Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

KIỂM KÊ PHÁT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 153 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
KIỂM KÊ PHÁT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG
CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 589/QĐ-TCMT ngày 18 tháng 6 năm 2014 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................9
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................11
I.1 Mục tiêu của hướng dẫn kỹ thuật:................................................................................11
I.2 Phạm vi của hướng dẫn kỹ thuật:.................................................................................12
I.3 Đối tượng sử dụng hướng dẫn kỹ thuật:.......................................................................12
I.4 Cấu trúc của hướng dẫn kỹ thuật..................................................................................12
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CHẤT POP MỚI TRONG
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP................................................................................................15
II.1 Thông tin cơ bản về pentabromodiphenyl ether thương mại (c-PentaBDE),
Octabromodiphenyl ether thương mại (c-OctaBDE) và Hexabromobiphenyls (HBB)....15
II.2 Tình hình sản xuất các hợp chất PBDE thương mại...................................................17
II.3 Sử dụng PBDE............................................................................................................18
II.3.1 Sử dụng PentaBDE thương mại (c-PentaBDE).......................................................18
II.3.2 Sử dụng c-OctaBDE thương mại.............................................................................19
II.4 Sản xuất và sử dụng Hexabromobiphenyl (HBB)......................................................20
II.5 Sản xuất và sử dụng PeCB..........................................................................................21
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP LUẬN KIỂM KÊ VÀ KIỂM KÊ PHÁT THẢI CÁC


CHẤT POP MỚI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP..........................................................22
III.1. Phương pháp luận kiểm kê và kiểm kê phát thải:.....................................................22
III.2 Công thức chung để kiểm kê và kiểm kê phát thải POP...........................................22
III.2.1 Kiểm kê POP..........................................................................................................22
III.2.2 Kiểm kê phát thải....................................................................................................23
III.3 Các bước xây dựng kế hoạch kiểm kê.......................................................................23
III.3.1. Bước 1: Lập kế hoạch kiểm kê..............................................................................23
III.3.1.1 Thành lập nhóm kiểm kê quốc gia.......................................................................24
III.3.1.2 Xác định đối tượng và phạm vi kiểm kê..............................................................24
III.3.1.3 Phát triển kế hoạch hoạt động..............................................................................25
III.3.2. Bước 2: Nhận dạng các bên liên quan...................................................................25
III.3.3. Bước 3: Chọn phương pháp thu thập số liệu.........................................................28
III.3.3.1 Đánh giá ban đầu.................................................................................................29
III.3.3.2 Kiểm kê sơ bộ......................................................................................................30
III.3.3.3 Kiểm kê chuyên sâu.............................................................................................30
III.3.4. Bước 4. Thu thập và xử lý dữ liệu.........................................................................30
III.3.5. Bước 5. Quản lý, đánh giá và báo cáo số liệu.......................................................31
CHƯƠNG IV: HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ VÀ KIỂM KÊ PHÁT THẢI ĐỐI VỚI CÁC
PBDE & HBB TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN, ĐIỆN TỬ.................................33
IV.1 Giới thiệu chung........................................................................................................33
IV.2 Phương pháp kiểm kê PBDE cho các thiết bị và chất thải điện, điện tử...................34
IV.3 Kiểm kê sơ bộ PBDE trong đèn ống catốt.................................................................36
IV.4 Phát triển kiểm kê chuyên sâu PBDE trong thiết bị và chất thải điện tử...................38
IV.4.1 Kiểm kê dòng thiết bị điện và điện tử và chất thải điện tử.....................................39
IV.4.2 Tổng thành phần polyme trong thiết bị và chất thải điện điện tử............................48
IV.4.3 Hàm lượng các PBDE trong polyme.......................................................................49
IV.4.4 Xử lý dữ liệu kiểm kê POP-PBDE..........................................................................49
IV.5 Tính toán lượng các đồng đẳng PBDE từ lượng c-OctaBDE....................................53
IV.6 Kiểm kê phát thải PBDE............................................................................................55
IV.6.1 Phát thải từ sử dụng và lưu kho EEE trong nhà......................................................56

IV.6.2 Phát thải từ tái chế polyme từ chất thải điện tử......................................................57

2


IV.6.3 Phát thải từ các khu chôn lấp chất thải EEE..........................................................58
IV.6.4 Phát thải từ đốt chất thải EEE.................................................................................58
IV.7. Hướng dẫn cách tính hệ số phát thải EF từ số liệu thực nghiệm..............................59
CHƯƠNG V: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT KIỂM KÊ PHÁT THẢI CÁC POP-BDEs VÀ
HBB TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI................................................................61
V.1. Những thông tin cơ bản liên quan đến kiểm kê POP-BDEs trong lĩnh vực vận tải...61
V.2. PBDE trong lĩnh vực vận tải và các hệ số tính toán...................................................63
V.2.1 Lượng PBDE trong ô tô, xe tải và xe buýt..............................................................63
V.2.2. Tổng sử dụng POP-BDEs trong vận tải, mô hình sử dụng vùng và các hệ số ảnh
hưởng liên quan.................................................................................................................64
V.3 Phương pháp kiểm kê PBDE trong lĩnh vực giao thông vận tải................................65
V.4 Xử lý dữ liệu...............................................................................................................68
V.4.1 Công thức chung để tính toán PBDE trong các phương tiện giao thông.................68
V.4.2. Các giai đoạn cần xử lý dữ liệu trong vòng đời của phương tiện giao thông vận tải
...........................................................................................................................................69
V.4.3 Tính toán lượng PBDE trong các phương tiện đang sử dụng/bán...........................70
V.4.4 Tính toán lượng PBDE trong các phương tiện nhập khẩu......................................71
V.4.5. Tính toán lượng PBDE trong các phương tiện hết hoạt động (ELV).....................73
V.4.6 Tính toán lượng PBDE trong chất thải giao thông...................................................74
V.4.7 Tính toán và báo cáo hàm lượng các đồng đẳng PBDE trong lĩnh vực giao thông
vận tải.................................................................................................................................75
V.4.8. Tính toán PBDE trong polyme tái chế từ ELVs có chứa PBDE..............................76
V.5 Kiểm kê phát thải PBDE từ các phương tiện giao thông............................................78
V.5.1 Phát thải từ các phương tiện giao thông đang sử dụng/bán/nhập khẩu...................79
V.5.2 Kiểm kê phát thải PBDE từ khu chôn lấp chất thải giao thông................................79

V.5.3 Kiểm kê phát thải PBDE từ thiêu đốt.......................................................................80
V.5.4 Kiểm kê phát thải từ hoạt động tái chế polyme từ các phương tiện giao thông đã hết
sử dụng...............................................................................................................................80
CHƯƠNG VI: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT KIỂM KÊ PHÁT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC POP-BDEs & HBB TRONG CÁC SỬ DỤNG KHÁC
(TRONG ĐỒ GỖ, NỆM, HÀNG DỆT MAY, VẬT LIỆU XÂY DỰNG, HOẠT ĐỘNG
KHOAN THĂM DÒ)..................................................................................................................81
VI.1 Giới thiệu chung........................................................................................................81
VI.1.1 Đồ nội thất, nệm chứa PBDE.................................................................................81
VI.1.2 Hàng dệt may chứa PBDE......................................................................................81
VI.1.3 Vật liệu xây dựng chứa PBDE................................................................................81
VI.1.4 PBDE trong cao su.................................................................................................82
VI.1.5 PBDE trong hoạt động khoan dò............................................................................82
VI.2 Kiểm kê PBDE trong các hoạt động sử dụng khác...................................................82
VI.3 Kiểm kê phát thải PBDE từ các hoạt động sử dụng khác.........................................82
CHƯƠNG VII: KIỂM KÊ CÁC KHU VỰC CÓ KHẢ NĂNG Ô NHIỄM.......................83
VII.1 Phạm vi và thông tin cơ bản:....................................................................................83
VII.2 Mức cho phép của PBDE trong môi trường:...........................................................83
VII.3 Danh sách các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm PBDE.............................................84
VII.4 Kiểm kê các khu vực ô nhiễm PBDE......................................................................86
VII.5 Báo cáo các khu vực ô nhiễm trong Tài liệu kiểm kê..............................................87
CHƯƠNG VIII: CÁC HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CỤ THỂ ĐỐI VỚI
PENTACHLOROBENZEN (PeCB).........................................................................................88
VIII.1 Giới thiệu chung:....................................................................................................88
VIII.2 Kiểm kê sơ bộ PeCB trong biến áp điện.................................................................91

3


VIII.3. Kiểm kê chuyên sâu các thiết bị điện có chứa PeCB.............................................91

VIII.3.1 Kiểm kê nguồn và dòng sử dụng các biến áp điện:.............................................95
VIII.3.2 Xác định hàm lượng dầu cách điện trong các thiết bị điện.................................97
VIII.3.3 Xác định hàm lượng của PeCB trong dầu cách điện...........................................98
VIII.4. Kiểm kê đánh giá lượng PeCB..............................................................................98
VIII.4.1 Đánh giá PeCB trong các sản phẩm nhập khẩu...................................................98
VIII.4.2. Đánh giá PeCB trong các sản phẩm đang sử dụng và nhập kho.........................99
VIII.4.3. Đánh giá PeCB trong các sản phẩm đã thải bỏ...................................................99
VIII.5 Kiểm kê phát thải PeCB.......................................................................................100
VIII.5.1 Phát thải từ sử dụng các sản phẩm có chứa PeCB.............................................100
VIII.5.2 Phát thải từ các bãi chôn lấp.............................................................................101
VIII.5.3 Phát thải từ đốt chất thải....................................................................................101
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI
RO ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT POP MỚI
TRONG CÔNG NGHIỆP........................................................................................................103
IX.1. Đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường..........................................................103
IX.1.1. Phương pháp luận về đánh giá rủi ro môi trường trong việc sử dụng POP trong
công nghiệp......................................................................................................................103
IX.1.2. Các bước đánh giá rủi ro môi trường do ô nhiễm các chất POP mới..................104
IX.1.3. Các bước thiết lập tiêu chuẩn đối với các hợp chất POP trong môi trường........104
IX.2. Đánh giá rủi ro với sức khỏe con người.................................................................105
IX.2.1. Cơ sở của việc đánh giá mức độ rủi ro................................................................105
IX.2.2. Đánh giá về mối nguy hiểm của các hợp chất đối với sức khỏe con người........105
IX.2.3. Đánh giá rủi ro với sức khỏe con người..............................................................105
IX.3. Đánh giá rủi ro với sức khoẻ con người do phơi nhiễm với PBDE.......................106
CHƯƠNG X: GIẢM THIỂU PHÁT THẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............................107
X.1 Giảm thiểu phát thải khi sử dụng các sản phẩm có chứa POP.................................107
X.1.1 Xử lý phát thải khí.................................................................................................107
X.1.2 Quản lý nước thải...................................................................................................108
X.1.3. Ngăn chặn ô nhiễm đất.........................................................................................109
X.2 Giảm thiểu phát thải khi lưu kho các sản phẩm có chứa POP..................................109

X.3 Giảm thiểu phát thải khi tái chế polyme từ các sản phẩm có chứa POP...................111
X.4 Giảm thiểu phát thải khi chôn lấp các sản phẩm có chứa POP.................................113
X.5 Giảm thiểu phát thải khi đốt chất thải chứa POP......................................................114
X.5.1 Đốt các Polyme tái chế từ chất thải điện tử...........................................................114
X.5.2 Đốt phế liệu vụn ô tô trong các lò đốt phế thải rắn đô thị......................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................115
PHỤ LỤC...................................................................................................................................116
A . PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ NHẬP KHẨU..................116
B. PHIẾU ĐIỀU TRA CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ
ĐIỆN TỬ.........................................................................................................................124
C. PHIẾU ĐIỀU TRA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC SỬ DỤNG THIẾT
BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ...................................................................................................129
D. PHIẾU ĐIỀU TRA CHO CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ.................138
E. PHIẾU ĐIỀU TRA THỐNG KÊ PCBs.....................................................................148
F. PHIẾU ĐIỀU TRA DẦU CÁCH ĐIỆN SỬ DỤNG TRONG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
.........................................................................................................................................152

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Thành phần của c-PentaBDE........................................................................................15
Bảng 2 Thành phần của c-OctaBDE.........................................................................................16
Bảng 3 Tổng sản lượng PBDE thương mại từ năm 1970 đến 2005 (ước tính)........................17
Bảng 4 Sử dụng c-PentaBDE trong polyme/nhựa và các chế phẩm thương mại.....................17
Bảng 5 Hàm lượng % của PentaBDE trong một số loại bọt PUR............................................20
Bảng 6 Sử dụng c-OctaBDE trong công nghiệp.......................................................................21
Bảng 7 Tổng lượng màn hình CRT và màn hình CRT (trong tivi và máy tính).......................38
Bảng 8 Dự đoán sự có mặt của các PBDE trong các nhóm chất thải điện tử..........................41
Bảng 9 Các mã HS trong cơ sở dữ liệu UN Comtrade liên quan tới kiểm kê PBDE cho thiết bị

điện và điện tử...........................................................................................................................42
Bảng 10 Dữ liệu nhập khẩu cung cấp thông tin về thành phần thiết bị điện điện tử cũ tại một
số nước Châu Phi (EMPA 2011)...............................................................................................42
Bảng 11 Tỉ lệ sử dụng các thiết bị điện điện tử của các nước (thiết bị/người).........................43
Bảng 12 Ước tính trọng lượng của một số thiết bị điện điện tử trong nhóm 3 và 4.................44
Bảng 13 Phần trăm của mỗi loại thiết bị điện và điện tử thuộc nhóm 3 (thiết bị liên lạc và
công nghệ thông tin) và nhóm 4 (đồ điện tiêu dùng) ở Nigeria................................................45
Bảng 14 Tỷ lệ % (theo khối lượng) của 4 nhóm chất thải điện tử trong các hộ gia đình ở
Nigeria.......................................................................................................................................46
Bảng 15 Hàm lượng tổng polyme trong các loại (chất thải) thiết bị điện và điện tử ở Châu Âu
(không bao gồm bản mạch in và dây cáp)................................................................................48
Bảng 16 Hàm lượng c-OctaBDE có trong tổng lượng polyme được sử dụng trong các nhóm
thiết bị điện và điện tử ở Châu Âu............................................................................................49
Bảng 17 Hàm lượng tổng polyme và hàm lượng c-OctaBDE trong các thiết bị điện và điện tử
liên quan....................................................................................................................................49
Bảng 18 Mẫu báo cáo kết quả HexaBDe và HeptaBDE có trong các thiết bị và chất thải điện
tử và các polyme liên quan trong quá trình tái chế...................................................................49
Bảng 19 Các giá trị hệ số phát thải (EF) cho các PBDE...........................................................49
Bảng 20 Tính toán lượng PBDE phát thải trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời.........59
Bảng 21 Lượng PBDE trong các phương tiện đang được sử dụng (chỉ xem xét các phương
tiện được sản xuất từ năm 1975 đến năm 2004).......................................................................71
Bảng 22 Lượng PBDE trong các phương tiện được nhập khẩu trong năm kiểm kê 20XX......71
Bảng 23 Lượng PBDE trong các phương tiện hết hoạt động trong năm kiểm kê 20xx...........73
Bảng 24 Lượng PBDE trong chất thải giao thông tại các khu vực chôn chất thải từ 1980 cho
đến năm kiểm kê 20xx trong nước............................................................................................74
Bảng 25 Lượng ước tính của các đồng đẳng PBDE (TetraBDE, c-PentaBDE, HexaBDe and
HeptaBDE) từ lượng c-PBDE trong lĩnh vực vận tải theo các giai đoạn của chu trình vòng đời
...................................................................................................................................................75
Bảng 26 Lượng PBDE trong bọt PUR và chất dẻo tái chế từ lĩnh vực vận tải trong năm kiểm
kê...............................................................................................................................................77

Bảng 27 Tính toán lượng PBDE phát thải trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời..........77
Bảng 28 Các khu vực có nguy cơ ô nhiễm PBDE....................................................................85
Bảng 29 Tên của các công ty sản xuất máy biến áp có chứa PCBs..........................................92
Bảng 30 Các tụ điện có chứa PCB..........................................................................................925
Bảng 31 Tên thương mại và các từ đồng nghĩa của các hợp chất PCB....................................94
Bảng 32 Lượng dầu cách điện trong một số máy biến áp ......................................................92
Bảng 33 Các công thức ước tính phát thải PeCB trong các giai đoạn khác nhau...................102

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Cấu trúc của Hướng dẫn kỹ thuật.................................................................................14
Hình 2 Phương pháp tiếp cận từng bậc.....................................................................................28
Hình 3 Các bước trong một quá trình kiểm kê.........................................................................32
Hình 4 Giản đồ vòng đời của c-octaBDE.................................................................................33
Hình 5 Tỉ lệ phân bố của các nhóm thiết bị điện điện tử lưu kho của các hộ gia đình và các tổ
chức và doanh nghiệp tiêu dùng ở Nigeria...............................................................................47
Hình 6 Giản đồ ước tính hàm lượng c-OctaBDE trong thiết bị điện điện tử nhập khẩu..........51
Hình 7 Sơ đồ ước tính hàm lượng c-OctaBDE lưu kho............................................................52
Hình 8 Sơ đồ ước tính lượng c-OctaBDE trong các thiết bị điện và điện tử đi vào dòng thải. 52
Hình 9 Sơ đồ qui trình kiểm kê PBDE trong thiết bị điện và điện tử.......................................55
Hình 10 Các giai đoạn vòng đời của các phương tiện giao thông chứa PBDE cần kiểm kê....62
Hình 11 Sơ đồ tóm tắt qui trình kiểm kê PBDE trong các phương tiện giao thông vận tải......78
Hình 12 Những con đường xâm nhập của các chất ô nhiễm....................................................86

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ABS

Acrylonitrilebutadiene-styren

ASR

Phế liệu vụn ô tô

BAT/BEP

Kỹ thuật tốt nhất có sẵn/ Kinh nghiệm môi trường tốt nhất

BFR

Các chất chống cháy được brôm hoá

c-PentaBDE

Pentabromodiphenylether thương mại (tetraBDE and pentaBDE)

c-OctaBDE

Octabromodiphenyl ether thương mại (hexaBDE and heptaBDE)

COP

Hội thảo các bên liên quan

CRT


Đèn ống catôt

DecaBDE

Decabromodiphenyl ether

ELV

Phương tiện hết hoạt động

GC/MS/MS

Sắc kí khí/ khối phổ/khối phổ

HBB

Hexabromobiphenyl

HBCDD

Hexabromocyclododecane

HIPS

Polystyrene chịu va đạp

HS

Hệ thống mô tả và đánh dấu toàn cầu (HS)


LCD

Màn hình tinh thể lỏng

MCV

Giá trị nồng độ tối đa

NGOs

Các cơ quan không thuộc chính phủ

NIP

Kế hoạch hành động quốc gia

IT

Công nghệ thông tin

PBB

Polybromodiphenyl

PBDE

Polybrominated diphenyl ether

PBT


Polybutylene Terephthalate

PC

Máy tính cá nhân

POP

Hợp chất hữu cơ ô nhiễm không phân huỷ

7


PUR

Polyurethane

PVC

Polyvinyl chlorua

RoHS

Chỉ thị cấm sử dụng một số chất độc hại trong các thiết bị điện và
điện tử

RTĐT

Chất thải điện tử


SC

Công ước Stockholm

TV

Vô tuyến

TBĐĐT

Thiết bị điện và điện tử

UK

Anh

US

Mỹ

XRF

Huỳnh quang tia X

XPS

Phổ quang điện tử tia X

8



MỞ ĐẦU
Tại phiên họp ngày 08 tháng 5 năm 2009 ở Geneva, 9 loại nhóm chất/chất mới
đã được hơn 160 Chính phủ các nước thống nhất đưa bổ sung vào danh sách các hóa
chất độc hại theo Công ước Stockholm, nâng tổng số nhóm chất POP lên thành 21.
Các hợp chất thuộc nhóm polybrom diphenyl ete (PBDE), bao gồm
hexabromodiphenyl ete và heptabromodiphenyl ete, tetrabromodiphenyl ete và
pentabromodiphenyl ete nằm trong số 9 nhóm chất mới này.
Polybrominated diphenyl ethers (PBDE) là nhóm chất dùng để làm chậm tốc độ
cháy được sử dụng làm phụ gia cho vật liệu sản xuất đồ gia dụng, tấm lót thảm và các
đồ điện tử. Tuy nhiên PBDE lại có ảnh hưởng xấu đến các chức năng nội tiết trong cơ
thể con người và các con vật nuôi trong nhà, liên quan tới một loạt các vấn đề về sức
khỏe như suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và sức miễn dịch, đồng thời gây dị tật
hệ sinh sản, bệnh ung thư.
Mới đây, một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, phụ nữ tiếp
xúc thường xuyên với PBDE có mặt trong ghế sofa có thể giảm tới 30% tỷ lệ thụ thai
thành công. Những khách hàng mới mua xe thường bị hiện tượng được
gọi là hội chứng nôn cao ốc, ngay khi ngồi vào chiếc xe mới, nồng độ khí độc thoát ra
có thể gấp vài lần so với giới hạn cho phép, mặc dù những ảnh hưởng của
chúng không thể hiện trong vòng sáu tháng đầu tiên. PBDE có nhiều trong các sản
phẩm được làm từ nhựa tổng hợp, Trung tâm Chính sách và nghiên cứu môi trường
California (Mỹ) phát hiện sự hiện diện của hai nhóm chất độc hại là phthalate
và PBDE trong dụng cụ tập cắn, đồ chơi bằng nhựa và đồ ngủ của trẻ.
Ở Việt Nam, trong thập niên vừa qua, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động
thuộc các ngành công nghiệp như công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất nhựa, tái
chế nhựa từ chất thải điện tử, công nghiệp ô tô, dệt may đã đóng góp một phần không
nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường do các hợp chất PBDE phát thải ra từ các hoạt
động sinh hoạt, công nghiệp, chất thải điện tử. Đây là một vấn đề đáng báo động ở
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Mặc dù số liệu quan trắc các hợp chất PBDE ở Việt Nam còn rất hạn chế do đây
là các hợp chất độc mới được quan tâm trên thế giới nhưng một số nghiên cứu sơ bộ
cho thấy dư lượng các hợp chất PBDE trong cá biển nằm trong khoảng từ 0,58 – 2,4
ng/g mỡ; trong trầm tích cửa biển là từ 0,05 – 0,15 ng/g trọng lượng ướt.

9


Theo kết quả khảo sát sơ bộ của chúng tôi khi đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp
chất PBDE tại một số kênh rạch, ao hồ tại khu tập trung, phân loại chất thải điện tử,
hàm lượng PBDE trong trầm tích dao động trong khoảng từ không phát hiện được đến
351.621,27 ng/g, trong mẫu bụi trong nhà là từ 130 đến 12.000 ng/g và trong không
khí là từ 620 đến 720 pg/m3.
Khi khảo sát một số mẫu sản phẩm điện tử ở Hưng Yên như mẫu bàn phím,
mẫu quạt máy tính, bo mạch, vỏ ti vi đã phát hiện thấy PBDE với hàm lượng từ 3 đến
100 ng/g. Trong một số mẫu nhựa trên thị trường cũng phát hiện thấy có chứa một
lượng nhỏ PBDE từ 2 đến 20 ng/g, có thể xuất phát từ các hoá chất phụ gia thêm vào
trong quá trình sản xuất.
Các kết quả phân tích này tương tự với các kết quả phân tích sản phẩm trong thị
trường Nhật. Hàm lượng trong các sản phẩm khác nhau có sự biến thiên khá lớn. Mặc
dù hàm lượng PBDE trong các sản phẩm vẫn nằm dưới ngưỡng cho phép của RoHS là
1000 ppm (mg PBDE/kg sản phẩm), các số liệu này cũng gióng lên hồi chuông báo
động cho việc cần thiết phải kiểm kê lượng PBDE phát thải ra trong các ngành công
nghiệp. Từ đó có thể đánh giá được mức độ rủi ro gây ra với môi trường cũng như với
người sử dụng sản phẩm có chứa PBDE, người lao động trong môi trường ô nhiễm
PBDE,.. và có biện pháp quản lý phù hợp.
Mục đích của hướng dẫn kỹ thuật “Kiểm kê phát thải và bảo vệ môi trường đối
với hoạt động sản xuất công nghiệp có sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy” là nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về các chất POP mới, đăc biệt là PBDE,
liên quan đến quá trình sử dụng, phương pháp luận trong việc tính toán hàm lượng của

các chất này trong các sản phẩm và ước tính sự phát thải của các chất này ra môi
trường xung quanh. Qua đó đề xuất ra các hướng dẫn cụ thể về các biện pháp tốt nhất
nhằm giảm thiểu sự phát thải của các hợp chất này ra môi trường.

10


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
I.1. Mục tiêu của hướng dẫn kỹ thuật:
Hướng dẫn kỹ thuật về kiểm kê phát thải và bảo vệ môi trường đối với các chất
POP mới trong công nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về các chất POP mới
liên quan đến quá trình sử dụng, phương pháp luận trong việc tính toán hàm lượng của
các chất này trong các sản phẩm và ước tính sự phát thải của các chất này ra môi
trường. Qua đó đề xuất ra các hướng dẫn cụ thể về các biện pháp tốt nhất nhằm giảm
thiểu sự phát thải của các hợp chất này ra môi trường. Mục tiêu cơ bản của Hướng dẫn
kỹ thuật bao gồm:
- Cung cấp cho các bên liên quan hướng dẫn thực hiện kiểm kê để có được thông
tin về vấn đề sử dụng các POP mới trong công nghiệp
- Hiểu được các qui định về quản lý an toàn, sức khoẻ, cách xử lý các sản phẩm
có chứa các chất POP mới đã hết hạn sử dụng.
- Tuân theo các qui định, đề xuất về việc loại bỏ các chất POP mới từ dòng thải
và từ các quy trình tái chế.
Mục tiêu cụ thể của việc kiểm kê các chất POP trong công nghiệp:
 Tiếp cận, xem xét và tổng kết thông tin tổng thể theo chu trình vòng đời của các
chất POP mới bao gồm nguồn gốc, phân phối, sử dụng, nhập khẩu và xuất khẩu
các chất POP mới cũng như quá trình sử dụng chúng (Chương 1 đến 3);
 Thu thập thông tin về chu trình biến đổi của nguyên vật liệu có chứa (hoặc nghi
ngờ có chứa) các chất POP mới, bao gồm hiện trạng sử dụng, tái chế, bảo quản,
vứt bỏ và tiêu hủy (Chương 2, 4 đến 6; Chương 8);

 Hỗ trợ xác định những điểm tồn tại về pháp lý, về quy trình quản lý chất lượng,
sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu và tiêu hủy POP và những chế phẩm có chứa
POP (Chương 2, 4 đến 6; Chương 8);
 Xác định những vị trí có nguy cơ bị ô nhiễm POP (Chuơng 7)
 Cung cấp chỉ dẫn trong việc ước tính lượng thông tin còn thiếu để hoàn thành
việc kiểm kê (Chương 3 đến 7)

11


 Cung cấp thông tin cần thiết để xác định quy mô và những ưu tiên trong việc
quản lý POP và phát triển Kế hoạch hành động quốc gia về POP (Chương 9;
Chương 10).
I.2. Phạm vi của hướng dẫn kỹ thuật:
- Đối tượng kiểm kê: các chất Diphenyl ete có chứa nhiều nguyên tử brom viết
tắt là PBDE (bao gồm tetra: các chất có chứa 4 nguyên tử brom, penta: 5 nguyên tử
brom, hexa: 6 nguyên tử brom và hepta: 7 nguyên tử brom), HBB
( Hexabromobiphenyl) và PeCB (Pentaclobenzen) trong các sản phẩm có chứa các
chất này.
- Các ngành/sản phẩm công nghiệp đặc thù có sử dụng và phát thải các chất
POP công nghiệp: ngành điện và điện tử, giao thông vận tải, ngành dệt may, ngành vật
liệu xây dựng, ngành sản xuất cao su, sản xuất bao bì, đệm, đồ chơi, đồ nội thất, ngành
công nghiệp sản xuất dầu truyền nhiệt, sản xuất thuốc nhuộm...
I.3. Đối tượng sử dụng hướng dẫn kỹ thuật:
- Các Sở, Phòng Tài nguyên Môi trường của Tỉnh hoặc Thành phố; Quận;
Huyện
- Các cơ quan khác quản lý hóa chất
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường, các cơ sở sản xuất công
nghiệp có liên quan, ...
I.4. Cấu trúc của hướng dẫn kỹ thuật

Bản Hướng dẫn gồm 10 chương:
Chương I – Giới thiệu chung về bản Hướng dẫn: Chỉ ra mục đích của bản
Hướng dẫn, đối tượng, cấu trúc và cách sử dụng, đi kèm với mục đích của Hướng dẫn
kỹ thuật
Chương II – Thông tin cơ bản về các chất POP công nghiệp bao gồm cPentaBDE, c-OtaBDE (gọi tắt chung là POP-BDE), HBB và PeCB. Chương này cung
cấp thông tin cụ thể về các chất POP công nghiệp, đồng thời cũng mô tả các ngành
công nghiệp sản xuất và sử dụng POP, chuỗi cung ứng (nhà cung ứng, nhà nhập khẩu,
nhà sản xuất...); quá trình tái chế và hiện trạng của các sản phẩm chứa POP sau khi hết
thời hạn sử dụng. Đây sẽ là nền tảng cơ bản giúp cho việc xây dựng thành công kế
hoạch kiểm kê.
Chương III – Phương pháp luận với 5 bước chính được áp dụng khi kiểm kê.

12


Chương IV – Kiểm kê PPBE trong các thiết bị điện và điện tử: Chương này sẽ
hướng dẫn cách kiểm kê PBDE trong các thiết bị điện và điện tử theo các giai đoạn:
nhập khẩu, đang sử dụng (hoặc lưu kho) và thải bỏ. Để phục vụ cho việc tính toán
lượng PBDE trong các đối tượng kiểm kê, chương này cũng cung cấp các thông tin
cần thiết ví dụ như các loại thiết bị điện và điện tử có thể chứa PBDE, hàm lượng
POP-BDE được ước tính có thể có trong các thiết bị này.
Chương V - Kiểm kê PBDE trong lĩnh vực vận tải và các phương tiện giao
thông hết thời hạn sử dụng (ELV). Chương này cung cấp thông tin về việc sử dụng
POP-BDEs trong lĩnh vực vận tải và công tác quản lý các phương tiện giao thông đã
hết thời hạn sử dụng, cách thức kiểm kê theo từng bước cũng như các thông tin cần
thiết cho việc tính toán lượng PBDE từ các số liệu kiểm kê.
Chương VI - Kiểm kê PBDE trong những lĩnh vực khác. Chương này cung cấp
thông tin về các sản phẩm có liên quan khác như đồ nội thất, đệm, vải dệt, vật liệu xây
dựng, cao su tổng hợp, khoan khai thác dầu,…
Chương VII - Những điểm có tiềm năng ô nhiễm PBDE. Chương này trình bày

cách xác định các khu vực có khả năng bị ô nhiễm POP-BDE, lập danh sách và có
biện pháp quản lý phù hợp.
Chương VIII - Các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể đối với Pentachlorobenzen
(PeCB). Chương này cung cấp thông tin về kiểm kê phát thải PeCB trong các sản
phẩm có chứa PeCB.
Chương IX: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và đánh giá rủi ro đối với
môi trường trong sử dụng các chất POP mới trong công nghiệp.
Chương X: Giảm thiểu phát thải bảo vệ môi trường. Chương này hướng dẫn
các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và phát thải gây ra do các chất POP công nghiệp.

13


Hình 1 Cấu trúc của Hướng dẫn kỹ thuật

14


CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CHẤT POP MỚI TRONG
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
II.1. Thông tin cơ bản về pentabromodiphenyl ether thương mại (c-PentaBDE),
Octabromodiphenyl ether thương mại (c-OctaBDE) và Hexabromobiphenyls
(HBB)
Pentabromodiphenyl ether thương mại (c-PentaBDE) và octabromodiphenyl
ether thương mại (c-octaBDE) thuộc nhóm các hóa chất công nghiệp chứa brôm, gọi
chung là các diphenyl ether chứa brôm (PBDE), được sử dụng rộng rãi từ những năm
1970 làm chất chống cháy trong các chế phẩm như nhựa máy móc, ghế đệm trong các
phương tiện giao thông vận tải, đồ nội thất và vải dệt.
Do độc tính và sự khó phân hủy, Công ước Stockholm đã liệt kê các PBDE vào

danh sách những hóa chất bị cấm sản xuất trong công nghiệp. C-PentaBDE trong bản
Công ước được định nghĩa là “Tetrabromodiphenyl ether (diphenyl ether chứa bốn
brôm) và pentabromodiphenyl ether(diphenly ether chứa 5 brôm)” bao gồm:
- 2,2',4,4'-tetrabromodiphenyl ether (BDE-47, CAS No: 5436-43-1)
- 2,2',4,4',5-pentabromodiphenyl ether (BDE-99, CAS No: 60348-60-9)
và các tetra- and pentabromodiphenyl ether khác.
Thành phần của c-PentaBDE được đưa ra trong Bảng 1. Từ bảng này có thể
thấy thành phần chủ yếu của c-pentaBDE là Tetrabromodi-phenyl Ether (32%) và
Pentabromodi-phenyl Ether (56%) và sẽ được sử dụng trong các tính toán kiểm kê
PBDE trong các chương sau.
Bảng 1 Thành phần của c-PentaBDE
Các loại PBDE

Tribromodiphenyl Ether

Tetrabromo
di-phenyl
Ether

Pentabromodiphenyl Ether

Hexabromodiphenyl Ether

CAS No
Chất đồng đẳng
BDE (Số hiệu
IUPAC)

49690-94-0
BDEBDE17

28

40088-47-9
BDE-47

32534-81-9
BDE-99
BDE100/85

36483-60-0
BDEBDE153
154

Lượng
vết

Thành phần
chủ yếu

Thành
Thành
phần chủ
phần
yếu
phụ
56%

Thành Lượng
phần
vết

phụ
9%

Sử dụng
tính

để

Lượng
vết

32%

Heptabr
omodiphenyl
Ether
BDE183
Lượng
vết
0.5%

15


C-octaBDE chủ yếu chứa Hexabromodiphenyl ether và Heptabromodiphenyl
ether, được liệt kê như sau:
-

2,2',4,4',5,5'-hexabromodiphenyl ether (BDE-153, CAS No: 68631-49-2),


-

2-,2',4,4',5,6'-hexabromodiphenyl ether (BDE-154, CAS No: 207122-15-4)

-

2,2',3,3',4,5',6-heptabromodiphenyl ether (BDE-175, CAS No: 446255-22-7)

-

2,2',3,4,4',5',6-heptabromodiphenyl ether (BDE-183, CAS No: 207122-16-5)

và các hexa- và heptabromodiphenyl ether khác.
Bảng 2 tóm tắt thành phần phần trăm của các đồng đẳng PBDE chủ yếu trong coctaBDE. Lưu ý rằng octaBDE, nonaBDE, và decaBDE không có tên trong danh sách
các chất POP mới được đề cập đến trong Công ước Stockholm, tuy nhiên các PBDE
này có thể bị phân huỷ trong quá trình loại brôm và tạo thành các chất PBD trong danh
sách cấm.
Bảng 2 Thành phần của c-OctaBDE
Loại
PBDE

Hexabromodiphenyl Ether

Heptabromodi-phenyl
Ether

CAS No
Chất đồng
đẳng BDE
(Số hiệu

IUPAC)

36483-60-0
154
153

183

Lượng
vết
Sử dụng
để tính

Lượng
vết
11%

T.
phần
chính

68928-80-3
180
171

Lượng
vết
43%

Octabromodi-phenyl

Ether
197

32536-52-0
203
196

Lượng T. phần T. phần
vết
chính
phụ
35%*

T.phần
phụ

Nonabromodi Decabromo
-phenyl Ether di- phenyl
Ether
63936-56-1
1163-19-5
206
207
209

T.
phần
phụ

T.

phần
phụ

10% *

Lượng
vết/ (T.
phần
chính)**
1%*

* OctaBDE, NonaBDE và DecaBDE không có trong danh sách POP trong Công ước Stockholm

Các hexabromobiphenyl (HBB) chính có mặt trong HBB thương mại
(FireMaster FF-1) là 2,2’,4,4’,5,5’-hexabromobiphenyl (PBB-153), chiếm khoảng 5060% tổng khối lượng, tiếp theo là 2,2’,3,4,4’,5,5’-heptabromobiphenyl (PBB 180; 1015%), và 2,2’,3,4,4’,5’- hexabromobiphenyl (PBB 138; 5-10%) (Pijnenburg et al.
1995).
Pentachlorobenzene (PeCB) từng là thành phần của hỗn hợp các
Chlorobenzenes được sử dụng để làm giảm độ nhớt của Polychlorinated biphenyls
(PCBs) chất sử dụng để truyền nhiệt. Tuy nhiên, năm 1980 việc sử dụng chất lỏng điện
môi có chứa PCB bị cấm thì lượng Pentachlorobenzene sử dụng cho mục đích này đã
giảm đáng kể. PeCB cũng là một chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và được tích lũy
trong chuỗi thức ăn, do đó PeCB đã được thêm vào danh sách hóa chất ô nhiễm hữu cơ

16


khó phân hủy của Công ước Stockholm năm 2009. PeCB bị cấm sản xuất ở châu Âu
kể từ năm 2002.
II.2 Tình hình sản xuất các hợp chất PBDE thương mại
c-PentaBDE được sản xuất tại Israel, Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu; và có thể cả ở

Trung Quốc. Châu Âu đã ngừng sản xuất vào năm 1997. Từ cuối những năm 1990, cPentaBDE được sản xuất chủ yếu tại Mỹ. Ở Việt Nam không có nhiều báo cáo về việc
sản xuất PBDE trong quá khứ.
Báo cáo của UNEP 2010 ước tính rằng tổng lượng sản xuất PBDE từ năm 1970
đến năm 2005 vào khoảng từ 1.300.000 đến 1.500.000 tấn trong đó lượng c-PentaBDE
và c-OctaBDE được sử dụng là khoảng 100.000 tấn mỗi loại (Bảng 3).
Bảng 3 Tổng sản lượng PBDE thương mại từ năm 1970 đến 2005 (ước tính)
Sản phẩm thương mại
DecaBDE

Tấn
1,100,000 đến 1,250,000

c-OctaBDE

102,700 đến 118,500

c-PentaBDE

91,000 đến 105,000

Mặc dù đã ngưng sản xuất và sử dụng c-PentaBDE và c-OctaBDE, một khối
lượng lớn các chất POP này vẫn được sử dụng làm chất dẻo trong các thiết bị điện tử
hay ghế đệm trong các phương tiện giao thông vận tải và đồ nội thất. Nếu các sản
phẩm này khi hết thời gian sử dụng không được tiêu huỷ, PBDE tích tụ trong các vật
liệu sẽ tạo ra một lượng tồn dư lớn tại các bãi rác và trầm tích và trở thành nguồn ô
nhiễm các chất PBDE trong môi trường (ví dụ: bãi rác, nhà máy xử lý nước thải, nhà
máy tái chế rác, các kho chứa rác độc hại).
Một lượng lớn các nguyên liệu này cũng có mặt trong chu trình tái chế toàn cầu
(ví dụ như chất dẻo từ máy móc điện tử hoặc ghế đệm được tái chế thành thảm lót
chân) và sẽ còn được tiếp tục sử dụng trong một thời gian. Đối với các kho chứa hoặc

phải tiêu huỷ hoặc phải kiểm soát chúng thật chặt chẽ về mặt môi trường. Một số sản
phẩm đã hoặc đang được vận chuyển đến những quốc gia đang phát triển và dịch
chuyển cơ cấu kinh tế dưới dạng hàng hóa đã qua sử dụng. Những hàng hóa này khi
hết thời hạn sử dụng sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng.

17


II.3 Sử dụng PBDE
Nhìn chung, những quá trình sản xuất có mặt PBDE đều nằm chủ yếu trong
những lĩnh vực công nghiệp sản xuất ra những sản phẩm và nguyên vật liệu có chứa
PBDE. Dưới đây là những quá trình công nghiệp chủ yếu sử dụng PBDE:
-

Công nghiệp hóa chất

-

Công nghiệp điện và điện tử

-

Giao thông vận tải

-

Công nghiệp sản xuất đồ gia dụng và nội thất

-


Công nghiệp dệt và dệt thảm

-

Công nghiệp tái chế chất thải

-

Xây dựng

II.3.1 Sử dụng PentaBDE thương mại (c-PentaBDE)
Phần lớn c-PentaBDE (90-95%) được sử dụng trong bọt polyurethane (PUR)
trong quá trình sản xuất đệm mút ở ghế đệm trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô và
các ứng dụng khác. Bảng 4 tóm tắt các ứng dụng của c-PentaBDE trong nhựa/polyme,
các ứng dụng thương mại khác.
Tổng lượng PBDE sử dụng trong các lĩnh vực khác ước tính chiếm khoảng 5%
tổng lượng PBDE sử dụng. Vào giữa những năm 90, khoảng 90% thị trường tiêu thụ là
ở Mỹ, phần còn lại ở Châu Âu và một phần nhỏ ở Trung Quốc (REF). Uớc tính có
khoảng 85,000 tấn được sử dụng ở Mỹ và 15,000 tấn ở các nước Châu Âu.
Bảng 4 Sử dụng c-PentaBDE trong polyme/nhựa và các chế phẩm thương mại
Nguyên liệu

Ứng dụng

Chế phẩm thương mại

Polyurethan (PUR)

Nguyên liệu lót, đệm, Đồ nội thất, giao thông, cách
đóng gói, xây dựng

âm, bao bì, thanh đệm, bọt PUR
rắn dùng trong xây dựng

Sợi dệt

Lớp phủ, vỏ

Lớp bọc hoặc lớp thấm cho
thảm, ghế ngồi trong ô tô, đồ
nội thất trong nhà và công sở,
máy bay

Nhựa Epoxy

Bảng mạch, vỏ bảo vệ

Máy tính, các phần điện tử.

Cao su

Giao thông vận tải

Băng chuyền, ống cách điện
18


Polyvinylchlorua
(PVC)

Dây cáp


Dây điện, dây cáp, thảm trải
chân,

Polyeste chưa bão hoà Bản mạch điện tử, lớp Thiết bị điện, lớp phủ các thiết
(Thermoset) (UPE)
phủ
bị xử lý hoá chất, ứng dụng
quân sự và hải quân;
Sơn

Lớp phủ

Sơn phủ bảo vệ các cô ngtenơ

Dầu thuỷ lực

Khoan dầu, chất lỏng Hoạt động khoan dò ngoài biển
thuỷ lực

Bảng 5 mô tả một số loại bọt PUR thông dụng trong công nghiệp với hàm
lượng c-pentaBDE tương ứng.
Bảng 5 Hàm lượng % của PentaBDE trong một số loại bọt PUR
Loại bọt PUR (lượng PUR / thể tích
sử dụng)
3
19 kg/m
24 kg/m3
29 kg/m3
bọt PUR sử dụng trong giao thông vận

tải của Mỹ (ghế ngồi, tựa đầu/tay)
lót đệm
tráng men gạch
II.3.2 Sử dụng c-OctaBDE thương mại

% PentaBDE trong polyme (theo
khối lượng)
5.45%
4.30%
2.77%
0.5 đến 1 %
2-5%
lên đến 15%

Từ trước đến nay, c-OctaBDE được sử dụng chủ yếu trong
Acrylonitrilebutadiene-styren (ABS) (khoảng 95%). ABS là nguyên liệu chính làm vỏ
hộp của các thiết bị điện và điện tử (EEE), đặc biệt trong vỏ đèn ống catôt (CRT) và
các thiết bị văn phòng như máy photocopy và máy in. Ngoài ra, một lượng nhỏ được
sử dụng trong Nhựa chịu va đập (HIPS), polybutylen terephthalat (PBT), polyme
Polyamid được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị điện và lĩnh vực giao thông (Bảng
2-6). Có thể tham khảo các loại vật liệu (polyme) và sản phẩm chứa c-octaBDE trong
Bảng 6.
Bảng 6 Sử dụng c-OctaBDE trong công nghiệp.
Polyme/vật liệu

Ứng dụng

Sản phẩm

19



Acrylnitril-ButadienStyren (ABS)

Vỏ, phần Polyme trong Hộp, vỏ TV, máy tính
các thiết bị điện, điện tử
(CRTs); thiết bị văn phòng;
(các thiết bị điện khác)

Polystyren chịu va đập Vỏ, phần Polyme trong Hộp, vỏ TV, máy tính
(HIPS)
các thiết bị điện, điện tử
(CRTs); thiết bị văn phòng;
PolybutylenTerephtalate (PBT)

Polyme Polamit

Lớp giữ nhiệt

Tủ lạnh

Vỏ Polyme

Thiết bị điện

Lĩnh vực giao thông

Đầu nối, khớp nối trên
phương tiện giao thông;


Gia dụng

Bàn là

Sợi dệt

Nội thất

Xây dựng

Ống nhựa

Lượng sản xuất c-OctaBDE vào khoảng 800.000 tấn. Một lượng nhỏ cOctaBDE được tìm thấy trong nylon, hạt nhựa polyethylen, polycarbonat,
phenolformaldehyde mật độ thấp, polyester chưa bão hòa, keo dính và vỏ bọc.
II.4 Sản xuất và sử dụng Hexabromobiphenyl (HBB)
Các đồng đẳng của HBB chiếm khoảng 88% HBB thương mại (khoảng 5400
tấn), còn lại là lượng nhỏ các đồng đẳng khác (ví dụ như c-PentaBDE và HeptaBDE).
Từ đầu những năm 1970 HBB đã gần như ngừng sử dụng.
HBB được dùng làm chất chống cháy trong 3 sản phẩm thương mại chính sau:
 Nhựa chịu nhiệt ABS (loại chất dẻo sử dụng trong chế tạo máy móc gia dụng và
trong công nghiệp (ví dụ: vỏ mô tô) và đồ điện (các sản phẩm như radio hay các
linh kiện TV).
 Trong bọt polyurethan làm lớp phủ ô tô
 Chất chống cháy trong các lớp phủ và sơn
Do HBB ra đời sớm và sử dụng ít, chất hóa học này ít được chú ý trong kiểm kê
do phần lớn các vật liệu chứa HBB đã bị phân hủy từ vài thập kỉ trước. Hàm lượng
HBB/PBB trong thức ăn và các sản phẩm liên quan rất nhỏ, ví dụ ở các nước châu Âu
(đã sử dụng PBB quá khứ) hàm lượng HBB/PBB trong các thức ăn liên quan đều thấp
hơn giới hạn phát hiện.


20


II.5 Sản xuất và sử dụng PeCB
PeCB từng có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nhưng do những vấn đề liên
quan đến môi trường, ngày nay PeCB không còn được sử dụng nhiều nữa.
PeCB là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất carbon tetrachloride (CCl 4) và
benzene và được tách ra bằng phương pháp chưng cất hoặc kết tinh. Do quá trình clo
hóa benzene cũng tạo ra một lượng nhỏ PeCB nên PeCB cũng có mặt trong các
Chlorobenzene khác ví dụ như Dichlorobenzene, Trichlorobenzene,...).
Trước đây PeCB từng được sử dụng làm chất trung gian trong quá trình sản
xuất thuốc trừ sâu, cụ thể là thuốc diệt nấm Pentachloronitrobenzen. Ngoài ra, PeCB
có thể được tìm thấy dưới dạng tạp chất của Pentachloronitrobenzen (Quintozen) và
các thuốc trừ sâu khác như Clopyralid, Antrazin, Chlorothalonil, Dacthal, Lindan,
Pentachlorophenol, Picloram và Simazin. Hexachlorobenzen kỹ thuật (HCB) (được sử
dụng làm thuốc trừ sâu) có chứa khoảng 98% các đồng phân lập thể của HCB, 1,8%
là PeCB và 0,2% là 1,2,4,5 -tetrachlorobenzen.
PeCB còn được sử dụng để làm giảm độ nhớt của Polychlorinated biphenyls
(PCB) trong dầu cách điện. Tuy nhiên vào năm 1980 khi việc sử dụng dầu cách điện
có chứa PCB bị cấm, lượng pentachlorobenzen sử dụng cho mục đích này đã giảm
đáng kể. PeCB cũng được sử dụng làm chất chống cháy nhưng với lượng không đáng
kể.

21


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP LUẬN KIỂM KÊ VÀ KIỂM KÊ PHÁT THẢI
CÁC CHẤT POP MỚI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
III.1. Phương pháp luận kiểm kê và kiểm kê phát thải:

Mục tiêu của hướng dẫn kỹ thuật này là hướng dẫn cách kiểm kê các chất POP
mới trong một số ngành công nghiệp điển hình. Sau đó từ con số kiểm kê này sẽ tiếp
tục tính toán kiểm kê lượng phát thải tương ứng, đánh giá mức độ rủi ro gây ra và có
biện pháp xử lý và bảo vệ môi trường phù hợp.
Nguyên tắc kiểm kê theo vòng đời
Các chất POP mới trong công nghiệp sẽ được kiểm kê theo nguyên tắc vòng
đời (Life-cycle, LC), tức là sẽ được kiểm kê theo các giai đoạn từ khi được sản xuất,
đem bán, được sử dụng cho đến khi hết sử dụng và trở thành chất thải.
LC cho phép ước lượng kết quả ảnh hưởng môi trường tích luỹ được từ tất cả
các công đoạn trong một vòng đời của sản phẩm và cung cấp một cái nhìn sâu sắc về
các khía cạnh môi trường của sản phẩm, hoặc các quy trình.
Do các chất này đều có cùng một đặc điểm là đã ngừng sản xuất, quá trình kiểm
kê sẽ đuợc chia nhỏ thành 3 giai đoạn chính là:
-

nhập khẩu

-

sử dụng/lưu giữ

-

trở thành chất thải

Sau khi kiểm kê lượng POP, sử dụng số liệu này để tính toán kiểm kê lượng
phát thải POP trong từng giai đoạn tương ứng của vòng đời, nhằm đánh giá được mức
độ rủi ro gây ra của mỗi giai đoạn và có biện pháp xử lý cho phù hợp.
Hướng dẫn kiểm kê sẽ được cụ thể hoá với một số ngành công nghiệp đặc thù,
là những ngành sử dụng và có tiềm năng phát thải các chất POP mới nhiều nhất.


III.2 Công thức chung để kiểm kê và kiểm kê phát thải POP
III.2.1 Kiểm kê POP
Công thức chung dể tính lượng POP trong các sản phẩm (mặt hàng) được kiểm
kê là:
MPOP(j) = Msản phẩm(j) * CPOP, sản phẩm (1)
22


Trong đó:
-

MPOP(j) là lượng chất POP loại j được kiểm kê.

-

Msản phẩm(j) là lượng sản phẩm có chứa chất POP loại j được kiểm kê

-

CPOP sản phẩm là hàm lượng của POP trong sản phẩm

Có thể kiểm kê khối lượng sản phẩm chứa các chất POP thông qua:
-

Thu thập thông tin đã có sẵn

-

Phát phiếu điều tra


-

Khảo sát thực địa

Lấy thông tin về hàm lượng POP trong các sản phẩm từ các nguồn sau:
-

Số liệu đã có sẵn (quốc tế hoặc tại Việt Nam)

-

Tiến hành đo đạc tại hiện trường, hoặc gửi mẫu đến phòng thí nghiệm.

III.2.2 Kiểm kê phát thải
Công thức chung để tính lượng POP phát thải là:
Phát thải POP = MPOP * EFPOP; (2)
Trong đó:
-

MPOP là lượng POP kiểm kê (tính theo kg)

-

EFPOP là hệ số phát thải của POP .

Có thể lấy các hệ số phát thải từ các tài liệu có sẵn hoặc tự tính toán từ các
nghiên cứu đo đạc tại hiện trường. Trong tài liệu sẽ cung cấp các hệ số phát thải đã có
sẵn trên thế giới. Trong trường hợp cần hệ số chính xác hơn, tài liệu sẽ cung cấp cách
tính hệ số phát thải dựa trên các số liệu thực nghiệm.


III.3 Các bước xây dựng kế hoạch kiểm kê
Trước khi tiến hành kiểm kê, cần xây dựng một kế hoạch kiểm kê cụ thể. Sự
thành công của quá trình kiểm kê sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc kế hoạch kiểm kê
được xây dựng kĩ lưỡng như thế nào.
Việc xây dựng kế hoạch kiểm kê thuờng gồm 5 bước sau:
III.3.1. Bước 1: Lập kế hoạch kiểm kê
Khi lập kế hoạch kiểm kê, trước hết cần thành lập nhóm kiểm kê quốc gia gồm
nhiều bên liên quan, xác định rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình phát
23


triển kế hoạch kiểm kê. Sau đó nhóm kiểm kê sẽ xác định đối tượng và phạm vi kiểm
kê cụ thể để đưa ra một kế hoạch hành động hiệu quả.
III.3.1.1 Thành lập nhóm kiểm kê quốc gia
Cơ quan đầu mối quốc gia nên lập ra một nhóm kiểm kê quốc gia gồm nhiều
bên liên quan để có thể truy nhập được thông tin kiểm kê cần thiết. Nhóm kiểm kê bao
gồm các bộ trong chính phủ; cục quản lý hóa chất, hải quan quốc gia, doanh nghiệp tư
nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các nhà khoa học nghiên cứu về POP ở các
Viện và trường đại học, …
Cơ quan đầu mối quốc gia có thể đứng đầu hoặc triệu tập nhóm. Có thể thuê các
chuyên gia và cố vấn có hiểu biết về POP hoặc các chất chống cháy để hỗ trợ công
việc kiểm kê.
Cơ quan đầu mối quốc gia hoặc tư vấn quốc gia sẽ đào tạo và hướng dẫn nhóm
kiểm kê về Công ước Stockholm, 9 chất POP mới và yêu cầu nhà nước thi hành Hiệp
định.
III.3.1.2 Xác định đối tượng và phạm vi kiểm kê
Nhóm kiểm kê trước hết nên xác định đối tượng và phạm vi kiểm kê ở Việt
Nam (hoặc ở từng địa phương). Sau đó nên tiến hành đánh giá dựa trên hướng dẫn
từng bước của Công ước Stockholm về việc xem xét lại và cập nhật kế hoạch hành

động quốc gia (2011). Khi quyết định đối tượng và phạm vi kiểm kê, cần xem xét các
vấn đề sau:
-

Loại và số lượng mặt hàng có chứa các chất POP.

-

Loại mặt hàng có chứa các chất POP đã được tái chế, quy mô tái chế; các mặt
hàng được sản xuất từ vật liệu tái chế, khả năng quản lý về mặt môi trường các
hoạt động tái chế cũng như sự phát thải hoặc tiềm năng phát thải từ hoạt động
tái chế.

-

Các chất hiện được sử dụng thay thế cho các chất POP trong các sản phẩm
trong nước và quốc tế.

-

Loại và số lượng POP lưu kho (nếu Việt Nam đã từng sản xuất các POP-BDE)

-

Các phương án quản lý chất thải có chứa POP bao gồm các sản phẩm và hàng
hóa đã thải bỏ.

-

Địa điểm của các vị trí có tiềm năng bị ô nhiễm bởi POP-BDE


-

Cơ cấu pháp luật, qui định và các cơ quan chức năng
24


-

Các bên liên quan tiềm năng và các tổ chức quan tâm

-

Các yêu cầu về chất lượng số liệu

-

Các khó khăn về mặt tài chính và thời gian

III.3.1.3 Phát triển kế hoạch hoạt động
Dựa trên mục tiêu đưa ra, nhóm kiểm kê sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động bao
gồm:
-

Chiến lược kiểm kê

-

Phương pháp kiểm kê


-

Các hoạt động kiểm kê

-

Phân phối nguồn lực, trách nhiệm và ngân sách

-

Quá trình hoạt động và các mốc thời gian

III.3.2. Bước 2: Nhận dạng các bên liên quan
Để phát triển quá trình kiểm kê quốc gia các mặt hàng có chứa POP cần có sự
hợp tác giữa chính phủ và các cơ quan thuộc chính quyền có liên quan, các nhà sản
xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội lao động và
kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan quản lý và tái chế chất thải, người
tiêu dùng và chủ sở hữu các hàng hóa có chứa POP.
Để nhận dạng các thành phần và các bên liên quan đến sử dụng POP trong các
lĩnh vực công nghiệp khác nhau, nên tham khảo Bảng 7.
Bảng 7 Các thành phần và các bên liên quan đến việc sử dụng POP-BDE
Lĩnh vực sử dụng

Bên liên quan

Thiết bị điện và điện tử
(TBĐĐT) và chất thải
điện tử (CTĐT)

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Quản lý chất thải

và cải thiện môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm ) và
Bộ Công Thương
Điều phối viên và Ban lãnh đạo kế hoạch hành
động quốc gia
- Cơ quan đầu mối Công ước Basel (và các bên liên
quan cùng các hoạt động E-waste tại Basel)
- Nhà nhập khẩu và xuất khẩu các thiết bị điện và điện
tử
- Nhà bán lẻ các thiết bị điện tử mới và đã qua sử
dụng (second- hand)
25


×