Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ: 1/500 CÁC ĐIỂM CHÙA TẠI KHU VỰC ĐỒNG THÔNG XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 70 trang )

VIỆN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN DI TÍCH & BẢO TÀNG KIẾN TRÚC
ĐỊA CHỈ: 389 ĐỘI CẤN - BA ĐÌNH - HÀ NỘI Tel: 04.22133481 - Fax: 04.37622956

THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ: 1/500
CÁC ĐIỂM CHÙA TẠI KHU VỰC ĐỒNG THÔNG
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

THÁNG 03/2014



Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ: 1/500

CÁC ĐIỂM CHÙA TẠI KHU VỰC ĐỒNG THÔNG
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

Cơ quan phê duyệt:

Cơ quan thẩm định:


UBND TỈNH BẮC GIANG

SỞ XÂY DỰNG BẮC GIANG

Chủ đầu tư:

Cơ quan lập quy hoạch:

SỞ VHTT & DU LỊCH BẮC GIANG

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN DI TÍCH

& BẢO TÀNG KIẾN TRÚC

...............................................................................................................................................................................................................

2


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

MỤC LỤC
1.


PHẦN MỞ ĐẦU:.............................................................................................6

1.1.

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:....................................................6

1.2.

Mục tiêu:..................................................................................................7

1.3.


Vị trí và phạm vi nghiên cứu:.................................................................7

1.4.

Các căn cứ lập quy hoạch:....................................................................9

1.4.1.

Các cơ sở pháp lý:.........................................................................................9

1.4.2.


Các nguồn tài liệu, số liệu:...........................................................................11

1.4.3.

Các cơ sở bản đồ:........................................................................................11

1.5.
2.

Tính chất khu vực lập quy hoạch:.......................................................12
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG..................................................13


2.1.

Điều kiện tự nhiên:...............................................................................13

2.1.1.

Địa hình:.......................................................................................................13

2.1.2.

Khí hậu - thủy văn:.......................................................................................13


2.1.3.

Địa chất thủy văn:........................................................................................13

2.2.

Hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan:................................13

2.2.1.

Sử dụng đất:.................................................................................................14


2.2.2.

Kiến trúc cảnh quan:....................................................................................14

2.3.

Hiện trạng văn hóa- du lịch:.................................................................14

2.4.

Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:.................................................16


2.4.1.

Giao thông:...................................................................................................16

2.4.2.

Chuẩn bị kỹ thuật:........................................................................................17

2.4.3.

Cấp nước:....................................................................................................18


2.4.4.

Cấp điện:......................................................................................................18

2.4.5.

Thoát nước thải và quản lý chất thải rắn:....................................................18

2.5.

Môi trường:...........................................................................................19


2.5.1.

Cơ sở pháp lý...............................................................................................19

2.5.2.

Hiện trạng môi trường nước........................................................................19

2.5.3.

Hiện trạng môi trường đất............................................................................20


2.5.4.

Hiện trạng hệ sinh thái.................................................................................21

2.5.5.

Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên................................................................21

2.6.
3.
3.1.


Đánh giá hiện trạng tổng hợp (S.W.O.T).............................................21
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU:.......................................23
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:...............................................................23

...............................................................................................................................................................................................................

3


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG


3.2.

Các hạng mục chức năng:...................................................................23

4.

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...................................................................25

5.

QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN:.........................32


5.1.

Không gian tổng thể:............................................................................32

5.2.

Các khu vực chùa.................................................................................33

5.2.1.

Điểm chùa Trình...........................................................................................33


5.2.2.

Điểm chùa Hạ (chùa Phật Quang):..............................................................34

5.2.3.

Điểm chùa Trung (chùa Hòn Tròn):..............................................................36

5.2.4.

Điểm chùa Thượng (chùa Kim Quy):...........................................................37


6.

QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:.....................................39

6.1.

Quy hoạch giao thông:.........................................................................39

6.1.1.

Nguyên tắc và cơ sở thiết kế:......................................................................39


6.1.2.

Giao thông trong khu vực nghiên cứu thiết kế:............................................39

6.2.

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:..............................................................41

6.2.1.

Cao độ nền:..................................................................................................41


6.2.2.

Thoát nước mưa:.........................................................................................41

6.2.3.

Tổng hợp khối lượng san nền - thoát nước mưa:.......................................43

6.2.4.

Khái toán kinh phí:........................................................................................44


6.3.

Quy hoạch cấp nước:...........................................................................44

6.3.1.

Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước :............................................................45

6.3.2.

Nguồn cấp :..................................................................................................47


6.3.3.

Giải pháp cấp nước sinh hoạt:.....................................................................47

6.3.4.

Khối lượng và khái toán kinh phí hệ thống cấp nước..................................48

6.4.

Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng:....................................................49


6.4.1.

Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng điện:...............................................................49

6.4.2.

Giải pháp quy hoach mạng lưới cấp điện....................................................51

6.4.3.

Tổng hợp khối lượng và khái toán kinh phí.................................................52


6.5.

Quy hoạch thoát nước thải và quản lý CTR:.......................................52

6.5.1.

Tiêu chuẩn và lưu lượng tính toán nước thải..............................................52

6.5.2.

Giải pháp thoát nước thải.............................................................................54


6.5.3.

Giải pháp quản lý CTR và vệ sinh môi trường.............................................54

6.5.4.

Khối lượng và kinh phí hệ thống thoát nước thải, quản lý CTR..................55

7. KẾT NỐI TỔNG THỂ CÁC ĐIỂM CHÙA, VÀ DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CHỨC NĂNG HỖ TRỢ KHÁC:...............................................................55
8.


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC:............................56

...............................................................................................................................................................................................................

4


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

8.1. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường

hợp không thực hiện quy hoạch (Phương án 0)..........................................56
8.1.1.

Xu thế diễn biến môi trường đất khi không thực hiện quy hoạch:...............56

8.1.2.

Diễn biến môi trường không khí, tiếng ồn khi không thực hiện quy hoạch. 57

8.1.3.

Diễn biến môi trường nước khi không thực hiện quy hoạch.......................57


8.1.4.

Diễn biến môi trường sinh thái khi không thực hiện quy hoạch..................58

8.2. Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện
quy hoạch xây dựng......................................................................................58
8.2.1. Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch và
các mục tiêu bảo vệ môi trường.................................................................................58
8.2.2.

Diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng.........58


8.2.3.

Giải pháp giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường.60

8.2.4.

Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường...................................................62

9.

KINH TẾ XÂY DỰNG:...............................................................................63


9.1.

Phần công trinh và cây xanh:..............................................................63

9.2.

Tổng hợp kinh phí xây dựng:..............................................................64

10.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN:.........................................................................65


10.1.

Nguồn vốn đầu tư:............................................................................65

10.2.

Kế hoạch thực hiện...........................................................................65

10.3.

Tổ chức thực hiện theo quy hoạch..................................................65


11.

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG:....................................................66

11.1.

Công tác quản lý quy hoạch:............................................................66

11.2.

Công tác thực hiện quy hoạch.........................................................66


12.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:...................................................................66

12.1.

Kết luận:.............................................................................................66

12.2.

Kiến nghị............................................................................................66


...............................................................................................................................................................................................................

5


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

1.

PHẦN MỞ ĐẦU:


1.1.

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:

- Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía
Đông Bắc với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên
3.827,8km2, với dân số trên 1,569 triệu người gồm 20 dân tộc anh em sinh
sống ở 10 huyện - thành phố. Bắc Giang là vùng đất có vị trí quan trọng về kinh
tế và an ninh quốc phòng, nằm liền kề với các đô thị lớn như Hà Nội, Quảng
Ninh, Hải Phòng và cách Hà Nội 50km về phía Bắc với hệ thống giao thông
thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và đường thủy.

- Trong đó huyện Sơn Động nói riêng là huyện vùng cao của tỉnh Bắc
Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ80 km về phía Đông Bắc có diện tích tự nhiên
844,32 km2 (chiếm 22% diện tích toàn tỉnh). Diện tích đất lâm nghiệp chiếm
82,67% diện tích đất tự nhiên, độ che phủ của rừng đạt trên 61%, trong đó có
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên tử với hệ động thực vật phong phú có tiềm
năng lớn về phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với du lịch văn hoá tâm
linh, lễ hội Chùa Đồng - Yên Tử. Trên địa bàn huyện còn có một số tài nguyên
khoáng sản như: quặng đồng ở các xã Giáo Liêm, Cẩm Đàn; quặng thiếc ở xã
Vân Sơn và mỏ than Đồng Rì với trữ lượng ≈ 100 triệu tấn đang được khai thác,
cung cấp than thành phẩm phục vụ hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Sơn
Động với công suất 220MW. Toàn huyện có 21 xã và 2 thị trấn với 178 thôn,
bản, khu phố (trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, 28 thôn đặc biệt khó khăn

của xã vùng II); đã có 22/23 xã, thị trấn với 170 thôn bản có điện lưới Quốc gia.
Dân số ≈ 7,3 vạn người và 12 dân tộc cùng chung sống (trong đó dân tộc thiểu
số chiếm 47,2%).
- Tài nguyên về du lịch của Bắc Giang khá phong phú, đa dạng và tương
đối đặc thù như: Hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, khu Suối Mỡ- Hồ Bấc, rừng Khe
Rỗ, chùa Vĩnh Nghiêm,chùa Am Vãi, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng…
Đặc biệt, Bắc Giang có khu vực Đồng Thông thuộc xã Tuấn Mậu - huyện Sơn
Động trong lịch sử vốn thuộc quần thể di tích Phật giáo Yên Tử gồm nhiều di
tích như: đền, chùa Trình, chùa Cầu, chùa Kim Quy, đèo Bụt, núi Phật Sơn.
- Đặc biệt khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động nằm
trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là vùng đất địa linh, có cảnh quan
thiên tươi đẹp, hùng vĩ. Phật hoàng Trần Nhân Tông - người đã sáng lập ra

Trường phái Trúc Lâm Việt Nam - khi xuất hành từ chốn tổ Vĩnh Nghiêm đã
chọn con đường phía Tây lên đỉnh Yên Tử từ khu vực Đồng Thông. Qua khảo
sát điều tra thì khu vực này có khá nhiều di tích tín ngưỡng, tôn giáo được xây
dựng từ thời Lý - Trần bao gồm một số ngôi chùa...Những di tích này trải qua
thời gian đã xuống cấp, thậm chí có chỗ thành phế tích.
- "Chương trình phát triển du lịch" của tỉnh Bắc Giang đã được Đảng bộ
Bắc Giang xác định là một trong năm chương trình phát triển Kinh tế - xã hội từ
nay đến năm 2015 với những nội dung chính như sau: tăng cường đầu tư hạ
tầng và kêu gọi đầu tư các dự án du lịch vào hồ Cấm Sơn và khu vực Tây Yên
tử. Hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế của địa phương, quan tâm đào
...............................................................................................................................................................................................................


6


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

tạo đội ngũ làm công tác du lịch. Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh về du lịch
văn hóa, lễ hội, tâm linh gắn với sinh thái nghỉ dưỡng.
- Định hướng Quy hoạch xây dựng vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích
và danh thắng Tây Yên Tử đã xác định 4 không gian vùng du lịch chính (huyện
Sơn Động; huyện Lục Ngạn; huyện Lục Nam; huyện Yên Dũng). Trong đó khu
vực Đồng Thông tại huyện Sơn Động được xác định là Khu du lịch tâm linh,

dịch vụ, lễ hội, bảo tồn hệ sinh thái kết nối với di tích danh thắng Yên Tử thuộc
tỉnh Quảng Ninh. Với hạt nhân là hệ thống các chùa trên tuyến hành hương Tây
Yên Tử, cần có một nghiên cứu mang tính tổng thể cho khu vực cảnh quan
xung quanh để phát huy và bảo vệ những giá trị đặc sắc mang tính đặc trưng
của Phật giáo Yên Tử, thu hút khách thập phương đến với Tây Yên Tử cũng
như đến với Bắc Giang. Vì vậy, lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các
điểm chùa tại khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động là rất cần
thiết và cấp bách.
1.2.

Mục tiêu:


- Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích
và danh thắng Tây Yên Tử.
- Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội, văn hóa phi vật thể gắn với các di
tích, danh thắng và cộng đồng dân cư khu vực Tây Yên Tử.
- Tạo lập một vùng cảnh quan du lịch, dịch vụ gắn kết các di tích, danh
thắng thành một hệ thống tuyến điểm từ phía Tây Yên Tử sang Đông Yên Tử
(tỉnh Quảng Ninh).
- Tạo điều kiện khai thác tối đa các điều kiện về cảnh quan thiên nhiên,
lịch sử, văn hoá phật giáo trên địa bàn Tỉnh nhằm phát huy tiềm năng du lịch (tín
ngưỡng) có tính đặc thù, từng bước góp phần nâng cao đời sống văn hoá tâm
linh, tín ngưỡng cho nhân dân.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở tốt nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du

khách tham quan, thăm viếng, tăng cường giao lưu văn hoá và phục vụ sinh
hoạt văn hóa tâm linh của tăng ni, phật tử và nhân dân, đáp ứng được yêu cầu
tổ chức các ngày lễ, đại lễ phật giáo hàng năm.
- Làm cơ sở pháp lý để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thành phần.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và phát triển di tích.
1.3.

Vị trí và phạm vi nghiên cứu:

- Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch gồm 4 điểm nằm trên địa bàn xã
Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có mối liên hệ như sau:
 Phía Đông giáp: xã Thanh Luận và thị trấn Thanh Sơn thuộc huyện

Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
 Phía Tây giáp: huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
 Phía Nam giáp: Khu di tích danh thắng Yên Tử, xã Thượng Yên
Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
...............................................................................................................................................................................................................

7


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG


 Phía Bắc giáp: xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Do quy hoạch được lập tại khu vực có địa hình đồi núi phức tạp nên
phạm vi nghiên cứu quy hoạch được mở rộng. Các vị trí lập quy hoạch gồm 4
điểm trên địa bàn xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động và nằm trong khu bảo tồn
thiên nhiên Tây Yên Tử, cụ thể như sau:
 Thứ nhất: là điểm chùa Trình (chùa Bụt) tại khu vực đèo Bụt giáp với
địa giới hành chính xã Lục Sơn - huyện Lục Nam, phạm vi nghiên
cứu quy hoạch khoảng 17ha, quy mô lập quy hoạch khoảng 4ha.
 Thứ hai: là điểm chùa Hạ (chùa Phật Quang) tại khu vực Đồng
Thông, phạm vi nghiên cứu quy hoạch khoảng 9ha, quy mô lập quy
hoạch khoảng 3ha.
 Thứ ba: là điểm chùa Trung (chùa Hòn Tròn), phạm vi nghiên cứu

quy hoạch khoảng 6ha, quy mô lập quy hoạch khoảng 2ha.
 Thứ tư: là điểm chùa Thượng (khu vực hòn Kim Quy trên đỉnh núi
Yên Tử thuộc địa bàn tỉnh bắc Giang) giáp với địa giới hành chính
tỉnh Quảng Ninh, phạm vi nghiên cứu quy hoạch khoảng 16ha, quy
mô lập quy hoạch khoảng 4ha.

Vị trí và ranh giới 4 điểm chùa trong khu vực Đồng Thông
- Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 48ha, tổng quy mô lập quy
hoạch 4 điểm khoảng 13ha.
...............................................................................................................................................................................................................

8



Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Các điểm chùa được liên kết thống nhất với nhau tạo thành hệ thống
văn hóa tâm linh Tây Yên Tử thông qua tuyến giao thông:
 Tuyến thứ nhất là tuyến giao thông tỉnh lộ 293 đi từ chùa Trình - đoạn
từ đèo Bụt tới thôn Mậu dài khoảng 4km (đoạn đường đang được thi
công);
 Tuyến thứ 2 là hiện nay là đường nối từ tỉnh lộ 293 vào khu vực
Đồng Thông tới chùa Hạ dài 2,8km. Dự kiến trước mắt sẽ nâng cấp

mặt đường lên 6m trải thảm bê tông nhựa để đảm bảo xe ô tô đi tới
được chùa Hạ);
 Tuyến thứ 3 hiện nay là đường mòn dân sinh từ khu vực Đồng
Thông dưới chân núi đi qua các điểm dự kiến xây dựng chùa Trung
và chùa Thượng, kết nối với khu di tích Yên Tử thuộc tỉnh Quảng
Ninh. Dự kiến xây dựng nâng cấp tạo thành tuyến giao thông đi bộ
từ chùa Hạ đi qua chùa Trung tới chùa Thượng dài khoảng 3km (dự
kiến tuyến giao thông đi bộ này sẽ làm đường, bậc đá rộng trung
bình khoảng 2,5m).
- Khoảng cách từ điểm chùa Trình đi qua chùa Hạ, chùa Trung tới chùa
Thượng khoảng 9,8km. Trên dọc tuyến giao thông liên kết giữa các điểm chùa,
nghiên cứu bố trí các điểm dừng nghỉ phục vụ cho người dân, phật tử và khách

hành hương...

Vị trí khu vực lập quy hoạch trong mối quan hệ với khu vực lân cận
1.4.

Các căn cứ lập quy hoạch:

1.4.1. Các cơ sở pháp lý:

a. Văn bản của Trung ương:
- Luật xây dựng năm 2003;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2006;

...............................................................................................................................................................................................................

9


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Luật Du lịch năm 2006;
- Luật Di sản Văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung ngày 18/06/2009;
- Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008,
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở
lưu trú du lịch;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều của Luật du lịch;
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Tổ chức và quản lý
rừng đặc dụng” ngày 24/12/2010;
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng” ngày 24/9/2010;

- Nghi định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch
xây dựng;
- Thông tư 01/2013/TT-BXD ngày 08/2/2013 của Bộ xây dựng v/v hướng
dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 của Bộ xây dựng hướng dẫn
đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô
thị;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây
Dựng về quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây
Dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây
Dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến 2010
được phê duyệt theo quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính Phủ qui định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của luật Di sản văn hoá;
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lí dự
án đầu tư xây dựng công trình;

...............................................................................................................................................................................................................


10


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Quy chuẩn VN:07:2010 /BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- QCXDVN:01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây
dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn; các quy chuẩn; tiêu chuẩn chuyên ngành liên
quan.

b. Các văn bản liên quan của tỉnh Bắc Giang:
- Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 12/06/2009 của UBND tỉnh Bắc
Giang v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn
Động giai đoạn 2008-2020;
- Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Bắc
Giang v/v phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích
và danh thắng Tây Yên Tử;
- Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 10/05/2013 của UBND tỉnh Bắc
Giang v/v phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng đặc
dụng Tây Yên Tử giai đoạn 2013-2020;
- Công văn số 1247/UBND-VX ngày 24/05/2013 của UBND tỉnh Bắc
Giang gửi thượng tọa Thích Thanh Quyết - ủy viên thường trực Hội đồng trị sự

TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng
Ninh v/v phục dựng, xây mới di tích, cơ sỏ tín ngưỡng, tôn giáo tại khu vực
Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;
- Công văn số 1603/UBND-XD ngày 27/06/2013 của UBND tỉnh Bắc
Giang v/v giao chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết 1/500 các điểm chùa tại khu
vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động;
- Quyết định 318/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bắc
Giang ban hành quy định quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Quyết định 1391/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang v/v phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các
điểm chùa tại khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang.

- Và các văn bản khác có liên quan...
1.4.2. Các nguồn tài liệu, số liệu:

- Quy hoạch xây dựng vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh
thắng Tây Yên Tử ban hành theo Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày
29/01/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang.
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật về điều kiện tự nhiên và hiện trạng của
tỉnh Bắc Giang hiện nay nói chung và của khu vực nghiên cứu quy hoạch nói
riêng.
- Và các nguồn tài liệu, số liệu khác...có liên quan.
1.4.3. Các cơ sở bản đồ:


...............................................................................................................................................................................................................

11


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Bản đồ hiện trạng rừng năm 2012 xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ hiện trạng tài nguyên đất đai khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên
Tử, tỷ lệ 1/25.000.

- Bản đồ Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường
rừng khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử giai đoạn 2012-2020, tỷ lệ 1/25.000.
- Bản đồ nền hiện trạng tỷ lệ 1/10.000 xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động.
- Bản đồ nền hiện trạng tỷ lệ 1/500 được đo đạc ở hệ tọa độ Quốc gia VN
- 2000.
1.5.

Tính chất khu vực lập quy hoạch:
- Là điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

- Là hạt nhân của cụm du lịch huyện Sơn Động (một trong số cụm du lịch
quan trọng của tỉnh).

- Là tuyến kết nối với khu phía Đông Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

...............................................................................................................................................................................................................

12


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

2.


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.1.

Điều kiện tự nhiên:

2.1.1. Địa hình:

- Khu vực quy hoạch nằm trong
vùng địa hình núi cao của tỉnh Bắc
Giang. Đặc điểm chính của địa hình
núi cao là bị chia cắt mạnh, phức tạp,

chênh lệnh về độ cao khá lớn, độ cao
trung bình từ 300- 400m, độ dốc trung
bình từ 20%÷30%.
2.1.2. Khí hậu - thủy văn:

- Khu vực nghiên cứu thuộc huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang nên chịu
ảnh hưởng của khí hậu tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa vùng Đông bắc Việt Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh
và mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ bình quân
năm khoảng 23 - 240C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 160C, tháng nóng
nhất là tháng 7 có nhiệt độ khoảng 29 – 300C. Độ ẩm không khí trung bình
83%.

- Chế độ gió: Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè
và gió mùa Đông Bắc về mùa đông.
- Biến động về số giờ nắng: Trong các năm là không nhiều (từ 1.590 đến
1.812 giờ). Chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triển.
- Ngoài các đặc điểm trên, Bắc Giang còn chịu ảnh hưởng của gió Tây
nam khô nóng (không nhiều) và gió mùa Đông Bắc khô lạnh có năm có sương
muối.
- Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, một số huyện miền núi như Yên
Thế, Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xẩy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào
mùa hè.
- Thuỷ văn: Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có
xu thế giảm dần năm 2001 là 1684 mm, năm 2004 là 1.097 mm tháng 11, 12, 1,

2 năm 2001 bình quân 25 mm, nhưng tháng 11, 12, 1, 2 năm 2004 bình quân
chỉ có 15 mm. Bình quân những tháng mưa nhiều của năm 2004 so với năm
2001 cũng giảm nhiều.
2.1.3. Địa chất thủy văn:

- Hiện tại chưa có các công trình điều tra cụ thể về đánh giá tài nguyên
nước ngầm. Song qua điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm khá phong
phú. Khảo sát các giếng đào dùng cho sinh hoạt của dân cư với độ sâu trung
...............................................................................................................................................................................................................

13



Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

bình 5 - 10 m, lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước tốt đáp ứng đủ yêu
cầu sử dụng.
2.2.

Hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan:

2.2.1. Sử dụng đất:


- Tổng diện tich lập quy hoạch 4 cụm chùa khoảng 13,8ha đất rừng thuộc
khu bảo tồn Tây Yên Tử, chủ yếu trống các loại cây Keo. Trong đó khu vực dự
kiến xây dựng Chùa Trung khoảng 2,0ha; diện tích khu vực dự kiến xây dựng
cụm chùa Thượng khoảng 4,37ha; diện tích dự kiến xây dựng cụm chùa Trình
khoảng 4,165 ha; diện tích khu vực dự kiến xây dựng chùa Hạ khoảng 3,27ha.
2.2.2. Kiến trúc cảnh quan:

- Khu vực Đồng Thông thuộc xã Tuấn Mậu – Sơn Động- Bắc Giang có
cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, khí hậu thuận lợi. Địa hình đa dạng, thảm thực
vật phong phú, vẫn còn lại những cánh rừng nguyên sơ chưa chịu tác động
nhiều của con người, thuận lợi cho quá trình quy hoạch khu vực du lịch dịch vụ
phát huy thế mạnh của di tích, hấp dẫn khách tham quan du lịch.


Cảnh quan tự nhiên khu vực lập quy hoạch
- Rừng ở khu vực Đồng Thông là cánh rừng già nhưng thưa, đều và phủ
nhiều Trúc xanh nên thơ. Trong rừng có nhiều cây thuốc quý vì thế nhà nước đã
có cả một hku bảo tồn cây thuốc nam của rừng Yên Tử ở Đồng Thông.
- Môi trường hiện tại của khu vực lập quy hoạch cơ bản trong lành. Chưa
chịu những tác động của ô nhiễm môi trường.
2.3.

Hiện trạng văn hóa- du lịch:
Văn hóa truyền thống:
- Văn hóa truyền thống khu vực xã Tuấn Mậu- Sơn Động- Bắc Giang là sự


hoà quyện, hoà nhập giữa dân bản địa sống lâu đời ở địa phương với cư dân các địa phương
khác chuyển đến xây dựng quê hương mới qua các thời kỳ lịch sử từ thời phong kiến, thời thực
dân Pháp thống trị đến thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.

...............................................................................................................................................................................................................

14


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG


- Do những đặc điểm về
vị trí, địa hình và do những biến
cố lịch sử, nơi đây trở thành một
trong những nơi tụ hội của
nhiều luồng dân cư đến sinh
sống, lập nghiệp. Giữa các dân
tộc có bản sắc riêng nhưng có
nhiều phong tục, tập quán
chung. Cuộc sống tinh thần của
người dân khu vực vô cùng
phong phú và đa dạng, biểu

hiện qua các sinh hoạt tín
ngưỡng dân gian, tín ngưỡng
tôn giáo của mỗi dân tộc.
- Kho tàng văn hoá, văn nghệ của các dân tộc khu vực Tuấn Mậu- Sơn
Động mang đậm sắc thái dân tộc như: đàn tính và hát then của dân tộc Tày;
hát, múa soong hao của dân tộc Nùng; kèn gọi bạn của người Dao...
Du lịch:
- Khu vực lập quy hoạch nằm trong hệ thống Tây Yên Tử trải dài từ Sơn
Động (Bắc Giang) dọc theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng khoảng 100km.
Với quần thể các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của núi rừng trùng điệp, thảm
thực vật và nhiều loài động vật phong phú đã tạo cho nơi đây tiềm năng để phát
triển du lịch sinh thái cũng như tâm linh. Từ nhiều năm qua UBND tỉnh đã quan

tâm, chú trọng đến việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông…
làm tiền đề để biến hệ thống Tây Yên Tử trở thành điểm đến hấp dẫn của du
khách. Đặc biệt mới đây, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử - trong đó có hệ thống điện, đường trục
chính, đường lên chùa Đồng cùng nhiều hạng mục quan trọng khác. Ngoài ra,
Chính phủ cũng đồng ý cho tỉnh chỉ đạo hoàn tất thủ tục đầu tư thực hiện dự án
xây dựng tuyến đường 293 qua 3 huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động
- Hiện trên chiều dài con đường từ Đông sang Tây Yên Tử còn lưu giữ
nhiều dấu tích của Phật hoàng Trần Nhân Tông để lại. Sau khi Phật hoàng Trần
Nhân Tông nhập niết bàn, các tổ đệ nhị là Pháp Loa, đệ tam là Huyền Quang
cũng đi theo con đường này để thực hiện các nhiệm vụ phật sự của giáo hội
phật giáo Trúc Lâm đặt ra trước giáo pháp và dân tộc.


...............................................................................................................................................................................................................

15


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Hiện, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã lữu giữ được nhiều
cứ liệu di tích quan trọng, có giá trị tại khu vực Đồng Thông như núi Bụt, chùa
Kim Quy, hệ thống am vãi…

2.4.

Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

2.4.1. Giao thông:

a.

Giao thông đối ngoại:

- Bắc Giang là tỉnh có tài nguyên về du lịch phong phú, đa dạng và đặc
thù như: Hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, khu Suối Mỡ- Hồ Bấc, rừng Khe Rỗ,

chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Am Vải, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, khu vực
di tích Đồng Thông...
- Khu vực Đồng Thông thuộc xã Tuấn Mậu - huyện Sơn Động trong lịch
sử vốn thuộc quần thể di tích Phật giáo Yên Tử gồm nhiều di tích như: chùa
Trình, chùa Cầu, chùa Kim Quy, đèo Bụt, núi Phật Sơn. Khu vực Đồng Thông
được kết nối với thành phố Bắc Giang và một số điểm du lịch quan trọng bằng
hệ thống giao thông đường bộ :
+ Thành phố Bắc Giang : Cách KVNC khoảng 60km về phía Tây Bắc và
được kết nối bằng tuyến quốc lộ 31 và tỉnh lộ 293.
+ Khu du lịch rừng Khe Rỗ: Cách KVNC khoảng 30km về phía Đông Bắc
và được kết nối bằng tuyến quốc lộ 31 và tỉnh lộ 293.
+ Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, chùa Vĩnh Nghiêm: Cách KVNC

khoảng 40km về phía Tây và được kết nối bằng tuyến Quốc lộ 37 và tỉnh lộ 293.
+ Khu suối Mỡ - Hồ Bấc : Cách KVNC khoảng 20km về phía Tây và được
kết nối bằng tuyến tỉnh lộ 293.
+ Chùa Am Vải : Cách KVNC khoảng 30km về phía Tây và được kết nối
bằng tuyến quốc lộ 31 và tỉnh lộ 293.
+ Cụm di tích Yên Thế: Cách KVNC khoảng 100km về phía Tây Bắc và
được kết nối bằng tuyến quốc lộ 37, tỉnh lộ 292 và tỉnh lộ 293.
+ Chùa Am Vải : Cách KVNC khoảng 30km về phía Tây và được kết nối
bằng tuyến quốc lộ 31 và tỉnh lộ 293.
- Khu vực Đồng Thông kết hợp với hệ thống các điểm du lịch tạo thành
các tuyến du lịch đa dạng, phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế cho tỉnh.
b.


Giao thông trong khu vực:

...............................................................................................................................................................................................................

16


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Khu vực Đồng Thông được kết nối với các tuyến giao thông quan trọng

(Quốc lộ 31, quốc lộ 279) bằng các tuyến đường chính:
+ Tỉnh lộ 293: Là tuyến đường giao thông đối ngoại chính, chạy phía Bắc
của KVNC, kết nối KVNC với quốc lộ 31 và quốc lộ 279.
+ Đường nối từ tỉnh lộ 293 vào khu vực Đồng Thông tới chùa Hạ: Tổng
chiều dài 2,8km. Dự kiến trước mắt sẽ nâng cấp mặt đường lên 6m trải thảm bê
tông nhựa để đảm bảo xe ô tô đi tới được chùa Hạ)
- Khu vực nghiên cứu gồm 4 điểm chùa là : Chùa Trình (Chùa Bụt), chùa
Hạ (Chùa Phật Quang), chùa Trung (Chùa Hòn tròn), chùa Thượng. Các điểm
chùa được liên kết thống nhất với nhau bằng tuyến đường mòn dân sinh từ khu
vực Đồng Thông dưới chân núi đi qua các điểm dự kiến xây dựng chùa Trung
và chùa Thượng, kết nối với khu di tích Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tổng
chiều dài khoảng 3km, đường đất chất lượng kém.

- Hệ thống bãi đỗ xe phục vụ cho KVNC chưa có và cần được đầu tư xây
dựng.
c.

Đánh giá hiện trạng giao thông :

- Khu vực nghiên cứu có kết nối giao thông thuận tiện với thành phố Bắc
Giang và các điểm du lịch khác trong tỉnh.
- Hệ thống giao thông trong khu vực lập quy hoạch kém, chủ yếu là hệ
thống đường đất, địa hình phức tạp.
- Hệ thống công trình phục vụ giao thông chưa có.


2.4.2. Chuẩn bị kỹ thuật:

a.

Cao độ nền:

- Khu vực quy hoạch 04 cụm chùa nằm trong vùng địa hình núi cao, có độ
dốc lớn 20%÷30%. Cụ thể như sau:
- Điểm chùa Trình: cao độ nền hiện trạng 320m ÷ 360m, thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam.
- Điểm chùa Hạ: cao độ nền hiện trạng 150m ÷ 160m, thấp dần từ phía
Nam lên phía Bắc.

- Điểm chùa Trung: cao độ nền hiện trạng 310m ÷ 330m, dốc đều về 4
phía.

...............................................................................................................................................................................................................

17


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Điểm chùa Thượng: cao độ nền hiện trạng 840m ÷ 970m, thấp dần từ

phía Nam lên phía Bắc.
- Nhận xét: Khu vực quy hoạch 04 điểm chùa nằm trong vùng địa hình
núi cao với độ dốc nền lớn nên gây khó khăn trong quá trình thi công san nền.
Dự kiến giữ nguyên nền địa hình tự nhiên, chỉ tiến hành san gạt cục bộ những
khu vực với độ dốc không quá lớn để tạo mặt bằng xây dựng công trình.
b.

Thoát nước mưa:

- Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa tự
chảy theo sườn núi dốc và chảy vào các khe tụ thủy rồi đổ ra ao hồ, suối xung
quanh; một phần tự thấm xuống đất. Do đặc điểm địa hình đồi núi cao có độ dốc

lớn nên nước mưa thoát nhanh không gây ngập úng.
2.4.3. Cấp nước:

- Khu đất quy hoạch là đất trống. Tại vị trí điểm chùa Hạ đã có trạm cấp
nước. Nguồn nước thô cấp cho trạm là nước khe suối gần khu vực chùa. Tuyến
ống nước thô có đường kính 300mm. Trạm cấp nước này có nhiệm vụ cấp
nước cho dân cư quanh khu vực Đồng Thông. Tuy nhiên trạm cấp nước hiện
đang không còn hoạt động
2.4.4. Cấp điện:

a.


Nguồn điện:

- Khu vực quy hoạch các điểm chùa hiện đang được cấp điện từ nguồn
điện Quốc gia thông qua lộ 35KV của trạm 110KV Lục Ngạn.
b.

Lưới điện:

- Lưới điện trung thế đang cấp cho khu vực quy hoạch được đi nổi trên
cột bê tông ly tâm, dây dẫn sử dụng loại cáp trần AC90.
- Lưới điện hạ thế sử dụng cáp bọc vặn xoắn ABC (4x50 – 4x70) đi nổi
trên cột bê tông.

- Lưới điện chiếu sáng hiện tại chưa có.
c.

Trạm biến áp hạ thế:

- Khu vực thôn Đồng Thông hiện có 01 trạm biến áp hạ thế kiểu treo
35/0,4KV – 250KVA.
d.

Nhận xét đánh giá hiện trạng cấp điện:

- Nhận xét đánh giá hiện trạng cấp điện: Khu vực lập quy hoạch hiện đã

được cấp điện ổn định từ lưới điện Quốc gia, lưới điện hạ thế đã được xây
dựng mới, lưới điện chiếu sáng hiện chưa có, trong tương lai cần được đầu tư
xây dựng lưới điện chiếu sáng đúng tiêu chuẩn cho các trục đường chính trong
khu vực.
2.4.5. Thoát nước thải và quản lý chất thải rắn:

Khu vực quy hoạch:
- Chưa có hệ thống thoát nước thải.
...............................................................................................................................................................................................................

18



Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Nước thải và rác thải chủ yếu vẫn xả tự do ra môi trường. Nếu không có
biện pháp hạn chế và xử lý đồng bộ cho cả cộng đồng dân cư xung quanh gắn
với quy hoạch mới sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái toàn khu vực
sau này.
Khu vực liền kề:
- Đã có khu xử lý rác tại xã Vàng Náng, huyện Sơn Động, công suất đạt 3
- 11 tấn /ngày đêm. Khu xử lý chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp.
2.5.


Môi trường:

2.5.1. Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 140/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 22/11/2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện nghị định số 140/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính
phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt
và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự

án phát triển.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/2/2008 về việc sửa
đổi một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 29/20011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, quy định chi tiết một số điều của nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 hướng dẫn đánh giá môi
trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị
2.5.2. Hiện trạng môi trường nước

a.

Nước mặt :

- Sông suối trong khu vực chiếm diện tích tương đối nhỏ. Trên địa bàn
huyện có một sông chính chảy qua, đó là sông Lục Nam còn có tên gọi là Minh
Đức. Trên địa phận Sơn Động, sông Lục Nam còn có các tên gọi sôngBè (hay
sông An Châu). Sông Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn), chảy vào

Sơn Động ở Hữu Sản qua địa phận Sơn Động dài khoảng 40km. Sông Lục
Nam hoà cùng núi rừng trùng điệp của vùng đông bắc tạo nên một thắng cảnh
hùng vĩ “Một trường giang đẹp nhất Bắc Kỳ”. Từ Hữu Sản đến Khe Rỗ (An Lạc),
sông chảy theo hướng đông bắc - tây nam, đến Lệ Viễn đổi hướng đông - tây
...............................................................................................................................................................................................................

19


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG


chảy qua An Lập, An Châu, An Bá, Yên Định rồi hợp lưu với ba nhánh sông
khác, đó là:
- Sông Rãng bắt nguồn từ xã Long Sơn chảy qua xã Dương Hưu, một
phần xã An Lạc, qua xã An Châu, gặp sông Lục Nam ở xã An Bá. Nhánh sông
này dài khoảng 26km.
- Sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ khu vực xã Thạch Sơn hợp lưu với sông
Thảo (huyện Lục Ngạn) ở Chiên Sơn rồi chảy qua các xã Phúc Thắng, Quế
Sơn, Chiên Sơn, Cẩm Đàn theo hướng bắc - nam. Đến Cẩm Đàn, sông đổi
hướng đông - bắc chảy qua xã Yên Định nhập với sông Lục Nam. Nhánh sông
này dài khoảng 21km.
- Sông Tuấn Đạo gồm hai nhánh: Một nhánh bắt nguồn từ khu vực tây
bắc Yên Tử, một nhánh bắt nguồn từ xã Bồng Am chảy qua xã Tuấn Đạo ở Bãi

Chợ nhập vào sông Lục Nam ở Đồng Hả (xã Yên Định). Sông này dài khoảng
15km.
- Ngoài ra, trong khu vực còn khá nhiều hệ thống suối như suối Nước
Trong dưới chân Đồng Thông, suối Nước Vàng, hệ thống thác ba tia huyện Sơn
Động…Nhìn chung, mật độ sông suối của huyện khá dầy, nhưng phần lớn là
đầu nguồn nên lòng sông, suối hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước hạn chế, đặc
biệt về mùa khô.
b.

Nước ngầm

- Hiện tại, khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồi, núi, rừng cây…chưa có dấu

hiệu ô nhiễm môi trường không khí.
- Do bị án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở phía nam nên có đặc điểm khí hậu
lục địa vùng núi. Hàng năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa
thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà; mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông
lạnh, khô hanh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,60C, nhiệt độ trung
bình cao nhất là 32,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 11,60C. Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1.564mm, thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong
vùng. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5 ngày, những ngày có lượng
mưa lớn nhất vào tháng 8, đạt 310,6mm. Do nằm trong khu vực che chắn bởi
vòng cung Đông Triều nên khu vực này cũng ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Đối với tiếng ồn, nguồn gây ồn chủ yếu trong khu vựchiện nay là do các
phương tiện lưu thông trên tỉnh lộ 293. Nguồn ồn do sinh hoạt của dân cư xung

quanh là loại nguồn ồn tức thời biến động theo thời gian, không xảy ra thường
xuyên, mức ồn không đồng đều, cường độ ồn nhỏ, phụ thuộc nhiều vào lượng
người trong khu vực nên cũng ít gây ra tác động môi trường đến khu vực.
2.5.3. Hiện trạng môi trường đất

- Huyện Sơn Động có địa hình dốc dần từ đông bắc xuống tây nam, độ
dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy núi Yên Tử (bình quân trên 250).
Độ cao trung bình của huyện là 450m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi
Yên Tử (1.068m), đỉnh Bào Đài 875m, Ba Nồi 862m, thấp nhất là 52m, cá biệt
khu vực Ba Khe (Tuấn Đạo) chỉ cao hơn mực nước biển 24m.
...............................................................................................................................................................................................................


20


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Do đặc điểm địa hình, ruộng đất phần lớn bậc thang xen kẽ giữa các
triền núi, lớn nhất là cánh đồng Sầy (xã Tuấn Đạo).
- Đất được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hinh thành tại
chỗ do phong hóa đá mẹ và hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó, đất ở khu
vực có các nhóm chính là: Đất đỏ vàng trên phiến thạch đất sét (F), đất vàng
nhạt trên đá cát và đá dăm cuội kết (F), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nương

(F), đất phù sa ngòi suối (P), đất bạc màu trên phù sa cổ (B), đất nâu tím. Đất
phù sa ven các sông lớn.
2.5.4. Hiện trạng hệ sinh thái

- Đất đai của khu vực này khá đa dạng, phong phú với nhiều loại đất
được phân bố ở cả địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh
thái nông - lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng có giá trị, từ cây lương thực như
lúa và rau màu trên các dải đất phù sa dọc theo các sông suối, đến việc khai
thác đất dốc trồng các loại cây ăn quả và cây lấy gỗ. Sơn Động có 59.273 ha
rừng (năm 2010), trong đó diện tích rừng tự nhiên có 38.675 ha, diện tích rừng
trồng có 20.598 ha. Rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở các xã An Lạc, Vân Sơn,
Hữu Sản, Dương Hưu, thị trấn Thanh Sơn, Tuấn Mậu, Thanh Luận, Bồng Am,

Tuấn Đạo... Đặc biệt trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, thảm thực vật
rừng có độ che phủ lớn (68%), chủ yếu là các loài cây bản địa và các loại gỗ
quý như lim, lát, pơmu, thông tre, sến, táu, dẻ...Diện tích rừng trồng ngày càng
tăng với các Chương trình 327, Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
Dự án khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử... do đó diện tích rừng ở các vùng dự
án ngày càng phát triển, không chỉ góp phần nâng độ che phủ của rừng, giữ gìn
môi sinh, bảo tồn nguồn gien và tính đa dang sinh học mà còn phục vụ đắc lực
cho công cuộc phát triển kinh tế từ rừng, cải thiện cuộc sống người dân.
- Về động vật, trước đây khi diện tích rừng tự nhiên còn lớn, Sơn Động có
rất nhiều loài chim, thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu, gấu, lợn rừng, khỉ... Hiện
nay, do môi trường sinh sống bị thu hẹp nên chỉ còn lại một số loài như khỉ,
hươu, lợn rừng, tắc kè, ong...

2.5.5. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên

- Theo kết quả thăm dò, tài nguyên khoáng sản của Sơn Động có mỏ đá
xây dựng ở An Lạc, mỏ đồng ở Cẩm Đàn…
2.6.

Đánh giá hiện trạng tổng hợp (S.W.O.T)
Thuận lợi:

- Là khu vực có vi trí tương đối thuận lợi về giao thông đường bộ, với
tuyến TL293 chạy song song và tiếp cận trục tiếp tới chân dãy Yên Tử.
- Nằm trên tuyến hành hương du lịch Tây Yên Tử lên chùa Đồng;

- Dự án thuộc khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn
hóa lịch sử đa dạng, phong phú,
- Môi trường trong lành, chưa ô nhiễm, phù hợp với môi trường phát triển
quần thể du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp bảo tồn.
...............................................................................................................................................................................................................

21


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG


- Năng lực quán lý của địa phương tốt.
- Sự gia tăng mức sống nói chung và chi tiêu trong thu nhập của Việt
Nam và khu vực.
Khó khăn:
- Thiếu cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường tại các khu vực dân cư nông
thôn dọc TL293.
- Địa hình núi cao với độ dốc nền lớn không thuận lợi cho việc xây dựng.
- Chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng.
Cơ hội:
- Phục dựng lại hình ảnh một khu vực trung tâm phật giáo của cả nước.
- Nâng cao đời sống văn hóa và cuộc sống cho người dân địa phương
cũng như du khách.

- Tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận với khu vực di sản văn hóa tôn giáo cho
đông đảo du khách và cư dân
- Người dân địa phương được tham gia vào quá trình ra quyết định cho
tương lai khu vực sống của họ.
- Là cơ hội để cơ cấu lại quy hoạch sử dụng đất hợp lý và thống nhất.
- Tạo dựng một môi trường du lịch sinh thái, văn hóa hướng tới phát triển
bền vững.
Thách thức:
- Phát triển đòi hỏi phải đầu tư lớn và đa dạng về nguồn tài chính
- Đe dọa về phá vỡ sự cân bằng sinh thái và phá hủy môi trường cảnh
quan thông qua phát triển quá mức hay không phù hợp
- Khả năng đánh mất bản sắc, văn hóa, kiến trúc và lối sống địa phương

do sự phát triển
- Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất sẽ tạo ra sự khó khăn hơn cho công tác
quản lý
- Khả năng xung đột giữa phát triển bền vững và phát triển kinh tế
- Có thể tăng ô nhiễm và tác động tiêu cực lên môi trường

...............................................................................................................................................................................................................

22


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông

XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

3.

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU:

- Cơ sở xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thực hiện theo quy chuẩn,
quy phạm xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên đây là vừa là khu vực rừng thuộc khu
bảo tồn Tây Yên Tử vừa là khu vực trung tâm văn hóa du lịch tâm linh, vì vậy
cần nghiên cứu áp dụng một số tiêu chí đặc biệt nhằm phát triển một khu vực
đặc biệt, phát huy những thế mạnh sẵn có đồng thời bảo bệ gìn giữ những giá
trị lâu dài.

3.1.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Tổng diện tích nghiên cứu khoảng

48 ha

- Diện tích lập quy hoach ( 4 điểm chùa) khoảng hơn

13ha.




Khu chùa Trung khoảng

2 ha



Khu chùa Trình khoảng

4,16 ha




Khu chùa Thượng khoảng:

4,37ha



Khu chùa Hạ khoảng:

3,27ha

Bảng:1.

TT

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Hạng mục

-

Tiêu chuẩn cấp nước khu cụm công trình
Nước khu dịch vụ
Nước tưới cây
Nước dự phòng:
Nước cứu hỏa


-

Tiêu chuẩn cấp điện khu chức năng
Tiêu chuẩn cấp điện TM, dịch vụ
Chiếu sáng đường phố
Chiếu sáng cây xanh
Tiêu chuẩn thoát nước thải

-

Tỷ lệ thu gom


3.2.

Các hạng mục chức năng:

a.

Điểm chùa Trình:

Đơn vị
lít/m2 sàn-ngđ
lít/m2 sàn-ngđ

lít/m2 ngđ
Qsh
tính toán cho 1
đám cháy
w/m2 sàn
w/m2 sàn
KW/km
kw/ha
Tiêu chuẩn cấp
nước

Chỉ tiêu quy

hoạch
5
2
3
20%
15l/s
20
30
8
12
100%
100%


Các khu chức năng dự kiến:
- Khu xây dựng công trình chùa chính: Tam quan,Tam bảo,Nhà tổ, Nhà
mẫu, tả hữu hành lang, tháp phật.
- Khu xây dựng các công trình phụ trợ: nhà khách, nhà tăng, nhà ni, nhà
giảng kinh phật, khu bếp, vệ sinh.
- Khu cây xanh cảnh quan tạo vùng đệm cho di tích.
- Khu xây dựng các công trình dịch vụ: nhà lưu trú cho du khách hành
hương, các quầy dịch vụ du lịch.
- Khu các công trình hạ tầng kỹ thuật.
...............................................................................................................................................................................................................


23


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

- Bãi đỗ xe tập trung.
- Đất dự trữ phát triển...
b.

Điểm chùa Hạ (chùa Phật Quang):
Các khu chức năng dự kiến:


- Khu xây dựng công trình chùa chính: Tam quan,Tam bảo,Nhà tổ, Nhà
mẫu, tả hữu hành lang, vườn tháp.
- Khu xây dựng các công trình phụ trợ: nhà tăng, nhà ni, nhà giảng kinh
phật, khu bếp, vệ sinh.
- Khu xây dựng sân hành lễ, nhà khách và các công trình phụ trợ.
- Khu cây xanh cảnh quan tạo vùng đệm cho di tích.
- Khu xây dựng các công trình dịch vụ: nhà lưu trú cho du khách hành
hương, các quầy dịch vụ du lịch.
- Khu các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Bãi đỗ xe tập trung.
- Đất dự trữ phát triển...

c.

Điểm chùa Trung (chùa Hòn Tròn):
Các khu chức năng dự kiến:

- Khu xây dựng công trình chùa chính: Tam quan,Tam bảo,Nhà tổ, Nhà
mẫu, tả hữu hành lang, vườn tháp.
- Khu xây dựng các công trình phụ trợ: nhà tăng, nhà ni, nhà giảng kinh
phật, khu bếp, vệ sinh.
- Khu cây xanh cảnh quan tạo vùng đệm cho di tích.
- Khu xây dựng các công trình dịch vụ: nhà lưu trú cho du khách hành
hương, các quầy dịch vụ du lịch.

- Khu các công trình hạ tầng kỹ thuật và các khu dự trữ phát triển...
d.

Điểm chùa Thượng (chùa Kim Quy):
Các khu chức năng dự kiến:

- Khu xây dựng công trình chùa chính: Tam quan, Tam bảo, Nhà tổ, Nhà
mẫu, vườn tháp.
- Khu tượng Kim Quy.
- Khu xây dựng các công trình lưu trú: nhà tăng, nhà ni, khu bếp, vệ sinh.
- Khu cây xanh cảnh quan tạo vùng đệm cho di tích.
- Khu xây dựng các công trình dịch vụ: các quầy dịch vụ du lịch.

- Khu các công trình hạ tầng kỹ thuật và khu đất dự trữ phát triển...

...............................................................................................................................................................................................................

24


Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các điểm chùa tại khu vực Đồng Thông
XÃ TUẤN MẬU - HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG

4.


QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Bảng:2.

Tổng hợp sử dụng đất 4 cụm chùa

T
T

HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH

1

2
3
4

Đất công trình chính
Đất khu dịch vụ
Đất cây xanh cảnh quan
Đất giao thông, bãi xe
Tổng cộng

Chùa
Trung

2.260
626
9.675
7.476
20.037

DIỆN TÍCH (M2)
Chùa
Chùa
Thượng
Trình
3.478

2.997
890
713
30.865
21.144
8.447
16.798
43.680
41.652

Chùa
Hạ

5.126
649
17.384
9.554
32.713

TỔNG
(M2)

TỶ LỆ
(%)


13.861
2.878
79.068
42.275
138.082

10,04
2,08
57,26
30,62
100,00


- Diện tích cụm chùa Trung khoảng 2,0ha bao gồm:
 Các công trình chính của chùa Trung khoảng 0,226 ha chiếm 11,28%
diện tích cụm chùa Trung, bao gồm các hạng mục như Tam quan, Tam
bảo, Nhà tổ, Nhà mẫu...
 Diện tích các công trình dịch vụ khoảng 0,0626ha, chiếm 3,12%, bao
gồm các công trình quầy dịch vụ du lịch, nhà lưu trú cho du khách hành
hương...
 Diện tích cây xanh rừng, cây xanh cảnh quan, cây xanh, vườn
thuốc... khoảng 0,967ha chiếm 48,29%.
 Các tuyến giao thông, sân, đường dạo có tổng diện tích 0,747ha
chiếm 37,31%.
- Diện tích cụm chùa Thượng khoảng 4,37ha bao gồm::

 Các công trình chính của chùa Thượng khoảng 0,3718 ha chiếm
8,51% diện tích cụm chùa Thượng, bao gồm các hạng mục như: Tam
quan, Tam bảo, Nhà tổ, Nhà mẫu, nhà tăng, nhà ni, lầu Chuông, lầu
Trống, nhà Bia Kim quy, tháp Thông linh...
 Diện tích các công trình dịch vụ khoảng 0,089ha chiếm 2,04%, bao
gồm các công trình quầy dịch vụ du lịch, nhà lưu trú cho du khách hành
hương...
 Diện tích cây xanh rừng, cây xanh cảnh quan, cây xanh, vườn
thuốc... khoảng 3,08ha chiếm 70,66%.
 Các tuyến giao thông, sân, đường dạo có tổng diện tích 0,8207ha
chiếm 18,79%.
- Diện tích cụm chùa Trình khoảng 4,16ha bao gồm:

 Các công trình chính của chùa Trung khoảng 0,2997 ha chiếm 7,2%
diện tích cụm chùa Trình, bao gồm các hạng mục như Tam quan, Tam
bảo, Nhà tổ, Nhà mẫu, nhà tăng, nhà ni, nhà giảng kinh phật, và các
công trình phục vụ hàng ngày cho tăng, ni trong chùa...
 Diện tích các công trình dịch vụ khoảng 0,0713ha chiếm 1,71%, bao
gồm các công trình quầy dịch vụ du lịch, nhà lưu trú cho du khách hành
...............................................................................................................................................................................................................

25



×