Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận Văn Kinh Tế Các Nhân Tổ Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN –
BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ
AN – BÌNH DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS-TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
vào sáng ngày 17 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS-TS Đoàn Thị Hồng Vân

Chủ tịch

2


TS Phạm Thị Hà

Phản biện 1

3

TS. Hoàng Trung Kiên

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Ủy viên

5

TS. Trần Anh Minh

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÕNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 24-08-1980

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 1541820094

Tên đề tài:
―Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh
Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.‖
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đưa ra một số giải pháp làm
căn cứ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng kế hoạch phát triển hiệu quả hoạt
động kinh doanh phù hợp với tình hình đơn vị, doanh nghiệp.
Nội dung đ tài gồm năm nội dung chính: tổng quan v đ tài, cơ sở lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ tại thị
xã Dĩ An- tỉnh Bình Dương, kết quả nghiên cứu và kết luận kiến nghị.
Hạn chế của đề tài là :
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thì còn nhi u yếu tố khác, vì thế mô hình đ

xuất của tác giả cần được bổ sung thêm một số yếu tố khác.
Một số giải pháp của tác giả vẫn chưa thể bám sát vào từng ngành ngh của
doanh nghiệp mà chỉ mang tính chất đ xuất, gợi ý chung cho các DNVVN.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/1/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/7/2016
V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS-TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

***
Tôi xin cam đoan luận văn ― Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dương ‖
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của
bất kỳ luận văn nào và chưa được trình bày hay công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tuyết Nhung



ii

LỜI CẢM ƠN
***
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Công nghệ
TP. Hồ Chí Minh.
Trước hết, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn
Phú Tụ đã dành nhi u thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu, Phòng QLKH và đào tạo Sau
đại học, quý thầy cô trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là những
thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đồng thời, tôi cũng xin cám ơn các Ông, bà là lãnh đạo UBND thị xã Dĩ An,
Hội doanh nghiệp trẻ thị xã Dĩ An; các anh, chị và ban lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại thị xã Dĩ An đã tạo đi u kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
đi u tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn Thạc sĩ này.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


iii

TÓM TẮT
Đ tài: ―Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An- tỉnh Bình Dương‖ được thực hiện với
mục tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An,

trên cơ sở đó đ ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An.
Trong phạm vi đ tài này tác giả chỉ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (1) Yếu tố vốn, (2) Yếu tố
khác của doanh nghiệp, (3) Yếu tố chính sách của địa phương, (4) chính sách vĩ mô,
(5) yếu tố năng lực công nghệ, (6) Năng lực cạnh tranh v giá, (7) Yếu tố quản trị
và đi u hành, (8) Năng lực Marketing. Đối tượng nghiên cứu các doanh nghiệp vừa
và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, sản xuất kinh doanh trên
địa bàn thị xã Dĩ An đã được thành lập và đi vào hoạt động trên 1 năm tính đến thời
điểm nghiên cứu.
Dựa trên kết quả khảo sát 252 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã, bài viết
xác định và lượng hóa tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Luận văn đã nêu được các lý luận thực tiễn v hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu, phân tích, đánh giá tình hình của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả khảo sát
của tác giả giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu được tầm quan trọng và mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp, giúp Doanh nghiệp nắm được yếu tố nào thật sự cần thiết và phù hợp với
tình hình của Doanh nghiệp hiện tại để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp làm căn cứ để các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tham khảo đưa ra những kế hoạch phát triển hiệu quả hoạt động kinh
doanh phù hợp với tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp theo từng nhóm ngành.


iv

ABSTRACT
Topic: "The factors affecting business performance of small and medium

businesses in town Di An, Binh Duong Province" is done with the objective
analysis of business performance and staff factors affecting efficient business
operations of small and medium enterprises in Di An town, and on that basis set out
measures to improve the efficiency of business operations of small and medium
enterprises in Di An town
Within the scope of this topic the study authors only factors affecting
business performance of small and medium enterprises (1) Factor capital, (2) Other
elements of the business ( 3) weak local policy rate, (4) factors of local policies, (5)
technological capacity factor, (6) competitiveness of prices, (7) element
management and the Executive, (8) capacity Marketing. Study subjects of small and
medium enterprises operating in the field of trade and services, production and
business in the province Di An town has been established and put into operation on
1-year study to date.
Based on the survey results 252 small and medium enterprises in the town ,
the article identifies and quantifies the impact of these factors on the business
performance of the enterprise .
Stated thesis is the practical reasoning about the business performance of
small and medium enterprises in Di An town, as the basis for the study, analysis and
evaluation of the situation and medium enterprises small. The survey results of the
author helps small and medium businesses to understand the importance and the
level of influence of each factor on the business performance of the enterprise, to
help enterprises understand the real factors necessary and appropriate to the
situation of the existing enterprises to increase business performance of the
enterprise.
Thesis has also launched a number of measures as the basis for small and
medium enterprises for reference to make effective plans to develop the business in
line with the business situation of enterprises in each sector.


v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.............................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đ tài: ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đ tài: ........................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 3
1.6. Kết Cấu Luận Văn: ........................................................................................... 4
Tóm tắt chương 1: ................................................................................................................ 5
CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..... 6
2.1. Các khái niệm.................................................................................................... 6
2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: ...................... 6
2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. ..................................................... 16
2.1.2.1. Quan điểm xác định DNVVN trên thế giới: ..................................... 16
2.1.2.2. Quan điểm xác định DNVVN tại Việt Nam:..................................... 19
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của DNVVN ............................................ 20
2.2Tổng quan nghiên cứu có liên quan: ................................................................ 22
2.2.1 Nghiên cứu trong nước: ............................................................................ 22
2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước: ........................................................................... 24
2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu: ............................ 26
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................. 27
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của DNVVN tại thị xã
Dĩ An: ..................................................................................................................... 32
2.4.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ........................................................ 32
2.4.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ........................................................ 34
2.4.2.1 Năng lực quản lý và đi u hành ........................................................... 34

2.4.2.2 Năng lực nguồn vốn: ........................................................................... 35


vi

2.4.2.3 Năng lực công nghệ ............................................................................. 36
2.4.2.4 Năng lực cạnh tranh v giá .................................................................. 36
2.4.2.5 Năng lực Marketing: ........................................................................... 37
2.4.2.6 Năng lực khác của Doanh nghiệp ....................................................... 38
Tóm Tắt Chƣơng 2 ........................................................................................................... 40
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 41
3.1Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 41
3.1.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 41
3.1.2. Quy trình khảo sát .................................................................................... 42
3.1.3. Đối tượng khảo sát ................................................................................... 42
3.1.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................. 42
3.1.5 Xử lý số liệu khảo sát .............................................................................. 43
3.2 Xây dựng thang đo: ......................................................................................... 43
3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ................................ 45
3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis) .................. 45
3.5 Phân tích hồi quy bội ..................................................................................... 46
3.6 Các kiểm định được sử dụng để dò tìm các vi phạm trong hồi quy bội ........ 46
3.7 Thang đo.......................................................................................................... 47
3.7.1 Thang đo năng lực quản lý và đi u hành ................................................ 47
3.7.2 Thang đo năng lực vốn............................................................................ 47
3.7.3 Thang đo năng lực công nghệ ................................................................. 48
3.7.4 Thang đo năng lực marketing .................................................................. 48
3.7.5 Thang đo năng lực cạnh tranh giá ............................................................ 49
3.7.6 Năng lực khác của doanh nghiệp ............................................................. 49
3.7.7 Thang đo chính sách của địa phương: ..................................................... 50

3.7.8 Thang đo chính sách vĩ mô ...................................................................... 50
3.7.9 Thang đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: .................. 51
3. 8 Thiết kế khảo sát ............................................................................................ 51
Tóm tắt chƣơng 3 ............................................................................................................. 53
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 54


vii

4.1Mô tả mẫu khảo sát: .......................................................................................... 54
4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ................................... 59
4.2.1 Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của DNVVN ................................................................... 59
4.2.1.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực công nghệ‖ 59
4.2.1.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực cạnh tranh v
giá‖ .................................................................................................................... 60
4.2.1.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực Quản trị đi u
hành‖ ................................................................................................................. 61
4.2.1.4 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực Marketing‖ 61
4.2.1.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực khác‖ ......... 63
4.2.1.6 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực vốn‖ ........... 65
4.2.1.7 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Chính sách của địa
phương‖ ............................................................................................................ 65
4.2.1.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố ―Chính sách vĩ mô‖ .... 67
4.2.2 Phân tích Cronbach’s alpha hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương .......................................... 67
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................... 68
4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập như sau: ...... 69
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc như sau: ........ 77
4.4 Phân tích mô hình ............................................................................................ 78

4.4. 1 Mô hình ................................................................................................... 78
4.4.2 Kiểm định mô hình hồi qui tuyến tính đa biến ........................................ 79
4.4.3 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy ................................................... 79
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu:......................................................................... 83
4.5.1 Theo phương trình hồi quy chuẩn hóa: ..................................................... 83
4.5.2 Đánh giá của các Doanh nghiệp v hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các DNNVV tại thị xã Dĩ An ............................................................................. 84
4.6 Kết luận ........................................................................................................... 87
Tóm tắt chƣơng 4 ............................................................................................................. 89


viii

CHƢƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KIẾN NGHỊ. ................................................ 90
5.1 Ti m năng và định hướng phát triển của thị xã Dĩ An .................................... 90
5.1.1 Ti m năng phát triển hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại Thị Xã
Dĩ An – Tỉnh Bình Dương. ................................................................................ 90
5.1.2 Dự báo phát triển tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020.
....................................................................................................... ........91
5.1.3 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại
thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dương. ...................................................................... 92
5.2 Hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả HĐKD của các DNNVV tại thị xã Dĩ A.93
5.2.1 Hàm ý nâng cao năng lực vốn.................................................................. 93
5.2.1.1 Cơ sở đ xuất hàm ý ............................................................................. 93
5.2.1.2 Mục tiêu của hàm ý .............................................................................. 94
5.2.1.3 Nội dung thực hiện hàm ý .................................................................... 94
5.2.1.4 Lợi ích của hàm ý ................................................................................. 96
5.2.2 hàm ý gia tăng năng lực quản lý và đi u hành ......................................... 97
5.2.2.1 Cơ sở của hàm ý pháp: ......................................................................... 97
5.2.2.2 Mục tiêu của hàm ý .............................................................................. 97

5.2.2.3 Nội dung thực hiện hàm ý .................................................................... 97
5.2.2.4 Lợi ích của hàm ý ............................................................................... 98
5.2.3 Hàm ý nâng cao năng lực cạnh tranh v giá. ............................................ 99
5.2.4 Hàm ý nâng cao năng lực khác của doanh nghiệp ................................. 101
5.2.4.1 Cơ sở của hàm ý ................................................................................. 101
5.2.4.2 Mục tiêu của hàm ý ............................................................................ 102
5.2.4.3 Nội dung của hàm ý ........................................................................... 102
5.2.4.4 Lợi ích của hàm ý. .............................................................................. 103
5.2.5 Hàm ý Chính sách địa phương................................................................ 103
5.2.5.1 Cơ sở của hàm ý. ................................................................................ 103
5.2.5.2 Mục tiêu của hàm ý. ........................................................................... 104
5.2.5.3 Nội dung của hàm ý. .......................................................................... 104
5.2.5.4 Lợi ích của hàm ý. .............................................................................. 104


ix

5.2.6 Hàm ý nâng cao năng lực Marketing. ..................................................... 104
5.2.6.1 Cơ sở hàm ý........................................................................................ 104
5.2.6.2 Mục tiêu hàm ý ................................................................................... 105
5.2.6.3 Nội dung hàm ý .................................................................................. 105
5.2.6.4 Lợi ích của hàm ý ............................................................................... 107
5.2.7 Hàm ý nâng cao năng lực Công nghệ. .................................................... 107
5.2.7.1 Cơ sở hàm ý........................................................................................ 107
5.2.7.2 Mục tiêu hàm ý ................................................................................... 107
5.2.7.3 Nội dung hàm ý .................................................................................. 107
5.2.7.3 Lợi ích của hàm ý ............................................................................... 108
5.2.8 Hàm ý Nhà nước trong việc đi u hành chính sách vĩ mô. ..................... 108
5.2.8.1 Cơ sở hàm ý........................................................................................ 108
5.2.8.2 Mục tiêu hàm ý ................................................................................... 109

5.2.8.3 Nội dung hàm ý Nhà nước và cơ quan chức năng ............................ 109
5.3 Các hàm ý khác cho từng nhóm ngành. ..................................................... 109
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................116


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại DNVVN của một số quốc gia và khu vực ........................ 17
Bảng 2.2: Quy định phân loại DNVVN theo Nghị định 90/NĐ-CP............................... 19
Bảng 2.3: Phân loại Doanh nghiệp theo số lượng lao động và quy mô vốn................... 19
Bảng 2.4: Phân loại DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP...................................... 20
Bảng 2.5: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ............ 27
Bảng 2.6: Mô hình đ xuất................................................................................................. 28
Bảng 3.1 Thang đo năng lực quản lý và đi u hành .......................................................... 47
Bảng 3.2 Thang đo năng lực vốn....................................................................................... 48
Bảng 3.3 Thang đo năng lực công nghệ........................................................................... 48
Bảng 3.4 Thang đo năng lực marketing ........................................................................... 49
Bảng 3.5 Thang đo năng lực cạnh tranh v giá ................................................................ 49
Bảng 3.6 Thang đo năng lực khác của doanh nghiệp ..................................................... 50
Bảng 3.7 Thang đo chính sách của địa phương............................................................... 50
Bảng 3.8 Thang đo chính sách vĩ mô ............................................................................... 51
Bảng 4.1: Thống kể độ tuổi................................................................................................ 54
Bảng 4.2: Thống kê trình độ học vấn ................................................................................ 55
Bảng 4.3: Thống kê chức vụ .............................................................................................. 55
Bảng 4.4: Thống kê loại hình doanh nghiệp ..................................................................... 55
Bảng 4.5: Thống kê lĩnh vực sản xuất kinh doanh ........................................................... 56
Bảng 4.6: Thống kê hỗ trợ của Nhà nước ......................................................................... 56
Bảng 4.7: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát ― năng lực công nghệ‖ .. 56

Bảng 4.8: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát ― năng lực cạnh tranh‖ .. 57
Bảng 4.9: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát ― năng lực quản lý‖ ....... 57
Bảng 4.10: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát ― năng lực marketing‖ 57
Bảng 4.11: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát ― năng lực khác của
doanh nghiệp‖ ..................................................................................................................... 58
Bảng 4.12: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát ― năng lực nguồn vốn‖ 58
Bảng 4.13: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát chính sách địa phương 58


xi

Bảng 4.14: Thống kê giá trị trung bình của từng biến quan sát ― chính sách vĩ mô‖ .... 59
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Năng lực công nghệ‖. .................... 60
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Năng lực cạnh tranh v giá‖. ......... 60
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Năng lực quản trị và đi u hành‖ ... 61
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Năng lực Marketing‖ (lần 1) ......... 61
Bảng 4.19: Thang đo Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực Marketing‖ (lần 2)............. 62
Bảng 4.20: Thang đo Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực Marketing‖ (lần 3)............. 62
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Năng lực khác‖ (lần 1) .................. 63
Bảng 4.22: Thang đo Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực khác‖ (lần 2) ...................... 63
Bảng 4.23 Thang đo Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực khác‖ (lần 3) ....................... 64
Bảng 4.24 Thang đo Cronbach’s Alpha yếu tố ―Năng lực khác‖ (lần 4) ....................... 64
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Năng lực vốn‖ ................................ 65
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Chính sách của địa phương‖ .......... 65
Bảng 4.27: Thang đo Cronbach’s Alpha yếu tố ―Chính sách địa phương‖ (lần 2) ........ 66
Bảng 4.28: Thang đo Cronbach’s Alpha yếu tố ―Chính sách địa phương‖ (lần 3) ........ 66
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ―Chính sách vĩ mô‖ ......................... 67
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc ........................... 68
Bảng 4.31 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập như sau:........... 69
Bảng 4.32: Bảng phương sai trích lần thứ nhất ................................................................ 69

Bảng 4.33: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất ................................................. 71
Bảng 4.34 Kiểm tra KMO and Bartlett's ........................................................................... 72
Bảng 4.35 Bảng phương sai trích lần thứ 2 ...................................................................... 73
Bảng 4.36: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ 2 ..................................................... 74
Bảng 4.37: Bảng thang đo các nhân tố độc lập ................................................................ 75
Bảng 4.38: phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Kiểm tra KMO and
Bartlett's............................................................................................................................... 77
Bảng 4.39 Bảng phương sai trích ...................................................................................... 77
Bảng 4.40 Kết quả phân tích nhân tố EFA ....................................................................... 78
Bảng 4.41 : Kết quả phân tích hồi quy đa biến................................................................. 79
Bảng 4.42: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến ............. 82


xii

Bảng 4.43: Kết quả kiểm định ANOVA ........................................................................... 83
Bảng 4.44: Hồi quy chuẩn hóa .......................................................................................... 83
Bảng 4.45: Hiệu quả hoạt độ kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ................. 84
Bảng 4.46: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ............. 85
Bảng 4.47: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ............. 85
Bảng 4.48: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ............. 85
Bảng 4.49: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ............. 86
Bảng 4.50: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ............. 86
Bảng 4.51: Hiệu quả hoạt độ kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ................. 87
Bảng 4.52: Hiệu quả hoạt độ kinh doanh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An ................. 87


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 41
Hình 4.1: Đồ thị thể hiện sự phân tán của phần dư .......................................................... 80
Hình 4.2: Biểu đồ tần xuất của phần dư chuẩn hóa.......................................................... 81
Hình 4.3 : Biểu đồ tần số Q-Q Plot ................................................................................... 81


1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thị xã Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, thuộc Tỉnh
Bình Dương. Thời gian qua với những cố gắng từ ban lãnh đạo Thị xã cũng như
người dân tại Dĩ An, thị xã đã đạt được nhi u thành tựu đáng kể và vươn lên thành
những huyện, thị, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Tỉnh Bình
Dương. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong công tác giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội
cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách.
Do hiện nay DNNVV chiếm đại đa số trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt
động ở Việt Nam, có những đóng góp đáng kể cho n n kinh tế quốc dân trong đó
phải kể đến vai trò huy động sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và nguồn lực
đa dạng tạo ra việc làm cho đại bộ phận lực lượng lao động trong nước. Do đó ngày
30/06/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ – CP v Trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Triển khai thực hiện nghị định trên Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương đã
ban hành Kế hoạch Số: 3348/KH – UBND v Phát triển DNNVV tại tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2015 – 2020 nhằm hỗ trợ cho DNNVV phát huy mọi khả năng và
nguồn lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên do tình hình hội
nhập kinh tế toàn cầu hoá đang dần gỡ bỏ rào cản giữa các nước như hiện nay,
DNNVV tại Việt Nam nói chung và DNNVV tại Thị xã Dĩ An nói riêng, đang và

sẽ đối mặt nhi u thách thức cũng như cơ hội phát triển trên thị trường trong nước và
quốc tế, không chỉ cạnh tranh đối với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường của mình. Trước
những ảnh hưởng sâu và rộng đó nhi u DNNVV tại thị xã Dĩ An đã không thể tồn
tại lâu dài, để lại nhi u tồn thất to lớn cho n n kinh tế Việt Nam nói chung và tại thị
xã Dĩ An nói riêng.


2

DNNVV hiện nay tại Thị xã Dĩ An tuy đông v số lượng nhưng vẫn còn
nhi u mặc hạn chế như: năng lực tài chính, phạm vi hoạt động, chất lượng sản
phẩm dịch vụ không ổn định, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị còn yếu
kém…chưa tạo được mối liên kết trong và ngoài cũng như đối với các doanh
nghiệp lớn trong quá trình tiêu thụ và sản xuất sản phẩm.
Chính từ các yếu tố trên, vấn đ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp gia tăng hiệu quả hoạt
động cho các DNVVN là vô cùng cần thiết v cả lý luận và thực tiễn.
Từ đó nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin thêm cho các nhà quản trị hiểu
rõ thêm v những yếu tố quyết định đối với việc phát triển một doanh nghiệp, định
hướng xây dựng năng lực nhi u giá trị tích cực nhằm tạo ra môi trường kinh doanh
b n vững cho doanh nghiệp hơn. Đây chính là lý do tác giả chọn đ tài : ―Các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu làm luận văn tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNVVN tại thị xã Dĩ An có mục tiêu sau:
- Xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNVVN tại thị xã Dĩ An

- Đo lường mức độ tác động và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN
- Hàm ý quản trị cùng với các kiến nghị đối với Nhà nước v nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An – tỉnh Bình
Dương đến năm 2020
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.


3

1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi v không gian: Đ tài tập trung nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ trên địa bàn thị xã Dĩ An.
V mặt thời gian: nghiên cứu tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại thị xã Dĩ An, đ xuất các giải pháp sẽ được áp dụng trong giai đoạn từ 20152020.
Thời gian, Nghiên cứu tiến hành khảo sát các DNVVN tại thị xã Dĩ An từ tháng
08/2015 đến 06/2016.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu này đ tài này, tác giả đã sử dụng 2 phương pháp chủ
yếu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
 Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kế thông qua thu thập dữ liệu có sẵn,
tiến hành lập bảng biểu để dể dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung
nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu:
- Các cơ sở lý thuyết liên quan đến đ tài: trong các tài liệu, giáo trình v phân
tích và thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: trong các tạp chí, báo cáo khoa học,
đ tài nghiên cứu khoa học… có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
- Các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
 Nghiên cứu định lượng:
Được thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các yếu tố thông qua các giá trị,
độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu, các
giả thuyết nghiên cứu và xác định độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An, Bình Dương.


4

Phương pháp thực hiện:
- Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỷ thuật phỏng vấn các
quản lý và chủ doanh nghiệp tại các DNVVN trên địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình
Dương. Kích thước mẫu n = 252 được chọn chủ yếu theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện.
- Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị thang đo, bằng hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội thông qua phần
m m SPSS 2.0 và kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng trong nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đ tài
đưa ra một số hàm ý quản trị và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các DNVVN trên địa bàn thị xã Dĩ An.
1.6. Kết Cấu Luận Văn:
Đ tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan đ tài: sẽ giới thiệu tính cấp thiết của đ tài; mục tiêu
nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Hàm ý quản trị và kiến nghị


5

Tóm tắt chƣơng 1:
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan v đ tài nghiên cứu như: Lý do chọn đ tài,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa của nghiên cứu đ tài và kết cấu của báo cáo nghiên cứu. Chương 2 tiếp theo
sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu v các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương


6

CHƢƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng
nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở
rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác
nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.
Dưới góc độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh một
cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ
đó có thể tính toán so sánh được. Ngoài ra, nó còn phản ánh mức độ khai thác các
nguồn lực nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả

hoạt động kinh doanh là môt phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức
độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực SXKD.
"Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh
tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, ti n vốn) để
đạt được mục tiêu xác định"(GS.TS.Ngô Đình Giao- NXB khoa học kỷ thuật, HN
1997), nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi
phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa v hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu
quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được
và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này
càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận
của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng v mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu
cầu của thị trường.
 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các


7

hoạt động SXKD, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (người lao động,
máy móc thiết bị, nguyên liệu, vốn…) trong quá trình tiến hành các hoạt động của
doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội
và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của hiệu quả kinh
doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận
dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực.
Để đạt được mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải chú trọng các đi u kiện
nội tại, phát huy năng lực, hiệu quản của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa

với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại
đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các
doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh
doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích
hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết
nhìn nhận vấn đ ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn li n với
hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhi u góc độ.
 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp:
Hiện nay với sự vận động đa dạng và phứt tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự
cạnh tranh gây gắt giữa các doanh nghệp. trong khi đó các nguồn lực sản xuất xã hội
ngày càng giảm nhưng nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng. đi u này phản
ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi daonh nghiệp phải trả lời
chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì: sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị
trường chỉ chấp nhận những doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với số
lượng và chất lượng phù hợp. chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp đoài hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình phương thức hoạt động
riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh phù hợp và có hiệu quả.
Như vậy, hoạt động SXKD có hiệu quả ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến


8

doanh nghiệp, được thể hiện thông qua các vai trò sau:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: sự tồn tại của doanh nghiệp được xác
định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã
hội. Do đó doanh nghiệp phải đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có sự tích
lũy cho quá trình tái sản xuất mở rộng, Nhưng trong đi u kiện các yếu tố của quá
trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả. Hiệu quả SXKD càng cao,
doanh nghiệp càng có đi u kiện tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tiên tiến
hiện đại… sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng là ti n đ để nâng cao phúc lơi cho
người lao độngtừ đó kích thích người lao động tăng năng xuất lao động.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ
trong sản xuất kinh doanh: cạnh tranh là yếu tố làm doanh nghiệp mạnh lên nhưng
cũng có thể khiến doanh nghiệp không thể tồn tại được trên thị trường. Thị trường
ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và
khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh v số lượng mà cạnh
tranh cả v chất lượng hàng hóa, giá cả và các yếu tố khác. Do đó, doanh nghiệp phải
cung cấp được hàng hóa dịch vụ với chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác, hiệu quả
kinh doanh đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa bán ra,
nhưng chất lượng không ngừng được nâng cao…Vì vậy, các tiến bộ khoa học kỷ
thuật, các phương thức quản lý hiện đại sẽ được áp dụng thúc đẩy sự tiến bộ trong
SXKD.
Hiệu quả kinh doanh là điều kiện thực hiện mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp
là tối đa hóa lợi nhuận: để có được lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt
động SXKD để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp
phải sử dụng một số nguồn lực nhất định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các
nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhi u lợi nhuận. Hiệu quả
hoạt động kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm
các nguồn lực xã hội nên đây là đi u kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của


×