Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo tổng kết môn T.Việt , Toán=cự hot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.96 KB, 14 trang )

UBND HUYỆN HÒA BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH

Độc lập = Tự do – Hạnh phúc
Số : …. / BCTKM-TH Hòa Bình
, ngày 20 tháng 9 năm 2010.
BÁO CÁO TỔNG KẾT MÔN TIẾNG VIỆT
NĂM 2009 – 2010
Căn cứ công văn số 890/ HD-SGD&ĐT-MN-TH, ngày 03/8/2010 của
SGD&ĐT Bạc Liêu về việc hướng dẫn tổ chức Tổng kết môn Tiếng Việt
và Toán cấp Tiểu học năm học 2009 - 2010;
Căn cứ hướng dẫn số 240/HD-PGD&ĐT, ngày 01/9/2010 của PGD&ĐT
Hòa Bình về việc hướng dẫn các trường Tiểu học tổ chức Tổng kết môn
Tiếng Việt và Toán cấp Tiểu học năm học 2009 - 2010;
Căn cứ chủ đề năm học 2010 – 2011 : Tiếp tục đổi mới công tác tổ
chức, quản lý, phối hợp, hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
chủ yếu ở cấp đơn vị trường học nhằm thiết thực góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo ở địa phương.
I. THỰC TRẠNG :
1.
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
a. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự chỉ đạo
của Sở GD&ĐT Bạc Liêu, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Phòng GD&ĐT
Hòa Bình, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tổ chuyên môn thực hiện công
tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý và hướng dẫn các trường thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ góp phần tích cực cho bậc học hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Đội ngũ CBGV-CNV có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tinh thần trách
nhiệm cao, đoàn kết giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Đội ngũ được đào tạo cơ
bản về chuyên môn nghiệp vụ và được bồi dưỡng thay sách giáo khoa các lớp


tiểu học.
- Hầu hết CBQL các trường đều thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tinh
thần trách nhiệm cao, luôn gương mẫu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế học sinh đảm bảo phục vụ công tác
dạy - học tốt.
1
- Ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn về chế độ chính
sách và tiền lương nên đã góp phần tích cực trong việc ổn định cuộc sống,
giúp cán bộ công chức yên tâm công tác, ý thức trách nhiệm được nâng lên, có
tâm huyết với ngành nghề, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục địa phương
ngày càng phát triển.
b. Khó khăn :
- Địa bàn huyện có nhiều xã thuộc vùng khó khăn, nhiều học sinh dân
tộc, phần lớn kinh tế gia đình nghèo, nên việc quan tâm đầu tư cho con em
học hành còn hạn chế, một số học sinh trong độ tuổi đến trường phải bỏ học
giữa chừng để tham gia lao động giúp gia đình, làm ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng giáo dục ở địa phương.
- Một số giáo viên trình độ, năng lực có hạn chế chưa thực hiện tốt việc
tổ chức dạy - học theo tinh thần đổi mới phương pháp, nhất là việc tổ chức các
hoạt động học tập và thao tác sử dụng ĐDDH,
- Về TB-ĐDDH tuy được cấp khá đầy đủ, nhưng có một số TB-ĐDDH
sử dụng đã bị hư hỏng, không có cấp bổ sung cho các khối lớp 1,2,3,...Vì vậy
TB-ĐDDH hiện tại không còn đầy đủ cũng ảnh hưởng cho dạy - học.
- CSVC phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình
SGK mới chưa đáp ứng yêu cầu, hầu hết các trường không có phòng chức
năng, khu hiệu bộ đúng qui cách, gây khó khăn cho việc sắp xếp quản lý hành
chính cũng như các hoạt động chuyên môn khác.
- Địa bàn huyện rộng, nhiều điểm trường ấp nên việc kiểm tra tình hình
dạy - học, nắm bắt xử lý các thông tin chưa đầy đủ và kịp thời. Chất lượng
dạy – học còn rất nhiều hạn chế.

2.
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG :
2.1. Tình hình sử dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của
giáo viên trong trường :
2.1.1.
Việc phân bố thời gian cho tiết dạy :
Ưu điểm :
- Trong tiết dạy giáo viên có rất nhiều cố gắng, đầu tư nghiên cứu
nội dung của bài và cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh.
2
- Phần lớn giáo viên phối hợp tốt các nhóm phương
pháp giảng dạy.
Hạn chế :
- Sự phối hợp giữa các phương pháp chưa linh hoạt, một số giáo
viên còn lạm dụng phương pháp dùng lời, giảng giải quá nhiều thời gian.
Phần thực hành bị hạn chế.
2.1.2.
Hình thành kiến thức cho học sinh:
Ưu điểm :
- Hầu hết giáo viên đều cố gắng cung cấp hết kiến thức, nội dung
của bài dạy.
- Có vận dụng các nhóm phương pháp trong dạy học, phần lớn giáo
viên kết hợp nhiều phương pháp như dùng lời, giảng giải, đàm thoại, trực
quan vấn đề vận dụng có kết quả cao.
Hạn chế :
- Khâu chuẩn bị bài của giáo viên chưa chú ý đến cần phải phối hợp các
nhóm phương pháp dạy học. Chủ yếu tập trung vào việc trực quan, giảng
giải để hình thành kiến thức cho học sinh mà quên hẳn thực hành khắc sâu
kiến thức ngay thời điểm hình thành kiến thức đó.

Ví dụ: Khi giáo viên đưa ra nội dung yêu cầu học sinh trả lời. Học
sinh a trả lời được giáo viên cho ngồi xuống và chuyển sang nội dung mới
yêu cầu học sinh khác trả lời cứ như thế đến khi bộc lộ hết nội dung bài.
Như vậy giáo viên quên hẳn đi các học sinh B,C,D, chắc gì các em đó
cũng nắm được bài như học sinh A.
2.1.3. Phát huy tính chủ động tích cực của học sinh :
Ưu điểm :
- Giáo viên đã vận dụng phối hợp các phương pháp trong dạy học
cung cấp đầy đủ kiến thức nội dung bài dạy.
- Đẩy mạnh nhóm trực quan, thực hành.
Hạn chế :
- Khi soạn bài giáo viên chuẩn bị nội dung câu hỏi cho học sinh đàm
thoại, thực hành chưa rõ ràng, chưa phân phối rõ đối tượng trả lời là ai;
cho nên khi dạy lớp học dễ rơi vào tình trạng buồn tẻ bởi vì với câu hỏi
khó có khi lại trúng vào học sinh trung bình, yếu, không trả lời được buộc
giáo viên phải gọi học sinh khá giỏi trả lời thay, tự nhiên gây cho các em
học sinh yếu, trung bình chán nản mất niềm tin. Ngược lại có khi câu rất
dễ, bài rất dễ lại trúng vào học sinh khá - giỏi, học sinh chưa đào sâu suy
3
nghĩ đã trả lời được rồi, như vậy làm cho học sinh này có một niềm tin
nhưng chưa thật sự chắc chắn, sự sáng tạo chưa được bồi dưỡng thêm.
Chính như vậy mà tiết học diễn ra chỉ có cô giáo và một vài đối tượng.
Học sinh trung bình, yếu chỉ biết ngồi nghe có khi do buồn tẻ mà mất trật
tự.
2.1.4. Hình thức tổ chức lớp học :
Ưu điểm :
- Giáo viên vận dụng các nhóm phương pháp dùng lời và trực quan
tương đối tốt.
- Giáo viên cung cấp đủ lượng kiến thức của bài dạy.
Hạn chế :

- Nhóm phương pháp thực hành vận dụng hiệu quả chưa cao, giáo
viên không phân nhóm luyện tập, tức là các em không được hoạt động một
cách tự nhiên, được đóng góp ý kiến xây dựng. Do vậy sự tìm hiểu nội
dung bài cũng chỉ tập trung số ít học sinh khá, giỏi. Học sinh yếu, trung
bình không theo kịp mà chỉ biết ngồi nghe cô và bạn mình nói.
- Nếu phân nhóm thực hành, luyện tập thì học sinh hoạt động rất sôi
nổi, tích cực có chất lượng cao.
2.1.5.
Hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh :
Ưu điểm :
- Xây dựng trình độ chuẩn trong chương trình và chỉ đạo, không có
sự quá tải về kiến thức, để mang tính chất phổ cập.
- Sử dụng nhóm phương pháp dùng lời (kiểm tra miệng) sát được
trình độ học sinh, có thể hỏi thêm, có thể gợi ý; nhanh chóng
nắm được kết
quả, lĩnh hội tri thức của học sinh cách trình bày bằng lời nói.
- Nhóm phương pháp thực hành(kiểm tra viết): Cùng một lúc kiểm
tra được nhiều học sinh, giúp học sinh rèn kỹ năng trình bày bài bằng cách
viết.
Hạn chế :
- Khi kiểm tra miệng giáo viên dễ bị mệt mỏi, tốn nhiều thời gian;
kiểm tra viết khó kiểm soát đựơc trình độ cả lớp.
- Giáo viên hay chủ quan, nóng vội không linh hoạt. chẳng hạn đến
giờ kiểm tra một tiết giáo viên khộng chuẩn bị ra đề kiểm tra mà lấy ngay
đề trong sách hướng dẫn, đề loại này mang tính chất phổ cập. Nếu ra đề
như vậy học sinh giỏi chỉ cần làm trong vòng từ 15-20 phút là xong. Học
sinh trung bình cũng có em đạt được điểm 10 mà chỉ khác học sinh khá
4
giỏi về thời gian làm bài. từ đó việc xác định đối tượng học sinh lớp mình
là không chính xác; ngay cả học sinh khá giỏi chưa phát huy được tính

tích cực sang tạo của mình, giáo viên khó phân biệt được trình độ học sinh
lớp mình. Nếu giáo viên chỉ thêm vào một, hai bài có tính chất nâng cao
thì sẽ xác định đúng đối tượng học sinh lớp mình và phát hiện đựơc học
sinh có năng khiếu trong lớp để bồi dưỡng.
2.1.6.
Tình huống xảy ra trên lớp :
Ưu điểm :
- Giáo viên vận dụng phối hợp tốt các phương pháp giảng dạy.
- Nội dung kiến thức cơ bản cung cấp đầy đủ, học sinh hoạt động
tích cực.
Hạn chế :
- Sử dụng nhóm phương pháp thực hành chưa đảm bảo được sự sáng
tạo của học sinh; giáo viên chủ quan không lường trước được sự tìm tòi,
sáng tạo của học sinh khi thực hành, thực tế đã xảy ra những tình huống
khác khiến giáo viên bị lúng túng khi giải quyết trong việc khẳng định kết
quả làm bài của học sinh(do giáo viên thống nhất cho học sinh chỉ có cách
giải quyết duy nhất mà không giới thiệu cách khác)
Ví dụ:
Trong nguyên tắc dạy học sau khi hình thành lý thuyết cho học sinh,
phần học thực hành học sinh phải vận dụng đúng theo lý thuyết đã học, để
củng cố kiến thức. nhưng sang tiết luyện tập cần thiết phải cung cấp cho
các em một số cách giải khác, để nếu có thể các em áp dụng được, khi học
sinh phát hiện cách giải mới đúng cần phải khuyến khích, động viên.
2.1.7.
Sử dụng đồ dùng trực quan :
Ưu điểm :
Giáo viên đã vận dụng phối hợp giữa các nhóm phương pháp trong
giảng dạy, trực quan hình ảnh, giảng giải rút ra kiến thức.
Hạn chế :
Do giáo viên không sử dụng thường xuyên đồ dung dạy học, cho nên

nhiều khi giáo viên sử dụng đồ dùng không đúng động tác dẫn đến học
sinh hiểu sai mục đích.
2.2 Nguyên nhân :
5

×