Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ bảo mật và an toàn thông tin tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

--------------------

-------------------

TRẦN KIM PHƯỢNG

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ BẢO MẬT VÀ
AN TOÀN THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ 60.34.70
Khóa 2005-2008

Hà Nội, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

--------------------

-------------------

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ BẢO MẬT VÀ
AN TOÀN THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ 60-34-70

Khóa 2005-2008

Người thực hiện :
Trần Kim Phượng
Người hướng dẫn khoa học : TS. Trần Văn Sơn

Hà Nội, 2009



MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………………………….. 3
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….

4

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..

4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………….

5

3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………….

6

4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..

6

5. Mẫu khảo sát…………………………………………………………………

6

6. Vấ n đề nghiên cứu……………………………………………………………


7

7. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………..

7

8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết……………………………………….

8

9. Kết cấu Luận văn……………………………………………………………..

8

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ BM&ATTT………………………………………………………………….

10

1. 1 Khái niệm cơ bản trong lĩnh vực chuyể n giao công nghê ̣
BM&ATTT………………………………………………………………………

10

1.1.1 Công nghệ và chuyển giao công nghệ ……………………………………

10

1.1.2 Công nghê ̣ và Chuyển giao công nghệ BM&ATTT………………………


15

1. 2 Lý thuyết hệ thống trong phân tích các hoạt động chuyển giao công
nghê ̣ BM&ATTT. ……………………………………………………. ……….

20

1.2.1 Khái niệm cơ bản trong lý thuyế t hê ̣ thố ng ………………………………. 20
1.2.2 Vận dụng lý thuyế t hệ thống dể nghiên cứu hoạt động chuyển giao
công nghê ̣ BM&ATTT. …………………………………… ……………………

23

Kết luận Chƣơng 1………………………………………………………………

26

CHƢƠNG II. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ BM&ATTT

28

2. 1 Hoạt động chuyển giao công nghệ BM &ATTT trên thế giới…………..

28

2.1.1 Thị trường công nghệ bảo mật và an toàn thông tin thế giới…………..

28


2.1.2 Chính sách về hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATT của các
nước trên thế giới………………………………………………………………..

30

2. 2 Hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghê ̣ BM &ATTT tại
Việt Nam ………………………………………………………………… …….. 31
1


2.2.1 Nhu cầu sử dụng công nghệ BM&ATTT ở Việt Nam…………………… 31
2.2.2 Thị trường công nghệ BM &ATTT ở Việt Nam…………………………..

33

2.2.3 Hiện trạng nguồn nhân lực an toàn thông tin ở Việt Nam……………..

42

2.2.4 Chuyển giao công nghê ̣ lưỡng dụng trong lin
̃ h vực BM&ATTT ở Viê ̣t
Nam ……………………………………………………………………………… 45
2.2.5 Chính sách của nhà nước về chuyển giao công nghệ BM&ATTT ở Việt
Nam………………………………………………………………………………

48

2. 3 Các yếu tố tác động tới hoạt động chuyển giao công nghệ
BM&ATTT……………………………………………………………………..


52

2.3.1 Đánh giá chung về hoạt động CGCN BM&ATTT ở Viê ̣t Nam…………...

52

2.4.2 Những thuận lợi …………………………………………………………..

54

2.4.2 Một số hạn chế ……………………………………………………………

55

2.3.3 Các yếu tố tác động………………………………………………………..

56

Kết luận Chƣơng 2…………………………………………………………….

57

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ BM&ATTT Ở VIỆT NAM……………………………………….

59

3.1 Dƣ̣ báo nhu cầ u BM&ATTT ta ̣i Viêṭ Nam ……………………………….

59


3.2 Xu thế phát triể n của công nghê ̣ BM &ATTT…………………………….

59

3.1.1 Xu thế phát triển của công nghê ̣ An toàn thông tin thế giới …………….

59

3. 1.2 Dự báo xu thế phát triển công nghê ̣ BM&ATTT Việt Nam …………… 61
3.3 Quan điể m phát triể n hoạt động chuyển giao công nghệ
BM&ATTT……………………………………………………………………...

68

3.4 Các giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyể n giao công nghê ̣
BM&ATTT………………………………………………………………………

69

3.4.1 Nhóm giải pháp tác động gián tiếp. ……………………………………..

66

3.4..2 Nhóm giải pháp tác động trực tiếp……………………………………….

70

Kết luận Chƣơng 3……………………………………………………………… 75
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….


77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………... 79
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………

81

2


LỜI CÁM ƠN
Cuô ̣c cách ma ̣ng trong liñ h vực công n ghê ̣ thông tin - truyề n thông đã tác đô ̣ng
tới mo ̣i mă ̣t của đời số ng xã hô ̣i, làm thay đổi phương thức làm việc và cách giải trí của
mỗi con người . Bên ca ̣nh những ưu viê ̣t mà công nghê ̣ thông tin - truyề n thông mang
lại, chúng ta phải đối mặt với những thách thức: nguy cơ mấ t an toàn , an ninh thông tin
khi sử du ̣ng các công cu ̣ công nghê ̣ thông tin

, viễn thông củ a mỗi cá nhân , tổ chức ,

quố c gia.
Lựa cho ̣n chủ đề L uâ ̣n văn “Giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyể n giao công
nghê ̣ bảo mật và an toàn thông tin ở Viê ̣t Nam”, Tác giả muố n có cơ hô ̣i nâng cao kiế n
thức về liñ h vực này và hy vo ̣ ng góp phầ n làm rõ hơn về những vấ n đề cầ n giải quyế t
để thúc đẩy hoạt động bảo mật và an toàn thông tin.
Xin chân thành cám ơn TS. Trầ n Văn Sơn là thầ y giáo trực tiếp hướng dẫn khoa
học và nhiệt tình giúp đỡ Tác giả trong suố t quá trin
̀ h làm Luâ ̣n văn.
Để có đươ ̣c kế t quả ngày hôm nay , Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắ c tới GS .
Vũ Cao Đàm cùng các thầy giáo , cô giáo đã tham gia giảng da ̣y khóa ho ̣c

người đã trang bi ̣cho Tác giả hê ̣ thố ng kiế n thức

- những

, phương pháp luâ ̣n để có thể hoàn

thành đề tà i nghiên cứu của Luâ ̣n Văn . Xin gủi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và tập thể cán bộ, giáo viên Ban Đào
tạo Sau Đại học của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN đã tạo điều kiện, giúp đỡ
Tác giả trong quá trình học tập và làm Luận văn .
Do hạn chế về điều kiện thời gian và do tính phức tạp của đề tài Luâ ̣n văn nên
một số vấn đề cần tiếp tục được thảo luận, hoàn thiện thêm và chắc chắn nô ̣i duu ng của
Luâ ̣n văn cũng sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, Tác giả mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để rút kinh nghiê ̣m
trong những nghiên cứu tiếp theo.
Hà Nội, tháng 8 năm 2009.
Trầ n Kim Phươ ̣ng

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin và viễn thông (CNTT&VT) một mặt tạo thuận
lợi cho quá trình phát triển, hội nhập kinh tế của đấ t nước nhưng mă ̣t khác cũng đặt ra
hàng loạt các yêu cầu về Bảo mật và An toàn thông tin (BM&ATTT). Những nguy cơ
tiềm ẩn về mất an toàn, an ninh thông tin thực sự là một thách thức lớn đối với an ninh
quốc gia cũng như lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. BM&ATTT đã trở
thành yếu tố cơ bản của hạ tầng an ninh thông tin quốc gia, bảo đảm an toàn, tin cậy và
sự thành công của các giao dịch điện tử cũng như ứng dụng CNTT&VT. Nhu cầu về

công nghệ và dịch vụ, BM&ATTT vì thế cũng tăng lên nhanh chóng.
Song song với việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông, cần
xây dựng và triển khai các giải pháp và phương tiện bảo mật và an toàn thông tin đồ ng
thời phải coi đây như là một điều kiện tiên quyết để các hệ thống CNTT&VT hoạt
động an toàn và tin cậy. Nội dung các vấn đề bảo mật và an toàn thông tin rất đa dạng
và phức tạp, công nghệ và giải pháp bảo mật và an toàn thông tin được xây dựng dựa
trên nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
Với nhu cầ u lớ n như vâ ̣y nhưng hiện nay

thị trường các công nghệ, dịch vụ

BM&ATTT ở nước ta (lĩnh vực Kinh tế - xã hội) còn ở giai đoạn ban đầu và tốc độ
phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế . Các công nghệ BM&ATTT chủ yếu là
của một số công ty nước ngoài và được nhập trực tiếp vào Vệt Nam và chưa đáp ứng
được nhu cầu BM&ATTT cho các mục đích khác nhau. Các công nghệ nội địa còn đơn
giản, chủng loại chưa phong phú và chưa có các cơ chế hỗ trợ cụ thể của nhà nước

.

Hiê ̣n nay , nhiều công nghệ trong lĩnh vực BM&ATTT, đặc biệt là công nghệ - giải
pháp mật mã được coi là những công nghệ đặc biệt, mang tính “lưỡng dụng” (vừa sử
dụng cho mục đích quân sự, vừa sử dụng cho mục đích dân sự) nên luôn có những
chính sách quản lý đặc biệt và việc xuất nhập khẩu công nghệ này phải tuân theo một
số các điều ước quốc tế liên quan. Công nghệ BM&ATTT vừa mang đă ̣c điể m chung
của loại công nghệ tiên tiến vừa có những đặc thù riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh

4


giá các yếu tố tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ và đề xuất những giải

pháp về chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực BM&ATTT là hết sức thiết thực trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Công nghệ BM& ATTT là loại công nghệ cao, công nghệ lưỡng dụng (đươ ̣c coi là
loại “vũ khí”) nên nhiều nước trên thế giới có chính sách quan tâm quản lý, đă ̣c biê ̣t đố i
với các hoa ̣t đô ̣ng xuấ t , nhâ ̣p khẩ u công nghê .̣ Hoạt động chuyể n giao công nghê ̣ trong
lĩnh vực BM&ATTT được thể chế hóa qua hê ̣ thố ng văn bản pháp luâ ̣t có liên quan
như Luâ ̣t kiể m soát xuấ t nhâ ̣p khẩ u
Luâ ̣t về giao dich
̣ điê ̣n tử

(Mỹ, Canada), Luâ ̣t chữ ký số (Mỹ, Hàn Quốc ),

(Hàn Quốc , Nhâ ̣t Bản ), Luâ ̣t An ninh thông tin

(Nga,

Canada)…. và đã có những thoả ước quốc tế về kiểm soát công nghệ BM&ATTT
(Hiê ̣p ước Wasserna do 33 nước tham gia ký kế t năm 1995 quy đinh
̣ về kiể m soát vũ
khí và công nghệ lưỡng dụng ). Tùy theo điều kiện chính trị , kinh tế mà các nước tr ên
thế giới có chiń h sách quản lý khác nhau đố i với hoa ̣t đô ̣ng

chuyển giao công nghệ,

mua bán sản phẩm BM&ATTT.
Ở Việt Nam, vấ n đề quản lý và đinh
̣ hướng hoa ̣t đô ̣ng BM

&ATTT nói chung đã


đươ ̣c thực hiê ̣n thông qua mô ̣t số các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t của Nhà nước. Hoạt
đô ̣ng chuyể n giao công nghê ̣, mua bán sản phẩ m BM&ATTT trong đó có các sản phẩm
mâ ̣t mã đã phát triển trong thời gian gần đây . Thị trường công nghệ BM &ATTT đã
hình thành và bước đầu có tá c đô ̣ng hỗ trơ ̣ cho các hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao công nghê ̣ .
Đã có một số đề tài nghiên cứu khảo sát hiện trạng hoạt động BM&ATTT khu vực
kinh tế - xã hội ở Việt Nam và một số đề tài về xây dựng các tiêu chuẩn bảo mật, an
toàn hệ thống thông tin, tiêu chuẩn mật mã… Tuy nhiên, chính sách của Nhà nước đối
với chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này hầu như chưa có đề tài nghiên cứu nào
đề cập đến. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động tới hoạt động chuyển
giao công nghệ trong lĩnh vực BM&ATTT, đặc biệt là nghiên cứu nhận dạng các yếu
tố gây cản trở và đề ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này là chủ đề
hoàn toàn mới ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu

5


- Xác định và đánh giá các yếu tố chính tác động tới hoạt động chuyển giao công
nghệ BM&ATTT ở Việt Nam, đă ̣c biê ̣t là các yế u tố gây ha ̣n chế sự phát triể n của hoa ̣t
đô ̣ng này.
- Đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công
nghệ BM&ATTT .
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu của Đề tài là từ năm 2000, sau khi Luật Khoa học và
Công nghệ được ban hành. Đây cũng là thời điểm các hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm
bí mật, an toàn thông tin cho hệ thống công nghệ thông tin, các hoạt động giao dịch điện
tử bắ t đầ u đươ ̣c triể n khai ở quy mô rô ̣ng trong nhiề u ngành kinh tế - kỹ thuật.
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT trên
lãnh thổ Việt Nam. Chủ yếu xem xét các hoạt động chuyển giao công nghệ mang tính

chấ t thi ̣trường ( thông qua mua - bán công nghệ) trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
5. Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát của Đề tài là

nhân tố tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ

BM&ATTT tại Việt Nam, bao gồm :
- Các tổ chức chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao công nghệ, các tổ chức dịch vụ
chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

(các chủ thể tham gia thị trường công nghệ

BM&ATTT)
- Các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia xây dựng và ban hành chính sách về
chuyển giao công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ
Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bô ̣ Công An…).
- Hệ thống chính sách liên quan tới chuyể n giao công nghê ̣

trong lĩnh vực

BM&ATTT của Việt Nam.
6. Vấn đề nghiên cứu
- Những yếu tố nào tác động chính đến hoạt động chuyển giao công nghệ
BM&ATTT ở Việt nam và tác động như thế nào? (hay họat động chuyển giao công
nghệ diễn ra như thế nào?)

6


- Cần giải pháp gì để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT ở Việt

Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
7. 1 Các yếu tố tác động chính tới hoạt động Chuyển giao công nghê ̣
BM&ATTT
- Chính sách của nhà nước và hê ̣ thố ng các công cu ̣ quản lý như ti

êu chuẩn, quy

chuẩn và đánh giá, kiểm định có tác dụng định hướng cho hoạt động chuyển giao công
nghệ BM&ATTT.
- Nhâ ̣n thức và t rình độ nguồn nhân lực an toàn thông tin nơi tiếp nhận công nghê ̣
đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chuyể n giao công nghê ̣.
- Tính chất đặc thù của công nghệ bảo mật và an toàn thông tin đươ ̣c phát huy qua
cơ chế chuyể n giao công nghê ̣ lưỡ ng du ̣ng.

7. 2 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Chuyển giao công nghê ̣ BM&ATTT
- Tăng cường sự đinh
̣ hướng của Nhà nước đố i với hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao công
nghê ̣ thông qua viê ̣c hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng tiêu chuẩ n , quy chuẩ n và kiể m định, đánh giá
công nghê ̣ BM&ATTT.
- Có chính sách thúc đẩy đào tạo nhân lực về An toàn thông tin song hành cùng
chiế n lươ ̣c đào ta ̣o nhân lực về CNTT nhằ m nâng cao năng lực công nghê ̣ của các tổ
chức tiế p nhâ ̣n công nghê ̣.
- Xây dựng cơ chế chuyể n giao công nghê ̣ lưỡng du ̣ng nhằ m phát huy tiề m lực công
nghê ̣ BM&ATTT kinh tế – xã hội. phục vụ cho lĩnh vực an ninh - quố c phòng.
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
Đề tài sử du ̣ng phương pháp phân tić h và tổ

ng hơ ̣p để xử lý các vấ n đề đã nêu


trong nô ̣i dung đề tài.
- Vâ ̣n dụng lý thuyết hệ thống để phân tích, đánh giá về hiê ̣n tra ̣ng hoạt động và rút
ra đă ̣c điể m của chuyể n giao công nghê ̣ BM&ATTT ở Viê ̣t Nam.

7


- Thu thập, xử lý thông tin qua các văn bản pháp lý, báo cáo hội thảo, số liệu thống
kê; Lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình đánh giá hiện trạng và khuyến nghị (phỏng
vấn sâu) nhằ m tìm kiế m các luâ ̣n cứ chứng minh cho giả thuyế t đã nêu .
- Kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan và n ghiên cứu kinh
nghiệm nước ngoài.
9. Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm có Phần mở đầu, 03 chương nội dung, phần Kết luận và Phụ lục.
Phần mở đầu của Luận văn giới thiệu các thông tin chính liên quan tới đề tài nghiên
cứu (gồm 9 mục).
Nô ̣i dung Luâ ̣n văn gồ m 03 chương:
- Chương 1: Phân tích các cơ sở lý luận của hoạt động chuyển giao công nghệ
BM&ATTT, bao gồm các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực công nghệ và chuyển giao
công nghệ BM &ATTT. Khái quát về lý thuyết hệ thố ng đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng để nghiên cứu
về hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao công nghê ̣ BM &ATTT
- Chương 2: Phân tić h, đánh giá hoa ̣t động chuyển giao công nghệ BM &ATTT của
một số nước trên thế giới và thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng chuyển giao công nghệ BM &ATTT
tại Viê ̣t Nam. Nhận dạng đă ̣c điể m , ưu điể m và ha ̣ n chế của hoa ̣t đô ̣ng này. Phân tích
các yếu tố làm cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTTở Việt nam hiện
nay.
- Chương 3: Đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển của thị trường công nghệ
BM&ATTT Việt nam và đề xuất các nhóm giải pháp chính, bao gồm: Tạo các thiết chế
để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động chuyển giao công nghệ BM &ATTT; Nâng cao
năng lực nhân lực an toàn thông tin của các tổ chức tiế p nhâ ̣n công nghê ̣ ; Xây dựng cơ

chế chuyển giao công nghệ lưỡng dụng nhằm tăng hiệu quả và thúc đẩy phát triển công
nghệ nội sinh.
Phần Kết luận đánh giá khái quát về nội dung và kết quả thực hiện của đề tài đồng
thời cũng chỉ ra một số hướng nghiên cứu có thể tiếp tục triển khai từ đề tài này.

8


CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ BM&ATTT
Để xây dựng luận cứ lý thuyết làm cơ sở giải quyết vấn đề nghiên cứu của Đề
tài, trong chương này chú ng ta sẽ phân tích 03 nội dung chính: Khái niệm cơ bản trong
lĩnh vực chuyển giao công nghệ BM&ATTT; Sử du ̣ng lý thuyế t hê ̣ thố ng để nghiên
cứu về hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao công nghê ̣ BM &ATTT và Mô ̣t số đă ̣c điể m cơ bản của
hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT.
1.1 Các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực chuyể n giao

công nghê ̣

BM&ATTT
1.1.1. Công nghê ̣ và chuyển giao công nghê ̣
Thuật ngữ "công nghệ" xuất phát từ tiế ng Hy Lạp "Techne" có nghĩa là một nghệ
thuật hay kỹ năng, và "logia" có nghĩa là một khoa học, hay sự nghiên cứu.
Bản thân “công nghệ” là một khái niệm phức tạp với nhiều cách hiểu, cách định
nghĩa khác nhau. Do vậy, người ta có thể đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau cho
khái niệm này tùy thuộc vào lĩnh vực, bối cảnh mà nó được sử dụng, nhắc đến.
Theo tổ chức ESCAP (Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương) thì
công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu
thông tin. Tuy nhiên, khái niệm này chưa đầy đủ và chưa phản ánh hết các thuộc tính
của công nghệ nên sau đó ESCAP mở rộng thêm "Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ

năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản
lý, thông tin…". Theo định nghĩa này, công nghệ không chỉ gắn chặt với quá trình sản
xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực
dịch vụ và quản lý.
Theo định nghĩa của Tổ chức PRODEC (1982), “công nghệ là mọi loại kỹ năng, kiến
thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và
dịch vụ”. Như vậy, bản chất công nghệ là kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp với
mục tiêu để sử dụng trong sản xuất, chế biến và dịch vụ.
Ở Việt Nam, gần đây nhất công nghệ đã được Luật Chuyển giao Công nghệ
định nghĩa một cách cô đọng như sau: "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết
9


kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn
lực thành sản phẩm"[16]. Định nghĩa này thích hợp trong quan hệ chuyển giao công
nghệ hiện nay tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Về nội dung công nghệ, theo quan điểm của Trung tâm Chuyển giao công nghệ
châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) thì bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản đến
đâu cũng bao gồm 4 thành tố có tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra biến đổi mong
muốn:
- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể (Technoware-T) bao gồm mọi phương
tiện vật chất như công cụ, trang bị, máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển, nhà
xưởng. Có thể gọi dạng hàm chứa này là phương tiện kỹ thuật.
- Công nghệ hàm chứa trong con người (Humanware - H) bao gồm mọi năng
lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, tính sáng tạo, sự
khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động… Dạng hàm chứa này gọi là phần
con người của công nghệ.
- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức (Inforware - I) có tổ chức đã được tư
liệu hóa như lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, thông số, công thức bí quyết.
Dạng hàm chứa này gọi là phần thông tin của công nghệ.

- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế (Orgaware - H) tạo nên khung tổ
chức của công nghệ, như phần thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp,
mối liên kết. Dạng hàm chứa này gọi là phần tổ chức của công nghệ [13].
Tóm lại, công nghệ có thể hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết,
phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau (con người, ghi
chép) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số
tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ…) được áp dụng vào môi trường thực tế để
tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ [4].
Mô ̣t số khái niê ̣m liên quan tớ i khái niê ̣m “công nghê ̣” cũng đươ ̣c đinh
̣ nghiã
theo Luâ ̣t chuyể n giao công nghê ̣ , bao gồ m : Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích
luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công
nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm
10


công nghệ; Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao;
có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản
xuất, dịch vụ hiện có; Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt
Nam; Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình
độ công nghệ cùng loại hiện có [4].
Trước khi nói đến khái niệm tiếp theo là “chuyển giao công nghệ” cần phải
phân tích thêm về thuật ngữ “chuyển giao”. Cùng với thuật ngữ này, hiện nay tồn tại
hai cách hiểu chính. Cách thứ nhất, có thể hiểu rằng chuyển giao là một phương
thức mà cá nhân/ tổ chức có được công nghệ hoặc khả năng công nghệ từ một cá
nhân/tổ chức khác [4]. Và như vậy, nó bao gồm bất kỳ hình thái, dạng thức nào
truyền công nghệ từ nơi này sang nơi khác. Cách hiểu thứ hai cho rằng mọi hình thức
truyền công nghệ như vậy không thể coi là “chuyển giao” và chỉ có thể coi là
chuyển giao những gì mất tiền. Trong trường hợp này, “ chuyển giao” phải xảy ra

trong khung cảnh tồn tại người mua và người bán công nghệ. Vì thế, khi xảy ra cả
hai trường hợp mất tiền và không mất tiền để có được công nghệ, có thể được gọi là
“truyền bá” hoặc “phổ biến” thay vì gọi là “chuyển giao”.
Xuất phát từ những cách hiểu này, có thể thấy tồn tại những định nghĩa về
“chuyển giao công nghệ” khác nhau. Chúng ta xem xét một số định

nghĩa đặc trưng

nhất.
Theo UNCTAD (1982) “Chuyển giao công nghệ là việc chuyển giao kiến thức
có hệ thống để sản xuất ra sản phẩm, áp dụng một quy trình hoặc thực hiện một dịch
vụ”. Bản chất là quá trình chuyển giao kiến thức để sản xuất, áp dụng và thực hiện dịch
vụ…
Theo tác giả Nawaz Sharif (1983), “chuyển giao công nghệ thường là cách gọi
việc mua công nghệ mới. Nó thường xảy ra do có sự tồn tại của “người mua” và
“người bán”. Người bán thường được gọi là “người giao” và người mua thường đươ ̣ c
gọi là “người nhận” của quá trình chuyể n giao công nghệ.

11


Theo Luật Chuyển giao Công nghệ , “Chuyển giao công nghệ là chuyển giao
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền
chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ”.
Như vâ ̣y khái niệm về chuyển giao công nghệ được hiể u là quá trình đưa công
nghệ từ môi trường này sang một môi trường khác bằng mọi hình thức khác nhau để
sản xuất ra sản phẩm, thực hiện dịch vụ và cho các mục đích khác. Cách hiểu này sẽ
rộng hơn cách hiểu cho rằng chuyển giao công nghệ thực chất chỉ là việc mua bán công
nghệ (Trần Ngọc Ca.,1988).
Có thể thấy, tùy thuộc vào khái niệm “chuyển giao” mà thuật ngữ “chuyển

giao công nghệ” cũng sẽ có hai cách hiểu chính về bản chất của chuyển giao: Chỉ là
mua bán công nghệ (chuyển giao mất tiền); không chỉ là mua bán công nghệ (bao
gồm cả chuyển giao mất tiền và không mất tiền). Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài
này, chúng ta chủ yếu xem xét các hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua mua
bán công nghệ . Ngoài ra, khái niệm “chuyển giao công nghệ” sẽ có nội dung tùy
thuộc vào cách hiểu thuật ngữ “công nghệ “ đã được quy ước ở trên.
Trên thực tế mô ̣t giao dich
̣ mua bán công nghê ̣ có thể gồ m nhiề u đố i tươ ̣ng khác
nhau, có loại là công nghệ thuần túy , có loại bản thân không phải là công nghệ nhưng
lại hàm chứa công nghệ . Mua bán công nghê ̣ có thể đươ ̣c thương lươ ̣ng trên cơ sở tro ̣n
gói, hoă ̣c riêng cho từng đố i tươ ̣ng.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau
đây: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng
phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ
thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp
lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn
hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp [16].
Phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm: Chuyển giao tài liệu về công
nghệ; Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn
quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ; Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho
bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất

12


lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công
nghệ hoặc phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận [16].
Chuyển giao công nghệ chứa đựng nhiều quan hệ , liên quan tới nhiều lĩnh vực ,
bao gồm nhiều loại , diễn ra trên nhiều hình thức… bởi vậy phải kết hợp từ nhiều góc
độ để có được cái nhìn toàn diện.

Khác với hàng hóa thông thường “hàng hoá” công nghệ có một số đặc trưng
sau:
- Độ tin cậy của hàng hóa công nghệ không cao bởi người ta không thể sờ mó và
không dễ nhận biết trực tiếp các thuộc tính của công nghệ. Bản thân con người, tài liệu,
thiết bị cũng là các "vật mang" khá bí ẩn. Giá trị sử dụng hàng hóa công nghệ chỉ thực
sự bộc lộ trong quá trình sử dụng để ta ̣o ra các sản phẩm và dịch vụ . Việc thực hiện giá
trị sử dụng của hàng hóa công nghệ phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận và môi trường ,
điều kiện tương ứng của bên mua.
- Liên quan tới tính chất trên là tồn tại sự bất bình đẳng khá lớn về thông tin
giữa người mua và người bán hàng hóa công nghệ. Trong khi người bán biết rõ hàng
hóa của mình thì người mua thường có rất ít thông tin về chất lượng của hàng hóa được
mang trao đổi . Mặt khác , người bán cũng khó biết được người mua có giữ cam kết
trong hợp đồng sau khi đã làm chủ được tri thức hay không

[12]. Đặc điểm này cần

đươ ̣c lưu ý khi phân tić h chuyể n giao công nghê ̣ BM&ATTT.
- Người có hàng hóa công nghệ dễ bị tổn thương về mặt sở hữu và lợi ích . Giao
dịch hàng hóa thông thường là sự chuyển nhượng quyền sở hữu sản phẩm

. Trái lại,

trong giao dịch hàng hóa công nghệ, phần lớn không phát sinh sự chuyển nhượng
quyền sử dụng công nghệ . Theo đó , sau khi bên mua có được quyền sử dụng công
nghệ, bên bán ngoài việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng công nghệ cho bên mua hoặc
cấp cho bên mua giấy phép, vẫn có quyền sử dụng và tiếp tục chuyển nhượng công
nghệ đó cho đối tác khác.
- Khó khăn trong định giá bán và thỏa thuận giá cả đối với hàng hóa công nghệ .
Do độ tin cậy thấp, bất bình đẳng về thông tin, tính rủi ro trong sử dụng cao… nên giá
trị sử dụng của hàng hóa công nghệ thường là ẩn số.


13


- Việc giao dịch hàng hóa công nghệ thường phải xác định rõ ràng quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên dưới hình thức hợp đồng do tính phức tạp của giao dịch

. Cùng

với việc chuyển nhượng hàng hóa công nghệ còn nhiều khoản mục phải cung cấp có
liên quan như dịch vụ tư vấn công nghệ, đào tạo, huấn luyện nhân viên.
1.1.2 Công nghê ̣ và chuyển giao công nghệ BM&ATTT
Bảo mật và An toàn thông tin đươ ̣c hiể u bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp
vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch
vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ
thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống
thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin
cậy. An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ
liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng [7].
Bảo mật và an toàn thông tin được đặt ra gần như cùng với sự ra đời của mạng
máy tiń h và các hệ thống thông tin . Hiê ̣n nay, đây là lĩnh vực đang được quan tâm đặc
biệt do việc ứng dụng rộng rãi công nghê ̣ thông tin

- viễn thông trong mo ̣i hoạt động

của xã hội. Vấn đề bảo mật và an toàn hê ̣ thố ng thông tin đòi hỏi nghiên cứu sử dụng
một loạt các công nghệ . Chúng ta có thể tìm hiểu một số lớp công nghệ chính:
- Công nghệ mật mã: Công nghệ mật mã là nền tảng của tất cả các công nghệ
bảo vệ thông tin và cung cấp các dịch vụ cơ bản: bí mật, toàn vẹn dữ liệu, xác thực dữ
liệu, xác thực người dùng và chống chối bỏ. Các thành tựu về mật mã học được đưa

vào ứng dụng có thể kể đến: Mật mã khoá đối xứng với các nghiên cứu về mã khối, mã
dòng đã được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực CNTT&VT; Mật mã
khoá công khai đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đồng thời thường xuyên được
nghiên cứu, nâng cấp và hoàn thiện. Ngoài ra, các nghiên cứu về giao thức thiết lập
khoá, chương trình ứng dụng mật mã, và công nghệ phân tích độ bền vững đối với mật
mã ứng dụng (độ an toàn thực tế) cũng được quan tâm nhiều.
- Công nghệ chứng thực: Công nghệ Cơ sở ha ̣ tầ ng khóa công khai (PKI). Công
nghệ PKI cung cấp khoá công khai để đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn của thông tin và
xác thực người sử dụng . Cơ sở ha ̣ tầ ng khóa công khai là tâ ̣p hơ ̣p các vấn đề về chính

14


sách, tổ chức và công nghê .̣ Hiê ̣n nay, Công nghệ PKI đã có thể sử dụng phương pháp
chứng thực sinh trắc học để xác thực người dùng thông qua hệ thống tự động trao đổi,
phân phối khóa và chứng thực người quản lý hợp lệ. Phương pháp này giúp xác nhận
người dùng về việc sử dụng khóa bí mật một cách thuận tiện ở mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài ra, hệ thống công nghệ dựa trên cấu trúc khoá công khai cũng được phát
triển cùng với các sản phẩm được liên kết với lĩnh vực dịch vụ ứng dụng nhằm tăng
cường chức năng Ủy quyền chứng thực (Validation Authority), chức năng khôi phục
khóa, tăng cường sử dụng thẻ thông minh và chấp nhận các dịch vụ bảo mật, chấp nhận
phương thức mật mã đường cong eliptic trong thuật toán chữ ký số, tích hợp công nghệ
không dây vào các sản phẩm chứng thực, xây dựng hệ thống PKI quốc gia.
- Công nghệ sinh trắc học: Công nghệ sinh trắc học được dùng để đo các đặc
điểm vật lý, đặc điểm hành vi của con người bằng thiết bị tự động và sử dụng công cụ
đo lường để xác định các cá nhân, phản chiếu thông tin nhận được từ một phần của cơ
thể hoặc từ các đặc điểm hành vi cá nhân. Công nghệ này có một lợi thế là không có
rủi ro khi cho thuê (nhượng) mật khẩu hoặc thẻ định danh cá nhân (ID) cho người
khác, hoặc làm mất, chiếm đoạt hay sao chép chúng. Hiện tại, các đặc trưng về khuôn
mặt (face), vân tay và mống mắt (iris) đã được đưa vào sử dụng, một số công nghệ

như: mạch máu mu bàn tay, DNA, dáng điệu (gait)… cũng đang được thúc đẩy phát
triển. Xu hướng hiện nay là kết hợp công nghệ “đa sinh trắc học” với công nghệ “ đơn
sinh trắc học” và việc kết hợp công nghệ này vào thẻ thông minh đang được phát triển.
Các vấn đề về tiêu chuẩn hóa quá trình xử lý, truyền và lưu trữ thông tin sinh trắc vẫn
đang được đầu tư nghiên cứu.
- Công nghệ bảo vệ hệ thống và mạng (công nghệ chống xâm nhập máy tính
hoặc dịch vụ): Công nghệ bảo vệ hệ thống và mạng được dùng để bảo vệ máy tính và
thông tin của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm chống lại các hành động trái phép như:
giả mạo, thay thế, tiết lộ, xâm nhập vào những thông tin được truyền đi qua mạng
truyền thông như Internet. Các lĩnh vực chính của công nghệ này là bảo mật máy tính
và máy chủ dựa trên hệ thống firewall, phát hiện xâm nhập, phát hiện và quản lý xâm
nhập. Lĩnh vực phát triển công nghệ này bao gồm cả phát hiện virus, kiểm soát truy
nhập dịch vụ, kiể m soát truy câ ̣p máy chủ , công nghệ mật mã, an toàn hê ̣ điề u hành ,
15


các công cụ phân tích nhược điểm, tường lửa và tích hợp các giải pháp bảo mật. Bảo
mật máy tính là một vấn đề nóng bỏng và được quan tâm một cách đặc biệt, trong đó
bảo mật máy chủ, máy trạm cũng đang được phát triển. Công nghệ phòng chống xâm
nhập cũng là một hướng lớn đang được đầu tư phát triển.
- Công nghệ bảo mật mạng: Công nghệ bảo mật mạng là công nghệ cải tiến tính
ổn định, an toàn của hệ thống mạng nhằm chống lại các hành động trái phép như: giả
mạo, thay thế, tiết lộ, xâm nhập vào những thông tin được truyền đi qua môi trường
mạng (như Internet).
- Một số công nghệ chủ chốt bảo đảm an toàn (bảo mật) đường truyền đó là:
Bảo mật tầng IP (IPSec); Bảo mật tầng dữ liệu giao vận (TLS security) - được kiến
trúc bảo mật cho tầng truyền dữ liệu Multicast; Công nghệ bảo mật các dịch vụ không
dây nhằm phát hiện và ngăn chặn xâm nhập; các kiến trúc quản lý bảo mật kết hợp,
bảo mật mạng thế hệ mới (next-generation network). Các giao thức, công cụ bảo mật
được phát triển để đưa vào bảo mật giao dịch như giao thức HTTPS (HTTP/TLS

được sử dụng để đảm bảo an toàn cho các dịch vụ web). Các trình duyệt web cũng hỗ
trợ SSL v2.0, SSL v3.0 và TLS v1.0 và gần đây là truyền ID, mật khẩu được mã hóa .
Ngoài ra một số công nghệ ứng dụng như OpenSSL, Plannet SSL và PowerTCP SSL
cũng liên tục đươ ̣c hoàn chỉnh, cải tiến để triển khai trong thực tế.
- Công nghệ bảo vệ dịch vụ ứng dụng trong bộ phận cộng đồng: Để tiến hành,
triển khai các hoạt động với dữ liệu điện tử, rất nhiều thông tin quản trị và thông tin cá
nhân được truyền đi qua Internet, do đó việc bảo đảm tính tin cậy của quá trình xử lý
và bảo đảm an toàn cho dữ liệu điện tử bao gồm: xác nhận người dùng, bảo vệ thông
tin và bảo vệ bí mật riêng tư là rất cần thiết. Việc phát triển áp dụng công nghệ trong
lĩnh vực này nhằm đưa ra các dịch vụ cung cấp dữ liệu và thông tin cho công việc
mang tính cộng đồng, như sử dụng thẻ tín dụng, tiền tệ điện tử. Những công nghê ̣ phức
tạp như công nghệ chữ ký số và công nghệ mật mã đảm bảo an toàn cho dữ liệu cũng
đang được phát triển. Ở nhiều nước, “Bầu cử điện tử” đã xuất hiện với việc sử dụng
loại màn hình cảm ứng (touch screen) kèm thẻ RF (Radio Frequency) để kiểm chứng
khi thực hiện bầu cử qua Internet.

16


Các công nghệ bảo vệ dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực văn phòng và công
nghệ bảo vệ dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung như bảo mật
thư điện tử, bảo vệ dữ liệu số và bảo mật mạng gia đình (home network) [11].
Ngoài ra, còn mô ̣t khu vực quan tro ̣ng là công nghê ̣ chuyên du ̣ng để bảo mâ ̣t
thông tin trên các hê ̣ thố ng công nghê ̣ thông tin - viễn thông như:
Công nghệ bảo mật thông tin FAX: FAX là loại hình trao đổi thông tin rất phổ
biến trong thời gian vừa qua , được sử dụng cả trong khu vực thông tin bí mật nhà
nước Nhà nước cũng như khu vực dân sự.
Công nghệ bảo mật thông tin thoại: Do tính đa dạng và phổ biế n của các loại
hình thông tin thoại, có thể nói đây là lĩnh vực được tập trung đầu tư nghiên cứu. Các
mạng thông tin thoại phổ dụng trong cuộc sống xã hội hiện đại có thể kể đến gồm có:

Mạng thông tin liên lạc thoại cố định (mạng PSTN); Mạng thông tin liên lạc thoại di
động (GSM, CDMA, WiMax); Mạng thông tin thoại trên nền mạng máy tính (VoIP).
Công nghệ bảo mật VoIP: Hình thức liên lạc VoIP (liên la ̣c thoa ̣i trên nề n giao
thức Internet) sẽ ngày càng phổ biến do xu hướng chuyển đổi liên la ̣c thoa ̣i sang nền
công nghệ IP (giao thức Internet ), vì vậy nhu cầu cô ng nghê ̣ bảo mâ ̣t VoIP sẽ tăng
cao trong thời gian tới.
Bảo mật thông tin vệ tinh: Kênh thông tin vệ tinh là một trục thông tin quan
trọng trong mạng thông tin quốc gia. Các thông tin truyền dẫn trên mạng thông tin vệ
tinh (VINASAT) đều dựa trên nền tảng truyền thông là mạng dữ liệu IP. Do vậy, bảo
mật thông tin trên mạng VINASAT phải là sự kết hợp các kết quả nghiên cứu bảo mật
các loại hình liên lạc đã có và phát triển lên một bước mới.
Công nghê ̣ bảo mật thông tin cho hê ̣ thố ng liên lạc không dây như liên lạc bộ
đàm sóng ngắn, sóng cực ngắn tuy không phổ biế n cũng đươ ̣c quan tâm.
Như vậy, công nghệ bảo mật và an toàn thông tin rấ t đa da ̣ng và phong phú ,
luôn được phát triển, đổi mới gắ n liề n với sự phát triể n của công nghê ̣ thông tin và
viễn thông để đảm bảo an toàn các dịch vụ triển khai trên hệ thống thông tin.
Trong khuôn khổ Đề tài này, Công nghê ̣ BM &ATTT được hiể u một cách cụ thể
hơn “là những giải pháp , quy trình, bí quyết kỹ thuật về bảo mật và an toàn thông tin
17


được tích hợp trong các sản phẩm , dịch vụ (công cụ , phương tiê ̣n) nhằ m thực hiê ̣n
chức năng bảo đảm an toàn thông tin và các hê ̣ thố ng thông tin

(biến đổi các nguồn

lực thành sản phẩm thực hiện chức năng an toàn thông tin).
Công nghệ mật mã là mô ̣t thành phần quan trọng trong công nghệ BM &ATTT
thực hiê ̣n chức năng bảo đảm an toàn và bảo mật cho hệ thống thông tin. Đây là một
công cụ hiệu quả bảo đảm tính bí mật, tính sẵn sàng, tính toàn vẹn, tính không thể chối

bỏ của thông tin. Bởi vậy, các đặc tính của công nghệ mật mã sẽ có tác

đô ̣ng quan

trọng trong chuyển giao công nghệ BM&ATTT nói chung.
Với khái niê ̣m Công nghê ̣ bảo mật và an toàn thông tin nêu ở trên , khái niệm
Chuyển giao công nghệ Bảo mật và an toàn thông tin được định nghĩa là chuyển giao
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ BM&ATTT từ bên
có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ”. Chuyể n giao công nghê ̣
BM&ATTT đươ ̣c hiể u là các hoa ̣t đô ̣ng mua bán

, chuyể n giao công nghê ̣ đ ược hàm

chứa trong các sản phẩ m BM &ATTT hoă ̣c thông qua các dich
̣ vu ̣ BM &ATTT. Đặc
biê ̣t, vấ n đề chuyể n giao công nghê ̣ thông qua các dich
̣ vu ̣ BM &ATTT là một điểm cần
lưu ý khi dự báo về sự phá t triể n thị trường công nghệ BM &ATTT của Viê ̣t Nam
trong thời gian tới.
Ở đây chúng ta chủ yếu xem xét h oạt động chuyển giao công nghệ BM &ATTT
ở Việt Nam thực hiện

theo cơ chế thi ̣trường (thông qua hoa ̣t đô ̣ng mua bán công

nghê ̣) trong liñ h vực kinh tế - xã hội.
1.2 Lý thuyết hệ thống

trong phân tích các

hoạt động chuyển giao công


nghê ̣ BM&ATTT.
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghê ̣ BM&ATTT
cũng chính là xây dựng một chính sách tác động tới hoạt động này phù hợp với hoàn
cảnh, thời điểm và chủ trương chung của N hà nước. Có nhiều phương pháp để nghiên
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, hoạt động chuyển giao công nghệ chứa đựng nhiều quan
hệ, liên quan tới nhiều lĩnh vực, bao gồm nhiều loại, diễn ra trên nhiều hình thức… do
đó tiếp cận theo lý thuyết hệ thống là một phương pháp phù hợp, khoa học để phân tích
chính sách cũng như các hoạt động trong lĩnh vực này.

18


1.2.1 Khái niệm cơ bản trong lý thuyết hệ thống
Để nắm vững và áp dụng lý thuyết hệ thống vào vấn đề phân tích hoạt động
chuyển giao công nghệ BM&ATTT, chúng ta cần xem xét một số khái niệm chính
trong lý thuyết hệ thống như:
Hệ thống: là một tập hợp các phần tử có liên hệ tương tác nhằm thực hiện một
mục tiêu định trước trong môi trường xác định.
Cấu trúc của hệ thống (tĩnh học hệ thống) gồm: Chức năng, phần tử, trạng thái,
hành vi của hệ thống, cách thức liên hệ giữa các phần tử trong hệ thống và môi trường
của hệ thống.
Trạng thái của hệ thống tại một thời điểm xác định là một tập hợp các phần tử
trong mối liên hệ qua lại với nhau và với môi trường. Bất cứ sự thay đổi trạng thái nào
của một phần tử đều dẫn tới sự thay đổi trạng thái của hệ thống.
Mục tiêu của hệ thống là sản phẩm mà hệ thống cần tạo ra và p hương tiê ̣n của
hê ̣ thố ng là công cụ để thực hiện mục tiêu đó [8].
Với tầm quan trọng của hoạt động chuyển giao công nghệ, lý thuyết hệ thống
thực sự là một công cụ hữu hiệu, giúp cho quá trình đánh giá và tác động vào chuyển
giao công nghệ một cách khoa học. Sở dĩ như vậy vì:

Thứ nhất, nhờ phương pháp hệ thống có thể xác định thành phần, sắp xếp cấu
trúc, chức năng của hệ thống hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT, định
hướng chúng trong việc giải quyết các vấn đề do khoa học và thực tiễn đặt ra. Trong
việc xây dựng các hệ thống hoạt động chuyển giao công nghệ cần phải xác định thành
phần của hệ thống, chú ý đến các yếu tố chủ đạo, tính đến sự thay đổi của các yếu tố và
mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng. Cần phải tạo ra sự tác động đồng bộ, có phối
hợp, có tổ chức của các yếu tố.
Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, không chỉ tính đến những tác động qua
lại của các yếu tố bên trong hệ thống mà còn tính đến những tác động từ bên ngoài, từ
môi trường. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra khi phân tić h hoạt động chuyển giao công nghệ
là cần phải nghiên cứu hệ thống trong tổng thể các yếu tố tác động đến nó, tức là trong
môi trường. Chính vì vậy, cách tiếp cận tổng thể mà phương pháp hệ thống mang lại có
19


ý nghĩa quan trọng. Thực tiễn chứng minh rằng, nếu biết tổ chức, phối hợp, liên kết các
yếu tố một cách tốt nhất và thiết lập một cách hợp lý nhất với môi trường thì sẽ tạo ra
sự phát triển cao. Ngược lại, nếu không làm được điều đó thì sẽ không tạo được sức
mạnh chung của toàn bô ̣ hệ thống và cũng hạn chế khả năng phát triển của các yếu tố.
Trong từng hệ thống mỗi yếu tố đều thực hiện một chức năng nhất định nhưng
cùng hướng tới việc thực hiện chức năng chung, nên các chủ thể tham gia hoạt động
chuyể n giao công nghê ̣ cần phải xác định chức năng riêng của từng yếu tố, và cần phải
có biện pháp phối hợp các chức năng với nhau để tạo ra sự hoạt động cân đối, nhịp
nhàng của toàn bộ hệ thống.
Thứ hai, lý thuyết hệ thống còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác
định mục tiêu, hoạch định và thực hiện các chương trình cũng như tiếp nhận giải pháp.
Mỗi hệ thống đều có mục tiêu tổng thể và các mục tiêu riêng của từng yếu tố. Xuất
phát từ mục tiêu tổng thể, người ta chú ý đến các yếu tố cấu thành hệ thống, đến cách
thức phối hợp vận hành của các yếu tố, đến các nguồn lực mà hệ thống có thể sử dụng,
đến môi trường mà hệ thố ng đó tồn tại. Việc hoạch định hệ thống các chính sách cần

phải thống nhất với việc tổ chức thực hiện, tức là với các giải pháp, biện pháp thực
hiện trong thực tiễn.
Thứ ba, lý thuyết hệ thống có vai trò to lớn trong việc xác định và sử dụng
nguồn lực. Phương pháp hệ thống đòi hỏi phân tích hệ thống theo mục tiêu tổng thể,
xác định cấu trúc, chức năng của hệ thống và mối quan hệ giữa hệ thống với môi
trường gắn liền với việc phân tích các nguồn lực. Nguồn lực là tất cả các yếu tố và
phương tiện mà hệ thống có thể sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Chẳng hạn,
trong hệ thống hoạt động chuyển giao công nghệ, có thể chia nguồn lực ra thành: tin
lực, vật lực, tài lực và nhân lực. Chính vì nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng cho
nên các chủ thể tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ phải đặc biệt chú ý đến việc
sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhất [8].
Như vậy, phương pháp hệ thống thực hiện vai trò là công cụ phương pháp luận
hữu hiệu trong hoạt động thực tiễn nói chung, trong hoạt động chuyển giao công nghệ
nói riêng. Việc áp dụng phương pháp hệ thống có tác dụng nhận dạng các yếu tố tích

20


cực và các yếu tố còn hạn chế trong hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT, từ
đó đề ra các giải pháp hữu hiệu để tác động một cách hiệu quả, nhằm thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động này.
1.2.2 Vận dụng lý thuyế t hệ thống để nghiên cứu hoạt động chuyển giao công
nghê ̣ BM&ATTT.
Hoạt động chuyển giao công nghệ BM &ATTT đươ ̣c coi như một hệ thống có
nhiều phần tử tham gia như: Đối tượng được chuyển giao; Bên chuyển giao; Bên nhận
chuyển giao; Môi trường hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao với hê ̣ thố ng các văn b

ản quy đinh
̣


của N hà nước , các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ (các tổ chức trung
gian)...Hoạt động của mỗi phần tử này chịu tác động trong mối liên hệ với nhiều phầ n
tử khác. Hệ thống chuyể n giao công nghê ̣ BM &ATTT hướng tới mục tiêu tăng cường
ứng dụng công nghệ BM&ATTT trong các hoa ̣t đô ̣ng kinh tế - xã hội.
Sau đây chúng ta phân tích về một số phầ n tử chính tham gia hê ̣ thố ng chuyể n
giao công nghê ̣ BM&ATTT .
a. Đối tượng chuyển giao công nghệ BM&ATTT
Mô ̣t số đă ̣c điể m của công nghê ̣ BM &ATTT có ảnh hưởng tới các mố i quan hê ̣
trong hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao công nghê :̣
- Công nghê ̣ BM &ATTT luôn phát triể n song hành với sự phát triển của lĩnh
vực công nghệ thông tin - truyền thông (công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiê ̣p
viễn thông), gắn liền với sự phát triển của các loại hình thông tin liên lạc. Sự phát triển
của công nghệ thông tin - viễn thông hế t sức đa da ̣ng , phong phú , bởi vâ ̣y công nghê ̣
BM&ATTT cũng rấ t đa da ̣ng . Trong giai đoa ̣n phát triể n ma ̣nh mẽ của khoa ho ̣c - công
nghê ̣ hiê ̣n nay, công nghệ BM&ATTT thường được tích hợp cùng công nghệ thông tin
- viễn thông.
- Công nghệ BM&ATTT là loại công nghệ cao (có hàm lượng cao về nghiên
cứu khoa ho ̣c và phát triể n công nghê ̣ ), được đổi mới liên tục và thường mang tính hệ
thống. Hình thức thể hiện của công nghê ̣ có thể là phần cứng , phần mềm hoặc kết hợp
cả phần cứng và phần mềm, đươ ̣c hàm chứa trong sản phẩm/dịch vụ. Thành phần công
nghệ (tri thức) trong các sản phẩm BM & ATTT thường có tỷ trọng cao nên đầ u tư cho
21


quá trình nghiên cứu - triể n khai rấ t lớn trong khi đố i tươ ̣ng nh ận chuyển giao hạn chế ,
dẫn đế n công nghê ̣ thường có giá thành cao và mang tính riêng biệt của từng hãng sản
xuất.
Sản phẩm BM&ATTT thế hệ mới thường bao hàm cả phần cứng và phần mềm ,
trong đó phần mềm ( phầ n mề m máy tin
́ h ) sẽ quyết định chức năng của sản phẩm . Các

chức năng này có thể đươ ̣c thực hiê ̣n trên các nề n phầ n cứng khác nhau . Cho nên trong
nhiề u trường hơ ̣p chuyể n giao công nghê ̣ , chỉ cầ n nhâ ̣n chuyển giao toàn bộ hay một
phần của chương trình phần mềm mà không cầ n chuyển giao phần cứng (ví dụ, thiết bị
mật mã có thể chỉ chuyển giao phần mề m là thuật toán mã và thuâ ̣t toán trao đổi
khoá).
- Một số công nghệ cốt lõi trong lĩnh vực này ( ví dụ công nghệ mật mã) được
coi là loại công nghệ “lưỡng dụng” - tức là sử dụng cho cả mục đích quân sự và mục
đích dân sự, nên mang đặc điểm của công nghệ lưỡng dụng . Ngoài các quy định của
từng quố c gia , việc chuyển giao công nghê ̣ lưỡng du ̣ng giữa các quốc gia chịu sự ràng
buộc về luật pháp quốc tế.
- Công nghệ BM&ATTT có chức năng bảo đảm an ninh , an toàn của hê ̣ thố ng
thông tin nên luôn phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về chất lượng

, tính an toàn để

bảo đảm quyền lợi của bên nhận chuyển giao và sử dụng . Công nghệ này phải tuân thủ
chă ̣t chẽ các quy định về tiêu chuẩn , quy chuẩ n kỹ thuâ ̣ t, quản lý chất lượng của N hà
nước.
- Viê ̣c tiế p nhâ ̣n và sử du ̣ng hiê ̣u quả công nghê ̣ BM

&ATTT không chỉ phu ̣

thuô ̣c vào các nô ̣i dung mang tính kỹ thuâ ̣t đươ ̣c chuyể n giao mà còn ph ụ thuộc rất lớn
vào các quy định về quản lý , nghiê ̣p vu ̣ liên quan tới quá trin
̀ h vâ ̣n hành , sử du ̣ng công
nghê ̣ (ví dụ nghiệp vụ sử dụng khóa mã trong công nghệ mật mã ). Bởi vâ ̣y những nô ̣i
dung liên này cũng phải đươ ̣c chú

trọng khi xem xét


, đánh giá về công nghê ̣

BM&ATTT.

b. Bên nhận công nghê ̣ BM&ATTT
22


Tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao công nghê ̣ với tư cách là bên nhâ ̣n công
nghê ̣ bao gồ m các cơ quan N hà nước và doanh nghiệp , tâ ̣p đoàn kinh tế lớ n. Doanh
nghiê ̣p Viê ̣t Nam thường ít đầ u tư lớn cho nghiên cứu- triể n khai, bởi vâ ̣y đa số đóng
vai trò của người sử du ̣ng công nghê ̣ hơn là người ta ̣o ra công nghê ̣

. Nhu cầ u công

nghê ̣ chủ yế u tâ ̣p trung vào công nghê ̣ hoà n chin
̉ h, công nghê ̣ quy trin
̀ h trong đó thiế t
bị chiếm vị trí trung tâm . Bên ca ̣nh đó , nhu cầ u về dịch vụ tư vấn , hỗ trơ ̣ về kỹ thuâ ̣t
cũng như về quy trình quản lý vẫn đang phát triể n .
Công nghệ BM &ATTT là loa ̣i công nghê ̣ đă ̣c thù , bí quyết của công nghệ chỉ
hàm chứa một phần trong sản phẩm cụ thể , vì thế khả năng làm chủ hoàn toàn công
nghê ̣ của bên nhâ ̣n chuyể n giao là rấ t it́ và trong hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao thường có sự
bấ t bình đẳ ng về thông tin dẫn đ ến rủi ro và sự thua thiệt ch o bên nhâ ̣n chuyể n giao .
Vậy nên năng lực công nghê ̣ , nhất là trình độ về chuyên ngành BM&ATTT của nhân
lực bên nhâ ̣n chuyể n giao có vai trò quan trọng đố i với việc đẩy mạnh nhu cầu và hiê ̣u
quả chuyển giao công nghệ. Đây là yêu cầ u mang tin
́ h “bắ t buô ̣c” để đảm bảo tiế p nhâ ̣n
chuyể n giao thành công và trành rủi ro cho bên tiế p nhâ ̣n công nghê .̣
c. Bên giao công nghê ̣ BM&ATTT

Chủ thể chuyển giao công nghệ có thể là c ác doanh nghiệp nước ngoài tạo ra
công nghệ hoặc các doanh nghiệp trung gian là nhà cung cấp công nghệ. Các tổ chức
khoa ho ̣c - công nghê ̣ cũng có thể tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng chuyể n giao công nghê ̣
nhưng sản phẩ m của các tổ chức này thường ở mức công nghê ̣ chưa h oàn chỉnh và chỉ
áp dụng ở quy mô nhỏ.
Bên giao công nghê ̣ BM&ATTT chủ yếu là một số hãng lớn trên thế giới có cơ
sở nghiên cứu - triể n khai phát triển mạnh hoặc các doanh nghiệp trung gian đóng vai
trò phân phối, cung cấ p công nghê ̣.

d. Môi trường hoạt động chuyể n giao công nghê ̣ BM&ATTTT
Trong hê ̣ thố ng chuyể n giao công nghê ̣ nế u bên giao , bên nhâ ̣n được coi là các
phầ n tử thuô ̣c hê ̣ thố ng thì môi trường của hê ̣ thố ng, hay nói cách khác, môi trường của
hoạt động chuyển giao công nghệ được hiểu là các thể chế bảo đảm cho hoạt động
23


×