong bài viết Quốc tế Cộng sản và cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử
Đảng, số 1-1989, GS. Đinh Xuân Lâm khái quát lại những đóng góp của Quốc tế
Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam trong việc xây dựng đường lối chiến lược,
chiến thuật của Đảng, trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho Đảng Cộng
sản Đông Dương; tạo ra và điều khiển những mối quan hệ quốc tế có lợi, không chỉ
cho Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn cho các tổ chức quần chúng khác. Đồng thời,
tác giả bài viết còn nêu lên những vấn đề cần làm sáng tỏ trong quan hệ giữa Quốc
tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam.
Bài viết Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam của TS. Hồ Tố Lương,
Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5-2008 cũng khẳng định sự đóng góp của Quốc tế Cộng
sản đối với cách mạng Việt Nam là vô cùng to lớn và quan trọng trong việc lựa chọn
đường lối cứu nước, quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng, với sự phát triển của
phong trào cách mạng Việt Nam… Bên cạnh đó, tác giả cũng thẳng thắn thừa nhận
những hạn chế của tổ chức này trong quá trình đề ra đường lối và chỉ đạo cách mạng
Việt Nam. Đó là Quốc tế Cộng sản chưa coi trọng việc giúp đỡ cách mạng thuộc địa;
quá đề cao đấu tranh giai cấp, đánh giá tả khuynh đối với giai cấp tư sản, đặc biệt là
tư sản dân tộc; áp dụng cơ chế tập trung quan liêu, trong khi việc nắm thông tin, hiểu

biết thực tiễn còn bất cập do điều kiện bị quốc tế bao vây, lại không tính đến những
nét đặc thù của từng dân tộc, từng khu vực, từng thời kỳ nên Quốc tế Cộng sản không
tránh khỏi có lúc cứng nhắc, chưa sát thực tế, đã áp đặt, giáo điều.
Trong khi đó, đề cập rõ hơn về những hạn chế của Quốc tế Cộng sản đối với
việc giải quyết vấn đề dân tộc tại Hội nghị thành lập Đảng, trong bài Quốc tế Cộng

19


sản đối với việc chuẩn bị và thành lập Đảng ta (1920-1930) của tác giả Hoàng
Phong, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1-1993, cho rằng, do chưa nắm vững được tình
hình thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam, Lào, Camphuchia vào những năm
1920-1930, cho nên Quốc tế Cộng sản đã có những ý kiến phê phán Hội nghị hợp
nhất của Đảng chưa thật sự phù hợp, chưa thật sự xác đáng. Ví dụ việc Hội nghị
hợp nhất của các nhóm cộng sản Việt Nam lúc ấy lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam là đúng, vừa phù hợp với lý luận Mác - Lênin về xây dựng Đảng Cộng sản ở
các nước, vừa phù hợp với thực tế cách mạng ở ba nước Đông Dương lúc bấy giờ.
Nhưng chủ trương ấy đã bị Quốc tế Cộng sản phê phán là “tư tưởng hẹp hòi”, “cô
độc”, “không quán triệt đặc điểm chung của tình hình kinh tế - xã hội Đông Dương
là giống nhau…Và cuối cùng buộc Đảng ta phải đổi tên là Đảng Cộng sản Đông
Dương vào tháng 10-1930. Sự phê phán và quyết định ấy là vũ đoán, thiếu thực tế.
Bởi vì lúc ấy ở Lào và Campuchia chưa hề hình thành một nhóm cộng sản nào hoạt
động độc lập như ở Việt Nam cả. Vì vậy không có cơ sở nào để hợp nhất các nhóm
cộng sản ở Đông Dương như Quốc tế Cộng sản đã nhấn mạnh.
Đề cập đến quan hệ giữa Quốc tế Cộng sản với Nguyễn Ái Quốc trong
những năm 30 của thế kỷ XX, ở bài viết Nguyễn Ái Quốc và bài học “kiên trì vượt
qua thử thách, giữ vững con đường đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam”, in trong
sách Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2012,
tác giả Nguyễn Thúy Đức lý giải và phân tích nguyên nhân dẫn đến việc Nguyễn Ái
Quốc bị Quốc tế Cộng sản phê phán; đồng thời khẳng định bản lĩnh của Người

trước những sóng gió của thời cuộc. Mặc dù bị sự đối xử lạnh nhạt, bị phê phán và
không được giao nhiệm vụ, nhưng với ý thức trách nhiệm đối với tổ chức, người đã
nhẫn nhịn, chờ đợi và phục tùng kỷ luật sắt của Quốc tế Cộng sản.

Đồng thời, đề

xuất nhiều ý kiến quý báu đối với cách mạng các nước thuộc địa nói chung, cách
mạng Đông Dương nói riêng. Tác giả nhấn mạnh: Kiên trì và tự tin với sự lựa chọn,
cách làm của mình, nhưng giữ vững nguyên tắc tổ chức của Đảng, không chịu sức
ép của hoàn cảnh đã giúp Nguyễn Ái Quốc vượt qua những năm tháng gian truân,
khó khăn, đồng thời bảo vệ và phát triển đường lối đúng đắn của Đảng. Điều đó
càng tôn vinh uy tín và tầm cao trí tuệ, năng lực lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc
trong Quốc tế Cộng sản, cũng như trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương.

20


×