Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.15 KB, 18 trang )

Đề 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì
lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
Phận là cái phận mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi
người.Phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà,
phận làm tôi,… Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến
chín, mười tuổi, là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh.
Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm
thầy. Sinh ra nó ở phận nào , theo phận ấy, chỉ số ít là thoát
khỏi.
Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn,
song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con
đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp
đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có
suy nghĩ, trăn trở.
Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay
đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng? Yêu ai
đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy
đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu,
nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng
chia đều sàn sàn cho mọi người.
1


Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã
biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ
thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp
nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ


ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình
là phải trải qua cả một thời gian dài.
Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.
(Thanh niên và số phận – Nguyễn Khắc Viện, dẫn theo Ngữ
Văn 11 Nâng cao, tập 2, trang 139)
Câu 1. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập
luận nào?
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, vì sao đại đa số thanh niên thời
trước không suy nghĩ trăn trở nhiều về số phận của bản thân?
Câu 3. Theo Nguyễn Khắc Viện, vì sao thanh niên thời nay cần
phải suy nghĩ, trăn trở về số phận?
Câu 4. Theo tác giả, những yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đối
với thành công và hạnh phúc của một con người trong thời đại
ngày nay?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức
mạnh của niềm tin và đạo lí.
2


Câu 2:
Về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, có ý kiến cho rằng: “Tô Hoài
không chỉ có tài năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật mà còn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc.”
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị
trong “đêm tình mùa xuân” để làm sáng tỏ ý kiến.

3



PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đề 2

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự
bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với
sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là
khởi đầu của sự bất hạnh.
Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm
vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của
nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự
bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần
cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.
Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế,
có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một
phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có
được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham
gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng
một câu nói vị tha, bằng sự thương yêu nhẫn nhịn, bằng trái tim
sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể
bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào cũng không phải bằng sự
buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến
“nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong
mỏi quay về.
4


Bạn của tôi ơi, tôi còn nhớ khi chúng ta còn nhỏ, cùng ngồi

chung một chiếc ghế mây dưới tán mận trong vườn nhà, mẹ của
bạn đã hát cho chúng ta nghe câu này:
“Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà”
(trích Ai qua là bao chốn xa…, Nếu biết trăm năm là hữu hạn –
Phạm Lữ Ân, PhuongNam Book, 2012)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Theo anh/chị, tại sao nhà và gia đình là phần cứng,
còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui, tình yêu và sự thấu
hiểu là phần mềm?
Câu 3: Tác giả viết “…sự bình yên là thứ phải được thiết lập,
và vì thế, có thể tái thiết lập”. Vậy từ văn bản, hãy cho biết làm
thế nào để ta có thể tham gia vào quá trình thiết lập đó?
Câu 4: Trong văn bản có trích dẫn lời hát: Ai qua là bao chốn
xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà.
Trong Tràng giang, Huy Cận lại thoáng buồn khi nhớ về một
“mái nhà”:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không mái hoàng hôn cũng nhớ nhà
Theo anh/chị, tình cảm dành cho “nhà” của tác giả Phạm Lữ Ân
và Huy Cận có gì tương đồng. Với cá nhân anh/chị, một “mái
nhà” có ý nghĩa gì?
5


PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1:
Trong văn bản ở phần đọc hiểu, tác giả viết: Nếu ta là một phần
của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái
nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần
nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Từ đó,

anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) bàn luận về
trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình. Trong đó có sử dụng
một thao tác lập luận đã được học trong chương trình Ngữ văn
11 (chú thích rõ thao tác lập luận đã sử dụng).
Câu 2:
Đọc hai đoạn trích dưới đây:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo
khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót
thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong
sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt
kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng
chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
không.
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị
cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và
6


bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta
mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ… Thôi thì
bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May
ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có
vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải
chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu
mới”:
-

Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u


cũng bằng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một
tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
-

Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo

nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở
con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng
mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài… Bóng tối trùm lấy hai con mắt.
Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối.
Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng
vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông
lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ

7


dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời
chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
(Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)
Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
-Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng
chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo
chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp
con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người
đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên
phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho

con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong
các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tội bố
nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng
lên như một nụ cười – và lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ
chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
-Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.
-Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó
được ăn no…
[…]
Người đàn bà đã khóc khi nghe tôi nhắc đến thằng Phác.
Nhưng tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm
trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ
8


để lộ rõ rệt ra bề ngoài. Trong cái đám con cái đông đúc đang
sống ở dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng thằng
Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ
cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn
hành hạ mụ cho đến khi chết – nếu không có cách mạng về.
(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập
2, NXB Giáo dục)
Hãy trình bày cảm nhận của anh chị về tình yêu thương của
những người mẹ trong hai đoạn trích trên.

9


Phần I: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi


Đề 3

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”(Hồ Chí
Minh)
1- Anh (chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.Nêu phương pháp diễn
đạt
2- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
3- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
4-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng
yêu nước trong câu: “Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)
Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng
một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. (Theo nguyên lý của
thành công, NXB Văn hóa thông tin 2009)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 200 từ) trình bày suy
nghĩ về ý kiến trên.
10


Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)
“...Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con
nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không
bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ

ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề,
thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại,
đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh
một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên,
ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng
ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất
nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ
trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt
bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây
con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm
đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết
thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây
chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu
người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao,
lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương
của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng.
Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế
11


hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che
chở cho làng…”
(Trích “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập
2 . NXB giáo dục)
Cảm nhận của anh ( chị) về hình tượng cây xà nu trong đoạn
trích trên.Từ đó làm nổi bật ý nghĩa biểu tượng mà nhà văn gửi
gắm trong tác phẩm.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Đề 4

Phần I: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1
đến Câu 4
Những hiện tượng nảy sinh trong giới trẻ thể hiện qua âm
nhạc, thời trang, và lối sống cho thấy một lớp văn hoá mới văn hoá giới trẻ - đã ra đời, hoàn toàn phù hợp với những
biến đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội của đất nước trong thời đại
mới, đặc biệt là ở những đô thị lớn…Với những đặc điểm của
một xã hội mang tính chất hiện đại phản ánh xã hội đô
thị Việt Nam đương đại mang lại cho giới trẻ nhiều tự do và
chọn lựa hơn…Tuy nhiên, bên cạnh đó, chủ nghĩa hiện đại
phản ánh cũng đem đến những lo âu và bấp bênh khi những
đổi thay ồ ạt đang diễn ra trên toàn thế giới bao gồm trong
nó cả sự mơ hồ do không hề có những chuẩn mực nhất định
12


nào cho những thay đổi này. Đây là những khó khăn mà thế
hệ trẻ phải đối mặt trong quá trình xây dựng bản sắc cho
riêng mình, những bản sắc đang trong giai đoạn định hình
được miêu tả là vụn vặt và rời rạc. Quá trình này đòi hỏi
thanh niên phải luôn tỉnh táo, độc lập, làm chủ được những
mối quan hệ cũng như tương lai của bản thân. Thực tế cho
thấy thanh niên ngày nay phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn. Những định kiến dựa vào văn hoá truyền thống do vậy
sẽ chỉ làm tăng thêm nơi họ sự mơ hồ vốn có. Văn hoá giới
trẻ là một thực tế xã hội cần được công nhận. Thanh niên
ngày nay rất năng động và luôn nỗ lực hết sức để khẳng định
mình. Chúng ta cần khuyến khích điều đó. Cách suy nghĩ cởi

mở, khách quan là rất cần thiết trong việc hỗ trợ thế hệ trẻ
chọn lựa cho mình một hướng đi đúng đắn.
(Dẫn theo Lê Thu Hường- Lê Duy Thể, http: //
www.vanhoahoc.com.)
Câu 1. Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề gì? (0.5 điểm)
Câu 2. Tác giả quan tâm đến những hiện tượng nào nảy sinh
trong giới trẻ? (0,5 điểm)
Câu 3 Tác giả xác định thanh niên cần phải làm gì để xây
dựng bản sắc riêng cho mình? (1 điểm)

13


Câu 4. Theo tác giả, xã hội cần làm gì để hỗ trợ giới trẻ lựa
chọn con đường đi đúng đắn? Đánh giá về góc nhìn này? (1
điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Để sống được hàng
ngày tất nhiên phải nhờ vào những "giá trị tức thời". Nhưng
sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào
những "giá trị bền vững".
Viết một bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến trên
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ dưới đây:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
(Trích "Việt Bắc"- Tố Hữu)
Con sóng dưới lòng sâu
14


Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Trích “Sóng” - Xuân Quỳnh)
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Đề 5

I.ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
tôi yêu
chất người đầu tiên
những giọt sương lặn vào lá cỏ
qua nắng gắt qua bão tố
vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
vẫn long lanh bình thản trước vầng dương
trong mờ mịt mưa giăng tôi trở lại mùa màng
mà tiếng nói chúng ta là hạt giống
không ai dám đùa với niềm hi vọng
thao thức trên bàn tay người thợ gieo trồng
15



ta đâu phải kẻ há miệng chờ sung
nhưng con đường đến trái chín
chưa bao giờ đơn giản
và tôi biết
những tượng đài những vinh quang dễ dãi
thật xa lạ với người tù thủa ấy

ta sẽ có những bài hát khác
xin nhớ lại
giai điệu đầu tiên
lối mòn
những chồi non
hoa
hơi thở
những bàn tay
tia sáng dò đường
tiếng huýt sáo dội vào vách núi
chợt mỉm cười khoảnh khắc thấy trời xanh…
(Sự bùng nổ của mùa xuân – Thanh Thảo)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

16


Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu
từ trong đoạn thơ.
những giọt sương lặn vào lá cỏ

qua nắng gắt qua bão tố
vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
vẫn long lanh bình thản trước vầng dương
Câu 4: Sự bùng nổ của mùa xuân được thể hiện qua
những hình ảnh nào? Thông điệp cảm xúc tác giả muốn
gửi gắm qua những hình ảnh đó.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về bài học từ những hạt giống được nêu
ở phần Đọc hiểu:
nhưng con đường đến trái chín
chưa bao giờ đơn giản
Câu 2.
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ
uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi
người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang

17


sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn
đầu làng…”
(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai)
“Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá,
càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi
rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo
hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức…”
(Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một)


18



×