Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Báo cáo thí nghiệm vô cơ bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.99 KB, 74 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Bách Khoa
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
HÓA VÔ CƠ
Tổ 8-Lớp L07

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGÔ VĂN CỜ
Sinh viên thực hiện:
Tạ Thị Xuân Phúc - 1712697
K’ Quen - 1712836

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 11 năm 2018
1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Bài 2………………………………………………………………….2
Bài 6………………………………………………………………….8
Bài 8…………………………………………………………………14
Bài 10………………………………………………………………..21
Bài 12……………………………………………………………….26
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình thí nghiệm hóa vô cơ – Bộ môn công nghệ hóa vô cơ


2


BÀI 2
KIM LOẠI KIỀM THỔ
(Phân nhóm IIA)
Thí nghiệm 1: Quan sát màu ngọn lửa của kim loại kiềm thổ




Cách tiến hành: Nhúng một đầu mẩu giấy lọc sạch vào dung dịch
CaCl2 bão hòa rồi đưa vào ngọn lửa đèn cồn, quan sát màu ngọn
lửa. Làm tương tự với SrCl2 và BaCl2.
Hiện tượng:

_CaCl2: ngọn lửa có màu da cam.
_SrCl2: ngọn lửa có màu đỏ tía.
_BaCl2: ngọn lửa có màu vàng.


Giải thích: Các ion kim loại kiềm thổ hấp thụ năng lượng của
ngọn lửa. Các electron lớp ngoài cùng bị kích thích nhảy lên mức
năng lượng cao hơn, sau đó trở về trạng thái cơ bản và phát xạ ra
các bức xạ năng lượng. Đối với các kim loại kiềm thổ sẽ phát ra
các bức xạ nằm trong vùng khả kiến tương ứng với từng nguyên tố
nên ta thấy được màu sắc ngọn lửa.

Thí nghiệm 2: Phản ứng của kim loại kiềm thổ với nước



Cách tiến hành và hiện tượng: Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi
ống nghiệm 1-2ml nước, một ít bột Mg và phenolphtalein.

- Ống 1: khi để nguội, phản ứng xảy ra chậm. Tại bề mặt tiếp xúc pha
xuất hiện màu hồng nhạt đồng thời có bọt khí xuất hiện. Đó là khí H 2
Khi đun nóng, phản ứng xảy ra nhanh, xuất hiện nhiều bọt khí và màu
hồng đậm hơn, lan ra toàn bộ dung dịch.
- Ống 2: Cho thêm 5-6 giọt dung dịch NH4Cl. Phản ứng xảy ra mãnh
liệt, màu dung dịch nhạt dần đến mất màu. Đồng thời khí thoát ra
nhiều hơn. Sau đó dung dịch có màu hồng trở lại.


Giải thích:
3


- Ống 1: phản ứng xảy ra chậm do Mg(OH)2 tạo ra che phủ bề mặt
Mg.
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 ↓+ H2 ↑

(1)

Do TMg(OH)2= 10-9,22 nên một phần Mg(OH)2 tan ra tạo ion OH- khiến
phenolphtalein hóa hồng ở bề mặt phân pha của Mg và H2O.
Mg(OH)2 → Mg2+ + 2OH-

(2)

Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, Mg(OH)2 tan nhiều hơn, tạo nhiều ion OH- khiến

màu hồng của dung dịch đậm hơn. Đòng thời sự che phủ Mg của Mg(OH)2 giảm
nên phản ứng xảy ra nhanh hơn và khí thoát ra nhièu hơn.
-Ống 2: Khi có thêm ion NH4+ thì trong dung dịch xảy ra cân bằng
nhiễu đối với ion OHMg(OH)2  Mg2+ + 2OH+
2NH4+

2NH3 + 2H2O
=> Cân bằng nhiễu của NH4+ với OH- làm giảm nồng độ của OH- dẫn
đến mất màu hồng.
- Khí thoát ra nhiều hơn vì cân bằng (1),(2) bị dịch chuyển theo chiều
thuận đồng thơi cân bằng nhiễu có tạo thành NH3
-Dung dịch xuất hiện màu hồng trở lại vì khi thoát ra một phần NH3
tan vào trong nước làm xuất hiện cân bằng mới:
NH3 + H2O  NH4+ + OH- (3)

4




Kết luận: Dung dịch kiềm thổ tác dụng mạnh với nước khi đun
nóng hay khi có chất xúc tác thích hợp.

5


Thí nghiệm 3

6



a)

Điều chế và tính chất của Mg(OH)2

7




Cách tiến hành: cho NaOH tác dụng với dung dịch muối Mg2+ . Li
tâm bỏ phần phía trên rồi lấy kết tủa cho vào 3 ống nghiệm:

8


- Ống 1: cho tác dụng với HCl

9


- Ống 2: cho tác dụng với NaOH

10


- Ống 3: cho tác dụng với NH4Cl

11





Hiện tượng và giải thích:

12


Khi cho dung dịch NaOH vào Mg2+ , xuất hiện kết tủa màu trắng và
không tan trong nước.

13


MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

14


Ống 1: Trong dung dịch HCl , kết tủa tan ra tạo dung dịch trong suốt

15


Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

16


Ống 2: Trong dung dịch NaOH, không có hiện tượng do NaOH và

Mg(OH)2 cùng là base

17


Ống 3: Trong dung dịch NH4Cl, kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt và
có mùi khai do khí NH3 thoát ra.

18


Mg(OH)2 + 2NH4Cl → MgCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

19


b)Điều chế và tính chất của hydroxit kim loại kiềm thổ

20




Cách tiến hành: Lấy 4 ống nghiệm lần lượt cho vào mỗi ống 1ml
dung dịch muối Mg2+,Ca2+, Sr2+, Ba2+ 0,5M; tiếp tục cho vào mỗi
ống trên 0,5ml dung dịch NaOH 1M. Ly tâm, quan sát kết tủa.

21





Hiện tượng: trong các ống nghiệm đều có kết tủa, lượng kết tủa
giảm dần từ Mg2+, Ca2+, Sr2+,Ba2+.

22




Giải thích:

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

23


Ca2+ + 2OH- → Ca(OH)2

24


Sr2+ + 2OH- → Sr(OH)2

25


×