Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đảng bộ công ty supe phốt phát và hoá chất lâm thao lãnh đạo sản xuất từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.31 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------- * -----------------------------------

VI THỊ MAI THẠO

ĐẢNG BỘ CÔNG TY SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO
LÃNH ĐẠO SẢN XUẤT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------- * -----------------------------------

VI THỊ MAI THẠO

ĐẢNG BỘ CÔNG TY SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO
LÃNH ĐẠO SẢN XUẤT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ QUANG HIỂN



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Vũ Quang Hiển.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực
và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giải luận văn

Vi Thị Mai Thạo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1

Chương 1: LÃNH ĐẠO SẢN XUẤT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995 ....................... 9
1.1. Những yếu tố có tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty Supe Phốt
phát và Hóa chất Lâm Thao và chủ trương của Đảng bộ ...................... 9
1.1.1. Những yếu tố có tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty ......... 9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ................................................................... 12
1.2. Đảng bộ Công ty chỉ đạo sản xuất ............................................................... 16

1.2.1. Chỉ đạo xây dựng Công ty vững mạnh về mọi mặt .......................... 16
1.2.2. Đẩy mạnh sản xuất ............................................................................ 27
Chương 2: LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 35
2.1. Những điều kiện mới và chủ trương mới của Đảng bộ ............................... 35
2.1.1. Những điều kiện mới ......................................................................... 35
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ ............................................................ 40
2.2. Chỉ đạo thực hiện ......................................................................................... 43
2.2.1. Chỉ đạo xây dựng Công ty vững mạnh về mọi mặt ............................. 43
2.2.2. Đẩy mạnh sản xuất ............................................................................ 57
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................................... 66
3.1. Nhận xét ....................................................................................................... 66
3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 66
3.1.2. Một số hạn chế................................................................................... 74
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 87
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 92


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao - nay là Công ty Supe Phốt phát và
Hóa chất Lâm Thao - một trong những đứa con đầu lòng của nền công nghiệp
Việt Nam, ra đời vào những năm đầu của thập niên 60 (Thế kỷ XX) trong bối
cảnh miền Bắc đi vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam: “Xây dựng cơ sở
vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc để làm hậu thuẫn cho miền Nam
thực hiện thắng lợi đấu tranh thống nhất đất nước”. Đảng bộ Nhà máy Supe
Phốt phát Lâm Thao đã lãnh đạo sản xuất phát triển không ngừng, góp phần
vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến

lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bước vào thời kỳ đổi mới, cả nước thực hiện Nghị quyết Đại hội VI
của Đảng, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang
hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Đảng bộ Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao đã lãnh đạo chuyển hướng hoạt
động sản xuất. Nhà máy được quyền tự chủ sản xuất trong khuôn khổ pháp
luật theo hướng sản xuất phân bón đáp ứng nhu cầu nền nông nghiệp, phục vụ
đắc lực cho ba chương trình kinh tế (lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu), sản xuất những hóa chất thiết yếu phục vụ dân sinh. Sau
bốn lần cải tạo và mở rộng sản xuất, Nhà máy đã nâng công suất từ 100.000
tấn Supe Phốt phát/năm lên 1.500.000 tấn phân bón chứa lân/năm. Sản phẩm
phân bón của Nhà máy đã góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng,
tăng sản lượng lương thực, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa có
các sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu, đưa Việt Nam từ nước phải nhập
khẩu lương thực, trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.
Hiện nay, Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là doanh
nghiệp sản xuất phân bón chứa lân và hóa chất cơ bản có sản lượng lớn nhất

1


đất nước, xứng đáng là điểm sáng của ngành công nghiệp, được Nhà nước ba
lần trao tặng danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lao động (1985), Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân (1999), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000).
Khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2010, Công ty đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, mặc dù chịu nhiều tác động từ tình hình, biến
động về kinh tế thế giới cũng như trong nước. Bên cạnh những thành tựu ấy,
Công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ.
Để tiếp tục vững bước đi lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế, việc tổng kết lại sự lãnh đạo của Đảng bộ

và rút ra những kinh nghiệm là hết sức cần thiết.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ Công ty Supe Phốt
phát và Hóa chất Lâm Thao lãnh đạo sản xuất từ năm 1986 đến năm 2010”
làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu có đề cập đến Công ty Supe Phốt
phát và Hóa chất Lâm Thao
Nghiên cứu về công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất phân
bón nói riêng ở nước ta không phải là một vấn đề mới, nhưng nghiên cứu về
sản xuất của Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thì hết sức khiêm
tốn, cho đến nay cũng chỉ có một vài công trình, cụ thể như sau:
"60 năm công nghiệp Việt Nam" (Bộ Công nghiệp, Nhà xuất bản Lao
động - xã hội, Hà Nội, 2007), Công trình đề cập đến công nghiệp Việt Nam từ
khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến năm 2005, trong đó có hóa chất và
phân bón hóa học phục vụ cho nông nghiệp. Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ
được Đảng giao phó thể hiện bằng một loạt triển khai của Bộ công nghiệp
trên lĩnh vực sản xuất phân bón như "Khôi phục và mở rộng mỏ Apatít Lào
Cai, đẩy mạnh sản xuất phân Phốt phát Hải Phòng, Phốt phát Hàm Rồng

2


(Thanh Hóa), Phốt phát Vinh (Nghệ An) và các cơ sở phân hóa học do Trung
ương quản lý. Công tác chuẩn bị gấp rút cho các dự án trọng điểm lớn của
Nhà nước là tiến hành xây dựng, mở rộng các nhà máy sản xuất phân bón
hiện đại như Supe Phốt phát Lâm Thao..." [22, tr.66].
"Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc", (Bộ công nghiệp, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010): "Nhìn lại lịch sử phát triển của ngành
nông nghiệp nước ta, lấy mốc từ nửa đầu thập niên 60 trở lại đây, năng suất

và sản lượng lương thực tăng lên theo tỷ lệ thuận với phân bón. Nếu như năm
1962, Supe Lâm Thao mới cung cấp cho thị trường 50.483 tấn thì đến năm
2006, Công ty đã cung cấp 770.989 tấn" [23, tr.13].
2.2. Những công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty

Bao gồm:
"Nhà máy của chúng ta" (Nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao, tài liệu nội bộ, 1982), Công trình được biên soạn và phát hành để kỷ
niệm 20 năm ngày Nhà máy Supe Lâm Thao sản xuất ra tấn phân bón đầu
tiên. "Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 20 năm qua Đảng bộ Nhà máy Supe
Lâm Thao đã lãnh đạo sản xuất, đưa sản lượng phân bón ngày càng tăng
nhanh, quy mô Nhà máy ngày càng mở rộng..." [39, tr.22].
“Truyền thống vừa sản xuất vừa đánh giặc” (Nhà máy Supe Phốt phát
và Hóa chất Lâm Thao, tài liệu nội bộ, 1982). Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,
"suốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cán bộ và công nhân Nhà
máy Supe đã ngày đêm không quản khó khăn, gian khổ, hy sinh hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ, vừa kiên cường bám trụ Nhà máy để sản xuất, vừa
dũng cảm đánh trả máy bay địch để bảo vệ Nhà máy, bảo vệ thành quả xây
dựng chủ nghĩa xã hội, vừa ra sức chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền
tuyến lớn miền Nam" [40, tr.28].
"Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao 45 năm xây dựng và
phát triển (1962- 2007)" (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2007). Công trình

3


được xuất bản nhân kỷ niệm 45 năm Công ty đi vào sản xuất và phát triển.
"Trong suốt 45 năm xây dựng và phát triển, Công ty Supe Phốt phát và Hóa
chất Lâm Thao đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Từ những năm đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến thời kỳ đổi mới đất nước, Nghị quyết

Đại hội VI (1986) của Đảng thực sự là làn gió mới làm đổi mới tư duy, đổi
mới cách làm, đưa Công ty phát triển toàn diện và vững chắc. Có được những
thành quả này là do Công ty được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
mà trực tiếp là Đảng bộ Công ty, sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự ủng
hộ của nhân dân địa phương cộng với sức mạnh đoàn kết và nhất trí cao của
tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty" [45, tr.6].
Tạ Đức Lương, "Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao không
ngừng vươn lên thực hiện thắng lợi lời Bác Hồ căn dặn" (Bác Hồ với Phú
Thọ, Phú Thọ làm theo lời Bác, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005). "Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Nhà máy, Supe Phốt
phát Lâm Thao đã 3 lần được khôi phục, đầu tư chiều sâu...".
Những công trình trên đã nói lên truyền thống, làm rõ và tìm hướng
phát triển nền công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất phân bón nói
riêng. Các công trình có nhắc đến Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao, việc Đảng bộ Công ty đã quán triệt tinh thần các nghị quyết chỉ đạo của
Đảng, của Tỉnh ủy Phú Thọ, nhưng cơ bản là không phong phú và đa dạng,
còn hết sức khiêm tốn, số lượng ít, dung lượng không đáng kể. Hơn hết, chưa
có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về sự lãnh đạo sản xuất của
Đảng bộ Công ty trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2010.
2.3. Những vấn đề mà các công trình chưa làm sáng tỏ
- Chưa trình bày một cách hệ thống những chủ trương và biện pháp của
Đảng bộ Công ty trong quá trình lãnh đạo sản xuất.

4


- Chưa đánh giá được vai trò của Đảng bộ trong quá trình phát triển
Công ty nói chung.
- Chưa có sự tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ

Công ty trong quá trình đổi mới.
- Chưa đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quá trình lãnh đạo sản
xuất.
2.4. Những vấn đề Luận văn cần tập trung nghiên cứu
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ, bao gồm việc vận dụng đường lối của
Đảng, đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thề nhằm phát triển sản xuất qua
hai khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 1995 và từ năm 1996 đến năm
2010, gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể.
- Sự chỉ đạo, quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ trong những
hoạt động xây dựng Công ty về mọi mặt để thúc đẩy và phát triển sản xuất.
- Đánh giá hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ phải gắn liền với những
thành tựu đạt được của Công ty trên lĩnh vực sản xuất.
- Phân tích ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh
đạo của Đảng bộ trong quá trình chỉ đạo sản xuất.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Công ty Supe Phốt phát và
Hóa chất Lâm Thao đối với sản xuất từ năm 1986 đến năm 2010. Từ thực tiễn
và những đánh giá đúng mức sự lãnh đạo của Đảng bộ, luận văn bước đầu rút
ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Công ty
trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực
kinh tế. Từ đó, tìm hiểu sự vận dụng của Đảng bộ vào điều kiện cụ thể để đề
ra chủ trương phù hợp.

5


- Trình bày một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống quá trình

lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ qua những khoảng thời gian khác nhau với
điều kiện và kết quả cụ thể.
- Đánh giá những thành công và chưa thành công, những ưu điểm và
hạn chế của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo sản xuất.
- Bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Công ty
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nguồn tư liệu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ Công ty Supe Phốt phát
và Hóa chất Lâm Thao đối với quá trình sản xuất phân bón chứa lân và hóa
chất cơ bản phục vụ nhu cầu của đất nước từ năm 1986 đến năm 2010.
- Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Công ty và những kết quả cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Bắt đầu từ năm 1986, bởi vì đó là thời điểm Công ty chuyển hướng sản
xuất mới theo chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam để
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kết thúc năm 2010, vì đó là năm Công ty thực hiện Cổ phần hóa theo đúng
tinh thần của Chính phủ trong lộ trình tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước.
Để làm sáng tỏ thêm đề tài, luận văn cũng đề cập đến tình hình sản xuất
của Công ty trước 1986.
- Về không gian:
Luận văn chủ yếu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc lãnh
đạo, chỉ đạo sản xuất ở Công ty để làm rõ sự phát triển. Luận văn cũng có đề
cập đến những địa phương có liên quan.
4.3. Nguồn tư liệu
- Những công trình chuyên khảo về công nghiệp sản xuất phân bón, hoá
chất cơ bản;

6



- Những báo cáo tổng kết của Đảng bộ Công ty Supe Phốt phát và Hoá
chất Lâm Thao; báo cáo về tình hình sản xuất hàng năm của Công ty;
- Những tác phẩm viết về Công ty từ năm 1986 đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển
công nghiệp, đặc biệt là quan điểm thực tiễn theo tinh thần “nhìn thẳng vào sự
thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm mô tả một cách
khách quan, chân thực quá trình Đảng bộ Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất
Lâm Thao lãnh đạo sản xuất từ năm 1986 đến năm 2010.
- Luận văn sử dụng phương pháp lôgic nhằm làm rõ mối liên hệ giữa
các sự kiện, bước đi trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Công ty để rút ra
được những kinh nghiệm.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phân
tích, thống kê, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những thành tựu, ưu điểm,
hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Công ty.
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày có hệ thống quá trình lãnh đạo sản xuất của Đảng bộ Công
ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao từ năm 1986 đến năm 2010.
- Mô tả diễn tiến lịch sử trong quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng bộ Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao trong sản xuất gắn với điều kiện, kết quả cụ thể:
- Bước đầu đánh giá những ưu điểm, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm
- Cung cấp một tài liệu tham khảo để tiếp tục nghiên cứu ở địa phương.

7



7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương như sau:
Chương 1: LÃNH ĐẠO SẢN XUẤT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995
Chương 2: LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TỪ NĂM 1996
ĐẾN NĂM 2010
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

8


Chương 1
LÃNH ĐẠO SẢN XUẤT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995
1.1. Những yếu tố có tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty
Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và chủ trương của Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố có tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty
Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao - nay là Công ty Supe Phốt phát và
Hóa chất Lâm Thao được khởi công xây dựng ngày 08 tháng 06 năm 1959
thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, khánh thành và bước vào sản xuất ngày
24 tháng 06 năm 1962. Nhà máy là đứa con đầu lòng của ngành phân bón, là
bông hoa hữu nghị Việt - Xô, biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa quốc tế vô
sản trong sáng vào nửa cuối thế kỷ XX.
Khi đi vào sản xuất nhà máy có 2 phân xưởng chính là phân xưởng
Axít số 1 và phân xưởng Supe số 1. Trong quá trình sản xuất, dù ở hoàn cảnh
nào, Nhà máy vẫn luôn đứng vững và phát triển qua nhiều đợt mở rộng, trở
thành ngọn cờ đầu của các doanh nghiệp sản xuất phân bón ở nước ta.
Đại thắng mùa Xuân 1975 là thành quả của cách mạng Việt Nam, của
toàn thể nhân dân Việt nam, trong đó có một phần đóng góp của nhân dân

tỉnh Vĩnh Phú nói chung và cán bộ, công nhân Nhà máy Supe Phốt phát Lâm
Thao nói riêng. Suốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cán bộ và
công nhân Nhà máy đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn
thành suất sắc các nhiệm vụ, vừa kiên cường bám trụ Nhà máy để sản xuất,
vừa dũng cảm đánh trả máy bay địch bảo vệ Nhà máy, bảo vệ thành quả xây
dựng chủ nghĩa xã hội, ra sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn
miền Nam [44, tr.28].
Giai đoạn 1976-1986 được đánh giá cao trên tinh thần mười năm vượt
khó đi lên trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Đây

9


vừa là tiền đề vừa là kinh nghiệm để Nhà máy tiếp tục phát tiển trong các giai
đoạn tiếp theo.
Khi đất nước bước vào đổi mới, bên cạnh những thuận lợi còn phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thử thách:
Tình hình thế giới: Có nhiều biến động sâu sắc.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã bộc lộ mô hình xã
hội chủ nghĩa xơ cứng, bảo thủ, trì trệ, dẫn tới những khủng hoảng kinh tếchính trị trầm trọng cần phải cải tạo và cải tổ cho phù hợp để phát triển. Liên
Xô và Đông Âu đã tiến hành cải tổ, song lại càng lún sâu vào khủng hoảng,
phạm nhiếu sai lầm về mặt đường lối. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã đã tác động trực tiếp và gây ra nhiều khó
khăn cho những nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó có nước ta.
Tình hình trong nước:
Những khó khăn về giá - lương - tiền, về tốc độ lạm phát phi mã, khan
hiếm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, chế độ tem phiếu bất hợp lý... đã gây
ra nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân ta, trong đó có hàng ngàn cán
bộ, công nhân viên Nhà máy Supe.
Thêm vào đó, nước ta phải làm nghĩa vụ quốc tế rất khó khăn và nặng

nề là giúp đỡ Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Khơme đỏ.
Với bộ máy cồng kềnh, quan liêu nên nhược điểm của giai đoạn 1976 1986 là tư tưởng nóng vội, muốn nhanh chóng lên chủ nghĩa xã hội ngay khi
mà các điều kiện chưa đầy đủ. Cơ chế quản lý chậm đổi mới, phạm nhiều sai
lầm. Trong tư duy, chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về xã hội chủ nghĩa,
về thời kỳ quá độ, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực trạng đất nước khi đó đã ảnh hưởng lớn đến Công nghiệp nói
chung và công nghiệp sản xuất phân bón nói riêng, trong đó có Nhà máy Supe
Lâm Thao. Trong 5 năm từ năm 1980 đến năm 1985, đặc biệt là từ năm 1982
đến năm 1985, sản xuất của Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao gặp phải

10


nhiều khó khăn. Nguồn điện cấp không được ổn định, đường điện 110 do lắp
chậm đã ảnh hưởng đến sản xuất. Từ năm 1982 đến năm 1985 bị cắt điện tổng
số 215 lần với 275 giờ 35 phút. Cứ mỗi lần mất điện là gây nên mất sản phẩm,
hư hỏng thiết bị và gây trở ngại trong quản lý, vận hành các dây chuyền.
Nguyên liệu, phụ tùng thay thế không đáp ứng kịp thời cho sản xuất, tỷ
lệ vật tư chủ yếu cấp hàng năm chưa đáp ứng đủ cho quá trình sản xuất dây
chuyền của xí nghiệp. Một số dây chuyền chưa dừng lại để đại tu được, một
số thiết bị chủ yếu sau nhiều năm làm việc bắt buộc phải sửa chữa, thay thế
nhưng nguồn nhập thiết bị nước ngoài có nhiều khó khăn hơn trước. Do đó,
các quý trong năm mức sản phẩm được sản xuất ra không đồng đều, thường là
tập trung sản xuất ở quý 4 rất cao [2, tr.2].
Cùng một lúc phải tập trung tiến hành đồng thời hai nội dung trong
công việc là vừa sản xuất, vừa mở rộng Nhà máy. Nhiều cán bộ, công nhân ở
các đơn vị khác được bổ sung vào làm việc trong mặt bằng Nhà máy đã gây
lên khó khăn trong khâu quản lý của xí nghiệp.
Thị trường tiêu thụ Supe lân vào Nam bị thu hẹp, giá cước vận tải cũng
luôn biến động, giá bán Supe lân của công ty không thể tăng vì giá nông sản,

thực phẩm còn thấp, người nông dân khó chấp nhận nên nhiều lúc không thể
tiêu thụ hết sản phẩm theo kế hoạch dẫn đến tồn kho quá mức cho phép, dẫn
đến ứ đọng vốn.
Các mặt tiêu cực của xã hội đã có tác động vào đội ngũ, bên cạnh đó,
đời sống của cán bộ, công nhân Nhà máy còn gặp nhiều khó khăn.
Thực trạng đất nước vào giữa thập niên 80 của thế kỷ XX đầy rẫy khó
khăn và phức tạp. Từ đó đặt ra một yêu cầu khách quan, bức thiết, có ý nghĩa
sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta là phải đổi mới.Trong hoàn
cảnh có nhiều khó khăn chung của cả nước và tỉnh Vĩnh Phú, Nhà nước đang
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, luật pháp và các chính sách nhưng chưa đồng
bộ. Nguyên liệu chính cung cấp cho Nhà máy thì chưa được ổn định, công

11


nghệ sản xuất ở một số khâu quan trọng chưa hoàn chỉnh. Muốn tồn tại và
phát triển được đòi hỏi Nhà máy phải chuyển sang hình thức sản xuất mới
theo chủ trương của Đảng.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ
Trong phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (19761980) được Nghị quyết Đại hội IV của Đảng đề ra cho nông nghiệp và ngành
phân bón như sau: " Phấn đấu trong năm 1980 là 21 triệu tấn lương thực, 1
triệu tấn cá biển, 1 triệu hécta khai hoang, 1 triệu 200 ngàn hécta rừng nuôi
trồng, 16 triệu 500 ngàn con lợn... 1 triệu 300 ngàn tấn phân hóa học" [24,
tr.73-74, tr.150-151].
Riêng với ngành công nghiệp hóa chất, Nghị quyết Đại hội IV của
Đảng rất coi trọng và đề ra phương hướng phát triển toàn diện, cụ thể: "Đẩy
mạnh Công nghiệp hóa chất phát triển toàn diện, bao gồm hóa chất vô cơ và
hóa chất hữu cơ. Kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ, chú trọng liên
hợp sản xuất, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường.
Trong 5 năm này, ra sức phát triển phân bón hóa học và các hóa chất khác

phục vụ nông nghiệp. Sớm khởi công xây dựng cơ sở sợi nhân tạo, các nhà
máy xút và một số nhà máy hóa chất cơ bản" [26, tr. 83].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng (1976) và Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần III, Đảng bộ Nhà máy Supe Phốt phát Lâm
Thao đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ 10 (1977), lần thứ 11 (1980), lần thứ
12 (1982) để đề ra Nghị quyết lãnh đạo cụ thể, sát đúng với tình hình thực tế
của Nhà máy sau ngày thống nhất đất nước. Tất cả để thực hiện thắng lợi mục
tiêu sản xuất 1,3 triệu tấn phân bón hóa học phục vụ nông nghiệp, tăng năng
suất cây trồng, nhằm đạt 21 triệu tấn lương thực vào năm 1980. Thúc đẩy
công nghiệp địa phương Vĩnh Phú phát triển theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh
lần thứ II (4/1976) là: "Phát triển thật mạnh mẽ công nghiệp, từ đó giải quyết
một bước vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhân dân". Ban

12


Giám đốc Nhà máy đã bám sát Nghị quyết của 3 kỳ Đại hội Đảng bộ: "Nhanh
chóng khắc phục hậu quả chiến tranh sau ngày đất nước đã thống nhất. Phát
huy tối đa công suất sau ngày mở rộng Nhà máy đợt I. Tăng cường đoàn kết,
nhất trí trong Đảng bộ và vai trò đảng viên gương mẫu trong mọi vị trí... phát
huy quyền làm chủ của tập thể công nhân, viên chức để đưa Nhà máy Supe
tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, gắn công nghiệp với nông nghiệp".
Đảng bộ Nhà máy đã đề ra nhiệm vụ rất cụ thể đối với cán bộ, đảng
viên trong Đảng bộ, cho dù ở cương vị lãnh đạo, quản lý.hay là vị trí công
nhân đứng máy sản xuất, cho tới phục vụ bữa ăn ca cho công nhân. Cán bộ,
đảng viên Nhà máy Supe đã đề ra và thực hiện đúng phương châm của những
năm vượt khó trong cơ chế bao cấp. "Cán bộ phải gương mẫu, đảng viên phải
tiên phong. Trong suy nghĩ của người cán bộ, đảng viên luôn xác định, khi
cống hiến phải nhìn lên người làm nhiều hơn mình, lúc hưởng thụ phải nhìn
xuống người hưởng thụ ít hơn mình" [39, tr.12].

Mười năm (1976- 1986) vượt khó đi lên trong nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu, bao cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được
một số thành tựu, nhưng do chủ quan, nóng vội nên cũng mắc nhiều sai lầm
nghiêm trọng.
Trước thực trạng đất nước khi đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(12/1986) đề ra đường lối đổi mới đất nước, trước tiên là đổi mới phương
thức lãnh đạo, đổi mới tư duy.
Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạnh mẽ, phải đổi
mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Đảng cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng tình hình, từ đó xác định cho thật sát hợp mục tiêu và nhiệm vụ
trong thời gian trước mắt, đề ra những chính sách và biện pháp chính xác, hữu
hiệu... Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu, lý luận
đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ

13


nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại chính là
sự bổ sung, phát triển những thành tựu ấy [24, tr.159].
Đổi mới không phải là sự phủ định sạch trơn những cái cũ mà là tiếp
tục phát huy thành tựu và truyền thống cách mạng, thực sự sửa chữa sai lầm,
khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, xây dựng và đưa ra những chính sách
đổi mới đi vào cuộc sống để đạt được thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [28, tr.125].
Đảng chỉ rõ, trong công nghiệp, đổi mới đầu tiên là phải xóa bỏ cơ chế
quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh
doanh. Nghĩa là áp dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cho phép các cơ sở sản xuất công
nghiệp được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật
theo hướng sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường, sản xuất cái mà thị

trường cần. Đây thực chất là quá trình đổi mới cả hệ thống các công cụ, chính
sách quản lý kinh tế, tạo lập đồng bộ các yếu tố quản lý kinh tế và tăng cường
chức năng quản lý của Nhà nước [22, tr. 112].
Đảng chủ trương đổi mới kinh tế, trong đó đổi mới, phát triển công
nghiệp. "Trong những năm qua do nhận thức phiến diện công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa đã dẫn đến khuynh hướng ham phát triển công nghiệp nặng,
ham quy mô lớn và xây dựng mới, đã gây ra mất cân đối nghiêm trọng trong
nền kinh tế". Để khắc phục tình trạng đó, Đại hội Đảng lần thứ IV đề ra chủ
trương bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư các ngành kinh tế, mà thực
chất là cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cho
phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở nước ta trong từng giai đoạn cụ thể.
Trong nông nghiệp, thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn (lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu), trong đó Đảng vẫn khẳng định
"quyết tâm đưa nông nghiệp lên vị trí hàng đầu" và phục vụ đắc lực cho nông
nghiệp là những cơ sở sản xuất phân bón chứa lân như Nhà máy Supe Phốt

14


phát Lâm Thao, Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành... nhưng chủ lực vẫn là
Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao chiếm 80% sản lượng phân lân trong cả
nước.
Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp (05/04/1988) xác định, Hợp tác
xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ xã viên là đơn vị nhận
khoán với Hợp tác xã. Khoán 10 đã thay đổi chế độ "công điểm" và phát huy
được mọi thành phần kinh tế, chuyển dần sản xuất thuần nông sang sản xuất
hàng hóa theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng. Từ đây đã nảy sinh
nhu cầu phân bón ngày càng cao cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có phân
bón Supe lân Lâm Thao phải ngày càng tăng thì mới đáp ứng được nhu cầu.
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI (12/ 1986), Nghị quyết hội
nghị Trung ương 3 (Khóa VI/ 1987) về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với nội

dung thực hiện chế độ tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh và
quản lý nhà nước về kinh tế, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nhà máy
khóa 15, khóa 16, Nhà máy Supe đã đề ra khẩu hiệu "Đổi mới để giữ Nhà
máy đứng vững và tiếp tục phát triển", đồng thời chuyển dần sang sản xuất
theo cơ chế thị trường. Đây là nhiệm vụ rất mới trong cả tư duy lẫn cách làm.
Từ chỗ được Nhà nước bù lỗ, nay Nhà máy phải thực hiện hạch toán đầy đủ
theo nguyên tắc tự bù đắp thu - chi.
Trong bối cảnh đổi mới khi mà yếu tố viện trợ của Liên Xô không còn,
cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chưa được gỡ bỏ, Nhà máy chưa có tiền lệ về
kinh nghiệm sản xuất theo cơ chế thị trường. Vì vậy, Đảng bộ và Ban Giám
đốc Supe Phốt phát Lâm Thao đã xác định trong Nghị quyết lãnh đạo như
sau: "Lấy đường lối đổi mới làm mục tiêu và cũng là phương châm hành
động. Supe Lâm Thao phải tự đổi mới chính mình, không lệ thuộc vào yếu tố
bên ngoài" [2, tr.11]. Nhà máy đưa ra giải pháp: "Đổi mới trên cơ sở vật chất
và con người hiện có, lấy khoa học, công nghệ làm mũi nhọn, sản xuất ra

15


những sản phẩm phân bón có chất lượng cao mà thị trường cần, phát huy sức
mạnh nội sinh là chính" [2, tr.15].
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Nghị quyết hội
nghị Trung ương 3 và Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Bộ
công nghiệp nặng và Tổng cục Hóa chất đã dần dần giao quyền tự chủ cho
các xí nghiệp trong ngành sản xuất phân bón, từ đơn vị sản xuất nguyên liệu
như mỏ Apatít Lào Cai cho tới 5 đơn vị sản xuất phân bón chứa lân trong cả
nước. Các đơn vị đã giảm bớt các tổ chức, những bộ phận không cần thiết,
giảm bớt khâu trung gian, sắp xếp lại lao động, làm cho dây chuyền sản xuất
được đồng bộ, ổn định, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả. Nhà máy
Supe Phốt phát Lâm Thao đã nhanh chóng chuyển hướng sản xuất theo cơ chế

thị trường.
1.2. Đảng bộ Công ty chỉ đạo sản xuất
1.2.1. Chỉ đạo xây dựng Công ty vững mạnh về mọi mặt
1.2.1.1. Tăng cường xây dựng cơ sở- vật chất
Đối với một Công ty sản xuất đại công nghiệp như Supe Phốt phát và
Hóa chất Lâm Thao, để phát triển toàn diện thì không chỉ tập trung vào khâu
trực tiếp làm ra sản phẩm mà còn phải đảm bảo vững mạnh về mọi mặt. Sự
quan tâm, đầu tư cho sự vững mạnh về nhiều mặt như cơ sở vật chất, xây
dựng Đảng, xây dựng, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công
nhân viên chức, hoạt động của các tổ chức quần chúng... cần phải được chú
trọng. Trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Công ty đã áp dụng nhiều biện
pháp, dù là biện pháp kinh tế hay phi kinh tế thì tất cả đều nhằm phục vụ cho
sản xuất.
Xuất phát từ thực tế khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, Nhà máy
Supe Phốt phát Lâm Thao vẫn là diện được tiếp tục chú trọng và khẳng định
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI nhằm phục vụ đắc lực cho 3
chương trình kinh tế. Chính vì vậy, Đảng bộ và Ban lãnh đạo Nhà máy đã

16


khẩn trương xây dựng và tổ chức phương án sản xuất nhằm phát huy hết công
suất thiết bị để tăng năng suất:
- Nhà máy đã thành lập một lực lượng tham gia lắp đặt 1 400 tấn thiết
bị với các nội dung khó và tỉ mỉ, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất;
- Mạnh dạn đề xuất phương án và tổ chức thực hiện đại tu phân xưởng
a xít 1 trong thời gian ngắn, đảm bảo duy trì sản xuất hợp lý, góp phần hoàn
thành kế hoạch năm 1985;
- Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác liên kết kinh tế với nhiều ngành
và địa phương nhờ đó khai thác được một lực lượng đáng kể các loại vật tư,

nguyên liệu, phụ tùng thay thế;
- Duy trì chặt chẽ nề nếp quản lý kỹ thuật, kỷ luật lao động... coi trọng
nội dung làm đúng kỹ thuật ở tất cả các vị trí sản xuất;
- Tổ chức bữa ăn công nghiệp giữa ca theo định lượng, đảm bảo các
chế độ bồi dưỡng độc hại, từng bước cải thiện đời sống cho mỗi người lao
động trong xí nghiệp, góp phần ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên
để họ yên tâm lao động sản xuất;
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua ở khắp các đơn vị
trong từng quý và hàng năm...
Để đẩy mạnh sản xuất, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao lại được mở
rộng đợt III (1988). Lần mở rộng này của Nhà máy mang tính đột phá chiều
sâu, phát huy năng lực hiện có của các dây chuyền sản xuất mà thời gian trước
chưa đủ điều kiện phát huy để đưa công suất lên 500 000 tấn supe lân/ 1 năm.
Trước đó, Nhà máy đã tiến hành mở rộng 2 đợt thành công. Lần mở
rộng đợt II, trọng tâm mở rộng là xây dựng mới thêm 3 xưởng (xưởng Ôxy,
xưởng Vật liệu xây dựng và xưởng Tripoly - Bột giặt), để phục vụ nhân dân
trong giai đoạn khan hiếm hàng hóa.
Việc xây dựng 3 xưởng sản xuất trên từ nguồn vốn tự có, tự thiết kế thi
công, tự vận hành sản xuất đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của đời sống. Đây

17


được coi là bài học kinh nghiệm đầu tiên về tập dượt sản xuất theo thị trường.
Để cải thiện đời sống công nhân, để phục vụ nhân dân, Nhà máy đã mạnh dạn
"xé rào", phát triển sản xuất theo nhu cầu của đời sống mặc dù nó chỉ là giải
pháp tình thế.
Sau mở rộng đợt II, Nhà máy Supe Lâm Thao đã và đang là Nhà máy
chủ lực sản xuất phân bón hóa học phục vụ cho nông nghiệp, cùng với các
đơn vị sản xuất phân bón khác thực hiện nhiệm vụ sản xuất "1,3 triệu tấn

phân bón hóa học vì mục tiêu 21 triệu tấn lương thực vào năm 1980" như
Nghị quyết Đại hội Đảng IV (1976) đề ra.
Bảng 1.1. Sản lượng Supe lân và axít Sunfuric từ năm 1981 đến năm 1986
(Đơn vị: tấn)
Sản phẩm
Năm

Supe lân

A xít Sun furic

Sản xuất

Tiêu thụ

Sản xuất

Tiêu thụ

1981

117.221

158.503

60.658

3.755

1983


117.689

174.137

61.759

5.638

1984

238.597

230.891

82.717

6.509

1985

304.084

261.174

103.365

7.024

1986


284.036

270.665

97.840

7.129

Nguồn: [25, tr. 121]
Ở lần mở rộng đợt III (1988- 1994) có đặc điểm là không xây thêm một
phân xưởng sản xuất nào mà tập trung cải tạo và nâng cấp 20 hạng mục trên
cơ sở hiện có cuả 4 phân xưởng chính là phân xưởng Axít 1, Axít 2, phân
xưởng Supe 1 và Supe 2.
- Phân xưởng Axít 1:
+ Cải tạo và nâng cấp bộ phận lò BXZ;
+ Bộ phận rửa và tháp rửa 1;
+ Bộ phận sấy hấp thụ;

18


+ Bộ phận tiếp xúc;
+ Kho Axít- làm lạnh Axít.
Phấn đấu đạt công suất 7 - 8 vạn tấn axít sunfuric/ năm bằng cách thay
đổi công nghệ đốt quặng Pyrít trộn bột lưu huỳnh trên dây chuyền hiện có
sang công nghệ đốt bằng lưu huỳnh trên dây chuyền dài và tiếp tục tập trung
đầu tư, củng cố thiết bị công trình nhà xưởng, thay thế dần tháp tiếp xúc, sấy,
hấp thụ để có một dây chuyền mới hoàn chỉnh.
- Phân xưởng A xít 2:

+ Mở rộng nhà lò KC- 200 nồi hơi;
+ Bộ phận lọc điện khô;
+ Bộ phận lọc Axít (Axít rửa).
Phấn đấu đạt và vượt công suất thiết kế 12 vạn tấn/ năm. Song song với
việc lập phương án sửa chữa một cách hợp lý, bảo đảm chất lượng để kéo dài
thời gian chạy máy ổn định, Công ty phải nghiên cứu các giải pháp để nâng
cao sức tải, mức hấp thụ, thu hồi axít rửa, sử dụng hiệu quả quặng Pyrít nội để
nâng cao được sản lượng axít và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phân xưởng Supe 1:
+ Nâng cấp bộ phận sấy 2;
+ Bộ phận nghiền bi;
+ Cải tạo kho Apatít;
+ Cải tạo kho Supe.
- Phân xưởng Supe 2:
+ Mở rộng băng tải- nhà cầu quặng;
+ Mở rộng thêm một hệ nghiền mới.
Các phân xưởng Supe thường xuyên chăm lo củng cố tốt các thiết bị để
có khả năng chạy máy với công suất cao, dài ngày theo công nghệ hiện có.
Công ty khẩn trương lắp đặt dây chuyền sản xuất supe bằng phương pháp ướt,

19


tận dụng lao động và thiết bị ở các dây chuyền sấy, nghiền để sản xuất xi
măng.
Ngoài ra, còn một số trang thiết bị cho các phân xưởng phụ trợ cũng
được đầu tư đồng bộ với đợt mở rộng này. Công ty cũng nghiên cứu, đầu tư
chiều sâu, nâng cao năng suất các thiết bị bộ phận điều chế, năng suất chất
lượng khâu đóng bao nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thị trường. Theo
hướng hiện đại hóa, từng bước đầu tư, thay thế các thiết bị đo lường tự động

hóa ở các dây chuyền sản xuất chính và các cầu cân để tăng cường công tác
quản lý, phấn đấu đảm bảo vệ sinh môi trường đạt các tiêu chuẩn quy định.
1.2.1.2. Công tác quản lý, điều hành
Công ty nhanh chóng hoàn chỉnh việc bố trí, sắp xếp lại lao động cho
phù hợp với công tác quản lý theo cơ chế kinh tế thị trường. Xây dựng, hoàn
thiện, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, từng phòng và cá nhân
nhất là về các mối quan hệ ngang dọc để tạo sự đồng bộ nhằm tổ chức thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đưa hệ thống vi tính vào hoạt động để phục
vụ cho công tác quản lý, điều hành và thực hiện hạch toán kịp thời đảm bảo
có hiệu quả.
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý hàng vào, hàng ra theo
đúng quy định của Công ty. Đảm bảo cân đong, đo đếm, kiểm tra đúng số
lượng, chất lượng khi xuất và nhập. Đối với nguyên liệu vật tư đầu vào, giá
mua phải hợp lý theo mặt bằng giá thị trường, không dự trữ quá mức cho
phép, làm đọng vốn sản xuất. Sử dụng vật tư, nguyên liệu phải đúng định
mức, thực hiện tiết kiệm, không để xảy ra mất mát trong kho tàng và đưa ra
sử dụng để giảm chi phí vật tư nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm khoảng
1,5% so với trước.
Làm tốt công tác thị trường gắn với sự chỉ đạo chặt chẽ để không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì; đầu tư thêm cơ
sở vật chất kỹ thuật cho khâu bán hàng, kết hợp với các cơ quan nghiên cứu

20


khoa học, thông tin đại chúng tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm. Có biện
pháp khuyến khích chống hàng giả và khuyến khích hàng tiêu thụ.
Duy trì chặt chẽ các chế độ quản lý, nề nếp trong làm việc, kỷ luật
trong sản xuất và sinh hoạt. Chấp hành nghiêm túc các quy trình, quy tắc kỹ
thuật trong sản xuất, trong công tác an toàn và giờ giấc làm việc. Sử lý

nghiêm khắc những trường hợp vi phạm hợp đồng lao động. Thực hiện trả
lương theo kết quả lao động ở tất cả các khâu, có chế độ đãi ngộ đúng mức
đối với cán bộ, công nhân là lao động giỏi.
Nghiên cứu thận trọng để lựa chọn các phương án, thực hiện đầu tư
chiều sâu đảm bảo cho việc phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của Công
ty một cách vững chắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chủ động
khai thác các nguồn vốn, tranh thủ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và nước
ngoài để đáp ứng cho sản xuất và thay đổi thiết bị công nghệ tiên tiến, phù
hợp với yêu cầu hiện đại hóa.
Mở rộng liên doanh, liên kết với các xí nghiệp và các đơn vị kinh tế
trong tỉnh, ngoài tỉnh để trao đổi vật tư, sản phẩm, tạo điều kiện giảm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm, hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Đảm bảo đủ việc, tăng mức thu nhập cho công nhân, viên chức. Quan
tâm đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh công nghiệp.
Tổng số vốn đầu tư cho mở rộng Nhà máy đợt III là 38 tỷ đồng (tính
thời điểm năm 1992) đã phát huy hiệu quả tốt, đẩy sản lượng phân bón Supe
lân đạt và vượt công suất mở rộng, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất
nông nghiệp những năm giữa thập kỷ 90 thế kỷ XX, góp phần làm nên thành
tựu xuất khẩu được 3,04 triệu tấn gạo (1996) của Việt Nam.
1.2.1.3. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức
Năm 1986, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Nhà máy đã tuyển cùng một
lúc 700 công nhân, phần lớn trong số này chưa được đào tạo chu đáo cả về
nhận thức lẫn chuyên môn nghề nghiệp.Vì thế, Nhà máy đã tăng cường công

21


×