Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Theo dong lich su 30.4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.96 KB, 7 trang )

THEO DÒNG LỊCH SỬ - ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975
Kính thưa các vị đại biểu
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh yêu quý!
Lịch sử VN luôn sáng ngời và đáng tự hào với những mốc son chói lọi, những trận
Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa lịch sử làm cho giặc phương Bắc kinh hoàng, khiếp sợ.
Thế kỷ 20 nước VN đã ghi tên mình vào lịch sử thế giới với 2 cuộc kháng chiến thần
thánh chống Pháp và chống Mỹ làm “kinh động 5 châu, chấn động địa cầu”, với “Chín
năm làm 1 Điện Biên - Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” và đại thắng mùa xuân
1975 “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào – Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”
Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu những trang sử hào hùng, những truyền
thống quý báu của dân tộc qua cuộc thi “Theo dòng lịch sử - với chủ đề Đại thắng mùa
xuân 1975”
Thành phần không thể thiếu ở mỗi cuộc thi đó là ban cố vấn, tôi xin giới thiệu ban
cố vấn của cuộc thi của chúng ta ngày hôm nay.
1. Thầy Nguyễn Trọng Thuận: BT Chi bộ - HT nhà trường
2. Cô Nguyễn Thị Huệ: PBT chi bộ - PHT nhà trường
3. Cô Nguyễn Hoa Lư Thành Giáo viên bộ môn Lịch Sử, tổ KHXH.
Ban thư ký gồm:
1- Cô Nguyễn Thị Thu Huyền
2- Thầy: Đỗ Văn Khoa
Đề nghị chúng ta nổ 1 tràng pháo tay để nhiệt liệt đón chào.
Sau đây chúng ta sẽ cùng làm quen với 2 đội: Đội ........................... đến từ chi đội
9A và đội .......................... đến từ chi đội 9B. Xin mời 2 đội bước ra sân khấu, đề nghị
chúng ta nổ một tràng pháo tay để cổ vũ cho 2 đội (Màn chào hỏi của 2 đội )
Vừa rồi chúng ta đã được làm quen với 2 đội chơi qua màn chào hỏi hết sức dí
dỏm và ý nghĩa. Ngay bây giờ chúng ta sẽ bước vào các phần thi.
Cuộc thi của chúng ta hôm nay gồm 4 phần
Phần 1: Có nhan đề “Dựng cờ dấy nghĩa”
Phần 2: ................. “Thử Thách”
Phần 3:................. “Giao lưu khán giả”
Phần 4:.................. “Khúc ca khải hoàn”


I. Dựng cờ dấy nghĩa
Bây giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần thi thứ nhất cùng 2 đội với nhan đề
“Dựng cờ dấy nghĩa”
Đây là phần thi mở đầu rất quan trọng, tạo tiền đề và sức bật cho các phần thi tiếp
theo. Phần thi thứ nhất có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi tương ứng với 10 điểm, mỗi câu hỏi
có 3 phương án lựa chọn, hãy chọn 1 phương án đúng. 2 đội chơi dùng bảng để viết
phương án trả lời, mỗi câu hỏi có 15 giây suy nghĩ.
Hai đội đã sẵn sàng chưa?
Hai đội đã sẵn sàng chúng ta bắt đầu bước vào cuộc thi. Xin các cổ động viên 1
tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ 2 đội
Câu 1: MTDT giải phóng MNVN được thành lập ngày tháng năm nào?
a.20/12/1954
b.20/12/1960
c.20/12/1961
TL: Cuộc đồng khởi cuối 1959 – 1960 đã giáng 1 đòn nặng nặng nề vào chính
sách thực dân mới của Mỹ ở MN làm lung lay tận gốc cq tay sai Ngô Đình Diệm. Đồng
thời là bước phát triển nhảy vọt của CMMN VN chuyển CM từ thế giữ gìn lực lượng
sang thế tấn công. Ngày 20/12/1960 MTDTGPMN ra đời nhằm tập hợp rộng rãi quần
chúng tiến hành đấu tranh chống Mỹ - Ngụy
Câu 2: Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đội du kích nào nổi tiếng nhất
về chiến đấu trong lòng địa đạo
a. Bến Tre
b. Ba Tơ
c. Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, 70 km phía tây bắc
Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào
trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá,
nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa
đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được
xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.

Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ
thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.
Câu 3: Trận thắng đầu tiên của quân giải phóng ngày 18/8/1965 trong cuộc
chiến chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ là ở đâu?
a. Núi Thành (Quảng Nam)
b. Vạn Tường (Quảng Ngãi)
c. Playme (La Đăng – Playku)
TL: Giữa 1965 Mỹ bắt đầu với “ Chiến tranh cục bộ”. Ỷ vào ưu thế quân sự với số
quân đông, vũ khí hiện đại. Mỹ vừa vào MN đã cho quân Viễn chinh mở ngay cuộc
hành quân tìm diệt (mang tên Ánh sáng sao) vào lực lượng quân giải phóng ở Vạn
Tường diễn ra vào ngày 25/5/1965. Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ ngày 18/8/1965
quân ta đã thắng trận lớn ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)
Câu 4: Trận đánh mở màn tổng tiến quân nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra ở
đâu trong các địa danh sau
a . Buôn Mê Thu ộ t
b. Phước Long
c. Phú Bổn
TL: Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3/1975 – 24/3/1975. Đến ngày 11/3
thì giải phóng được Buôn Mê Thuột
Câu 5: Trong cuộc tổng tiến quân nổi dậy mùa xuân 1975, quân giải phóng
giành chính quyền, làm chủ hoàn toàn Đảo Phú Quốc trong những ngày nào sau
đây
a. 10/04/1975
b. 30/04/1975
c . 2/05/1975
11h 30 ngày 30.4.1975, trên nóc dinh Độc Lập tung bay lá cờ cách mạng, đánh dấu sự sụp đổ của chính
quyền Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến giành độc lập kéo dài 3 thập kỷ của nhân dân Việt Nam. Từ 30.4 đến
1.5.1975, người dân các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Long An, Hậu Nghĩa, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến
Tường, Kiến Phong, An Giang, Châu Đốc, Sa Đéc, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Chương Thiện, Ba Xuyên,
Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau đã đấu tranh giành quyền làm chủ. Cùng trong ngày 30.4.1975, các tù nhân chính

trị bị chính quyền Sài Gòn giam giữ ở đảo Côn Sơn đã nổi dậy, làm chủ hoàn toàn đảo này.
Ngày 2.5.1975, Quân giải phóng phối hợp cùng nhân dân tiến công và nổi dậy, giành quyền làm chủ hoàn
toàn đảo Phú Quốc
Chúng ta vừa trải qua phần thi thứ nhất. Bây giờ chúng ta cùng nhìn lại số điểm
của 2 đội qua phần thi thứ nhất.
Chúng ta chuyển sang phần thi thứ 2
II. “Thử thách”
Phần 2 có nhan đề: “Thử thách”
Phần thi này 2 đội phải trải qua 10 câu hỏi mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, các
đội dùng tín hiệu để dành quyền trả lời sau lời dẫn “thời gian suy nghĩ bắt đầu”
Hai đội đã sẵn sàng chưa?
Chúng ta bước vào câu hỏi thứ nhất
Câu 1: “Đội quân tóc dài” đầu tiên xuất hiện ở phong trào nào? Ở đâu?
TL: Đồng khởi – Bến Tre
Hình tượng mái "tóc dài bay trong gió" của người phụ nữ trong bài hát Dáng đứng Bến Tre là một hình
tượng giàu tính thẩm mỹ, có sức truyền cảm sâu và mạnh đối với thính giả cả nước. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã
thành công khi ông thể hiện người "con gái Bến Tre" hiên ngang bất khuất trong "đội quân tóc dài" - một đội quân
đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới - xuất hiện từ trong cao trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre từ
năm 1960, sau đó lan rộng ra cả miền Nam. Đội quân tóc dài ấy “năm xưa đi trong lửa đạn. Đi như nước lũ tràn
về...".
Câu 2: Người cắm cờ đầu tiên trên nóc dinh Độc lập là ai?
• TL: Bùi Quang Thận?
Theo trang Web Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Trích dẫn lời kể của Bùi Quang Thận như sau
Bùi Quang Thận kể: Khi lên đến nơi, tôi hạ cờ ngụy xuống. Nhưng do cờ được buộc chắc chắn
nên phải cắn bằng răng - sau đó treo cờ giải phóng vào. Kéo cờ mình lên, tôi lại hạ xuống, đưa tay xem
đồng hồ. Tôi thận trọng ghi: 11 giờ 30 ngày 30-4 và ký tên Thận lên góc lá cờ Tổ quốc. Song, kéo cờ
lên lại. Tôi quay đầu bước đi, rồi lại quay lại nhặt lá cờ của ngụy với ý định làm vật kỷ niệm trong cuộc
đời chiến đấu. Nhưng lá cờ ấy, sau này tôi đã trao lại cho bảo tàng vì nghĩ làm như thế sẽ có ý nghĩa
hơn.
[3]

. Sự kiện cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập của tôi thì lịch sử đã ghi nhận. Đây là hành động tất yếu
của người chiến sĩ ở giây phút lịch sử thiêng liêng. Bất kỳ ai có được giây phút ấy cũng không thể làm
khác, việc làm ấy trước hết thuộc về lịch sử dân tộc.
[4]

Câu 3: Vị tổng thống ngụy cuối cùng đã đầu hàng vô điều kiện quân giải
phóng là ai?
TL: Dương Văn Minh
Câu 4: Trong chiến dịch HCM cuộc tiến công đầu tiên của quân ta vào đâu?
TL: Xuân Lộc và Phan Giang (9/4)
Câu 5: Người phi công nội tuyến đã dùng máy bay địch ném bom dinh Độc
lập ngày 08/04/1975 tên là gì?
TL: Nguyễn Thành Trung
Đại tá Không quân Nhân dân Việt Nam Nguyễn Thành Trung, tên thật là Đinh Khắc Chung,
sinh ngày 9 tháng 10 năm 1947 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông là người ném
bom (bằng máy bay F5E) vào dinh Độc Lập ngày 8 tháng 4 năm 1975 và là người Việt Nam đầu tiên lái
máy bay Boeing 767 và 777. Ngày 31 tháng 5 năm 1969, Nguyễn Thành Trung được kết nạp vào Đảng
Lao Động Việt Nam và được Ban Binh vận Trung ương cục Miền Nam bố trí vào cơ sở nội tuyến trong
lực lượng không quân Sài Gòn. Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, vào năm 1969 Nguyễn
Thành Trung được đưa đi đào tạo phi công ở các căn cứ Hoa Kỳ tại các bang bang Texas, Louisiana và
Mississippi. Ông học rất giỏi và được xếp thứ 2 trong tổng số 500 học viên của khóa
[1]
. Đến năm 1972
thì về nước, đóng quân tại căn cứ không quân Biên Hòa, biên chế trực thuộc sư đoàn 3 không quân, phi
đoàn 540 Thần Hổ.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút sáng, Nguyễn Thành Trung nhận được mệnh lệnh
xuất kích từ sân bay Biên Hòa (lúc này thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa), lái máy bay ném bom
dinh Độc Lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần cắt bom thứ hai có trúng đích
nhưng chỉ có một quả nổ. Ông tiếp tục dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè, rồi lái máy bay đáp
xuống an toàn trên đường băng dã chiến bằng đất với đường đáp chỉ 1.000m ở sân bay tỉnh Phước Long

(nay là tỉnh Bình Phước) trong khi F5E yêu cầu một đường băng hạ cánh đến 3000 m.
Câu 6:Giới tuyến tạm thời chia cắt 2 miền NB trong kháng chiến chống Mỹ là
ở đâu
TL: Vỹ tuyến 17– cầu Hiền lương - Sông Bến Thủy – Quảng Trị
Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, ranh giới là sông Bến Hải.
Tính từ bờ sông, 5km hai bên được quy định là khu phi quân sự. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, phía
bờ nam sông Bến Hải thuộc Quảng Trị là vùng chiến sự cực kỳ ác liệt. Số lượng bom đạn Mỹ giội xuống tỉnh này
trong chiến tranh tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm
1945.
Câu 7: Có mấy cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của
địch vào giải phóng Sài Gòn trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?
TL: Ngày 28-4-1975, tất cả các cánh quân của Quân giải phóng đã vây chặt quân
địch tại Sài Gòn. Đúng 0 giờ ngày 29-4-1975, các binh đoàn chủ lực Quân giải phóng
tiến hành tổng công kích vào tuyến phòng thủ cuối cùng của địch. Gồm 5 cánh quân
vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ
quan đầu não của chúng
Câu 8: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở MB chiến thắng đỉnh cao là
trận chiến nào?
TL: Là trận ĐBP trên không. Đập tan cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52
của Mỹ vào HN, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Làm phá sản chiến lược
VN hóa chiến tranh và chiến tranh phá hoại MB lần 2 của Mỹ.
Câu 9: Với đỉnh cao là chiến thắng “ĐBP trên không” buộc Mỹ phải làm gì?
TL: Với đỉnh cao là chiến thắng “ĐBP trên không” buộc Mỹ phải Ký hiệp định
Pari. Chấm rứt chiến tranh ở VN, rút quân chư hầu và quân viễn chinh về nước .
Câu 10: Đây là bài thơ chúc Tết năm nào của Bác?
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào,
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào!
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”.

TL: bài thơ xuân Kỷ Dậu 1969 là bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác và cũng là
bản Di chúc bằng thơ của Người căn dặn về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất nước nhà và trở thành bài ca Xuân bất tử. Bài thơ sau đó đã được nhạc sĩ
Huy Thục phổ nhạc và bài hát đã nhanh chóng đi vào lòng nhân dân, chiến sĩ trên khắp
mọi chiến trường và bè bạn năm châu. Bài thơ chính là bản anh hùng ca bất diệt sống
mãi cùng năm tháng, là lời cổ vũ chiến sĩ, đồng bào tiến lên “đánh cho Mỹ cút, đánh
cho Nguỵ nhào” thống nhất nước nhà. Bài thơ vừa chứa đựng tâm tư, khát vọng của
nhân dân, mang âm hưởng của một lời hịch cứu nước, của tiếng kèn xung trận, của
mệnh lệnh chiến đấu, lại vừa ấm áp tình người và vạch ra viễn cảnh niềm vui sum họp
khi đất nước thống nhất.
III. “ Khán giả cổ vũ”
Bây giờ là phần thi dành cho các bạn CĐV với tên gọi “ Khán giả cổ vũ”
Câu 1: Em có biết bài hát nào về đại thắng mùa xuân 1975
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Xuân Hồng
Câu 2: Ngày thành lâp QĐNDVN là ngày tháng năm nào? 22/12/1944
Câu 4: TPHCM trước đây còn có tên gọi nào khác? Sài Gòn – Gia Định
Câu 5: Ngày 27/7 hàng năm được lấy làm ngày gì? Em đã làm gì trong ngày đó?
IV. “Khúc ca khải hoàn”.
Chúng ta đã trải qua 2 phần thi và bây giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần thi
thứ 3 mang tên “Khúc ca khải hoàn”. Đây là phần thi quyết định xem đội nào sẽ vượt
lên trong cuộc thi ngày hôm nay. Phần thi này gồm có 6 câu hỏi mỗi câu trả lời đúng
được 10 điểm, các đội có thể đặt ngôi sao hy vọng cho mỗi câu. Nếu trả lời đúng số
điểm sẽ được nhân đôi, trả lời sai sẽ bi trừ đi 1 nửa số điểm.
Phần thi này 2 đội dùng tín hiệu để dành quyền trả lời
Câu 1: Dinh Độc lập là trụ sở của ai? Nay gọi là gì?
TL: Là trụ sở làm việc của tổng thống ngụy quyền MN trước 1975. Nay được gọi
là Dinh Thống Nhất
Câu 2: Trụ sở làm việc của Bộ chỉ huy quân đội ta trong tổng tiến công và nổi
dậy Mùa Xuân 1975 là ở đâu?
TL: Tổng hành dinh

Câu 3 Mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh QĐND Việt
Nam từ Tổng hành dinh gửi các đơn vị có câu “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo
bạo, táo bạo hơn nữa”do ai trong những người sau đây ký?
a. Lê Duẩn
b. Võ Nguyên Giáp
c. Phạm Văn Đồng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×