Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Development opportunities of chang son carpentry village (thach that district, hanoi) in the current socio economic and cultural context (approached from the perspective of cultural studies)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

PHÍ THỊ BÌNH

CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG MỘC CHÀNG SƠN
(HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI) TRONG BỐI CẢNH
KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI HIỆN NAY
(Tiếp cận từ góc độ nghiên cứu văn hóa)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số
: 60 31 60

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS Phạm Hồng Tung

Hà Nội – 2011

1


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng tiếp cận, khảo sát thực địa, nghiên cứu tại địa
phƣơng, hôm nay, Luận văn của tôi đã đƣợc hoàn thành nhƣ mong đợi. Đó là thành
quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo Viện Việt Nam học và Khoa
học phát triển - trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội và nơi tôi công tác là phòng Văn
hóa và Thông tin huyện Thạch Thất.


Để có đƣợc kết quả đó là nhờ có sự dạy dỗ tận tâm của các thầy, cô và sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của tập thể các anh, chị trong Viện Việt Nam học và KHPT;
nhờ sự khuyến khích, tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo phòng Văn hóa và
Thông tin huyện Thạch Thất. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, để có thể tham
khảo đƣợc nhiều nguồn tài liệu, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và phục vụ nhiệt tình
của cán bộ Trung tâm Thông tin - Thƣ viện (Đại học Quốc gia Hà Nội), Thƣ viện
Quốc gia Việt Nam, UBND huyện Thạch Thất, UBND xã Chàng Sơn và có đƣợc
nguồn tƣ liệu dân gian quý báu do cụ Nguyễn Kiến (xã Chàng Sơn) cung cấp. Đồng
thời, sự đón tiếp nồng ấm, thân thiện của ngƣời dân Nủa Chàng đã cho tôi thêm
niềm tin về con ngƣời nơi đây, và những dự định mà tôi sẽ làm về làng Chàng Sơn
trong thời gian tới.
Đặc biệt hơn, trong thời gian thực hiện Luận văn, tôi đã rất may mắn khi đƣợc
tiếp xúc và gần gũi với một ngƣời thầy đáng kính – PGS.TSKH. Phạm Hồng Tung.
Ngƣời thầy với tính cách cƣơng trực, tận tâm, đã chỉ cho tôi những thiếu sót và
những điều thiết thực cần làm để có đƣợc một kết quả nghiên cứu tốt và mang tính
ứng dụng vào trong cuộc sống, đặc biệt là đối với phát triển làng nghề, làng nghề
truyền thống. Thay cho lời tri ân, tôi xin kính chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe!
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Phí Thị Bình

2


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài Luận văn tôi thực hiện có tên: Cơ hội phát triển của làng nghề mộc
Chàng Sơn – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội trong bối cảnh kinh tế văn hóa – xã hội hiện nay (dưới góc độ nghiên cứu văn hóa), là công trình
nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề mộc Chàng Sơn, từ
đó chỉ ra cơ hội phát triển cũng nhƣ những thách thức đối với phát triển nghề

mộc truyền thống của làng trong quá trình CNH – HĐH hiện nay. Trƣớc đó,
cũng có số ít công trình nghiên cứu về Chàng Sơn, nhƣng chƣa giúp ngƣời
đọc hiểu hết về làng Chàng, đặc biệt là sự phát triển của nghề mộc gắn với
lịch sử hình thành và phát triển làng. Luận văn này trong quá trình thực hiện
đã kế thừa những luận điểm khoa học của nhiều công trình nghiên cứu về
làng nghề và nghiên cứu gần đây về làng mộc Chàng Sơn. Nguồn tƣ liệu
đƣợc trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính khách quan, đƣợc chú thích rõ
ràng và tôn trọng bản quyền của tác giả. Luận văn này hoàn toàn không trùng
lặp với các nghiên cứu về làng Chàng Sơn trƣớc đó, cũng nhƣ các công trình
nghiên cứu về làng nghề truyền thống. Những luận điểm đƣa ra và nguồn tƣ
liệu sƣu tầm đƣợc đều do sự cố gắng của bản thân với mong muốn phản ánh
một cách trung thực về làng nghề mộc Chàng Sơn trên một phƣơng diện mới,
đây cũng sẽ là đề tài bổ trợ cho những nghiên cứu sau này.
Học viên

Phí Thị Bình

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………...

1

2. Mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………………………


2

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………

3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ………………………………

4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………….

5

6. Đóng góp của luận văn ………………………………………….

5

7. Cấu trúc của luận văn …………………………………………..

6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ

8

1.1. Một số khái niệm và cách phân loại làng nghề, LNTT………


8

1.1.1. Khái niệm về nghề truyền thống, làng nghề, LNTT………...

8

1.1.2. Phân loại làng nghề …………………………………………

12

1.2. Đặc điểm của các LNTT ……………………………………….

13

1.2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ………………………………..

13

1.2.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất và sản phẩm ……………..

17

1.3. Điều kiện hình thành các LNTT ………………………………

19

1.3.1. Những yếu tố hình thành của các LNTT …………………...

19


1.3.2. Các điều kiện hình thành LNTT ……………………………

20

1.4. Vai trò của LNTT đối với việc phát triển kinh tế - văn hóa –
xã hội …………………………………………………………..
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1……………………………………………...

4

21
27


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG MỘC CHÀNG SƠN
TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI HIỆN NAY 29
2.1. Tổng quan về làng mộc Chàng Sơn …………………………...

29

2.1.1. Lịch sử hình thành và tên gọi của làng ……………………..

29

2.1.2. Vị trí địa lý ………………………………………………….

33


2.1.3. Điều kiện tự nhiên …………………………………………..

33

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội …………………………………..

38

2.1.5. Dân cƣ và những thay đổi địa giới hành chính …………….

40

2.2.Thực trạng phát triển của làng mộc Chàng Sơn trong bối

46

cảnh kinh tế - văn hóa – xã hội hiện nay ……………………….....
2.2.1. Đời sống văn hóa sản xuất …………………………………

46

2.2.2. Đời sống văn hóa cộng đồng ……………………………….

72

2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề mộc Chàng Sơn

85

trong quá trình CNH – HĐH nông thôn hiện nay ………………...

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ………………………………………………...

93

CHƢƠNG 3
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ,
NÂNG CAO GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ MỘC CHÀNG SƠN 100
3.1. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của làng nghề

94

mộc Chàng Sơn trong bối cảnh kinh tế - văn hóa – xã hội hiện nay ….
3.1.1. Cơ hội phát triển của làng nghề mộc Chàng Sơn trong giai đoạn

94

hiện nay ……………………………………………………………...
3.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với việc phát h thức quản lý trong làng nghề thì mới có thể tăng khả năng cạnh tranh
với các nơi khác; tình trạng sử dụng lao động trẻ em còn khá phổ biến. Tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trong làng Chàng đã gây ra hệ lụy không tốt đến
sức khỏe, đến không gian sống của cộng đồng cƣ dân trong làng. Và hơn thế, các
yếu tố văn hóa truyền thống trong nội làng đang bị đe dọa bởi mặt trái của các yếu
tố văn hóa mới du nhập, bởi lối sống và cách suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận,
trong đó chủ yếu là giới trẻ. Văn hóa làng nghề, môi trƣờng làng nghề sẽ nhƣ thế
nào trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội nhƣ hiện nay? Để trả lời đƣợc câu hỏi
này thì cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, cần phải có những chính sách
khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng, xây
dựng lối sống văn hóa mới và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
để làng mộc Chàng Sơn có thể phát triển theo hƣớng bền vững, đồng thời giá trị
nghề của làng đƣợc đề cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhƣ hiện nay.


103


CHƢƠNG 3
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ, NÂNG
CAO GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG MỘC CHÀNG SƠN
3.1. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của làng nghề mộc
Chàng Sơn trong bối cảnh kinh tế - văn hóa – xã hội hiện nay (phân tích theo
phƣơng pháp SWOT)
Từ những vấn đề đã trình bày trong chƣơng 2, chúng tôi sẽ chỉ ra và làm rõ
những khó khăn, thách thức cũng nhƣ cơ hội phát triển của làng mộc Chàng Sơn
dựa trên các khía cạnh kinh tế - văn hóa – xã hội hiện nay.
3.1.1. Cơ hội phát triển của làng nghề mộc Chàng Sơn trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát trên nền tảng là một xã nghề truyền thống từ lâu đời với nhiều nghề
TTCN cùng tồn tại và phát triển song song với nhau, tạo sự tƣơng hỗ và liên kết
giữa nghề với nghề, giữa nghề mộc với các nghề khác trong làng. Tâm lý thƣơng
nghiệp đƣợc hình thành dựa trên sự tài hoa, khéo léo của ngƣời thợ làng Chàng
cùng với sự tinh nhạy, dễ thích ứng với biến đổi bất thƣờng của thị trƣờng. Đặc biệt
là khi Việt Nam gia nhập WTO, đã mở ra cho làng mộc Chàng Sơn nhiều cơ hội
phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Chúng tôi sẽ đề cập đến một số điểm thuận lợi
và những cơ hội phát triển mà Chàng Sơn có đƣợc nhƣ sau:
Nằm trên hệ thống đƣờng giao thông trọng điểm của huyện Thạch Thất, với
đƣờng tỉnh lộ 80 (đƣờng 419) chạy qua và hệ thống đƣờng liên thôn, liên xã đƣợc
bê tông hóa, mở rộng (8,75 km), thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và
xuất sản phẩm hàng hóa đến các thị trƣờng tiêu thụ. Đây là một yếu tố góp phần
quan trọng vào quá trình đô thị hóa nông thôn hiện nay, tạo đà cho kinh tế - xã hội
của làng Chàng phát triển.
Trong những năm qua, làng mộc Chàng Sơn đã có những chuyển biến mới,
tốc độ sản xuất tăng dần đều và dần phát triển theo hƣớng bền vững. Nguồn nguyên

vật liệu sản xuất mặc dù không phải sẵn có tại địa phƣơng mà chủ yếu là nhập từ
bên ngoài thông qua hệ thống các DNTN, công ty TNHH trong xã nhƣng đã đáp
ứng và đảm bảo cho hoạt động sản xuất của làng nghề ổn định, hạn chế đƣợc tình
trạng khan hiếm hoặc đội giá thành nguyên vật liệu theo giá thị trƣờng.

104


Nguồn lao động trong làng nghề tƣơng đối lớn, tay nghề ngày càng đƣợc nâng
cao. Hiện nay, toàn xã có trên 80% lao động tham gia làm nghề mộc, tập trung mọi
thành phần, lứa tuổi, giới tính tham gia. Mỗi hộ sản xuất đƣợc coi là một tiểu phân
xƣởng trong hệ thống liên kết chằng chịt tại làng Chàng nhằm tận dụng sức lao
động của các thành viên trong gia đình, trong đó có lao động trẻ em. Trẻ em trong
làng tham gia sản xuất cùng gia đình từ khi còn nhỏ theo hình thức phụ việc, vừa
học vừa làm, đây là điểm thuận lợi cho việc giữ nghề và phát triển nghề bởi qua
hình thức này, nghệ nhân và những ngƣời thợ giỏi, có tay nghề trong làng sẽ truyền
dạy cho đội ngũ kế cận tham gia làm nghề những kinh nghiệm, những bí quyết nghề
nghiệp, nhờ đó mà nghề không bị mai một. Hơn nữa, với đội ngũ trẻ có trình độ văn
hóa, trình độ tay nghề ngày càng đƣợc nâng lên, họ đã biết tạo dựng cho mình một
hành trang kiến thức chuyên môn học đƣợc từ trƣờng lớp, cuộc sống và một kho
kiến thức nghề vốn đã ăn sâu vào tâm thức, vì vậy chất lƣợng của đội ngũ lao động
đƣợc cải thiện đáng kể và trẻ hóa đội hình. Sự kế tiếp này mang tính kế thừa, phát
huy và một số ngƣời đã sáng tạo, tiến hành cải biến cho phù hợp với thời điểm hiện
tại, nghiên cứu và đổi mới kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đồng
thời các hộ sản xuất ở Chàng Sơn đã biết ứng dụng những tiến bộ khoa học công
nghệ vào trong sản xuất, mặc dù còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và mới chỉ cơ khí
hóa tập trung ở một số công đoạn nhất định nhƣng đã tạo ra đƣợc hiệu suất lao động
lớn, giảm thiểu đƣợc hao phí lao động, tăng năng suất, dần từng bƣớc cải thiện đời
sống cho ngƣời lao động. Hình thức sản xuất chuyên môn hóa theo từng loại sản phẩm
đƣợc áp dụng ngày càng rộng rãi trong làng nghề. Theo thống kê chƣa đầy đủ của chúng

tôi, ở Chàng Sơn có khoảng 2% cơ sở sản xuất nhà gỗ truyền thống, 7% cơ sở sản xuất đồ
thờ, 50% cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đồ nội thất và 41% cơ sở chuyên sản xuất đồ mộc
thị trƣờng. Chính sự chuyên môn hóa này đã tạo ra sự liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản
xuất với nhau thành một mạng lƣới phát triển ổn định. Hơn nữa, nhờ sự phát triển nhanh
chóng vƣợt bậc của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đã tạo điều kiện cho những ngƣời
Chàng Sơn năng động mở rộng thị trƣờng của mình thông qua hình thức giới thiệu, quảng
bá sản phẩm mộc của làng qua Internet, báo chí….do đó, sản phẩm của làng đƣợc nhiều
ngƣời biết đến, và trong những năm gần đây đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng nội địa, hƣớng
ra xuất khẩu sang một số nƣớc trong khu vực nhƣ Đài Loan, Trung Quốc….

105


Bên cạnh đó, các chính sách, định hƣớng phát triển nghề và khôi phục các giá trị văn
hóa truyền thống trong LNTT gắn với xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nƣớc đã
tạo ra cơ sở pháp lý cho làng mộc Chàng Sơn phát triển và đi vào quỹ đạo sản xuất. Chính
sách cho vay vốn phát triển sản xuất đƣợc nới rộng hơn với lãi suất cho vay ƣu đãi là điều
kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất trong làng củng cố tiềm lực phát triển nghề, đầu tƣ mua
trang thiết bị máy móc và mở rộng quy mô sản xuất của mình. Nhất là khi chính quyền địa
phƣơng tiến hành quy hoạch cụm, điểm công nghiệp Đồng Kếp – Đồng Màu với diện tích
10,7ha32, đã mở rộng diện tích mặt bằng cho các hộ sản xuất, hạn chế đƣợc tình trạng sử
dụng nhà ở làm nơi sản xuất gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của ngƣời dân và hạn chế ô
nhiễm môi trƣờng sống trong làng nghề.
3.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với việc phát triển làng nghề mộc
Chàng Sơn
Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, làng mộc Chàng Sơn đứng trƣớc những cơ
hội thuận lợi để phát triển kinh tế làng nghề, khôi phục nghề truyền thống và tìm ra
hƣớng phát triển mới, song tuy nhiên nó cũng đặt ra những khó khăn, thách thức lớn
để phát triển nghề mộc của làng.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra thị trƣờng mở cho làng mộc Chàng

Sơn, nhƣng cũng từ đây, sự cạnh tranh kinh tế giữa sản phẩm của làng với một số
làng nghề cùng chuyên sản xuất đồ gỗ trong vùng nhƣ Hữu Bằng, Phùng Xá, Canh
Nậu…. hay nhƣ các tỉnh khác nhƣ làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh),…, ngày càng trở nên
gay gắt, nhất là khi mạng lƣới liên kết giữa các hộ sản xuất với doanh nghiệp, giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp chƣa cao, chủ yếu còn mang tính địa phƣơng cục bộ. Ở
Chàng Sơn hiện nay, chƣa hình thành đƣợc hiệp hội làng nghề để hội tụ những ngƣời
có năng lực chuyên môn, có tay nghề để tìm hƣớng phát triển và thị trƣờng đầu ra cho
làng nghề.
Trong khi đó, thị trƣờng lao động ở đây mạnh về số lƣợng, chất lƣợng đã đƣợc
nâng lên đáng kể nhƣng thiếu lao động kỹ thuật, lao động có trình độ cao, do đó
việc áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ gặp những khó khăn nhất định, số
32

Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của UBND xã Chàng Sơn thì tổng diện tích đất quy
hoạch cụm công nghiệp Chàng Sơn sẽ là 46,18ha.

106


lƣợng những thợ kỹ thuật chuyên đi vào nghiên cứu, sáng tác mẫu mã thực sự còn
ít, chƣa đƣợc đào tạo cơ bản mà chủ yếu là do sự mày mò, tự học hỏi của ngƣời lao
động và doanh nghiệp. Quyền lợi của ngƣời lao động và bảo hộ lao động chƣa đƣợc
đƣợc quan tâm đúng mức. Vấn đề thƣơng hiệu cho sản phẩm mộc Chàng Sơn cũng
là một thách thức đặt ra hiện nay. Mặc dù, sản phẩm của làng đã có tiếng nói trên
thị trƣờng nhƣng việc đăng ký bản quyền bảo hộ cho sản phẩm chƣa đƣợc quan
tâm, sản phẩm khi xuất ra thị trƣờng có thể bị gắn với thƣơng hiệu khác khiến cho
giá trị sản phẩm nghề bị giảm đáng kể và tính cạnh tranh yếu. Tìm hiểu về vấn đề
này chúng tôi cho rằng, để đăng ký một thƣơng hiệu sản phẩm cần phải tuân thủ
hàng loạt các tiêu chí về chất lƣợng, quy trình kỹ thuật, trong khi sự đổi mới công
nghệ sản xuất trong làng nghề đóng một vai trò quan trọng. Ở Chàng Sơn, việc đổi

mới công nghệ chủ yếu là diễn ra tự phát, nhỏ lẻ, chắp vá và ứng dụng ở một số
công đoạn sản xuất nhất định nên chƣa thực hiện một cách có hệ thống. Cái khó của
vấn đề này là nguồn vốn để đầu tƣ mua trang thiết bị, mở rộng quy mô của các hộ
sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn nguồn vốn cho sản xuất là vốn tự có,
vốn vay ngân hàng và vay tƣ nhân với lãi suất cao, vai trò của nhà nƣớc trong việc
hỗ trợ cho vay ƣu đãi còn quá ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nghề.
Các hộ sản xuất khó có thể vay một nguồn vốn lớn nếu nhƣ không chứng minh
đƣợc năng lực kinh doanh, quy mô phát triển sản xuất của mình, do đó làm kìm
hãm tốc độ sản xuất của các hộ gia đình, của làng nghề. Hơn nữa, nguồn nguyên vật
liệu sản xuất ở Chàng Sơn hầu nhƣ không có sẵn tại địa phƣơng và phải nhập 100%
từ bên ngoài thông qua hệ thống các DNTN, công ty TNHH trong xã theo hình thức
kinh doanh trung gian, khiến giá thành vật liệu cao, bị phụ thuộc vào nguồn cung từ
bên ngoài. Việc sản xuất có phần bị hạn chế nếu nhƣ giá thành nguyên liệu đội lên
cao, khi thành phẩm bán ra sẽ khó tiêu thụ bởi giá sản phẩm cao khiến thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm có phần hạn chế. Trong những năm gần đây, thị trƣờng tiêu thụ
sản phẩm mộc Chàng Sơn đã phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nƣớc, trong khi
đó thị trƣờng xuất khẩu lại chƣa tìm đƣợc hƣớng mở rộng, mới chỉ dừng lại ở một
số đơn hàng xuất khẩu sang các nƣớc nhƣ Đài Loan, Trung Quốc…, và bị ảnh
hƣởng theo sự biến động kinh tế thị trƣờng.

107


Bên cạnh những khó khăn đã trình bày ở trên, thì Chàng Sơn cũng đang đứng
trƣớc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Sự phát triển của nghề tỷ lệ
nghịch với diện tích mặt bằng sản xuất. Bình quân diện tích đất của một hộ thấp
(144m2). Các hộ sản xuất phải tận dụng tối đa diện tích nhà ở làm nơi sản xuất, bên
cạnh đó hiện tƣợng lấn chiếm đất, lấp ao, hồ của một số hộ gia đình để mở rộng
diện tích làm nơi sản xuất, chứa nguyên vật liệu, sản phẩm đã khiến cho diện tích
ao, hồ ngày càng bị thu hẹp, gây ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi và

không khí, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho ngƣời dân. Điều quan trọng là chính
quyền địa phƣơng chƣa nhận thức đƣợc và chƣa kịp thời có các biện pháp thực hiện
để gắn kết giữa phát triển kinh tế làng nghề, cải thiện đời sống vật chất của ngƣời
dân gắn với bảo vệ môi trƣờng; ý thức của ngƣời dân Chàng Sơn trong việc bảo
không gian sống của chính họ chƣa cao. Thêm vào đó là việc quy hoạch khu, cụm
công nghiệp làng nghề tại Chàng Sơn trong những năm gần đây đã phần nào giải
quyết đƣợc mặt bằng sản xuất cho ngƣời dân, tuy nhiên việc quản lý khu công
nghiệp chƣa đƣợc thực hiện triệt để, thiếu quy hoạch tổng thể, năng lực của đội ngũ
cán bộ địa phƣơng yếu về quản lý và thiếu về chuyên môn nên dẫn đến tình trạng
sản xuất của các hộ phân tán, thiếu tập trung, sử dụng đất sai mục đích đang tồn tại
khiến cho không gian làng nghề lộn xộn và ô nhiễm tại làng nghề ngày càng nghiêm
trọng. Đây thực sự trở thành bài toán khó giải đối với một làng mộc Chàng Sơn hiện
nay, đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm và có biện pháp hợp lý để hạn chế tình
trạng ô nhiễm trong làng nghề.
Nhìn nhận về những vấn đề này, chúng tôi cho rằng, điều quan trọng để có thể
khắc phục tất cả các mặt hạn chế nêu trên thì cần phải có một hành lang pháp lý cho
LNTT phát triển, song tuy nhiên, thực tế tại địa phƣơng Chàng Sơn cũng nhƣ các
làng nghề khác trong cả nƣớc thì dƣờng nhƣ điều này chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Hệ thống các văn bản pháp quy, đặc biệt là chính sách, pháp luật liên quan
đến làng nghề còn nhiều bất cập, chƣa tạo điều kiện cho làng nghề hoạt động và
phát triển đúng hƣớng, có hiệu quả. Nhất là khi các văn bản đó đƣợc ban hành thì
việc thực hiện ở địa phƣơng hầu nhƣ là con số không, bởi chính quyền địa phƣơng
không quan tâm và đội ngũ cán bộ yếu về chuyên môn nên không đảm đƣơng đƣợc.
Và dƣờng nhƣ chƣa có dự án nào xem xét, đánh giá định kỳ chính bản thân những

108


quyết định đã đƣợc ban hành, nhiều quyết định đã trở nên lạc hậu, không phù hợp
với tình hình sản xuất – kinh doanh và quản lý nhà nƣớc trong các làng nghề không

đƣợc phát hiện để điều chỉnh, sửa đổi kịp thời (kể cả văn bản mới ban hành). Sự tác
động của chính sách đến phát triển làng nghề chủ yếu đƣợc thực hiện qua các chính
sách khác nhau, việc thực hiện dƣờng nhƣ mới chỉ mang tính bề nổi, hời hợt bên
ngoài, vì vậy để có thể phát triển một cách hiệu quả, hợp lý và bền vững các LNTT
thì cần có một hành lang pháp lý riêng cho phát triển làng nghề, LNTT.
Ngoài những khó khăn, thách thức đã trình bày ở trên, thì sự biến đổi văn
hóa33 cũng là một thách thức lớn đối với làng mộc Chàng Sơn trong bối cảnh kinh
tế - văn hóa – xã hội hiện nay. Sự du nhập và tiếp biến các yếu tố văn hóa mới đã có
tác động tích cực, làm thay đổi diện mạo của làng Chàng, chất lƣợng đời sống, chất
lƣợng văn hóa của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên, theo đó là sự hồi sinh của
các giá trị văn hóa truyền thống nhƣ múa rối nƣớc, tín ngƣỡng thờ cúng thành
hoàng làng, thờ cúng tổ nghề … làm sống dậy truyền thống khoa bảng, trọng ngƣời
hiền tài của làng. Song tuy nhiên, cơ chế thị trƣờng cũng đã tạo ra lối sống thị
trƣờng và những suy thoái, lệch lạc trong quan niệm sống của một số bộ phận ngƣời
dân Chàng Sơn, nhất là trong giới trẻ, gây ra những hệ lụy là lối sống thực dụng, đề
cao một chiều các giá trị vật chất hay nói khác đi là giá trị văn hóa đang bị sức
mạnh của đồng tiền chi phối. Họ có thể bằng mọi cách để kiếm lợi nhuận khiến cho
mối liên kết cộng đồng, liên kết kinh tế trong làng nghề bị rạn nứt và trở lên lỏng
lẻo hay nói khác đi là mối liên hệ kinh tế giữa ngƣời với ngƣời ngày càng thắt chặt
trong khi mối liên kết về văn hóa ngày càng mờ nhạt. Tình trạng đua đòi, sống
hƣởng thụ và các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, ma túy, đánh nhau có xu hƣớng tăng
trong một số năm gần đây.
Nhƣ vậy có thể nói, nền kinh tế mở cửa hiện nay đã đem lại cho làng mộc
Chàng Sơn những cơ hội tốt để đẩy mạnh phát triển sản xuất, từ đó tạo công ăn việc
làm, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động, làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng

33

Biến đổi văn hóa là sự đổi khác của văn hóa trong bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội nhất định. Nói cách
khác, biến đổi văn hóa là sự thích nghi và phát triển của văn hóa trong từng giai đoạn của lịch sử, nếu thong

thích nghi và phát triển thì văn hóa sẽ biến đổi theo chiều hƣớng không tích cực [70, tr. 11].

109


thị trƣờng và hồi sinh các giá trị văn hóa thì nó còn đem lại những khó khăn, thách
thức lớn mà Chàng Sơn hiện đang phải đối mặt, trong đó phải kể đến những thách
thức về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, về biến đổi văn hóa cộng đồng. Để giải
quyết vấn đề này, chính quyền địa phƣơng cần có những biện pháp cụ thể và quan
tâm, chỉ đạo thực hiện gắn chặt giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và xã hội
thì mới có thể đảm bảo cho làng nghề phát triển ổn định và theo hƣớng bền vững.
Đồng thời cần có sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành và ý thức của chính
ngƣời dân làng Chàng thì mới có thể đảm bảo việc cải thiện môi trƣờng sống, phát
triển làng nghề theo hƣớng đi tích cực và bền vững.
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề mộc Chàng Sơn trong
quá trình CNH – HĐH hiện nay
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế làng nghề mộc Chàng Sơn
- Giải pháp về vốn:
Trong sản xuất của LNTT nói chung và làng nghề mộc Chàng Sơn nói riêng,
nhu cầu về vốn không thật lớn nhƣ một số ngành nghề khác song nó có vai trò hết
sức quan trọng vì đó là yếu tố vật chất có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất
và sự sống còn của làng nghề.
Thực tế hiện nay các nguồn vốn đƣợc cơ cấu trong làng nghề còn rất hạn chế.
Sự thiếu vốn thƣờng xuyên diễn ra do khả năng tích lũy để đầu tƣ phát triển sản
xuất của các cơ sở còn thấp, đồng thời khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức
hay bán chính thức còn hạn hẹp. Mặt khác, sự liên kết kinh tế giữa các đơn vị kinh
tế nội bộ ở Chàng Sơn còn yếu, mối liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp,
thƣơng mại ở các đô thị trong và ngoài vùng để khai thác nguồn đầu tƣ còn yếu,
chƣa linh hoạt, môi trƣờng sản xuất kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ cho khu vực
kinh tế làng nghề chƣa đủ sức khuyến khích, thu hút các nguồn vốn khác để đáp

ứng yêu cầu phát triển thị trƣờng. Nhƣ vậy sự khó khăn về vốn đang đặt ra thách
thức đối với sự phát triển của nghề mộc Chàng Sơn. Dựa trên tình hình thực tế,
chúng tôi đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau:

110


- Thứ nhất: Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, bao gồm
nhiều nguồn huy động từ nguồn vốn tự có, từ hệ thống ngân hàng, từ ngân sách nhà
nƣớc và địa phƣơng…Trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn
từ bên ngoài (của địa phƣơng khác hoặc của nƣớc ngoài) còn rất hạn chế, do vậy
nguồn vốn tự có và huy động từ nhân dân là nguồn vốn quan trọng, tuy nhiên nguồn
vốn huy động từ dân chƣa nhiều. Vì vậy ngoài việc thực hiện mức lãi suất hợp lý
cần cải tiến nâng cao chất lƣợng và uy tín của hệ thống ngân hàng để tăng lòng tin
của ngƣời gửi tiền, áp dụng các hình thức khuyến khích thỏa đáng đối với tiền gửi
dài hạn. Bên cạnh đó, tăng cƣờng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng thông
qua việc phát triển thị trƣờng vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng, thông qua việc
phát triển thị trƣờng vốn tín dụng ở địa phƣơng. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, Nhà
nƣớc cần ban hành chính sách lãi suất phù hợp với quan hệ cung – cầu về vốn ở khu
vực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia cạnh tranh trong cung ứng vốn phát triển.
- Thứ hai: Cải tiến và đa dạng hóa phƣơng thức cho vay
Để đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất thì nguồn vốn vay
phải đảm bảo 3 điều kiện: lãi suất, thời gian vay, số lƣợng vốn vay phù hợp với nhu
cầu và quá trình sản xuất. Thực tế hiện nay, việc cho vay vốn đối với các hộ và cơ
sở sản xuất trong làng nghề hầu nhƣ chƣa thỏa mãn các điều kiện trên. Việc vay vốn
để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang bị máy móc,
đầu tƣ xử lý môi trƣờng phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong chính sách cho vay vốn.
Khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở
sản xuất kinh doanh của làng nghề vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết một
phần những khó khăn khi thế chấp vay vốn.

- Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Để đạt đƣợc mục tiêu này
cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Thành lập các dự án vay vốn mà trong đó phải xác định rõ mục đích, khả
năng phát triển của nó. Ở đây vai trò của hệ thống ngân hàng là rất quan trọng trong
việc tƣ vấn, hỗ trợ việc xây dựng các dự án khả thi, có hiệu quả và tăng cƣờng công
tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án.

111


+ Để tăng cƣờng hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, các chủ doanh nghiệp cần
đƣợc nâng cao kiến thức về quản lý, sản xuất, kinh doanh, cung cấp các thông tin về
thị trƣờng, công nghệ, kỹ thuật và nhu cầu, xu hƣớng phát triển ngành nghề trong
vùng, trong nƣớc và trên thế giới để các doanh nghiệp có cơ sở tin cậy trong việc
xây dựng dự án phát triển.
- Giải pháp về công nghệ:
Phát triển làng nghề Chàng Sơn phải chú trọng tới việc kết hợp giữa yếu tố
truyền thống với yếu tố hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Yếu tố truyền thống là yếu tố đặc trƣng của quá trình sản xuất cũng nhƣ của
sản phẩm trong làng nghề. Nó đã đƣợc hình thành và phát triển rất lâu trong lịch sử
và tạo đƣợc phong cách riêng của mỗi sản phẩm. Quá trình sản xuất là quá trình vận
động và biến đổi không ngừng, nó tuân theo quy luật đào thải những yếu tố lạc hậu
kìm hãm, phát triển những yếu tố tiến bộ để dần dần tạo nên một quy trình sản xuất
ngày càng hoàn thiện hơn. Ngày nay, dƣới tác động của khoa học kỹ thuật công
nghệ tiên tiến và đời sống văn hóa mới, hiện đại, một số yếu tố truyền thống không
còn phù hợp nữa sẽ bị loại bỏ, những yếu tố phù hợp sẽ đƣợc bảo tồn, cải tiến và
phát huy tác dụng. Đồng thời những yếu tố mới hiện đại sẽ thƣờng xuyên tác động
và dung hòa đƣợc truyền thống. Nhƣ vậy sản phẩm đƣợc tạo ra vừa mang tính hiện
đại, vừa mang tính truyền thống, trong đó yếu tố truyền thống vẫn là cái quyết định
cần phải giữ gìn và bảo tồn bởi vì nó thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc.

Hiện đại hóa LNTT là từng bƣớc đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ
mới rộng rãi nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền
thống, để vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, vừa
đảm bảo tính truyền thống và giá trị của các loại sản phẩm đặc thù. Điều quan trọng
ở đây là phải biết lựa chọn những công nghệ kỹ thuật tiến bộ, phù hợp để áp dụng
vào quá trình sản xuất. Đồng thời xác minh đƣợc cụ thể giới hạn về phạm vi, mật độ
và phƣơng thức ứng dụng để có thể đảm bảo nguyên tắc trên. Và để thích ứng với
điều kiện công nghệ hiện đại thì một loạt các yếu tố khác cũng phải đƣợc thay đổi
theo. Ngƣời lao động sẽ không chỉ thuần túy là lao động thủ công, dùng cơ bắp là

112


chủ yếu mà phải biết sử dụng máy móc. Do vậy, trình độ văn hóa, trình độ tay nghề
và chuyên môn kỹ thuật phải đƣợc nâng cao và phải cần lựa chọn, kết hợp những
phƣơng thức tổ chức sản xuất và phƣơng thức kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu
quả của việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất. Vì vậy, việc kết hợp
giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại là cơ sở quan trọng để phát triển LNTT
theo hƣớng CNH – HĐH, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác
tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực đồng thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng.
- Giải pháp về thị trường:
Đối với LNTT truyền thống, thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm là một trong
những yếu tố quyết định đến sự phát triển hay biến mất của làng nghề. Làng nghề
mộc Chàng Sơn trong bối cảnh kinh tế hiện nay đã tìm đƣợc hƣớng phát triển của
mình, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đã đƣợc mở rộng, song tuy nhiên mới chỉ giới
hạn trong nội địa, và thƣờng chịu sự biến động của nền kinh tế. Chính vì vậy để
làng mộc Chàng Sơn phát triển hơn nữa thì cần phải cần chú trọng đổi mới công
nghệ sản xuất, đổi mới mẫu mã và đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và
có những biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng.
- Đẩy mạnh thị trƣờng nội địa và có biện pháp mở rộng thị trƣờng xuất khẩu,

trƣớc mắt là đối với các nƣớc trong khu vực. Xác định và phân đoạn thị trƣờng
khách, sản phẩm làng nghề phải đƣợc xây dựng phù hợp với thị trƣờng mục tiêu. Để
làm đƣợc điều này cần thành lập một đội chuyên nghiên cứu về thị trƣờng để có thể
nắm bắt nhanh nhạy những thay đổi của thị trƣờng, từ đó đƣa ra hƣớng sản xuất phù hợp;
- Thực hiện đồng bộ hóa chính sách thị trƣờng, hỗ trợ làng nghề ổn định và
mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng khả năng tiếp cận thông tin cho các hộ gia đình, các
DNTN, công ty TNHH trong làng nghề để từ đó họ có thể khai thác, phát triển thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm;
- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua việc gắn phát triển làng
nghề với phát triển du lịch;
- Tăng cƣờng các chính sách thƣơng mại và xúc tiến thƣơng mại sản phẩm
làng nghề: Thành phố và chính quyền địa phƣơng cần chú trọng tăng thêm nguồn

113


kinh phí xúc tiến thƣơng mại cho các sản phẩm làng nghề. Tổ chức thƣờng xuyên
các hội chợ, triển lãm sản phẩm làng nghề. Xây dựng các chợ, cửa hàng ở các trạm
nghỉ khách, các khu du lịch để hỗ trợ công tác quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đồng
thời, hỗ trợ làng nghề trong việc xây dựng các website, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao ý thức về hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu cho các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất làng nghề.
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
Xuất phát từ thực tế và đặc điểm nguồn lao động của LNTT, có hai vấn đề đặt
ra là: chính sách về sử dụng lao động và đào tạo tay nghề, nâng cao chất lƣợng lao
động đối với nguồn lao động làng nghề.
- Về sử dụng lao động: Lao động trong làng nghề là một trong những yếu tố
tiên quyết có ảnh hƣởng đến sự phát triển của làng nghề mộc Chàng Sơn. Nếu sử
dụng lao động một cách hợp lý thì đó sẽ là một trong những công cụ đòn bẩy thúc
đẩy tăng trƣởng kinh tế, vì vậy nên cần phải sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ,

phân công lao động hợp lý theo quan điểm toàn dụng lao động, hạn chế di dân tự
do, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở địa phƣơng.
Nhà nƣớc cần có chính sách khen thƣởng và ƣu đãi thích đáng đối với các
nghệ nhân, khuyến khích họ truyền nghề và dạy nghề cho lớp trẻ. Thƣờng xuyên
định kỳ tổ chức xét, công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý, cũng nhƣ thƣởng vật
chất xứng đáng cho những ngƣời thợ giỏi, những nhà kinh doanh có tài làm ra nhiều
sản phẩm có chất lƣợng cao, xuất khẩu nhiều và những ngƣời có phát minh, sáng
chế, cải tiến mày móc, thiết bị và công nghệ sản xuất. Đồng thời, cần phải có kế
hoạch quản lý và phát triển thị trƣờng lao động địa phƣơng, bởi thị trƣờng lao động
trong làng nghề còn mang tính tự phát, thiếu sự tổ chức và quản lý chặt chẽ, quyền
lợi của ngƣời lao động không đƣợc bảo đảm.
- Về đào tạo lao động: Trong làng nghề hiện nay đang thiếu một đội ngũ lao
động có trình độ văn hóa, kỹ thuật tay nghề cao. Để có thể đảm bảo sự phát triển
của làng nghề theo kịp với nền kinh tế thì cần phải chú trọng đến công tác đào tạo
nguồn nhân lực, gắn với yêu cầu và nội dung của sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn

114


hiện nay. Xuất phát từ đặc thù và nhu cầu sản xuất của làng nghề mà có thể áp dụng
nhiều hình thức đào tạo khác nhau, trong đó:
+ Chú trọng phƣơng thức dạy nghề theo lối truyền;
+ Phát triển trung tâm dạy nghề của tƣ nhân và của nhà nƣớc để phát triển
nhanh số lƣợng lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu và mở rộng phát triển nghề
truyền thống;
+ Chú trọng việc nâng cao trình độ văn hóa giáo dục cho ngƣời dân để làm
tăng khả năng tiếp thu những kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất và đồng thời nâng cao năng lực quản lý cho các hộ sản xuất; Kết hợp với một
số khoa, trƣờng đại học về mỹ thuật công nghiệp, các viện nghiên cứu để mở lớp
cho học viên là những ngƣời lao động trong nội làng, giúp họ nâng cao trình độ kỹ

thuật và mỹ thuật, hƣớng dẫn họ tự tạo ra những mẫu mã sản phẩm đẹp, phong phú
và có tính mỹ thuật cao;
+ Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho các chủ hộ và chủ doanh nghiệp
về văn hóa, khoa học kỹ thuật và các kiến thức về quản trị kinh doanh, thị trƣờng
thông qua các hình thức nhƣ đào tạo tại trung tâm, mở các lớp tập huấn ngắn hạn về
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, tiếp thị hoặc mở các câu lạc bộ doanh nghiệp.
- Giải pháp về cơ chế chính sách nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề mộc
Chàng Sơn trong quá trình CNH – HĐH hiện nay:
Nền kinh tế thị trƣờng mở ra cho làng nghề mộc Chàng Sơn những cơ hội lớn
để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, song tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức
lớn khó giải quyết. Nhất là hiện nay, ở nƣớc ta chƣa có một hành lang pháp lý riêng
cho làng nghề, LNTT. Hệ thống các chính sách, pháp luật liên quan đến làng nghề
còn nhiều bất cập, chƣa tạo điều kiện cho làng nghề hoạt động và phát triển đúng
hƣớng, có hiệu quả. Vì vậy, cần phải có các biện pháp cụ thể để phát triển làng
nghề, cụ thể:
- Thực hiện các chính sách, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
các cơ sở sản xuất – kinh doanh;
- Thúc đẩy sự liên kết có hiệu quả giữa các hộ sản xuất, tổ sản xuất và giữa các
doanh nghiệp với nhau dựa trên mối quan hệ của hình tháp phát triển;

115


- Hình thành Hiệp hội làng nghề và xây dựng luật nghề để đảm bảo tính liên
kết, phát triển giữa những ngƣời tham gia sản xuất, nhằm tăng khả năng tiếp cận với
thị trƣờng bên ngoài và phát triển nghề, làng nghề;
- Hoàn thiện môi trƣờng thể chế và các biện pháp quản lý của chính quyền địa
phƣơng trên tinh thần hỗ trợ các cơ sở sản xuất ở các làng nghề phát triển đúng hƣớng.
- Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề:
Sự phát triển của nghề mộc ở Chàng Sơn trong giai đoạn hiện nay đã đem lại

những lợi ích kinh tế nhất định, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và tạo việc làm cho
ngƣời lao. Tuy nhiên, song hành cùng với nó là những vấn nạn xã hội đi kèm, trong
đó ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là một trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm
hàng đầu, bởi những hệ lụy mà nó gây ra đối với xã hội, đối với sức khỏe và không
gian sống của chính những ngƣời lao động trong làng nghề. Để hạn chế tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng tại làng nghề, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp sau:
- Trƣớc hết, chính quyền địa phƣơng cần phải chú trọng đến các chính sách
phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ
môi trƣờng, không hy sinh lợi ích môi trƣờng cho lợi ích kinh tế trƣớc mắt. Nhanh
chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phƣơng, các ngành,
lĩnh vực hoạt động làng nghề. Chính quyền xã Chàng Sơn cần nhanh chóng xây
dựng các quy định cụ thể về vệ sinh, môi trƣờng dƣới dạng các quy định, hƣơng
ƣớc, cam kết bảo vệ môi trƣờng đối với cộng đồng ngƣời dân. Tăng cƣờng hoạt
động giám sát môi trƣờng làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công
cụ kinh tế nhƣ phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn.
- Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, trong đó chú
trọng quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ để hoạt động sản xuất tránh xa
khu dân cƣ và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao
thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nƣớc
thải, chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia
đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trƣờng mà không phải di

116


rời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đƣờng, xây nhà cao tầng, lƣu giữ khung
cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch;
- Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở
mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trƣờng và đầu tƣ theo hƣớng

công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại
làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trƣờng Việt Nam hiện
hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tƣ, chi phí thấp, phù
hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ƣu tiêu công nghệ có khả năng tận thu, tái
sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các
giải pháp sản xuất sạch để vừa giảm lƣợng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và
thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải;
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nƣớc thải, khí thải, quản lý môi
trƣờng bằng cho vay ƣu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hoá các nguồn đầu tƣ và
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Sự
phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hoà các mặt kinh tế, xã hội
và bảo vệ môi trƣờng;
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong các làng nghề là vấn đề có tính
then chốt. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xƣa với những
hình thức khá đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo cho ngƣời
lao động các làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những ngƣời đang truyền nghề
tại các làng nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa làng nghề và các cơ sở dạy
nghề có nghề. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tiêu thụ
sản phẩm làng nghề. Tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng và phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trƣờng trong hƣơng ƣớc làng xã.
Tuy nhiên, hƣơng ƣớc cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với nội dung bảo vệ
môi trƣờng của làng xã trong thời kỳ phát triển mới.

117


3.2.2. Giải pháp nâng cao giá trị văn hóa làng nghề mộc Chàng Sơn
Trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay, làng nghề mộc truyền
thống Chàng Sơn đã và đang đƣợc khôi phục, phát triển, và cùng với đó là sự hồi

sinh các giá trị văn hóa truyền thống trong nội làng, sự tiếp ứng những yếu tố văn
hóa mới. Bên cạnh những tác động tích cực làm thay đổi diện mạo làng xã, đổi mới
tƣ duy và dần loại bỏ những hủ tục, lạc hậu thì sự du nhập các yếu tố văn hóa mới
cũng tạo ra tâm lý cá nhân, lối sống thực dụng và cách suy nghĩ lệch lạc trong một
bộ phận ngƣời dân Chàng Sơn, gây ra những ảnh hƣởng xấu đến văn hóa nghề, văn
hóa làng nghề. Để phát triển làng nghề mộc Chàng Sơn gắn với phát triển các yếu tố
văn hóa tích cực, đảm bảo cho sự phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững mọi
mặt, chúng tôi đƣa ra một số biện pháp nhằm nâng cao giá trị văn hóa làng nghề
nhƣ sau:
- Kết hợp giữa việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với
tiếp thu các giá trị khoa học, tiến bộ, nhân văn, hợp lý của thời đại thông qua giao
lƣu, hợp tác quốc tế.
- Chính quyền cần có các chính sách thiết thực và phù hợp đối với việc bảo

tồn và phát huy những giá trị văn hóa cộng đồng, coi đó là nhiệm vụ chính song
song với việc phát triển kinh tế của địa phƣơng.
- Hình thành các giá trị văn hóa mới gắn liền với việc đẩy mạnh xây dựng và
phát triển kinh tế làng nghề dựa trên tiêu chí xây dựng một nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Phát triển văn hóa làng nghề gắn vào phát triển du lịch.
- Đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa của làng nghề.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Từ những đánh giá, nhìn nhận khách quan về thực trạng phát triển của làng
nghề mộc Chàng Sơn trên các khía cạnh kinh tế - văn hóa – xã hội, sự tác động của
các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề, nhất
là trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay, LNTT nói chung và làng nghề mộc
Chàng Sơn nói riêng bộc lộ những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển. Do

118



đó, cần có những giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế làng nghề, trong đó chú
trọng đến nhóm giải pháp thị trƣờng, tìm đầu ra cho sản phẩm và khuyếch trƣơng
thƣơng mại làng nghề; đào tạo đội ngũ lao động có trình độ để có khả năng ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và nâng cao năng lực quản
lý cho đội ngũ cán bộ địa phƣơng, chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; đẩy mạnh việc
đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng làng nghề và đề ra các giải pháp về chính sách nhằm tạo cho
LNTT một hành lang pháp lý đảm bảo việc sản xuất thuận lợi và có hiệu quả. Đồng
thời, chúng tôi cũng đề ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trƣờng làng nghề hiện
nay, trong đó đề cập đến việc đào tạo, nâng cao nhận thức và khuyến khích ngƣời
dân tự giác tham gia và có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại cơ sở sản xuất của
mình; quy hoạch tập trung các cơ sở sản xuất trong cụm, điểm công nghiệp để hạn
chế những ảnh hƣởng không tốt đến cuộc sống của ngƣời dân. Trong chƣơng này,
chúng tôi cũng chú trọng đến các biện pháp nâng cao giá trị làng nghề, nhằm mục
đích bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống và hạn chế những ảnh hƣởng không
tốt của các yếu tố văn hóa mới đến lối sống, lối suy nghĩ và các tệ nạn xã hội đang
có xu hƣớng tăng nhanh. Từ đó, đƣa LNTT phát triển trên tất cả các bình diện kinh tế văn hóa – xã hội và trở thành điểm đến của du lịch bền vững trong tƣơng lai.

119


KẾT LUẬN

Dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, có sử dụng hệ luận đa chiều
SWOT để phân tích trƣờng hợp cụ thể là làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn,
chúng tôi đã trình bày những kết quả nghiên cứu có đƣợc và từ đó làm cơ sở để
chúng tôi bƣớc đầu rút ra những kết luận cơ bản nhƣ sau:
1. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc,
Luận văn đã khảo sát một cách tƣơng đối toàn diện và có hệ thống những vấn đề có

tính chất lý luận về làng nghề, LNTT. Những kết quả nghiên cứu tổng hợp này đã
tạo cho Luận văn một cơ sở lý luận quan trọng, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá cụ
thể về một trƣờng hợp nghiên cứu là làng nghề Chàng Sơn với nghề mộc truyền
thống, đặt trong bối cảnh chung của đất nƣớc và khu vực Hà Tây (cũ), Hà Nội ngày
nay, đang trải qua quá trình chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, phƣơng thức tổ chức
kinh doanh với những tác động đa chiều và sâu sắc của các yếu tố nội sinh và ngoại
sinh. Trên cơ sở khảo sát này, chúng tôi cho rằng những kết quả nghiên cứu về
LNTT hiện có cho đến thời điểm hiện nay đã đạt đến độ ổn định tƣơng đối. Tuy
nhiên, để cập nhật và theo kịp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và làm cơ sở
cho việc đánh giá, định hƣớng phát triển LNTT thì cần phải tiếp tục bổ sung thêm
những nhận thức mới đƣợc khái quát từ những nghiên cứu xuất phát từ sự phát triển
của các LNTT của các địa phƣơng trong cả nƣớc.
- Những phân tích, diễn giải của chúng tôi có liên quan đến lý luận chung về
LNTT đã bƣớc đầu cập nhật trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu mới nhất của
các học giả theo các cách tiếp cận về LNTT dƣới góc độ kinh tế, văn hóa, kỹ thuật
môi trƣờng,…, và đặc biệt, chúng tôi đã cố gắng bổ sung, cập nhật những kết quả
nghiên cứu ban đầu của mình từ một trƣờng hợp cụ thể về LNTT ở địa bàn vùng
Thạch Thất – Hà Nội, đặc biệt là làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn.
Tuy nhiên, nhƣ đã nói ở trên, chúng tôi cho rằng những vấn đề lý luận về
LNTT cần phải đặt trên cơ sở vững chắc hơn về mặt học thuật cũng nhƣ thực tiễn

120


và những gì đề cập đến trong Luận văn này mới chỉ là những nhận định vừa có tính
chất tổng quát, vừa có tính chất minh họa thực tiễn phát triển của một địa phƣơng
nhỏ hẹp trên hƣớng nghiên cứu về LNTT theo cách tiếp cận liên ngành với những
phƣơng pháp hiện đại mà chúng tôi cho rằng đó vẫn là một hƣớng đi rộng mở và
mang tính cấp thiết đối với những đóng góp thực tiễn quý báu.
2. Luận văn khảo sát một cách toàn diện về thực trạng phát triển của làng

nghề mộc Chàng Sơn:
- Chúng tôi đã tiếp cận nghiên cứu từ góc độ lịch sử, qua đó đã khảo sát, trình
bày cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề mộc Chàng Sơn vừa
với tƣ cách là một đơn vị quần cƣ, hành chính, vừa với tƣ cách là một đơn vị nghề
nghiệp có truyền thống và bản sắc văn hóa riêng. Tuy nhiên, trọng số trong nghiên
cứu của chúng tôi không phải là tái hiện lại lịch sử của làng nghề Chàng Sơn mà
tiếp cận để làm rõ khía cạnh lịch sử của LNTT này, trên cơ sở đó hƣớng tới mục
đích làm sáng rõ những giá trị di sản truyền thống từ cách thức tổ chức LNTT với tƣ
cách đơn vị quần cƣ cho đến truyền thống nghề nghiệp đƣợc trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, về mối liên hệ lịch sử giữa các nghề truyền thống đã từng tồn
tại trong cộng đồng làng xã Chàng Sơn, trong đó chủ yếu là nghề mộc với khu vực
sản xuất nông nghiệp, với đời sống văn hóa, giáo dục…, văn hóa tín ngƣỡng và các
thiết chế quan phƣơng, phi quan phƣơng nhƣ hệ thống tổ chức chính quyền, dòng
họ, phe giáp… Tất cả các yếu tố này đều thuộc lịch sử nhƣng vẫn còn đang hiện
hữu với tính chất là yếu tố chi phối đến sự phát triển của làng mộc Chàng Sơn hiện
nay theo cả hai chiều cạnh. Nếu biết khai thác, phát huy tốt thì có thể biến chúng
thành một nguồn lực phát triển, có giá trị quan trọng. Ngƣợc lại, nếu không biết
phát huy tốt thì những yếu tố di tồn trong lịch sử đó sẽ trở thành yếu tố gây ra lực cản
trong sự phát triển của làng nghề mộc Chàng Sơn hiện nay.
- Luận văn cũng đã khảo sát, phân tích khá toàn diện những điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của Chàng Sơn hiện nay, đặt trong không gian chung của khu
vực Thạch Thất - nơi có không gian hẹp mà Chàng Sơn đang hoạt động. Đây là yếu
tố chi phối đến cuộc sống của ngƣời dân làng Chàng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn

121


tại và vận hành của nghề mộc Chàng Sơn. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là
không gian truyền thống của làng nghề gần nhƣ đã biến mất, đặc biệt là từ năm
2008, khi sáp nhập lại về thủ đô Hà Nội, vùng Chàng Sơn - Thạch Thất đang trở

thành một trong những vùng nóng bỏng về CNH – HĐH và đô thị hóa. Đây là nơi
tiềm ẩn nhiều cơ hội phát triển với tƣ cách là vùng ven đô đang diễn ra quá trình
CNH – HĐH rất nhanh, chƣa bao giờ tình trạng đất đai ở nơi đây lại trở nên khan
hiếm và đắt đỏ nhƣ hiện nay, mỗi tấc đất là một tấc vàng…, và ở đây, bất kỳ một
thế mạnh nào nếu nhƣ biết khai thác thì đều có thể bừng sáng và trở thành nguồn
lực phát triển, làm bệ đỡ cất cánh cho một vùng nông thôn mà trƣớc đây dƣờng nhƣ
bị cô lập. Hệ thống đƣờng giao thông, cơ sở hạ tầng làng nghề đƣợc đầu tƣ, nâng
cấp, văn hóa, giáo dục trong làng nghề ngày càng đƣợc quan tâm và phát triển. Bên
cạnh những vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra trong Luận văn, thì quá trình đô thị hóa
nhƣ hiện nay và cùng với đó là sự chuyển hƣớng gấp gáp của làng nghề Chàng Sơn
đang có những tác động tiêu cực không nhỏ, ảnh hƣởng đến sự phát triển của nghề
mộc, của làng mộc Chàng Sơn. Trong đó, điều dễ nhận thấy là vấn đề khí hậu và
biến đổi khí hậu, từ một vùng quê có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, dƣới tác động của ô
nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu đã trở thành một vùng có khí hậu nóng, ẩm gia
tăng, không chỉ ảnh hƣởng đến cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân trong xã mà còn
ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển của nghề, gây ra những khó khăn nhất định đòi hỏi
cần phải đổi mới về kỹ thuật – công nghệ sản xuất để khắc phục, gây ra tình trạng
tốn kém về tài chính cho ngƣời dân tham gia làm nghề. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị
trƣờng đã tạo ra một lực kéo rất lớn đối với sự phát triển của làng nghề Chàng Sơn.
Để có thể thể đáp ứng đƣợc thị hiếu tiêu thụ của ngƣời ngƣời tiêu dùng và mở rộng
thị trƣờng, ngƣời thợ Chàng Sơn đã không ngừng cải tiến mẫu mã, tìm hƣớng sản
xuất phù hợp, lúc này ở làng Chàng đang tồn tại song song cùng lúc hai nhánh sản
xuất: 1. Sản xuất đồ gỗ truyền thống gắn với kỹ thuật chế tác tinh xảo và đôi bàn tay
khéo léo, tài ba của những nghệ nhân, những ngƣời thợ giỏi, thời gian sản xuất/1
đơn vị sản phẩm lâu, giá thành cao; 2. Sản xuất đồ gỗ thị trƣờng với kỹ thuật chế tác

122


giản đơn, không yêu cầu trình độ tay nghề cao, thời gian sản xuất/1 đơn vị sản phẩm

ngắn và giá thành thấp, thu lời nhanh.
Nhƣ vậy, thị trƣờng đã đặt ra những dải nhu cầu của các hệ hàng hóa khác
nhau. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thì những tha hóa của nền kinh tế thị trƣờng
dƣới những tác động của lực kéo thị trƣờng đã tạo ra những tha hóa về nghề nghiệp,
giá trị của các nghệ nhân có phần giảm đi, thay vào đó là giá trị của doanh nhân có
chiều hƣớng tăng nhanh. Đồng thời, một vấn đề nổi lên ở Chàng Sơn hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề do thiếu diện tích đất sản xuất, ngƣời dân
bằng mọi cách hoặc lấp, lấn chiếm diện tích ao, hồ hoặc tận dụng không gian đƣờng
làng, ngõ xóm làm nơi sản xuất, tập kết sản phẩm… và thiếu các biện pháp kỹ thuật
hỗ trợ đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, ô nhiễm bụi …
gây ra các căn bệnh hiểm nghèo và hủy hoại không gian sống của làng nghề. Làng
mộc Chàng Sơn hôm nay, nếu nhƣ không có một chiến lƣợc phát triển bền vững,
biết khai thác chỗ mạnh, chố yếu của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong cái
nhìn tổng thể thì hình ảnh làng nghề Chàng Sơn trƣớc đây với những nghệ nhân tài
ba, với không gian văn hóa đậm chất “Chàng” và cảnh quan thoáng đãng, mát mẻ,
thì không lâu sau đó, khi đến Chàng Sơn ngƣời ta chỉ còn thấy một không gian nghề
với đậm tính chất kinh doanh và sự hiện hữu rõ nét của sức mạnh đồng tiền trong
lối sống, cách nghĩ của ngƣời dân nơi đây. Hơn thế nữa, tình trạng sử dụng lao động
trẻ em cũng đã và đang diễn ra khá phổ biến trong làng nghề mộc Chàng Sơn, đây
là nguồn lao động kế cận dồi dào và là những nghệ nhân kế thừa tinh hoa nghề
nghiệp của những ngƣời đi trƣớc, nhƣng nếu không biết cách sử dụng nguồn lao
động phụ này đúng cách thì sẽ gây ra những hệ lụy xã hội không đáng có.
- Qua quá trình điền dã, khảo sát, điều chúng tôi muốn khám phá nhất là hiện
nay cộng đồng địa phƣơng, chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng đang tìm những
lời giải nào từ thực tiễn để giải quyết bài toán chúng tôi đã nêu ra trên đây. Thực tế
hiện nay, có những lời giải để giải quyết vấn đề này theo chiều hƣớng đúng nhƣng
cũng có những lời giải chƣa thực sự sát thực với thực tiễn, bởi thực tế hiện nay có
rất nhiều hộ gia đình, các hình thức kinh doanh, sản xuất có hiệu quả và phát triển

123



×