ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________
VŨ THỊ HƢƠNG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH SƯU THẦN KÝ (TRUNG QUỐC)
VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CHÍ QUÁI VIỆT NAM
TỪ GÓC ĐỘ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
VÀ NGÔN NGỮ HÁN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________
VŨ THỊ HƢƠNG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH SƯU THẦN KÝ (TRUNG QUỐC)
VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CHÍ QUÁI VIỆT NAM
TỪ GÓC ĐỘ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
VÀ NGÔN NGỮ HÁN VĂN
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 62 22 01 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN - PGS.TS. NGUYỄN THỊ OANH
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA LUẬN ÁN
THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn
PGS.TS. Phạm Văn Khoái
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Luận án đã được nghiên cứu nghiêm túc, cầu thị.
Kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách trung
thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn trong luận án.
Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận án
Vũ Thị Hƣơng
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn
và PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh là hai người thầy đã tận tình hướng dẫn và gợi mở
cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Khoa Văn học, Bộ môn Hán Nôm, quý thầy cô, Viện Ngôn ngữ học cùng các đồng
nghiệp tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi có thêm động
lực hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả!
Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận án
Vũ Thị Hƣơng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GS
Giáo sư
LNCQ
Lĩnh Nam chích quái lục
NXB
Nhà xuất bản
PGS
Phó Giáo sư
SCN
Sau Công nguyên
STK
Sưu thần ký
TCN
Trước Công nguyên
TS
Tiến sĩ
VĐUL
Việt điện u linh tập
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu khoa học............................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu ......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài ............................................................................ 6
1.1.1. Lý thuyết về thể loại văn học................................................................... 6
1.1.2. Lý thuyết về văn học so sánh................................................................... 7
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Sưu thần ký .......................................... 10
1.2.1. Nghiên cứu Sưu thần ký ở Trung Quốc ................................................. 10
1.1.2. Nghiên cứu Sưu thần ký ở Việt Nam...................................................... 15
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái ... 17
1.3.1. Thể loại văn học ................................................................................... 18
1.3.2. Văn học dân gian là nền tảng cho sự hình thành của Việt điện u linh và
Lĩnh Nam chích quái ..................................................................................... 21
1.3.3. Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với Việt điện u linh và Lĩnh
Nam chích quái ............................................................................................. 24
1.3.4. Đặc điểm ngôn ngữ Hán văn ................................................................ 28
1.4. Hƣớng tiếp cận của luận án ...................................................................... 29
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 31
Chƣơng 2. THỂ LOẠI CHÍ QUÁI TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐCVÀ
VĂN HỌC VIỆT NAM ........................................................................................ 33
2.1. Quan niệm về tiểu thuyết chí quái ở Trung Quốc và truyện chí quái ở
Việt Nam .......................................................................................................... 33
2.2. Chí quái ở Trung Quốc .............................................................................. 36
2.2.1. Tình hình văn hoá xã hội thời Nguỵ - Tấn ............................................. 36
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết chí quái .................. 38
2.2.3. Khái niệm tiểu thuyết chí quái .............................................................. 41
2.2.4. Về tác giả, tác phẩm Sưu thần ký .......................................................... 43
2.3. Chí quái ở Việt Nam ................................................................................. 55
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của chí quái Việt Nam ....................... 55
2.3.2. Hoàn cảnh ra đời của Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái ............ 56
2.3.3. Về tác giả, tác phẩm Việt điện u linh..................................................... 58
2.3.4. Về tác giả, tác phẩm Lĩnh Nam chích quái ............................................. 61
2.4. Đặc trƣng cơ bản của thể loại chí quái ..................................................... 66
2.4.1. Nguồn gốc ............................................................................................ 68
2.4.2. Đặc trưng nghệ thuật ............................................................................ 68
2.4.3. Đề tài.................................................................................................... 69
2.4.4. Ngôn ngữ .............................................................................................. 70
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 70
Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU SO SÁNH ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI CHÍ QUÁI
TRONG SƯU THẦN KÝ VỚI VIỆT ĐIỆN U LINH, LĨNH NAM CHÍCH QUÁI ... 72
3.1. Mô hình cấu trúc cốt truyện ...................................................................... 72
3.1.1. Cấu trúc cốt truyện của Sưu thần ký ..................................................... 73
3.1.2. Cấu trúc cốt truyện của Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái............ 76
3.2. Không gian, thời gian trong chí quái ......................................................... 80
3.3. Yếu tố kỳ ảo ............................................................................................... 82
3.3.1. Yếu tố kỳ ảo trong Sưu thần ký.............................................................. 83
3.4.2. Yếu tố kỳ ảo trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái........................ 84
3.4. Hệ thống nhân vật kỳ ảo ........................................................................... 86
3.4.1. Nhân vật trong Sưu thần ký................................................................... 87
3.4.2. Nhân vật trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái ....................... 89
3.5. Mô típ kỳ ảo ............................................................................................... 94
3.5.1. Mô típ trong Sưu thần ký ...................................................................... 94
3.5.2. Mô típ trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái ............................ 100
Chƣơng 4. NGHIÊN CỨU SO SÁNHĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ HÁN VĂN
TRONG SƯU THẦN KÝ VỚI VIỆT ĐIỆN U LINH, LĨNH NAM CHÍCH QUÁI ... 108
4.1. Đặc trƣng cú pháp trong chí quái .......................................................... 109
4.1.1. Câu tồn tại .......................................................................................... 110
4.1.2. Câu phán đoán ................................................................................... 115
4.2. Hiện tƣợng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu trong chí quái ................ 118
4.2.1. Một vài nét về văn ngôn và bạch thoại ................................................ 119
4.2.2. Nguyên nhân Sưu thần ký dùng bạch thoại thời kỳ đầu ...................... 121
4.2.3. Nguyên nhân Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái dùng bạch thoại
thời kỳ đầu.................................................................................................... 122
4.2.4. Ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu trong các tác phẩm chí quái .......... 123
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN........................................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 144
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 159
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong di sản Hán Nôm Việt Nam hiện nay có khá nhiều văn bản văn xuôi
chữ Hán được gọi là truyện chí quái, truyền kỳ. Những tác phẩm này được sáng tạo
theo những khuôn mẫu chung trong văn học các nước vùng Đông Á. Giống như
nhiều loại hình tác phẩm văn học trung đại khác, chí quái, truyền kỳ Việt Nam cũng
nằm trong quy luật chung về sự phát sinh, phát triển, truyền bá, tiếp nhận, bản địa
hoá nhiều thành tựu văn học có nguồn gốc Trung Quốc.
Lịch sử của nền văn học vùng Đông Á gồm các nước như: Triều Tiên, Nhật
Bản và Việt Nam có nét giống nhau về con đường hình thành, phát triển các thể loại
văn học, đó là sự tiếp nhận truyền thống văn hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, sự hình
thành của thể loại văn học Hán văn trong các nền văn học thuộc vùng văn hoá Đông
Á diễn ra ở trong mỗi nước lại có những nét riêng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Việc nghiên cứu so sánh ảnh hưởng văn học Trung - Việt cho chúng ta thấy rõ bức
tranh giao lưu văn hoá giữa hai nước, từ đó có thể thấy được cách các nhà văn Việt
Nam tiếp thu, cách tân và sáng tạo các thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong quá trình lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm,
chúng tôi thấy cần thiết phải có những công trình nghiên cứu những tác phẩm mang
tính kinh điển của các thể loại Hán văn cổ trung đại Trung Quốc và Việt Nam đặc
biệt là những thể loại có ảnh hưởng lớn tới các nền văn hoá khác. Nghiên cứu
những tác phẩm này có thể xem là một tiền đề, là điều kiện để hiểu sâu hơn các tác
phẩm Hán Nôm do người Việt Nam sáng tác, trong đó có thể loại chí quái.
Thể loại chí quái xuất hiện từ thời Nguỵ - Tấn và chiếm vị trí quan trọng
trong lịch sử văn học Trung Quốc. Các tác phẩm chí quái có ảnh hưởng sâu rộng
tới văn học Trung Quốc giai đoạn sau này cũng như ảnh hưởng tới văn học một số
nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Đối với văn học Trung Quốc, chí quái
là sơ sở quan trọng, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của truyền kỳ đời
Đường và thoại bản đời Tống, như: Sưu thần hậu ký của Đào Tiềm, Oan hồn chí
của Nhan Chi Thôi, Liệt dị truyện của Tào Phi, Minh tường ký của Vương Viêm,
Sưu thần hậu ký của Câu Đạo Hưng; Tục di biên chí của Nguyên Hiếu Vấn đời
1
Kim; Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đời Minh; Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng
Linh và Duyệt vi thảo đường bút ký của Kỷ Quân đời Thanh,...
Sưu thần ký được coi là tác phẩm đầu tiên của thể loại chí quái, ra đời vào
thế kỷ III thời Đông Tấn (SCN). Sưu thần ký là tác phẩm có giá trị lớn về các lĩnh
vực như văn học, ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá,... Nó cũng đóng vai trò là bộ tiểu
thuyết chí quái đầu tiên đạt tới độ tiêu biểu về tiêu chí thể loại.
Trong văn học Việt Nam, các tác phẩm như Việt điện u linh tập của Lý Tế
Xuyên, Lĩnh Nam chích quái lục (tương truyền) của Trần Thế Pháp, Thánh Tông di
thảo (tương truyền) của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Công
dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh,... đều chịu ảnh
hưởng của chí quái, truyền kỳ Trung Quốc. Đối với thể loại văn học này cần có
những nghiên cứu so sánh về đặc trưng thể loại, ngôn ngữ Hán văn để từ đó có thể
thấy được đặc trưng chí quái của mỗi nước.
Với những lý do như vậy, chúng tôi lựa chọn Nghiên cứu so sánh Sưu thần
ký (Trung Quốc) với một số truyện chí quái Việt Nam từ góc độ đặc trưng thể loại
và ngôn ngữ Hán văn làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu khoa học
Luận án hướng đến nghiên cứu so sánh về đặc trưng thể loại và đặc trưng
ngôn ngữ Hán văn của thể loại chí quái, cụ thể giới hạn của đề tài là so sánh Sưu
thần ký của Trung Quốc với hai tác phẩm Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích
quái lục của Việt Nam. Thông qua việc so sánh này để chỉ ra sự ảnh hưởng của
văn học Trung Quốc với văn học Việt Nam; thấy được sự tiếp nhận văn hoá, tính
bản vị và giá trị văn hoá Việt.
- So sánh về ảnh hưởng của thể loại như mô hình cấu trúc cốt truyện; hệ
thống không gian, thời gian; yếu tố kỳ ảo (trong đó có hệ thống nhân vật kỳ ảo, hệ
thống mô típ kỳ ảo);...
- Miêu tả so sánh đặc trưng ngôn ngữ Hán văn về phương diện ngữ pháp theo
các khái niệm ngữ pháp học tiếng Hán của thể loại chí quái từng nước. Thông qua
đó để làm sáng tỏ mối quan hệ ảnh hưởng về ngôn ngữ Hán văn của chí quái Trung
Quốc đối với chí quái Việt Nam. Chỉ ra đặc trưng của chí quái là ngôn ngữ kể, tả.
2
Vì vậy, loại câu được chí quái sử dụng nhiều nhất là câu phán đoán và câu tồn tại.
Chỉ ra hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu trong các tác phẩm chí quái, đặc
biệt là ở hai tác phẩm chí quái của Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu
Đối tượng nghiên cứu của luận án nghiên cứu là so sánh đặc trưng thể loại và
ngôn ngữ Hán văn giữa tác phẩm Sưu thần ký của Trung Quốc với Việt điện u linh tập
và Lĩnh Nam chích quái lục của Việt Nam. Hướng nghiên cứu là so sánh sự tương
đồng, dị biệt về thể loại và ngôn ngữ, lấy STK làm tác phẩm tiêu biểu cho thể loại chí
quái, so sánh với Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục từ góc độ quan hệ ảnh
hưởng do tiếp xúc, tiếp nhận văn hoá, văn học giữa hai nước.
Luận án giới hạn phạm vi tư liệu nghiên cứu là các tác phẩm chí quái: Sưu
thần ký 搜神記 (STK) của Can Bảo 干寶. Việt điện u linh tập 越甸幽靈集 (VĐUL)
của Lý Tế Xuyên 李濟川. Lĩnh Nam chích quái lục 嶺南摭怪錄, tương truyền do
Trần Thế Pháp 陳世法 biên soạn, Vũ Quỳnh 武瓊 và Kiều Phú 橋富 hiệu chỉnh và
bổ sung và đặt tên là Lĩnh Nam chích quái liệt truyện 嶺南摭怪列傳 (LNCQ).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án của mình, chúng tôi sử dụng các phương pháp và các
thao tác nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu thể loại văn học, trên cơ sở lý thuyết thể loại từ đó
vận dụng vào thể loại chí quái. Phương pháp này giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một
cách hệ thống dưới góc nhìn thể loại với những tiêu chí cụ thể về nội dung và nghệ
thuật, như các vấn đề về tổ chức nghệ thuật: mô hình cấu trúc cốt truyện, không
gian thời gian, hệ thống nhân vật, hệ thống mô típ,… Đây là phương pháp chìa khoá
để nhà nghiên cứu có thể nhận diện và phân biệt giữa thể loại này với thể loại khác.
- Phương pháp nghiên cứu văn học so sánh được sử dụng chủ đạo trong luận
án nhằm so sánh các tác phẩm chí quái của hai nước để chỉ ra ảnh hưởng về đặc
trưng thể loại và ngôn ngữ Hán văn. Đồng thời so sánh còn hướng đến xác lập đặc
trưng của thể loại chí quái với văn học dân gian và truyện truyền kỳ, để thấy được
sự kế thừa và sáng tạo trong tiến trình lịch sử văn học.
3
Trong mỗi thời kỳ văn học trung đại, dù sáng tác bằng chữ Hán hay chữ
Nôm, các nhà văn Việt Nam đều sử dụng không ít thì nhiều nguồn văn liệu Trung
Hoa, bao gồm thể loại, điển cố, tư tưởng,… Tuy nhiên khi vận dụng vào sáng tác,
các nhà văn Việt Nam luôn luôn cố gắng kế thừa và phát huy sự sáng tạo của mình
để tạo nên những giá trị mới. Vì vậy, khi nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam
không thể không có cái nhìn so sánh giữa văn học Việt Nam và Trung Quốc. Chỉ có
so sánh mới thấy được mức độ sáng tạo, trình độ văn hoá và bản sắc dân tộc Việt.
- Phương pháp quy nạp để đưa ra những kết luận về sự tương đồng và dị biệt
giữa chí quái Trung Quốc và chí quái Việt Nam về đặc trưng thể loại và ngôn ngữ
Hán văn.
- Thao tác thống kê, định lượng được sử dụng xuyên suốt luận án. Các số
liệu thống kê sẽ là cứ liệu để chúng tôi tiến hành so sánh những đặc điểm, đặc trưng
của thể loại cũng như đặc trưng của ngôn ngữ Hán văn mỗi nước.
- Thao tác của ngôn ngữ học miêu tả để miêu tả cơ cấu ngữ pháp của chí quái
trên cấp độ từ pháp và cú pháp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ việc nghiên cứu so sánh chí quái Trung Quốc và Việt Nam, luận án có
những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
- Lần đầu tiên hai tác phẩm chí quái của Việt Nam là VĐUL, LNCQ được
nghiên cứu so sánh một cách toàn diện có hệ thống với tác phẩm chí quái Trung
Quốc là STK.
- Chỉ ra đặc trưng thể loại của VĐUL và LNCQ có ảnh hưởng của chí quái
Trung Quốc từ quan hệ ảnh hưởng do tiếp xúc. Từ đó chỉ ra đặc trưng riêng của chí
quái mỗi nước.
- Chỉ ra một số hiện tượng ngữ pháp tiêu biểu cho thể loại chí quái. Đó là
hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu. Đồng thời chỉ ra câu tồn tại và câu
phán đoán là hai loại câu tiêu biểu của thể loại chí quái.
- Khẳng định vị trí, vai trò của thể loại chí quái đối với lịch sử văn học Trung
Quốc và văn học Việt Nam. Thấy được sự sáng tạo trong cách tiếp nhận tác phẩm văn
học và tinh thần tự chủ, tự hào dân tộc mà các tác giả Việt Nam thể hiện trong hai tác
phẩm trên.
4
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có 4 chương.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Thể loại chí quái trong văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam
Chƣơng 3: Nghiên cứu so sánh đặc trưng thể loại chí quái trong STK với VĐUL, LNCQ
Chƣơng 4. Nghiên cứu so sánh đặc trưng ngôn ngữ Hán văn trong STK với VĐUL, LNCQ
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.1.1. Lý thuyết về thể loại văn học
Vấn đề thể loại luôn là vấn đề phức tạp của lịch sử văn học, nhất là đối với
văn học trung đại Việt Nam. Hiện nay, trong sự phát triển nhanh chóng mối quan hệ
đa chiều ngày càng chặt chẽ của các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội,
việc nghiên cứu thể loại văn học đã đạt được những bước tiến đáng kể. Khoa học
tiếp nhận văn học phát triển đã mở ra những tri thức mới về thể loại văn học, xác
định được mục đích, chức năng cũng như vùng tiếp nhận đặc thù của một thể loại.
Nghiên cứu về thể loại văn học, xác định được nguyên nhân và quá trình
hình thành, phát triển cũng như ảnh hưởng của nó là một hướng nghiên cứu rất
được quan tâm hiện nay. Trong nghiên cứu thể loại, việc xác định đúng đắn những
đặc điểm hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng là một vấn đề hết sức quan
trọng, giúp người nghiên cứu, giảng dạy và học tập có thể đi sâu vào bản chất nghệ
thuật của một thể loại, từ đó hiểu các giá trị nội dung và hình thức của riêng nó, giải
mã được các tín hiệu thẩm mỹ trong các văn bản nghệ thuật. Điều đó dẫn đến việc
thẩm định các văn bản nghệ thuật phải theo đúng vùng văn hoá - lịch sử và theo
đúng hệ quy chiếu riêng của một thể loại.
Thể loại (genre) là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nguồn gốc La
tinh (genus). Thuật ngữ này được dùng thông với các khái niệm thể (體), văn thể
(文體) trong lý luận văn học cổ đại Trung Quốc.
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn
tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học. Nói đến thể loại
là nói đến sự thể hiện giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của
các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và tính chất của mối quan hệ mà nhà văn
thể hiện trong tác phẩm. Điều này cho thấy thể loại văn học là sự thống nhất giữa
một nội dung và một dạng hình thức văn bản cũng như cùng một phương thức
chiếm lĩnh đời sống làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy
định lẫn nhau về các đề tài, cảm hứng sáng tác, hình thức nhân vật, hình thức kết
cấu và hình thức lời văn.
6
Thể loại văn học thường phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững,
các thể loại văn học tồn tại để giữ gìn, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy.
Do đó, thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi lại vừa ổn định.
Trong quá trình phát triển lâu dài của văn học, thể loại là một yếu tố mà bên
cạnh mặt biến động đổi thay lại có những yếu tố tương đối ổn định. Không có tác
phẩm văn học nào tồn tại ngoài hình thức thể loại văn học. Thể loại văn học thuộc
về phương thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và
biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Trong quá trình vận động của
văn học, sự hình thành, phát triển và mất đi của các thể loại văn học là hiện tượng
phát triển bình thường. Không có một thể loại nào trường tồn bất biến qua thời gian.
Sự thay đổi và phát triển của các thể loại văn học cũng ghi nhận một thực tế về tính
chất tương đối của các loại thể văn học. Các đặc tính của một thể loại vừa có mặt ổn
định lại vừa phát triển đổi thay. Do đó việc nghiên cứu thể loại văn học bao giờ
cũng phải đặt trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong thực tế thì giữa các thể
loại văn học đều có tính chất trung gian. [Theo 23, 197-198]
Đối với văn học trung đại Việt Nam, thể loại như một hiện tượng lịch sử và
có vai trò nhất định trong mỗi giai đoạn của văn học. Văn học Việt Nam kết tinh từ
truyền thống văn học văn hoá, văn học dân gian Việt Nam. Trong quá trình hình
thành và phát triển, nó đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá, văn học Trung
Quốc. Sau khi giành độc lập từ thế kỷ X cho đến đầu thế kỷ XIX, văn học viết
Việt Nam xuất hiện nhiều dưới hình thức văn tự và các thể loại Hán văn mặc dù
có ảnh hưởng từ văn học dân gian. Áp dụng lý thuyết thể loại sẽ giúp chúng ta xác
lập được đặc trưng của thể loại chí quái và vai trò của thể loại này trong văn học
Trung Quốc và văn học Việt Nam.
1.1.2. Lý thuyết về văn học so sánh
Nghiên cứu văn học so sánh là khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các
nền văn học dân tộc. Đó là: Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc
(những sự ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học); Những điểm tương
đồng (những điểm giống nhau giữa các nền văn học sinh ra không phải do ảnh hưởng
giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử xã hội giống nhau); Những điểm khác biệt độc
7
lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc hay của các nền văn học dân
tộc, được chứng minh bằng phương pháp so sánh. Như vậy, so sánh không phải chỉ là
để tìm ra những nguồn gốc vay mượn, những ảnh hưởng trực tiếp, hoặc là chỉ để tìm ra
những điểm giống nhau giữa các hiện tượng được so sánh, mà khi một hoàn cảnh thực
tiễn nào đó đòi hỏi thì nhà so sánh còn so sánh để chứng minh sự khác biệt.
Trong Lý luận văn học so sánh có phần tương đồng lịch sử là tương đồng của
những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau như các trào lưu thời Phục hưng,
thời Cổ điển, Ánh sáng, Lãng mạn,… ở phương Tây. Còn các loại tương đồng phi
lịch sử là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về thời gian và không
gian. Qua việc nghiên cứu sự giống nhau phi lịch sử này, các nhà nghiên cứu so sánh
sẽ cung cấp tư liệu cho các nhà lý luận văn học. Đồng thời nghiên cứu hiện tượng
tương đồng phi lịch sử cũng làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của một thể loại,
một loại hình văn học cụ thể, qua đó góp cho các nhà lý luận văn học rút ra những kết
luận về thể loại học hay loại hình học.
Việc nghiên cứu hiện tượng tương đồng giữa các nền văn học cũng cung cấp
tư liệu và gợi ý hướng dẫn cho các nhà viết sử văn học dân tộc, cho các nhà phê bình
và lý luận để họ khái quát nên những nhận xét và luận điểm về các vấn đề văn học sử
dân tộc hoăc lý luận văn học.
Thời kỳ cổ trung đại Trung Quốc, có những loại hình tác phẩm văn học ra
đời, nhưng do chế độ chính trị, quan niệm nhận thức đương thời chưa coi là thể loại,
song dần dần với nhận thức cuộc sống, thị hiếu thẩm mỹ thay đổi, những thể loại đó
đã được chấp nhận. Vì vậy, mỗi thể loại sẽ tồn tại trong một thời gian nhất định, nó
sẽ phát triển lên thành một thể loại khác, do nhu cầu và phương thức phản ánh cuộc
sống thay đổi. Các hình thức bộc lộ cảm xúc thể loại văn học sẽ thay đổi qua các
thời kỳ lịch sử. Trong đó phải kể đến thể loại chí quái.
Nền văn học cổ nước ta đã phải qua một thời gian dài nằm trong mối quan hệ
ảnh hưởng do tiếp xúc với văn học Trung Quốc. Cho nên, các nhà nghiên cứu Việt
Nam cũng đã có ý thức so sánh khi đề cập đến nền văn học nước nhà. Ý thức so
sánh được vận dụng để khẳng định sự độc lập của văn hoá Việt Nam, qua đó khẳng
định nền độc lập của dân tộc. Các học giả Việt Nam đã so sánh bằng cách phân tích
8
các điểm đặc thù của hai nền văn học. Đặc thù trong văn học thường biểu hiện ở
một số yếu tố như: hoàn cảnh lịch sử, môi trường tự nhiên, truyền thống văn hoá,
quan niệm về các mối quan hệ gia đình và xã hội, đặc điểm tính cách con người,…
Nhà nghiên cứu người Nga Galưghina K.I. trong chuyên luận nghiên cứu
Tiểu thuyết đoản thiên Trung Quốc trung đại, đã dành một chương nghiên cứu ảnh
hưởng của truyện truyền kỳ, chí quái Trung Quốc với các nước như Việt Nam,
Triều Tiên và Nhật Bản, và rút ra nhận xét như sau: “Truyền kỳ, chí quái của ba
nước Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản đều hình thành trên cơ sở thể tài của Trung
Quốc; tuy trở thành thể tài văn học chung, song các nhà văn của ba nước này đều có
những cố gắng dân tộc hoá đề tài mà mình mượn (chuyển câu chuyện sang hoàn
cảnh nước mình, cải biên tương ứng thuộc tính dân tộc của nhân vật); một số đặc
điểm của thể tài truyền kỳ, chí quái đã phát sinh biến hoá dưới ngòi bút của nhà văn
bản địa và đồng thời giữa những tác phẩm cải biên bằng Hán văn này cũng có nhiều
chỗ nhất trí về văn từ”. (Tiểu thuyết đoản thiên Trung Quốc thời trung đại,
Matxcova, 1980, tr.225, tiếng Nga, Trịnh Khắc Mạnh dịch).
Nghiên cứu so sánh về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam đã
được tiến hành ở một số thể loại, như thơ ca, truyền kỳ, tiểu thuyết hiện đại. Học giả
Trần Ích Nguyên (Đài Loan) nhận định: “Cho đến nay, các chuyên gia văn học so sánh
tin chắc rằng: Nghiên cứu thực tế văn học các nước trong khu vực châu Á sẽ giúp cho
việc xác lập một loạt tiêu chuẩn văn học có tính độc lập hơn nữa”. [93, 17]
Tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu so sánh về thể loại văn học Trung
Quốc và Việt Nam phải kể đến là: Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn
Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông quan Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại
và Truyền kỳ mạn lục của Toàn Huệ Khanh [53] chứng minh tác phẩm Tiễn đăng
tân thoại của Cù Hựu đã khơi nguồn sáng tác cho Kim Thời Tập (Hàn Quốc) và
Nguyễn Dữ (Việt Nam) sáng tạo nên hai “thiên cổ kỳ bút” Kim Ngao tân thoại và
Truyền kỳ mạn lục. Tiếp đến là các công trình nghiên cứu so sánh của Trần Ích
Nguyên như: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục [91],
Nghiên cứu câu chuyện Vương Thuý Kiều [92]. Trần Ích Nguyên cũng đã chỉ ra sự
sáng tạo của Nguyễn Dữ đã đưa tác phẩm Truyền kỳ mạn lục trở thành “thiên cổ kỳ
9
bút” của văn học Việt Nam. Đặc biệt, Đoạn trường tân thanh của Thanh Tâm Tài
Nhân ở Trung Quốc có thể nói là khá mờ nhạt nhưng khi “lột xác” qua ngòi bút tài
hoa của Nguyễn Du thì Truyện Kiều đã vượt qua ranh giới lãnh thổ, trở thành “tác
phẩm bất hủ” của nhân loại, đưa Nguyễn Du trở thành danh nhân văn hoá thế giới.
Đối với nghiên cứu so sánh thể loại chí quái Trung - Việt thì mới chỉ bắt đầu
thật sự trong Luận văn của Lâm Thuý Bình (Đài Loan) với đề tài Nghiên cứu so
sánh STK và LNCQ [173]. Luận văn đã so sánh sự ra đời, lưu truyền, loại hình tác
phẩm và nội hàm ý nghĩa, nội dung tình tiết cũng như giá trị nghệ thuật và sự ảnh
hưởng của STK đối với LNCQ, từ đó khẳng định vai trò và ảnh hưởng của hai tác
phẩm đến văn học các giai đoạn sau này ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Tuy
nhiên, tác giả mới chỉ nêu đặc điểm cơ bản của hai tác phẩm và so sánh đối chiếu
song song, chưa nêu bật được quan hệ ảnh hưởng về thể loại và ngôn ngữ Hán văn
của hai tác phẩm.
Luận án của chúng tôi sẽ triển khai theo hướng nghiên cứu so sánh các tác
phẩm văn học trên góc độ thể loại và ngôn ngữ của thể loại chí quái, vì vậy, chương
Tổng quan này, chúng tôi sẽ hệ thống khái quái các công trình nghiên cứu, cách tiếp
cận của các nhà nghiên cứu, đề ra cách thức tiếp cận và hướng giải quyết các vấn đề
của luận án. Cụ thể gồm những nội dung sau:
- Tổng quan về tình hình nghiên cứu STK ở Trung Quốc và Việt Nam.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu VĐUL và LNCQ ở Việt Nam.
- Hướng nghiên cứu của luận án.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Sưu thần ký
1.2.1. Nghiên cứu Sưu thần ký ở Trung Quốc
STK 搜 神 記 là tập tiểu thuyết chí quái ra đời thời Đông Tấn (317 - 420),
còn có tên là Sưu thần lục, Sưu thần tự; tác giả là Can Bảo 干寶, tự là Lệnh Thăng,
người Tân Sái, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. STK là tập truyện ghi chép những chuyện
thần linh ma quái, gồm 30 quyển, nhưng hiện nay chỉ còn 20 quyển. Đây cũng là tác
phẩm mở đầu cho thể loại chí quái cổ đại Trung Quốc. STK có ảnh hưởng sâu sắc
đến sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc cũng như Việt Nam thời
trung đại.
10
STK nói riêng và chí quái nói chung, từ khi ra đời và phát triển, cho đến thời
Tống, số lượng tác phẩm rất phong phú, nhưng lại có rất ít bài viết nghiên cứu về
hiện tượng này, bên cạnh đó còn có những kiến giải ngộ nhận về chí quái. Nhà văn
thời Tống là Hồng Lịch trong cuốn Di kiên chí đã đã đi sâu nghiên cứu vấn đề lý
luận của tiểu thuyết chí quái. Ông chủ trương đề cao địa vị của chí quái và nêu rõ
đặc trưng của tiểu thuyết chí quái là nghệ thuật hư cấu.
Sau này, Lỗ Tấn cũng đã dành một chương viết về sách chí quái quỷ thần
thời Lục triều trong cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Ông cho rằng:
“Trung Quốc vốn tin đồng cốt, từ đời Tần đời Hán về sau, thuyết thần tiên thịnh
hành, cuối đời Hán nổi mạnh lên tục đồng cốt và đạo thần quỷ do đó càng thịnh. Lại
gặp lúc đạo Phật tiểu thừa cũng du nhập vào đất ta và lưu truyền dần. Tình hình ấy
làm ai nấy cũng đề cao thần quỷ, ca ngợi sự linh thiêng, cho nên từ Tấn đến Tuỳ đã
viết nhiều sách quỷ thần chí quái” [127].
Theo Nghiên cứu tiểu thuyết chí quái Nguỵ - Tấn Nam Bắc triều của Vương
Quốc Lương [208], sách gồm ba thiên. Thiên thượng khái luận về tiểu thuyết, định
nghĩa về tiểu thuyết cổ, phạm vi của tiểu thuyết chí quái, bối cảnh hình thành tiểu
thuyết chí quái, hình thức và kỹ sảo của tiểu thuyết, giá trị ảnh hưởng. Thiên trung
phân tích nội dung dựa vào tư liệu của tiểu thuyết chí quái, phân loại, quy nạp thành
chủ đề. Thiên hạ liệt kê 55 bộ tiểu thuyết chí quái, tình hình lưu truyền, khu vực lưu
truyền và những bộ còn hay đã mất của chí quái.
Sách Nghiên cứu tiểu thuyết chí quái Lục triều [162] của tác giả Chu Thứ
Cát trình bày khá đầy đủ từ bối cảnh hình thành tiểu thuyết chí quái thời Lục triều,
đây là thời kỳ thuyết thần tiên phương thuật, tư tưởng Phật giáo hình thành, Nho
giáo suy đồi, âm dương ngũ hành truyền thừa. Có thể nói, đây là hai công trình tiêu
biểu, nghiên cứu khá đầy đủ về tiểu thuyết chí quái của Trung Quốc.
Gần đây, nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc như
Lưu Lương Minh, Phùng Tăng Ngọc, Chu Hoàn Phu, Lưu Thuỵ Minh, Vương
Nghiêu Bình, Vương Đức Hoa, Lưu Minh Kỳ, Lý Tiểu Thành, Đường Mai Linh,
Âu Dương Kiện, Lý Kiếm Quốc, Liễu Nhạc Mai,... đều đã đề cập đến STK và chí
quái thời Lục triều. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ thống kê sơ bộ
11
những bài viết, công trình nghiên cứu ở Trung Quốc và Đài Loan. Phần Tổng quan
nghiên cứu STK ở Trung Quốc, chúng tôi dựa theo bài Tổng thuật nghiên cứu STK
thế kỷ XX (sau đây gọi tắt là Tổng thuật) của Dương Thục Bằng [164].
Theo Tổng thuật của Dương Thục Bằng: “Thành quả một trăm năm nghiên
cứu STK vẫn ở giai đoạn phát triển sơ bộ, rất nhiều vấn đề quan trọng như tính
chất, tông chỉ sáng tác, thể lệ, nội hàm, đặc sắc tự sự và mối quan hệ thần thoại
sấm vĩ, ảnh hưởng tiểu thuyết thần quái đối với hậu thế… của sách này vẫn chờ
đợi giới nghiên cứu” [164]. Theo thống kê từ thế kỷ XX đến nay, ở Trung Quốc,
luận văn nghiên cứu liên quan đến STK có khoảng hơn 60 bài, có thể phân làm hai
thời kỳ: từ năm 1979 trở về trước và năm 1979 đến nay.
Từ năm 1979 trở về trước luận văn chỉ có 6 bài. Tôn Duy Tân trong Khảo trứ
thuật Can Bảo, đã tìm hiểu khảo sát kỹ trứ tác của Can Bảo. Trong bài viết Liên
quan đến STK, Phạm Ninh đã khảo sát rõ ràng chân nguỵ bản Tám quyển và bản
Mười hai quyển. Trong bài Xem xét tài liệu sự tích của Can Bảo, Cát Triệu Quang
đã bước đầu đi xa hơn là tìm hiểu cuộc đời của Can Bảo,...
Từ năm 1979 đến nay, nghiên cứu STK bắt đầu nóng lên, chỉ trong khoảng
thời gian hơn 20 năm, số lượng luận văn xuất hiện nhiều gấp 9 lần so với thời kỳ
trước và có xu hướng khai thác khám phá nhiều mặt, nhiều góc độ mới mẻ. Nhiều
bài viết đã có cái nhìn từ góc độ văn học, văn bản học, dân tục học, tự sự học, so
sánh học, dịch chú,... Nội dung nghiên cứu STK chủ yếu theo ba phương diện như:
nghiên cứu cuộc đời, tư tưởng của tác giả; nghiên cứu văn bản và nghiên cứu nội
dung văn bản để tiến hành đánh giá.
1.2.1.1. Nghiên cứu cuộc đời và tư tưởng của tác giả
Theo Tổng thuật, các bài viết: Tìm hiểu tài liệu sự tích Can Bảo của Cát
Triệu Quang, Khảo về Can Bảo của Lý Kiếm Quốc, Lược khảo cuộc đời Can Bảo
của Vương Tận Trung đã khảo biện tỉ mỉ những vấn đề liên quan đến quê quán,
gia thế, năm sinh năm mất, cuộc đời làm quan của Can Bảo, trong đó đặc biệt là
tác giả Lý Kiếm Quốc. Theo Can Bảo khảo của Lý Kiếm Quốc thì: Ông tổ Can
Bảo là tướng quân Ngô Phấn Vũ Đô Đình hầu. Cha Can Bảo làm chức thừa ở Đan
Dương. Can Bảo làm Thượng thư Thị lang thời Nguyên Đế, tu sửa quốc sử. Vì gia
12
đình nghèo khổ, ông xin bổ chức Huyện lệnh Sơn Âm, rồi lại chuyển làm Thái thú
huyện Thuỷ An. Ông viết Tấn kỷ từ Tuyên Đế đến Mẫn Đế là 53 năm, gồm 20
quyển. Sách này giản lược mà chính trực, được gọi là lương sử.
Quê quán Can Bảo, trong các sách sử, địa phương chí theo quan sát đều là lấy
từ các sách như Tấn trung hưng thư, Tấn thư, Kiến Khang thực lục, Nguyên Hoà tính
soạn, Đại Minh nhất thống chí, Hải Diêm huyện Đông Kinh đều ở Tân Sái, vì thế,
giới học giả thường cho rằng quê quán tổ tiên của Can Bảo ở Tân Sái, Hà Nam.
Trước tác của Can Bảo rất phong phú, nghiên cứu về tư tưởng Can Bảo
không thể tách rời nghiên cứu những tác phẩm của ông. Đồng hương của Can Bảo
là Tôn Duy Tân lần đầu tiên đã nghiên cứu kỹ các trước tác của Can Bảo trong
Khảo về các trước tác của Can Bảo. Vương Tận Trung đã biên tập các tác phẩm
của Can Bảo theo biên niên.
Ngoài ra vẫn còn xuất hiện một số bài viết dựa vào Tấn kỷ của Can Bảo để
suy đoán, giải thích thành quả nghiên cứu về tư tưởng Dịch học, tư tưởng sử học,
quan điểm tôn giáo, như: Cách nhìn cổ sử trong “Chu dịch” của Can Bảo của tác
giả Uông Thiệu Doanh; Lý Phùng trong Thâm nhập vào tư tưởng sử học Can Bảo
đã bước đầu thử khai thác tư tưởng sử học phong phú của Can Bảo, chỉ ra phương
pháp luận sử học của ông lấy Chu dịch làm cơ sở lý luận cho sự biến hoá lịch sử.
Luận về quan điểm tôn giáo của Can Bảo của Chu Uyên Thanh lấy phong hoá
sùng tín Đạo giáo ở khu vực Giang Đông thời Tam quốc để làm bối cảnh sống của
Can Bảo, xác nhận được tôn giáo tín ngưỡng của Can Bảo là Đạo giáo.
Như vậy, theo các tài liệu ở trên cùng với một số tài liệu khác như Thế thuyết Bài Điều Thiên chú dẫn Trung Hưng thư, Kiến Khang thực lục,... thì Can Bảo thuở
nhỏ nổi tiếng về học rộng, từng làm Tán ký thường thị. Ông mất tháng 3, năm Hàm
Khang thứ hai (336). Ông sinh năm nào không rõ, chỉ có thể suy đoán trong khoảng
thời gian cuối Nguyên Khang Thái An (229 - 303). Có tài liệu còn ghi rằng, Can
Bảo sinh năm 276, mất khi 61 tuổi. Song vấn đề năm sinh của Can Bảo hiện giờ vẫn
ở dạng tồn nghi.
1.2.1.2. Nghiên cứu văn bản của Sưu thần ký
Cũng như nhiều văn bản cổ khác, STK có rất nhiều dị bản. Vì vậy, việc khôi
phục diện mạo nguyên sách của Can Bảo đã trở thành đề tài quan trọng trong nghiên
13
cứu văn bản STK. Uông Thiệu Doanh đã làm hiệu chú tỉ mỉ, trong đó xác thực tài liệu
liên quan đến 464 điều. Từ trong các điển tịch tìm ra nguồn gốc một vài tài liệu này,
lại sưu tầm tìm kiếm 34 điều dật văn đã bị Hồ Chấn Hanh bỏ sót, đồng thời tiến hành
giám biệt chân nguỵ, phân chia thời điểm để làm cơ sở nghiên cứu STK. Chu Tuấn
Huân trong Kết cấu và chỉnh lý STK 12 quyển lấy khảo chính họ Uông làm cơ sở, lại
dần sưu tầm tài liệu gốc và xuất xứ. STK hiện nay còn ba bản: bản 20 quyển, bản 8
quyển và bản Đôn Hoàng. Ở ba bản có không ít điểm giao thoa lẫn nhau, tuy sự
việc gần giống nhau nhưng lại có sự khác biệt trong ngôn ngữ hành văn. Các nhà
nghiên cứu đều đi đến điểm chung, cho rằng bản 20 quyển được coi là bản gần với
bản gốc của Can Bảo nhất.
1.2.1.3. Nghiên cứu nội dung Sưu thần ký
Liên quan đến vấn đề nội dung văn bản của STK gồm có: Lưu Diệp Thu
trong Tiểu thuyết Nam Bắc triều, Lý Kiếm Quốc trong Đường tiền chí quái tiểu
thuyết sử, Hầu Trung Nghĩa trong Hán Ngụy lục triều tiểu thuyết sử, Thạch Xướng
Du trong Trung Quốc tiểu thuyết nguyên lưu luận đều nêu bật một số đặc điểm sau:
1) Thể hiện rõ “phát hiện đạo thần minh không xằng bậy” trong STK; 2) Can Bảo
thích số thuật âm dương; 3) Lịch sử quan trong luận thuyết thiên mệnh: “cái hưng
của đế vương tất đợi mệnh trời, nếu có sự thay thế thì không phải việc của người
vậy”; 4) Tư tưởng âm dương ngũ hành của Can Bảo thể hiện trong “Yêu quái luận”
đầu quyển 6 và “Ngũ khí biến hoá luận” đầu quyển 12 trong STK; 5) Can Bảo đối
với sự yêu thích tiểu thuyết chí quái và ảnh hưởng thế phong của đương thời. Tác
giả Vương Bình trong Nghiên cứu văn hoá tiểu thuyết cổ đại nói: “Can Bảo là một
trong những văn sĩ tin vào số thuật thần tiên, tuyển viết STK là vì “đạo thần minh
không xằng bậy, trên thực chất đúng là tuyên dương Đạo giáo”.
Từ năm 1979 đến nay, trọng tâm nghiên cứu STK hướng từ nghiên cứu nội
dung văn bản sang xu thế mới. Dưới sự thúc đẩy trào lưu phát triển đa nguyên hoá
phương pháp nghiên cứu văn học, nghiên cứu văn bản STK ngoài kế thừa vận dụng
hai phương pháp truyền thống là nội dung và nghệ thuật để giải quyết phân tích văn
bản, thì nó cũng bắt đầu dựa vào văn học, dân tục học, tự sự học, so sánh học để
quan sát đối chiếu và tìm hiểu đọc văn bản. Lưu Diệp Thu, Hầu Trung Nghĩa, Lý
Kiếm Quốc đã vận dụng phương pháp phân tích văn bản truyền thống, tổng kết
14
phân tích tương đối tỉ mỉ để làm nổi bật sự đặc sắc của nội dung nghệ thuật tác
phẩm. Dương Nghĩa đã đặt sự chú ý của mình vào Can Bảo bằng việc mượn
phương pháp văn hoá học và tự sự học, từ tư duy sáng tác và tâm lý sáng tác, đồng
thời giải thích rõ ràng về STK: “Văn học ảo tưởng, sử truyện lẫn lộn, khiến cho chí
quái thời Lục triều đột phá mô thức tự sự hư cấu, dưới sự kết hợp học vấn văn sĩ
thời Đông Tấn - Can Bảo”. Dương Nghĩa cho rằng: Hai đặc sắc lớn của trào lưu tư
tưởng văn học chủ nghĩa thần bí thời Hán - Nguỵ trở xuống đặc biệt thời Lục triều
là: “Thế tục hoá thần thoại và nhân tình hoá quỷ thần”. Kiến giải của Vương Bình
trong Nghiên cứu văn hoá tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc ở góc độ văn hoá, cho rằng
STK là cụ thể hoá và hình tượng hoá ý nghĩa quan niệm giáo nghĩa của Đạo giáo.
Ngoài điều này ra, bài viết Việc quỷ trong STK Lý Kiếm Phùng vẫn thử từ góc độ
dân tục học để phân tích diễn giải, đem hơn 50 ghi chép Can Bảo có việc quỷ ở
trong dân tục Ân Thương phương Bắc và dân tục Ngô, Sở, Việt phương Nam làm
khảo sát; trong Biến hình và giải thoát của Mã Ngọc, ông đã thử nhìn từ góc độ
nhân loại học, từ tâm lý nữ tính của xã hội làm khảo sát đối với mô thức người mẹ
biến hình thành ba ba trong STK cho thấy người phụ nữ ở xã hội đương thời không
chịu được gánh nặng gia đình tìm đến giải thoát, thể hiện trong loại văn học huyễn
tưởng. Qua bài Quỷ quái thần tiên trong STK và Liêu Trai chí dị, cho thấy tác giả
đã nghiên cứu thấu đáo STK. Ông lấy tư tưởng sử học làm sợi chỉ nam, phát hiện
STK chuyên chú vào việc quái dị, trong khi đó Liêu Trai chí dị chuyên chú vào
việc người, từ STK đến Liêu Trai chí dị thì thần tiên quỷ thần từ khoảng cách ít xa
đến dung hợp tình cảm, từ hành động không bó buộc ở quy phạm đạo đức nhân
gian đến giống con người.
1.1.2. Nghiên cứu Sưu thần ký ở Việt Nam
STK ra đời không chỉ có vị trí ảnh hưởng đối với văn học Trung Quốc mà
còn có vị trí ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thời trung đại. Song các nhà nghiên
cứu văn học Việt Nam chỉ nhắc tới STK khi nghiên cứu ảnh hưởng của chí quái đến
văn học Việt Nam thời trung đại.
Các học giả Việt Nam khi nghiên cứu ảnh hưởng của chí quái Trung Quốc
đối với chí quái Việt Nam cũng đều lấy STK của Can Bảo để so sánh đối chiếu.
Tiêu biểu là các tác giả: Trần Nghĩa, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn
15
Thị Oanh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh,... Các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng,
STK là tập truyện quái dị, hoang đường kỳ ảo được Can Bảo ghi chép lại từ văn học
dân gian và những câu chuyện đầu đường xó chợ.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có đề cập đến chí quái nói chung
và STK ở Việt Nam. Đầu tiên, năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục công bố bản dịch
Lịch sử văn học Trung Quốc, do Lê Huy Tiêu làm chủ biên [140]. Trong Chương IX:
Tiểu thuyết Nguỵ - Tấn Nam Bắc triều của cuốn sách đã giới thiệu khá đầy đủ về
tình hình văn học giai đoạn này. Trong đó, tiểu thuyết chí quái đã được giới thiệu từ
khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết chí quái; cơ sở hình thành tiểu thuyết chí quái.
Tiểu thuyết chí quái ra đời từ rất sớm, nó bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian và
thần thoại thượng cổ Trung Quốc. Thời Nguỵ - Tấn Nam Bắc triều, tiểu thuyết rất
thịnh hành và có rất nhiều tác phẩm. Từ cuối Hán đến đời Tuỳ, các thuyết thần tiên
phương thuật thịnh hành, hai tôn giáo Phật và Đạo được truyền bá rộng rãi, tạo nên
thói quen kể chuyện quỷ thần ma quái. Nội dung tiểu thuyết chí quái rất rộng và
phức tạp.
Tiếp đến, Phạm Tú Châu trong Từ điển văn học (Bộ mới) đã giới thiệu STK
là tập tiểu thuyết chí quái đời Tấn. Sách có nội dung rất phong phú không thuần
nhất. Nội dung gồm những chuyện mang màu sắc thần bí, có những tình tiết khác
thường, phi hiện thực, phản ánh “những mơ ước đẹp đẽ thể hiện lòng yêu ghét và
khát vọng của nhân dân; ý chí phản kháng và khí phách anh hùng cao cả, ca ngợi
tình yêu son sắt, gương con hiếu, dâu hiền, tôi trung, bạn tốt; ca ngợi lòng dũng cảm,
thông minh, ở hiền gặp lành, ở gian gặp ác. Tuy đó là những chuyện thần linh, quỷ
quái nhưng đều chứa đựng tình cảm, ngôn ngữ, hành động cũng đượm ý vị nhân
gian, tình tiết tương đối hợp tình, hợp lý và đã bắt đầu miêu tả tính cách nhân vật.
Tuy nhiên, về phương diện nghệ thuật vẫn không tránh khỏi còn sơ sài”. [144, 1577]
Năm 2004, dịch giả Lê Văn Đình đã tuyển dịch 72 truyện của STK. Đây là bản
dịch đầu tiên nhưng tác giả mới chỉ tuyển chọn một số truyện mà ông xác định: “Bởi
giá trị tự thân của nó về văn học, về lịch sử, về xã hội học, bởi ảnh hưởng rộng khắp
của nó đối với đời sống văn hoá Trung Hoa. Và cũng không thể không nói đến ảnh
hưởng của nó đối với văn học Việt Nam nữa” [5, 9].
16
Năm 2006, Vũ Thị Hương công bố luận văn thạc sĩ: STK - Những vấn đề về
thể tài và ngôn ngữ Hán văn [45]. Trong luận văn, tác giả đã tiến hành khảo sát về
tác giả và tác phẩm STK từ hoàn cảnh sáng tác, đặc trưng về thể loại và ngôn ngữ
Hán văn. Từ đó khái quát về cấu trúc cốt truyện, về mô típ trong STK. Ngôn ngữ
trong STK cũng mang những đặc trưng riêng, chủ yếu là ngôn ngữ kể, tả. Đặc điểm
nổi bật trong STK là hư từ khá phong phú. Đặc điểm này một phần là do tính chất dân
gian của tác phẩm.
Năm 2013, Nguyễn Thị Oanh trong bài “Nghiên cứu so sánh kiểu truyện trị
ma quỷ trong truyện cổ Việt Nam với Nhật Bản và Trung Quốc” [100] đã điểm qua
một số vấn đề liên quan đến các truyện có liên quan đến thần linh, ma quỷ trong
truyện cổ Việt Nam; khái niệm thần linh, ma quỷ trong truyện cổ của Việt Nam; Sự
gặp gỡ giữa người và thần linh ma quỷ trong truyện cổ Việt Nam và cuối cùng tác
giả đã đi sâu phân tích kiểutruyện hàng phục ma quỷ trong truyện cổ Việt Nam,
trọng tâm là so sánh tác phẩm LNCQ với STK và Nhật Bản linh dị ký. Bài viết đã
làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà trước nay còn ít nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt liên
quan đến văn học tâm linh, văn học điềm báo giữa Việt Nam và các nước.
Có thể nói tình hình nghiên cứu STK nói riêng và chí quái nói chung ở Trung
Quốc là vô cùng phong phú, đề tài mở rộng, nhiều hướng nghiên cứu được đi sâu.
Song tình hình nghiên cứu chí quái và STK ở Việt Nam ngoài luận văn thạc sĩ của Vũ
Thị Hương nghiên cứu về đặc trưng thể loại và ngôn ngữ Hán văn, thì các tác giả mới
tuyển dịch, giới thiệu và so sánh STK dưới góc độ ảnh hưởng chung chung của một
thể loại văn học Trung Quốc.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái
VĐUL là tập truyện về cõi u linh ở nước Việt, đây là một công trình biên
soạn, tác giả viết lại những truyện vốn có đã được lưu hành về các vị thần ở nước ta.
VĐUL lưu giữ nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc trong quá trình giữ nước và dựng
nước. Đây được coi là tác phẩm mở đầu cho dòng văn xuôi nghệ thuật ở Việt Nam.
Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về văn bản, thể loại, vị trí
của VĐUL đối với đời sống văn hoá, văn học dân tộc...
17