Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.19 KB, 15 trang )

Bài văn mẫu 1
Tố Hữu, cây bút trữ tình chính trị xuất sắc nhất của Văn
học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn bám sát từng
sự kiện, từng mốc lịch sử của dân tộc. Việt Bắc chính là
bản tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời
thể hiện niềm vui, niềm tự hào của ông về chiến thắng của
dân tộc. Nhưng đằng sau tính chất sự kiện lịch sử ấy,
trong Việt Bắc cịn có những vần thơ rất đẹp, rất giàu cảm
xúc khi viết về thiên nhiên, đó là bức tranh tứ bình. Có thể
coi bức tranh tứ bình là một trong những điểm nhấn quan
trọng nhất, tạo nên sự thành cơng cho tác phẩm.
Bức tranh tứ bình được trích từ câu 43 đến câu 52 của
tác phẩm. Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất, hồn tồn có thể
tách riêng như một tác phẩm độc lập. Đoạn thơ gồm có
mười câu chia thành hai phần, hai câu đầu là sự khái quát
về cảm xúc chủ đạo được nói đến trong đoạn là nỗi nhớ;
phần còn lại là vẻ đẹp của bốn mùa, ứng với bốn cặp lục
bát. Lối vẽ theo kiểu bộ tứ bình là lỗi khác họa rất được
ưa chuộng của văn học trung đại. Sử dụng hình thức này,
một lần nữa Tố Hữu tạo nên tính dân tộc đậm đà cho tác
phẩm.
Mở đầu tác phẩm là bức tranh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi


Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Thiên nhiên được khắc họa bằng màu xanh thẫm đặc
trưng của đại ngàn và trên nền xanh thẫm ấy, Tố Hữu sử
dụng nghệ thuật chấm phá để đưa vào hình ảnh “rừng
xanh hoa chuối đỏi tươi” dù chỉ là một bông hoa nhưng
sắc đỏ của nó đã làm bừng sáng cả khơng gian, xua tan


cảm giác lạnh lẽo của mùa đông Việt Bắc. Con người lao
động xuất hiện trong tư thế khỏe khoắn, một mình đối
diện với thiên nhiên nhưng khơng bị thiên nhiên che khuất
mà vượt lên đó trong tư thế là chủ vũ trụ. Ở đây Thiên
nhiên dường như còn đang hơ ứng để làm bật lên hình ảnh
của con người, ánh nắng phản chiếu vào những lưỡi dao
tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, khơng hề sắp đặt mà đó là vẻ đẹp
tự nhiên.
Bức tranh mùa xuân lại được Tố Hữu khắc họa hết sức
trong sáng, tinh khiết:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Điểm nhấn của bức tranh chính là sắc trăng thanh khiết,
tao nhã của rừng mơ. Đây là loài hoa đặc trưng của núi
rừng Tây Bắc. Tuy cả bức tranh là một sắc trắng, nhưng
không hề tạo ra cảm giác đơn điệu, bởi tác giả đã động từ
hóa từ “trắng” kết hợp với động từ “nở” khiến cho người


đọc có cảm giác sắc trắng khơng hề tĩnh lặng mà đang có
sự vận động từ một điểm lan ra cả bức tranh. Bởi vậy bức
tranh tuy ít chi tiết mà vẫn vô cùng sống động. Tương ứng
với vẻ đẹp thiên nhiên, là vẻ đẹp của người dân lao động
ở Việt Bắc. Với đơi bàn tay khóe léo, tài hoa, họ chuốt
từng sợi giang, đó là vẻ đẹp của tự tài nghệ, thuần thục
mà cũng hết sức giản dị.
Vẻ đẹp của bức tranh mùa hẹ được khắc họa bằng âm
thanh, màu sắc rất đặc trưng:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cơ em gái hái măng một mình

Âm thanh của tiếng ve rộn rã, vui tươi; sắc vàng ấm
nóng ngập tràn cả không gian. Tác giả đã rất xuất sắc khi
dùng các từ “đổ” để diễn tả quá trình biến đổi màu sắc.
Quá trình ấy diễn ra mau lẹ, đột ngột và vô cùng bất ngờ.
“Ve kêu rừng phách đổ vàng” là một câu thơ gợi nhiều
liên tưởng cho người đọc. Vừa có thể hiểu là tiếng ve kêu
trong rừng phách đổ vàng, vừa có thể hiểu tiếng ve kêu
làm cho rừng phách đổ vàng, nếu hiểu theo cách này có
thể thấy sức sống của bạn vật đang độ viên mãn căng đầy
nhất. Hình ảnh con người vẫn tiếp tục ở trạng thái cần cù
lao động. Cô em gái xuất hiện một mình nhưng lại khơng


gợi cảm giác buồn bã, đơn độc, bởi có sự đồng điệu, hơ
ứng với thiên nhiên đang ở độ chín, độ đẹp nhất.
Bức tranh cuối cùng là bức tranh mùa thu, với ánh
trăng lan tỏa khắp nơi:
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung
Trăng vốn là thi đề muôn thuở của thơ ca, và trăng vào
mùa thu là lúc trăng tròn và đẹp nhất. Miêu tả trăng của
chiến khu Việt Bắc tác giả đã tái tạo khơng khí bình n,
tĩnh lặng. Vẻ đẹp của vầng trăng không đơn thuần là vẻ
đẹp của thiên nhiên, mà cịn là vẻ đẹp của hịa bình. Hình
ảnh con người được khai thác thong q hình thức sinh
hoạt văn hóa đặc trưng của người dân Việt Bắc đó là lối
hát giao dun, đó là tiếng hát ân tình, thủy chung.
Với thể thơ lục bát thuần dân tộc, đạt đên độ mẫu mực.
Câu thơ ngắt nhịp đều đặn, cùng với hiểu quả vần đã làm
cho đoạn thơ đậm chất nhạc. Hình ảnh khơng cầu kì, song

được chọn lọc kĩ lưỡng bởi vừa toát lên sự giản dị vừa thể
hiện vẻ đẹp tinh tế.
Bức tranh tứ bình là đoạn thơ xuất sắc nhất trong bài
thơ Việt Bắc. Nếu cắt theo chiều ngang thì đoạn thơ là
bức tranh tồn cảnh về bốn mùa trong năm của Việt Bắc.


nếu cắt theo chiều dọc lại có thể thấy vẻ đẹp vừa song
song, vừa hịa quyện đó là vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người Việt Bắc. Đoạn thơ cũng cho thấy bút pháp tài tình,
ngơn ngữ thơ tinh tế tài hoa của Tố Hữu.
Bài văn mẫu 2
Sống ân nghĩa, thủy chung chính là một lối sống văn
hóa đẹp đẽ từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Nét đẹp đó đã
được lưu giữ trong rất nhiều tác phẩm văn học khác nhau
và một trong số đó ta khơng thể khơng kể đến bức tranh
tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
“Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Việt Bắc khơng đơn thuần chỉ là một địa danh, là một
nơi để chiến đấu mà còn là nơi chưa đựng đầy những kỉ
niệm, đầy tình người tha thiết, sâu nặng. Bởi vậy, trong
khoảnh khắc chia tay bất cứ ai cũng bồi hồi xúc động, nhớ
về những kỉ niệm đã qua. Kỉ niệm đó là lớp học, là những
ngày tháng liên hoan những năm kháng chiến và cịn một
nỗi nhớ khác chính là về thiên nhiên và con người Việt
Bắc.



Thiên nhiên Việt Bắc trong bức tranh tứ bình hiện lên
vô cùng cô đọng, hàm súc, đại diện cho bốn mùa. Mùa
đông là mùa đầu tiên xuất hiện trong bức tranh tứ bình:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Khi đọc câu thơ lên, bất chợt trong lịng mỗi người sẽ
khơng hình dung đến mùa đông âm u, lạnh lẽo mà phải là
mùa xuân ngập đầy sức sống, hay mùa hạ rực rỡ. Nhưng
khơng, đây lại chính là bức tranh thiên nhiên Việt Bắc vào
mùa đông. Trên cái nên xanh ngắt của rừng bạt ngàn là
màu đỏ rực của hoa chuối. Cái ấm nóng rực rỡ dù nhỏ
nhưng dường như đã làm cả bức tranh bừng sáng, trỗi dậy
sức sống tiềm tàng trong đó.
Bức tranh thứ hai chính là mùa xn. Ở đây khung cảnh
thiên nhiên mang cái thanh khiết, dịu dàng: “Ngày xuân
mơ nở trắng rừng”. Câu thơ làm ta bất chợt nhớ đến
cảnh:“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41/ Trắn g rừng biên giới
nở hoa mơ/ Bác về.. im lặng. Con chim hóa/ thánh thót bờ
lau, vui ngẩn ngờ”. Xuân sang hè đến rực rỡ, muôn màu
sắc và âm thanh. Là tiếng ve kêu rộn ràng, như một bản
đàn chào đón mùa hè, cùng với đó là sắc rực rỡ của “rừng
phách đổ vàng”. Là tiếng ve làm cho rừng phách đổ vàng
hay bản thân nó vốn như vậy? Dù hiểu theo cách nào thì
khung cảnh hiện lên cũng thật rực rỡ và ấm áp.


Cuối cùng là bức tranh mùa thu:
Mùa thu trăng rọi hịa bình
Ánh trăng dìu dịu của mùa thu lan tỏa khắp khơng gian.
Trong màu sắc ấy, khơng gian ấy cịn bừng lên khát vọng
về một cuộc sống tự do, hòa bình. Dưới con mắt quan sát

tinh tường của Tố Hữu, mỗi mùa ở nơi đây thiên nhiên
hiện lên thật đẹp đẽ, thật đặc biệt. Có lẽ phải gắn bó và
tha thiết u lắm ơng mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng
nét đẹp tinh túy nhất của cảnh vật như vậy.
Đan xen ở mỗi bức tranh là hình ảnh của con người Việt
Bắc. Ơng khơng chỉ u q, trân trọng thiên nhiên nơi
đây mà còn tha thiết, chân thành với con người Việt Bắc.
Ở mỗi đối tượng ông đều khám phá, nắm bắt được những
vẻ đẹp khu biệt của họ. Là hình ảnh ngời nơng dân lên núi
làm việc với lưỡi dao lấp lánh dưới ánh nắng của mùa
đông. Là bàn tay khéo kéo của người đan nón thanh tĩnh
“chuốt từng sợi giang” vô cùng điêu luyện. Bức tranh càn
g trở nên thơ mộng hơn với “Cô em gái hái măng một
mình” ven suối bên tiếng ve kêu rộn rã. Và cuối cùng là
tiếng hát tha thiết, trầm bổng vang vọng khăp không gian
núi rừng Việt Bắc. Khúc hát vang lên cuối khổ thơ, kết
hợp với hình ảnh ánh trăng càng làm rõ hơn nữa khát
khao hịa bình, độc lập trong lòng tác giả.


Khổ thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, bởi vậy bao trùm
trong từng câu từng chữ là nhịp điệu nhẹ nhàng, trầm
bổng từng bước một dẫn con người ta vào quá khứ đẹp
đẽ, ân nghĩa, thủy chung. Nhịp điệu ấy cùng với thể thơ
lục bát càng khiến cho nỗi nhớ trở nên bâng khuâng, da
diết hơn.
Khép lại khổ thơ, nỗi nhớ bâng khuâng tha thiết vẫn trải
dài, vang vọng khắp không gian. Nỗi nhớ ấy như một lời
tri âm sâu nặng của tác giả đối với thiê n nhiên và con
người nơi đây. Đồng thời với việc lựa chọn các hình ảnh

bình dị, ngơn ngữ thơ trong sáng dễ hiểu nhưng lại tạo
nên một bức tranh tứ bình đặc sắc lại một lần nữa khẳng
định tài năng nghệ thuật của Tố Hữu.
Đề bài: Vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình trong đoạn thơ
sau bài "Việt Bắc" của Tố Hữu:
"Ta về mình có nhớ ta,
(...) Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung".
Bài văn mẫu
"Việt Bắc" – bài thơ lục bát mang tầm vóc một trường
ca dài 150 câu thơ, cảm xúc dâng lên mênh mông dào dạt.
Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1054, ngày giải phóng
Thủ đơ Hà Nội. Qua bài thơ, Tố Hữu nói lên một cách


thiết tha mặn nồng mối tình Việt Bắc, mối tình cách mạng
và kháng chiến. Đoạn thơ 10 câu dưới đây trích từ câu 43
đến câu 52 trong bài thơ "Việt Bắc" nói lên bao nỗi nhớ
vơ cùng thắm thiết thủy chung đối với Việt Bắc:
"Ta về mình có nhớ ta,
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung".
Hai câu thơ đầu là lời hỏi – đáp của "ta", của người cán
bộ kháng chiến về xi, ta hỏi mình "có nhớ ta". Dù về
xi, dù xa cách nhưng lịng ta vẫn gắn bó thiết tha với
Việt Bắc: "Ta về, ta nhớ những hoa cùng người". Chữ
"ta", chữ "nhớ" được điệp lại thể hiện một tấm lòng thủy
chung son sắt. Nỗi nhớ ấy hướng về "những hoa cùng
người", hướng về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc và con
người Việt Bắc thân yêu:
"Ta về, mình có nhớ ta,

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người". Hai chữ "mình –
ta" xuất hiện ở tần số cao trong bài thơ, cũng như ở trong
hai câu thơ này đã thể hiện một cách rất đẹp tình cảm lứa
đơi hịa quyện trong mối tình Việt Bắc, đồng thời làm cho
giọng thơ trở nên thiết tha bồi hồi như tiếng hát giao


dun thuở nào. Đó là sắc điệu trữ tình và tính dân tộc
trong thơ Tố Hữu.
Tám câu thơ tiếp theo, mỗi cặp lục bát nói lên một nỗi
nhớ cụ thể về một cảnh sắc, một con người cụ thể trong 4
mùa đông, xuân, hè, thu.
Nhớ mùa đông nhớ màu "xanh" của núi rừng Việt Bắc,
nhớ màu "đỏ tươi" của hoa chuối như những ngọn lửa
thắp sáng rừng xanh. Nhớ người đi nương đi rẫy "dao gài
thắt lưng" trong tư thế mạnh mẽ hào hùng đứng trên đèo
cao "nắng ánh...". Con dao của người đi nương rẫy phản
quang "nắng ánh" rất gợi cảm:
"Rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh gao gài thắt lưng".
Màu "xanh" của rừng, màu "đỏ tươi" của hoa chuối,
màu sáng lấp lánh của "nắng ánh" từ con dao; màu sắc ấy
hòa hợp với nhau, làm nổi bật sức sống tiềm tàng, mãnh
liệt của thiên nhiên Việt Bắc, của con người Việt Bắc
đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời trong kháng
chiến. Tố Hữu đã có một cái nhìn phát hiện về sức mạnh
tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân ta do cách mạng
và kháng chiến mang lại. Người lao động sản xuất thì hào
hùng đứng trên "đèo cao" ngập nắng và lộng gió. Đồn
dân cơng đi chiến dịch thì "bước chân nát đá muôn tàn lửa



bay". Người chiến sĩ ra trận mang theo sức mạnh vô địch
của thời đại mới:
"Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo".
("Lên Tây Bắc")
Nhớ ngày xuân Việt Bắc là nhớ hoa mơ "nở trắng rừn
g". Chữ "trắng" là tính từ chỉ màu sắc được chuyển từ loại
thành bổ ngữ "nở trắng rừng", gợi lên một thế giới hoa
mơ bao phủ khắp mọi cánh rừng Việt Bắc màu trắng
thanh khiết mênh mông và bao la. Cách dùng từ tài hoa
của Tố Hữu gợi nhớ trong lòng ta câu thơ của Nguyễn Du
tả một nét xuân thơ mộng, trinh bạch trong "Truyện
Kiều":
"Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
Nhớ "mơ nở trắng rừng", nhớ người thợ thủ cơng đan
nón "chuốt rừng sợi giang". "Chuốt" nghĩa là làm bóng
lên những sợi giang mỏng mảnh. Có khéo léo, kiên nhẫn,
tỉ mỉ mới có thể "chuốt từng sợi giang" để đan thành
những chiếc nón, chiếc mũ phục vụ kháng chiến, để anh
bộ đội đi chiến dịch có "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ
nan". Người đan nón được nhà thơ nói đến tiêu biểu cho


vẻ đẹp tài hoa, tính sáng tạo của đồng bào Việt Bắc. Mùa
xuân Việt Bắc thật đáng nhớ:
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón
chuốt từng sợi giang".

Nhớ về Việt Bắc là nhớ mùa hè với tiếng ve kêu làm
nên khúc nhạc rừng, là nhớ màu vàng của rừng phách, là
nhớ cô thiếu nữ đi "hái măng một mình" giữa rừng vầu,
rừng nứa, rừng trúc:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cơ em gái hái măng một mình".
Một chữ "đổ" tài tình. Tiếng ve kêu như trút xuống
"đổ" xuống thúc giục ngày hè trôi nhanh, làm cho rừng
phách thêm vàng. Xuân Diệu cũng có câu thơ sử dụng
chữ "đổ" chuyển cảm giác tương tự: "Đổ trời xanh ngọc
qua muôn lá..." (Thơ duyên – 1938). Câu thơ "Nhớ cô em
gái hái măng một mình" là câu thơ đặc sắc, giàu vần điệu,
thanh điệu. Có vần lưng: "Gái" vần với "hái". Có điệp âm
qua các phụ âm "m": "măng – một – mình". Đây là những
vần thơ nên họa nên nhạc, tạo nên một không gian nghệ
thuật đẹp và vui, đầy màu sắc âm thanh. "Cơ em gái hái
măng một mình" vẫn khơng cảm thấy lẻ loi, vì cơ đang
lao động giữa nhạc rừng, hái măng để góp phần "ni


quân" phục vụ kháng chiến. Cô gái hái măng là một nét
trẻ trung, yêu đời trong thơ Tố Hữu.
Nhớ mùa hè rồi nhớ mùa thu Việt Bắc, nhớ khôn nguôi,
nhớ trăng ngàn, nhớ tiếng hát:
"Rừng thu trăng rọi hịa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung".
Trăng xưa "vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân".
Trăng Việt Bắc trong thơ Bác Hồ là "trăng lồng cổ thụ
bóng lồng hoa". Người cán bộ kháng chiến về xuôi nhớ
vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu, trăng "rọi" qua tán lá

rừng xanh, trăng thanh mát rượi màu "hịa bình" nên thơ.
"Ai" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, "nhớ ai" là nhớ về tất
cả, về mọi người dân Việt Bắc giàu tình nghĩa thủy chung,
đã hi sinh quên mình cho cách mạng và kháng chiến.
Đoạn thơ trên đây dào dạt tình thương mến. Nỗi thiết
tha bồi hồi như thấm sâu vào cảnh vật và lịng người, kẻ ở
người về, mình nhớ ta, ta nhớ mình. Tình cảm ấy vơ cùng
sâu nặng biết bao ân tình thủy chung. Năm tháng sẽ qua
đi, những tiếng hát ân tình thủy chung ấy mãi mãi như
một dấu son đỏ thắm in đậm trong lòng người.
Đoạn thơ mang vẻ đẹp một bức tranh tứ bình đặc sắc,
đậm đà phong cách dân tộc. Mở đầu cuộc kháng chiến


chống thực dân Pháp là mùa đông năm 1946, đến mùa thu
tháng 10 – 1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng – Tố
Hữu cũng thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc qua bốn mùa: đông –
xuân – hè – thu, theo dịng chảy lịch sử. Mỗi mùa có một
nét đẹp riêng dạt dào sức sống: màu xanh của rừng, màu
đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng
của rừng phách, màu trăng xanh hịa bình. Thiên nhiên
Việt Bắc trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ
điển. Con người được nói đến khơng phải là ngư, tiều,
canh, mục mà là người đi nương đi rẫy, là người đa n nón,
là cơ em gái hái măng, là những ai đang hát ân tình thủy
chung. Tất cả đều thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của
đồng bào Việt Bắc: cần cù, làm chủ thiên nhiên và làm
chủ cuộc đời trong lao động, kiên nhẫn, khéo léo, tài hoa,
trẻ trung lạc quan yêu đời, ân tình thủy chung với cách
mạng và kháng chiến.

Một giọng thơ ngọt ngào, tha thiết bồi hồi cứ quyện lấy
tâm hồn người đọc. Nỗi nhớ được nói đến trong "Việt
Bắc" cũng như trong đoạn thơ này cho thấy một nét đẹp
trong phong cách thơ Tố Hữu: chất trữ tình cơng dân và
tính dân tộc, màu sắc cổ điển và tính thời đại được kết
hợp một cách hài hịa.
Hình tượng đẹp, phong phú, gợi cảm. Một không gian
nghệ thuật đầy sức sống, với những đường nét, âm thanh,


màu sắc, ánh sáng, cấu trúc cân xứng hài hòa, để lại trong
tâm hồn ta một ấn tượng sâu sắc như Bác Hồ đã viết:
"Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay..."
Thơ đích thực "là ảnh, là nhân ảnh..., từ một cái hữu
hình nó thức dậy được những vơ hình bao la" (Nguyễn
Tuân). Đoạn thơ trên đây gợi lên trong lòng ta tình mến
yêu Việt Bắc, tự hào về đất nước và con người Việt Nam.
Đoạn thơ "nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp", để ta
thương, ta nhớ về mối tình Việt Bắc, mối tình kháng
chiến.



×