Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TOÀN cầu HÓA VÀ THÁCH THỨC đối với NGÀNH DU LỊCH HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.35 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI
KỲ MÔN KINH TẾ HỌC
TRONG DL VÀ KS - NH

Tên đề tài: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
NGÀNH DU LỊCH HIỆN ĐẠI

Giảng viên hướng dẫn

: NGUYỄN THÀNH NAM

Họ và tên sinh viên

: PHAN THỊ DIỄM HƯƠNG – 2161313


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI
KỲ MÔN KINH TẾ HỌC
TRONG DL VÀ KS - NH

Tên đề tài

: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA VÀ THÁCH THỨC



ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH HIỆN ĐẠI

Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN THÀNH NAM
: PHAN THỊ DIỄM HƯƠNG - 2161313


DANH MỤC VIẾT TẮT
AFTA: khu vực thương mại tự do ASEAN
ASEAN: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CMCN 4.0: cách mạng công nghiệp 4.0
GDS: là mạng lưới đặt chổ được điện hóa trên toàn thế giới
WTO: tổ chức thương mại thế giới

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em đã nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy
Nguyễn Thành Nam trong môn KINH TẾ HỌC TRONG DU LỊCH. Thầy không chỉ
giúp em làm tốt bài tiểu luận mà qua 45 tiết học trên lớp, cũng như qua đề tài tiểu luận
này, thầy giúp em hiểu được những khái niệm căn bản, tầm quan trọng của ngành du
lịch trong nền kinh tế quốc gia, sự ảnh hưởng của ngành du lịch đến các ngành khác.
Có được những kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định vấn đề hay có cái nhìn đúng
hơn về ngành mà mình đang theo học. Nếu không có sự hướng dẫn, những kiến thức
truyền đạt từ thầy. Em nghĩ khó có thể hoàn thành được bài tiểu luận này. Dù đã cố
gắng rất nhiều nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong rằng sẽ nhận được
những ý kiến phản hồi từ thầy để kiến thức của em được hoàn thiện hơn cũng như rút
kinh nghiệm cho những bài báo cáo sau này.



Em xin kính chúc thầy có nhiều sức khỏe và lòng nhiệt huyết để tiếp tục truyền đạt
những kiến thức quý báu cho thế hệ sinh viên.
Trân trọng,

TRÍCH YẾU

Toàn cầu hóa là xu hướng của thế giới, cụm từ này trở nên phổ biến từ những năm 80.
Là thời đại mà các quốc gia hợp tác mạnh mẽ với nhau. Du lịch sẽ trở nên phát triển
mạnh mẽ.Việt Nam đang trong quá trình hội nhập cùng thế giới. Toàn cầu hóa đã có
những ảnh hưởng tích cực cũng như mang đến nhiều thách thức cho nền kinh tế Viêt
Nam và ảnh hưởng nhiều nhất là với nền du lịch.
Đề tài tôi nghiên cứu là phân tích sự ảnh hưởng đó và đề xuất giải pháp. Hiện là sinh
viên ngành quản trị nhà hàng thuộc khoa Du Lịch. Tôi cảm thấy rất tâm đắc đề tài này.
Tôi đã tìm kiếm thông tin tham khảo qua rất nhiều trang báo, những video thời sự, hỏi
những người đi trước để có thể hoàn thành được bài tiểu luận này. Qua đây, tôi hiểu ra
nhiều vấn đề, hiểu được xu hướng của thế giới từ đó có cái nhìn đúng hơn về ngành mà
mình đang theo học. Biết được đất nước sẽ chuyển biến như thế nào để tự trau dòi bản
thân theo hướng mà các doanh nghiệp cần. Bên cạnh đó tôi cũng đã đề xuất những giải
pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong du lịch.

Nhận xét của giảng viên

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Cảnh chợ nổi Cái Răng ( TP.Cần Thơ )..........................................................................6
Hình 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng ở Phú Quốc..............................................................................8
Hình 3: Một góc biển Đà Nẵng..................................................................................................11



MỤC LỤC

1.

Giới thiệu............................................................................................................................1
1.1.

Mục đích đề tài:...........................................................................................................1

1.2.

Ý nghĩa của đề tài:......................................................................................................1

1.3.

Phạm vi và thời gian nghiên cứu:..............................................................................1

1.4.

Phương pháp nghiên cứu đề tài:................................................................................2

2.

Nội dung..............................................................................................................................2
2.1.

Tổng quan đề tài:........................................................................................................2


2.1.1.

Định nghĩa toàn cầu hóa:....................................................................................2

2.1.2.

Ảnh hưởng, vai trò của toàn cầu hóa.................................................................3

2.1.3.

Thực trạng của toàn cầu hóa..............................................................................4

2.2.

Các xu hướng của toàn cầu hóa.................................................................................4

2.3.

Những thách thức của ngành du lịch hiện đại..........................................................8

2.4.

Giải pháp....................................................................................................................12

3.

Kết luận..........................................................................................................................13

4.


Tài liệu tham khảo........................................................................................................16


1. Giới thiệu
1.1.
Mục đích đề tài:
- Hiểu được khái niệm về toàn cầu hóa
- Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta. Việc gia nhập vào
các tổ chức trên thế giới hay khu vực sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam,
phân tích những vấn đề cụ thể để thấy được thách thức mà ngành du lịch
-

Việt Nam đang gặp phải.
Đề xuất những giải pháp giúp du lịch Việt Nam cạnh tranh với các nước bạn
trên thế giới.

1.2.

Ý nghĩa của đề tài:

Đề tài có ý nghĩ rất thiết thức cho sinh viên, nhất là sinh viên các ngành du lịch,
nhà hành, khách sạn. Giúp các bạn nắm bắt được xu hướng hiện đại, không bị tụt hậu.
Để hoàn thành được bài tiểu luận không phải là điều dễ dàng, mỗi cá nhân phải nghiên
cứu nhiều nguồn tư liệu. Phân tích nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Biết được
thời cuộc đang cần gì từ những người trẻ để từ đó làm động lực phấn đấu học tập, trau
dồi những mặt còn yếu kém như: thay vì dành thời gian vào những cuộc vui chơi cùng
bạn bè, các bạn nên đến thư viện tìm đọc sách vở, học tập các kỹ năng, trau dồi ngoại
ngữ, du lịch đến những vùng miền khác, đất nước khác nhau trên thế giới để mở mang
kiến thức, thay đổi tư duy theo lối mòn trước đây.


1.3.

Phạm vi và thời gian nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: với đề tài yêu cầu liên quan đến du lịch. Nhận thấy Việt
Nam có nhiều thế mạnh phát triển du lịch biển đảo, nên Đà Nẵng, Phú Quốc được chọn
để tìm hiểu cho toàn ngành. Đây cũng là những nơi mà hàng năm đem về doanh thu rất
lớn cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Cửu

1


Long mà cụ thể là chợ nổi Cái Răng ( TP. Cần Thơ). Vì đây cũng là nơi được nhiều bạn
bè trên thế giới biết đến và được địa phương kêu gọi đầu tư phát triển.
Thời gian nghiên cứu: đa số các bài báo được chọn để tìm hiểu thông tin là
trong vòng bốn năm trở lại đây. Cụ thể như bài Chính sách phát triển du lịch trên cổng
thông tin điện tử Chính phủ vào tháng 5 năm 2015, Du lịch Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa được đăng tải vào tháng 11 năm 2015 trên trang web báo du lịch, Phát
triển du lịch thông minh trên trang Báo mới vào tháng 10 năm 2017…và còn một số
bài báo khác nữa vào năm 2013, 2014. Hay những đoạn thời sự trên đài truyền hình
Việt Nam có liên quan đến ngành du lịch Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Phương pháp nghiên cứu cho bài tiểu luận này là phương pháp nghiên cứu tài
liệu, phương pháp thư tịch. Đọc và phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài sau đó
đúc kết lại và viết bài tiểu luận.
2. Nội dung

2.1.
Tổng quan đề tài:
2.1.1. Định nghĩa toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là cụm từ bắt đầu phổ biến từ những năm cuối của thế kỉ XIX.
Theo Robertson mô tả quá trình toàn cầu hóa là sự nén của thế giới và sự thăng tiếng ý
thức của thế giới như toàn thể sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu, ý thức chung của toàn
cầu trong hai mươi thế kỷ. Toàn cầu hóa theo định nghĩa của Friedman là quá trình
không thể tách rời hội nhập của thị trường, là giai đoạn mà công nghệ phát triển ở đỉnh
cao hơn bao giờ hết. Để dễ hiểu hơn thì toàn cầu hóa là quá trình làm cho các vùng
miền, các cộng đồng với những tính chất khác nhau như từng mắc xích riêng lẻ trở
thành một khối thống nhất như một chuổi mắc xích liên kết với nhau.

2


2.1.2. Ảnh hưởng, vai trò của toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa sẽ làm ảnh hưởng đến Việt Nam về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa. Về kinh tế, nước ta phát triển kinh tế nhiều thành phần, gia nhập vào các
tổ chức kinh tế trên thế giới cũng như trong khu vực: BTA, AFTA, WTO, ASEAN…
các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển cũng như cạnh tranh lành mạnh cùng các quốc
gia trên thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng làm chênh lệch về thu nhập, phân hóa giàu
nghèo. Về phương diện xã hội: giao lưu văn hóa giữa các nước phổ biến, rộng rãi sẽ
làm nảy sinh những tư tưởng không tốt hay ảnh hưởng từ những thành phần xấu sẽ ít
nhiều làm ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước. Về
phương diện văn hóa, văn hóa Việt Nam được tiếp thu những cái mới từ nhiều nước
khác nhau trên thế giới, văn hóa nước ta trở nên muôn màu đa dạng hơn, nhưng cũng
khó tránh khỏi không bảo tồn, giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam.
Toàn cầu hóa diễn ra sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển. Nếu biết
nắm bắt Việt Nam sẽ rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Công nghệ thông

tin phát triển, các quốc gia liên kết thành khối thống nhất nên việc hợp tác phát triển sẽ
trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
thương mại, đặc biệt là du lịch vì những chuyến du lịch trở nên rẻ hơn, các thủ tục giấy
tờ cũng được thực hiện nhanh chóng dễ dàng. Con người gắn kết với nhau hơn, giao
lưu, tìm hiểu văn hóa giữa các quốc gia. Khi một vấn đề khó khăn xảy ra, các quốc gia
sẽ cùng chung tay giải quyết.

2.1.3. Thực trạng của toàn cầu hóa

3


Sự hội nhập ngày càng tăng giữa các nền kinh tế trên thê giới thông qua thương
mại, dòng vốn và cũng bao gồm cả nguồn lao động và kiến thức. Trong xu hướng toàn
cầu hóa, Việt Nam bắt đầu ký kết nhiều hiệp định với các nước ngoài. Lợi nhuận từ
việc trao đổi hàng hóa ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến sự gia tăng lớn về các mặt
hàng hóa giải trí, các dịch vụ có sẵn giúp người tiêu dùng tiếp cận vào thị trường dễ
dàng. Đầu tư nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều. Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Những bộ luật của nước ta đang dần thay đổi để tạo
điều kiện cho phát triển đầu tư. Xuất khẩu và sản xuất hàng hóa tăng mạnh. Công nghệ
ngày càng phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao. Những đội ngũ nhân lực chất
lượng sẽ tìm đến những nước có tiền lương và điều kiện sống tốt hơn vì thế mà hiện
tượng “chảy máu chất xám” đã và đang xảy ra ở Việt Nam, nhất là trong thời kỳ hội
nhập.
Du lịch là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong toàn cầu hóa. Mọi người sẽ
du lịch nhiều hơn do chi phí rẽ, thủ tục ngày càng nhanh chóng và dễ dàng. Việt Nam
đang cố gắng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch,
thay đổi tư duy tổ chức du lịch, học hỏi cách thức quảng bá từ những nước có nền du
lịch phát triển để thu hút du khách.
Toàn cầu hóa cũng là thời kỳ mà các công ty đa quốc gia ra đời. Những quốc gia

đóng trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia chính trong du lịch là Hoa Kỳ, Anh, Pháp,
Ireland, Đức, Hồng Kong và Nhật Bản.
2.2.

Các xu hướng của toàn cầu hóa

Việt Nam có diện tích hơn 300.000 km2 với ¾ đồi núi trải dài từ Bắc vào Nam
qua nhiều vĩ tuyến đã tạo nên cho Việt Nam một diện mạo sinh thái đa dạng với nhiều
cảnh quan đẹp, lạ. Đường bờ biển dài hơn 3000 km và hàng nghìn các đảo, quần đảo
lớn nhỏ. Những vũng vịnh đẹp được báo chí và bạn bè trên thế giới khen ngợi: Hạ

4


Long, Nha Trang, Cát Bà, Phú Quốc…. Nước ta có lợi thế để phát triển du lịch biển
đảo. Việt Nam có đến 54 dân tộc cùng sinh sống, do đó nước ta có nền văn hóa rất đa
dạng, nhiều phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực phong phú, nhiều di sản văn hóa lâu
đời: cố đô Huế, Hội An, Đền Tháp Mỹ Sơn, Cồng Chiên Tây Nguyên là những điểm
nổi bậc để phát triển du lịch. Có thể thấy thiên nhiên rất ưu đãi cho Việt Nam những
cảnh đẹp mà không phải nước nào cũng có được, điều đó sẽ giúp rất giúp ích cho du
lịch Việt Nam. Tuy nhiên cách làm du lịch chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhu cầu du
lịch của con người ngày càng cao. Đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hóa, du lịch sẽ phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết vì do nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao kết
hợp với chi phí du lịch rẻ, quá trình làm thủ tục cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng
hơn.
Để du lịch Việt Nam có thể thu hút mạnh khách du lịch trong thời kỳ toàn cầu hóa cần
phải cạnh tranh đổi mới, cạnh tranh với toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo phát triển du lịch
bền vững. Du lịch Việt Nam đang hướng đến sự chuyên nghiệp trong tổ chức cách
phục vụ, giá cả, tiêu chuẩn phòng ốc, thức ăn. Về mặt văn hóa, toàn cầu hóa sẽ làm cho
các giá trị theo một chuẩn mực chung nhưng toàn cầu hóa vẫn phải giữ được những

đặc tính riêng của từng vùng.
Cụ thể như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Răng là nơi thu hút
du khách mỗi khi đến với Cần Thơ bởi sự độc đáo riêng biệt. Vào năm 2016, trong tạp
chí Rough Guide, chợ nổi Cái Răng đã lọt Top 10 những khu chợ ấn tượng nhất thế
giới. Do mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân chủ yếu di chuyển bằng thuyền, đa số
hoạt động đều gắn liền với sông nước nên chợ cũng được hình thành từ đây. Hiện tại,
du lịch nơi đây không chỉ đơn thuần là du khách đến ngắm cảnh chợ nổi trên nước mà
còn đẩy mạnh việc bán những sản phẩm đặc trưng cho du khách với giá cả hợp lý. Bên
cạnh đó, kết hợp du lịch đến những khu vườn trái cây theo chuẩn VIETGAP, khám phá
văn hóa, cung cách sinh hoạt của những người dân nơi đây. Ngoài ra, các dịch vụ tiện

5


ích về ngủ nghỉ của du khách chưa được đáp ứng. Phó chủ tịch UBND quận Cái Răng
đang kêu gọi sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp lớn. Hy vọng sẽ sớm có những
nhà đầu tư thấy được sự phát triển tìm ẩn ở vùng sông nước này, xây dựng những khu
nhà nghỉ đạt chuẩn để thu hút nhiều du khách hơn nữa.

Hình 1: Cảnh chợ nổi Cái Răng ( TP.Cần Thơ )
Ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào phát triển du lịch, công tác quản lý, du
lịch kết nối. Trước đây quảng cáo các tour du lịch, giá phòng của các khách sạn được
cập nhật trên TV hay các bài báo. Tuy nhiên việc làm ấy không đưa thông tin đến du
khách trong nước cũng như du khách ngoài nước được nhanh nhất, hay đầy đủ thông
tin nhất và chi phí quảng cáo cũng rất đắt. Theo bảng thống kê số lượng người dùng
internet của thế giới năm 2016 thì hiện có khoảng 3,4 tỷ người đang sử dụng internet.
Riêng tại Việt Nam, thống kê vào tháng 2 năm 2017 tỷ lệ sử dụng internet chiếm
khoảng 53% dân số và con số này còn tăng lên. Chính vì vậy mà việc quảng cáo trên
internet hay internet marketing được các nhà tổ chức du lịch tận dụng nhằm bắt kịp với
xu hướng toàn cầu hóa. Các công ty du lịch hiện nay đều thiết kế cho mình những trang

web với đầy đủ thông tin về giá cả các tour trong nước, ngoài nước, địa điểm tham
quan, phương tiện vận chuyển, nơi nghỉ ngơ… để khách hàng nắm bắt. Không chỉ có

6


những công ty du lịch mà còn có những công ty vận chuyển, các địa điểm ăn uống,
mua sắm tạo những trang web với những tính năng giao dịch điện tử. Năm 2009,
Vietravel là công ty du lịch đầu tiên công bố bán tour trực tuyến. Việc muốn mua các
tour du lịch có thể được thực hiện tại nhà mà không cần phải đi đến công ty du lịch.
Ứng dụng GDS rất quan trọng với đại lý du lịch, GDS cho phép các công ty du lịch và
khách hàng của họ truy cập vào dữ liệu du lịch để mua và so sánh đặt chổ. Nếu như
trước đây việc đặt một chuyến bài cần rất nhiều thời gian để đến nơi tìm hiểu thông tin
của chuyến bay, lấy thẻ đánh dấu chuyến bay. Ngày nay các công ty du lịch sử dụng hệ
thống GDS và đặt chổ ngay lập tức cho khách hàng. Việc ứng dụng các công nghệ vật
liệu Composide chế tạo các phương tiện vận chuyển du khách trong lòng nước ngắm
các sinh vật biển, được các nhà kinh doanh du lịch ở Nha Trang, Côn Đảo vận dụng để
thu hút khách du lịch. Có thể thấy rằng yếu tố công nghệ phát triển rất mạnh mẽ trong
quá trình toàn cầu hóa và những sản phẩm công nghệ luôn được cải tiến, tạo mới.
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của một hoạt động kinh
doanh, dịch vụ nào đó. Luôn chú trọng trong công tác đào tạo để cho ra lực lượng lao
động với chất lượng cao. Không phải chỉ có bằng cấp mà phải giỏi về chuyên môn thật
sự, kỹ năng mền, kỹ năng ngoại ngữ. Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên thế giới, yêu
cầu nguồn nhân lực với trình độ cao để có thể điều khiển những thiết bị máy móc.
Những việc làm chân tay trước đây sẽ dần thay thế bới máy móc. Khi tự động hóa dần
thế chổ con người thì người lao động sẽ bị dư thừa. Bên cạnh đó toàn cầu hóa làm cho
nguồn nhân lực không chỉ hoạt động trong nước mà còn có thể di chuyển sang các
nước khách nhau để làm việc. Vì thế mà thị trường lao động sẽ có sự canh tranh gây
gắt hơn bao giờ hết và sẽ có sự phân hóa giàu nghèo.
Nhiều chính sách của chính phủ được đề ra nhằm thúc đầy du lịch phát triển,

khuyến khích đầu tư trong xu hướng toàn cầu hóa hay đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
cho ngành du lịch. Với mong muốn phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn vì GDP từ du lịch đóng góp ngày càng cao. Du lịch phát triển làm thúc đẩy

7


nhiều ngành nghề khác phát triển. Ngày nay có nhiều hộ dân trồng cây ăn quả kết hợp
với bán vé cho khách du lịch vào tham quan vườn trái cây và du khách sẽ mua trái cây
mang về, làm theo cách đó nhà vườn sẽ có thêm khoảng lời vì không phải tốn chi phí
vận chuyển mà có thể xuất khẩu tại chổ. Ở Phú Quốc nhằm thu hút sự đầu tư của các
doanh nghiệp, từ năm 2013, thủ tướng Chính phủ đã ký duyệt nhiều chính sách nhằm
thu hút sự đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo mức cao nhất. Miễn thị thực với thời
gian tạm trú không quá 30 ngày cho người nước ngoài hay người Việt Nam mang hộ
chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại đảo Phú Quốc. Cơ sở hạ tầng cũng
được đầu tư xây dựng: mở rộng cầu, đường, xây dựng nhà máy, , cảng biển, hệ thống
xử lý rác thải, sân bay.

Hình 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng ở Phú Quốc

2.3.

Những thách thức của ngành du lịch hiện đại

CMCN 4.0 là xu thế mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp sự phát triển của
thế giới. Nếu biết nắm bắt cơ hội, Việt Nam sẽ rút ngắn khoảng cách so với các nước
phát triển, ngược lại nếu không nắm bắt cơ hội tốt sẽ bị tụt hậu lại phía sau. Hiện tại,

8



công nghệ thông tin của nước ta có sự phát triển hơn rất nhiều so với trước đây tuy
nhiên vẫn chưa biết khai thác hết các tín năng. Nước ta có nguồn nhân lực trẻ, năng
động, ham học hỏi nhưng chưa được trang bị đủ, hiểu biết đủ để sẵn sàng thích ứng hay
tận dụng những cơ hội từ cuộc CMCN 4.0. Ngày càng nhiều người sử dụng internet để
giao dịch, trao đổi thông tin, để an toàn, bảo mật thông tin cũng cần được chú trọng.
Robot, những máy móc sẽ dần thay thế con người, toàn cầu hóa sẽ làm cho các nguồn
nhân lực ở các nước luân chuyển qua lại sẽ xảy ra trình trạng thừa lao động, phân hóa
giàu nghèo, một số điều luật sẽ không còn đúng.
Du lịch là một ngành vô cùng nhạy cảm, khi có dấu hiệu khủng bố, xung đột,
chính trị không ổn định, hay dịch bệnh, thiên tai xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến
ngành du lịch. Vào năm 2006, Việt Nam đã gia nhập thành công vào WTO, nhiều cơ
hội sẽ mở ra hơn. Việt Nam vốn được biết đên là một quốc gia ổn định, an toàn nhưng
đã là thành viên của WTO thì cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng khi các nước đối tác có bất
ổn. Khả năng ứng phó, thích ứng với những biến động trên thị trường Việt Nam còn
hạn chế.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, kinh tế phát
triển, GDP của quốc gia tăng lên. Nhưng có nhiều doanh nghiệp không tuân thủ về vấn
đề bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng không chỉ đến moi trường mà còn đến những
ngành nghề khác. Vào tháng 4 năm 2016, công ty Formosa đã gây ô nhiễm môi trường
biển các tỉnh miền Trung. Lượng khách đến nghỉ dưỡng ở các bãi biển nổi tiếng: Cửa
Lò, Cửa Tùng, Thuận An… sụt giảm nghiêm trọng trong nhiều tháng liền. Hệ thống
các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng quanh, khu vực bán hàng lưu niệm cũng phải chịu
ảnh hưởng theo. Nhà nước ta đưa ra những giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
đầu tư, nhưng tìm ẩn trong đó là những thách thức lớn.
Du lịch Việt Nam đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vào cuối
năm 2016, nước ta đã đón 10 triệu lượt khách du lịch. Đó là những tính hiệu đáng
mừng nhưng bên cạnh đó có rất nhiều thách thức. Tổ chức du lịch không thực sự mang

9



tính bền vững sẽ làm xâm hại đến các danh lam thắng cảnh, các di sản văn hóa, những
nét hoang sơ sẽ không còn trong tương lai. Khoảng 80% du khách đến với Việt Nam
nhưng không trở lại. Nhu cầu du lịch hiện nay có nhiều chuyển biến, khách du lịch
đang hướng đến những sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống, những
nơi còn lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ, hay những giá trị sáng tạo, công nghệ cao mang tính
hiện đại, tiện nghi. Nhờ thiên nhiên ưu đãi mà Việt Nam được bạn bè trên thế giới biết
đến nhờ những bãi tắm, vũng vịnh đẹp, vẫn còn giữ được nét hoang sơ. Nhờ vậy mà du
lịch biển rất phát triển. Tuy nhiên biến đổi khí hậu đang diễn ra, trái đất nóng dần lên,
băng tan, nước biển dân kết hợp triều cường. Du lịch biển đang đứng trước những
thách thức lớn từ tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Khu vực ASEAN hiện đang là điểm đến của rất nhiều du khách trên thế giới,
người du lịch đến đây ngày càng tăng, trong đó Việt Nam đứng thứ tư trong ASEAN về
thu hút khách du lịch quốc tế. ASEAN tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các
quốc gia trong khu vực. Sở dĩ như vậy là do sự hợp tác phát triển sẽ góp phần làm đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp các nước trong
khối ASEAN có cơ hội gặp nhau nhiều hơn ở các sự kiện để hội thảo về các vấn đề xúc
tiến, quảng bá. Các doanh nghiệp du lịch rất chú trọng đến vấn đề quảng bá có chiều
sâu, chất lượng, có thương hiệu đối với các điểm đến và các sản phẩm. Không thể phủ
nhận những thuận lợi lớn khi ngành du lịch hội nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn có rất
nhiều khó khăn lớn mà các doanh nghiệp du lịch gặp phải. Đó chính là vấn đề dịch
chuyển lao động: nếu lao động trong nước không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng giao tiếp thì sẽ thua những lao động nước khác. Mặt khác, các doanh nghiệp du
lịch trong khối ASEAN sẽ có nhiều cơ hội thu hút lao động có tay nghề cao của Việt
Nam. Nếu doanh nghiệp trong nước không đổi mới không phát triển, để giữ chân lao
động có tay nghề cao thì rất dễ sẽ xẩy ra trình trạng chảy máu chất xám. Kết quả khả
quan mà ngành du lịch Việt Nam có được là nhờ vào thế mạnh: phong cảnh thiên nhiên
phong phú, văn hóa thiên nhiên đa dạng, nền ẩm thực phong phú, an toàn và giá cả hấp


10


dẫn. Việc đào tạo và quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch để thu hút và giữ chân
nhân tài đang là thách thức với các nhà tổ chức du lịch trong môi cạnh trang ASEAN.
Đà Nẵng, vào những năm gần đây có sự phát triển du lịch rất nhanh, là địa điểm
du lịch mới của nhiều du khách. Lượng khách, doanh thu ở Đà Năng luôn tăng qua các
năm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Đà Năng phát sinh nhiều hạn chế: sản phẩm
du lịch chưa đa dạng, tư duy kinh doanh du lịch, tổ chức du lịch mùa vụ. Theo ý kiến
của những du khách nhiều lần du lịch đến Đà Nẵng cho rằng: bờ biển đẹp và môi
trường du lịch an toàn, những sản phẩm du lịch ở Đà Nẵng còn đơn điệu, chưa có sức
hút để kéo khách trở lại. Sau 21 giờ, mọi hoạt động vui chơi của du khách rất hạn chế.
Theo một số công ty du lịch lữ hành ở Đà Nẵng như Saigontourist. Doanh thu thu được
ở đây, chủ yếu qua các dịch vụ ăn uống, thuê phòng, còn những sản phẩm để kích thích
du khách tiêu tiền hay các dịch vụ khác còn thấp. Du lịch Đà Nẵng còn có trình trạng
đu bám, chặt chém khách du lịch hay kinh doanh du lịch trái phép.

Hình 3: Một góc biển Đà Nẵng

11


Việt Nam có nền văn hóa da dạng bởi có đến 54 dân tộc anh em cùng sinh sống
và phát triển. Ẩm thực Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được thắt chặt. Nhiều người bán hàng rong, quán ăn vì
lợi nhuận mà không chú trọng đến sức khỏe của thực khách. Nếu biết các tổ chức, du
lịch Việt Nam sẽ thu về khoảng doanh thu không nhỏ từ du lịch ẩm thực đường phố.
2.4.

Giải pháp


Chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Giỏi chuyên môn và trình độ
ngoại ngữ. Chương trình giáo dục có phương pháp giảng dạy, giáo trình mới để đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, vận dụng được công nghệ
thông tin trong thời đại CMCN 4.0. Với nguồn nhân lực đang làm việc lâu năm cần tái
đào tạo các nguồn nhân lực ở các công ty bằng cách lập những khóa đào tạo ngắn hạn
để kịp thời cập nhật những thông tin, trao đổi, tăng cường kỹ năng nghiệp vụ. Bên cạnh
đó các doanh nghiệp cũng cần có những chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân
nhân tài, hạn chế trường hợp người có thực tài bị các doanh nghiệp nước đối tác thu
hút.
Để kéo dài thời gian lưu trú của du khách hơn khi đến Đà Nẵng hay tăng số lần
quay lại cần chú trọng đầu tư hơn để đa dạng các sản phẩm du lịch: về đêm tổ chức
những chợ đêm dọc theo bờ biển bán các đặc sản hay quà lưu niệm cho du khách,
những sân khấu ca nhạc, các khu vui chơi giải trí, của hàng thức ăn nhanh. Huy hoạch
lại những khu mua sắm để có tính tập trung hơn, không nên rời rạt như hiện nay vì khi
khách muốn mua sản phẩm này nhưng không có phải đi rất xa mới tìm thấy. Nên cần
huy hoạch lại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách. Do khách lượng khách đến
Đà Nẵng lớn, nên không sao tránh khỏi việc cạnh tranh không lành mạnh. Vì thế các
nhà quản lý cần phối hợp với nhau để ngăn cấm, có hình thức xử phạt nặng, quyết liệt
triệt để.

12


Tăng cường lực lượng an ninh để bảo đảm an toàn, quyền lợi cho du khách
không bị chặt chém, móc túi khi đi đến các địa điểm du lịch.
Bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan, đặt các biển báo,
biểm cẩm. Học theo nước bạn Singapore về việc phạt tiền khi xả rác với cả người trong
nước cũng như du khách nước ngoài. Với những công ty doanh nghiệp sản xuất cần
xây dựng hệ thống xử lý nước thải. các nhà quản lý vệ sinh môi trường thường xuyên

kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Việt Nam có nhiều cảnh quan đẹp, được bạn bè trên thế giới biết đến nhưng
thương hiệu chưa mạnh. Cách quảng bá chưa thật sự hiệu quả. Cần thay đổi tư duy
quảng bá, tránh quảng bá chung chung không làm nổi bậc lên những điểm đến ở từng
vùng miền. Các doanh nghiệp du lịch cần tổ chức nhiều sự kiện hay học hỏi các nước
bạn trong khu vực ASEAN về chiêu thị xúc tiến, quản bá cho hiệu quả hơn.
Phát triển du lịch bền vững, kinh tế, xã hội, môi trường là ba khối thống nhất,
phải luôn chú trọng cả ba thì mới vững mạnh và lâu dài. Hướng du lịch Việt Nam đến
sự chuyên nghiệp, phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, chú trọng vào các vùng
trọng điểm, thống nhất các khâu. Hệ thống khách sạn nhà hàng hướng đến tiêu chuẩn
toàn cầu, chất lượng phục vụ. Nói đi đôi với làm.
Chính sách nhà nước, luật pháp đưa ra những luật mới để tạo điều kiện đầu tư
cho các doanh nghiệp nước ngoài. Các thủ tục giấy tờ thực hiện nhanh chóng.
3. Kết luận
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, sẽ có hàng loạt những cải tiến mới ở
cấp độ toàn cầu. Cấu trúc kinh tế - chính trị của một quốc gia hay đời sống văn
hóa xã hội của người dân trên thế giới sẽ có những động thái thay đổi mạnh mẽ.
Đường biên giới quốc gia dần nhạt đi, khi một sự kiện ở bất kỳ quốc gia nào xảy
ra không chỉ tác động đến mỗi quốc gia đó mà còn có thể tác động đến kinh tế,

13


chính trị xã hội của các nước khác. Những tiến bộ về công nghệ, thành tưu khoa
học kỹ thuật đã làm cho việc luân chuyển dòng vốn, nguồn nhân lực, hàng hóa
trở nên dễ dàng hơn giữa các quốc gia. Các công ty đa quốc gia hình thành ngày
càng nhiều. Quá trình toàn cầu hóa đã làm tăng mức độ phụ lẫn nhau, mọi người
gắn két hơn trên phạm vi toàn thế giới. Cũng chính vì thế mà sự khác biệt về
văn hóa đang giảm dần, thói quen trong cung cách sinh hoạt của mỗi người dần
thay đổi theo hướng thống nhất. Toàn cầu hóa có thể mang đến sự phát triển

vượt bậc cho những quốc gia nào biết nắm bắt cơ hội, không ngừng cố gắng
phát triển và thay đổi. Ngược lại, sẽ làm quốc gia không bắt kịp thời đại sẽ bị
tuột hậu phía sau. Không ai có thể phủ nhận những cơ hội, lợi ích mà toàn cầu
hóa mang đến. Tuy nhiên, nó cũng mang đến cho Việt Nam nhiều thách thức
trong việc tiếp thu những thành tựu khoa học, cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
thiếu hụt lực lượng lao động giỏi, văn hóa bị lai tạp, những bản sắc văn hóa
truyền thống có nguy cơ bị mất đi trong tương lai. Sự tiến bộ của khoa học công
nghệ cũng sẽ tạo điều kiện hoạt động của những tổ tội phạm phạm nguy hiểm,
tin tặc quốc tế. Về pháp luật, một số điều lệnh sẽ không còn thích hợp trong thời
thế mới.
Bài tiểu luận cơ bản đã đạt được những mục đích đặt ra ban đầu. Hiểu
được khái niệm về toàn cầu hóa. Xu hướng của thế giới đang có nhiều biến động
tác động mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh của một quốc gia, nhất là với nền du
lịch Việt Nam. Những thách thức mà toàn cầu hóa mang lại cho Việt Nam luôn
được bàn bạc tìm các giải pháp để giúp Việt Nam có được vị thế vững vàng hơn
trên đường đua quốc tế. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức chưa được đề cập
đến trong bài tiểu luận do thời gian nghiên cứu có hạn. Những giải pháp đề ra có
thể khó thực thi được vì cần sự kết hợp thống nhất giữa các cơ quan tổ chức, các
ngành với nhau và cũng chưa tìm được giải pháp tối ưu nhất.

14


Đây là một đề tài thú vị và hữu ích, mỗi cá nhân sẽ rút ra cho mình
những bài học về xu hướng thời đại. Sau khi tìm hiểu đề tài này, sinh viên sẽ có
những thay đổi tích cực trong cách tư duy, cách làm, định hướng tốt hơn về
nghề nghiệp của mình sau nay để hòa mình vào xu hướng toàn cầu hóa. Qua bài
viết này cũng giúp co bản thân làm sáng tỏ lên nhiều khúc mắc mà trước giờ
chưa thật sự hiểu biết. Để có được bài viết này, cũng là cả một chuổi ngày
nghiên cứu tài liệu, xem những bản tin thời sự, cùng những kiến thức mà thầy

đã truyền đạt sau 45 tiết học trên lớp. Dù cố gắng rất nhiều để hoàn thành bài
tiểu luận này nhưng chắc chắn không khỏi có những thiếu sót.
4. Tài liệu tham khảo
-

Bùi Quang Hải. (2017, ngày 25 tháng 8). Cách mạng công nghiệp 4.0 những

thách thức, thời cơ ảnh hưởng đến ngành Du lịch Việt Nam. Truy xuất từ
/>
-

Nguyễn Thị Đào. Toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức đối với ngành Thông tin

Thư viện Việt Nam. Truy xuất từ />
-

Nhóm PV thực hiện. (2015, ngày 3 tháng 11). Du lịch Việt Nam trong bối cảnh

toàn cầu hóa. Truy xuất từ />
-

Tuệ Văn. (2016, ngày 19 tháng 5). Chính sách phát tiển du lịch. Truy xuât từ

/>
15


-

Bích Vân. (2017, ngày 19 tháng 10). APEC 2017 bàn về những thách thức của


Cách mạng Công nghiệp 4.0. Truy xuất từ: />
-

Hoàng Thành. (2017, ngày 18 tháng 7). Gắn sông nước với miệt vườn để phát

triển du lịch Cần Thơ. Truy xuất từ: />
-

Internetlivestats. (2016, ngày 26 tháng 6. Bảng Thống Kê Số Lượng Người

Dùng Internet Của Thế Giới truy xuất từ: />
lịch

Việt

Hà Văn Siêu. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du
Nam

bước

sang

thập

kỷ

tới

2011




2020.

Truy

xuất

từ:

/>
-

Ba thách thức lớn của ngành du lịch Việt Nam. Truy xuất từ:

/>
-

Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc

tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).

-

/>
N.V.H. (2017, ngày 21 tháng 1). Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa. Truy xuất từ:
/>
16




×