Tải bản đầy đủ (.pdf) (448 trang)

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 448 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
LỚP 9 THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẺ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TINH
NĂM HỌC 2019 - 2020.
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 15 tháng 01 năm 2020
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian

giao đề
(Đề thi gồm có 02 câu, 01 trang)
Câu 1. (4,0 điểm)
Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đến xin thần Dớt thay
đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: “Con không thích đứng ở góc
đường chân trời. Ở đó không có gì nổi bật cả”. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ:
“Quan trọng là bản thân có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng không".
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2. (6,0 điểm)
Ánh sáng từ bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

------------Hết----------


UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TINH LỚP 9
THCS GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS


NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chẩm gồm 02 câu, 04 trang)
A.YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá
được một cách khái quát, tránh đêm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt đáp án, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến
khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, hoặc đưa ra những ý ngoài
đáp án (hợp lí và thuyết phục), giám khảo khuyến khích cho điểm nhưng tổng số
điểm không vượt tổng số điểm quy định của câu đó.
- Điểm toàn bài là 10,0; cho điểm lẻ đến 0,25,
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu

Nội dung

Điểm

Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đến xin
thần Dớt thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: "Con
Câu
không thích đứng ở góc đường chân trời. Ở đó không có gì nổi bật
1
cả”. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ: “Quan trọng là bản thân có tỏa
(4đi sáng ở nơi mình đang đứng không”
ểm)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về xã hội, phát biểu được những

suy nghĩ, quan điểm của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo.
- Đảm bảo bố cục bài văn, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, kết
hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng, diễn đạt mạch lạc, lưu
loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5


II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách
khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

3,5

1. Giới thiệu câu chuyện về thần Dớt và ngôi sao nhỏ, vấn đề nghị
luận: Nỗ lực tạo lập giá trị của bản thân ở bất kì chỗ đứng nào.

0,25

2. Giải thích:
- Ngôi sao nhỏ mong muốn thay đổi chỗ đứng trên bầu trời vì cho
rằn ở “góc đường chân trời” - vị trí xa xôi, mờ nhạt - nó không thể
nổi bật và tỏa sáng. Lời nói của ngôi sao đã đánh đồng vị trí nó
đang đứng với giá trị của bản thân.
- Lời nói của thần Dớt đã khẳng định: điều quan trọng không phải
mình đứng chỗ nào mà là sự nỗ lực tự tỏa sáng của bản thân.
- Ý nghĩa của câu chuyện: Dù ở bất kì vị trí nào, làm bất cứ công
việc gì, nếu con người cố gắng, nỗ lực thì sẽ khẳng định được giá
trị của bản thân và lan tỏa vẻ đẹp cho cuộc đời.

0,75


3. Phân tích, lí giải: Vì sao con người cần nỗ lực để tỏa sáng ở bất
kì chỗ đứng nào?
- Đời người chỉ sống có một lần, cần sống sao cho có ý nghĩa,
phải xác định chỗ đứng cho mình trong đời.
- Trong cuộc sống không có vị trí nào là tầm thường, không có
công việc nào là thấp hèn. Mối vị trí, mỗi công việc đều có giá trị
và ý nghĩa riêng.
- Nhận thức đúng vị trí mình đang có cũng là coi trọng bản thân.
- Để khẳng định được giá trị bản thân, con người phải tự vươn lên,
vượt qua mọi thử thách, không nảm lòng. Một công việc được coi
là giản đơn cũng đòi hỏi tâm huyết và nỗ lực cao nhất.
- Đồ lời cho hoàn cảnh bắt nguồn từ sự tự ti, thấp hèn, tất yếu dẫn
đến
thất bại.
(Thí sinh là dẫn chứng minh họa)

1,5

4.| Bàn luận, mở rộng
- Phê phán những người chỉ đổ lỗi cho là cảnh mà không dành tân
huyết và nỗ lực để sông tốt với những gì đang có, những người chỉ

0,5


sống mờ nhạt, không để lại điểm sáng nào cho đời.
- Tòa sáng không có nghĩa là có tỏ ra khác người để được nổi bật,
càng không có nghĩa là gây sốc hay làm những điều sai trái để
được chủ ý.

5. Bài học nhận thức và hành động
Con người làm thế nào để tỏa sáng trong cuộc đời?
- Mỗi người tùy thuộc vào năng lực, sở trường, điều kiện thực tế
để lựa chọn, phấn đấu tìm cho mình vị trí thích hợp trong xã hội.
- Sự tỏa sáng của mỗi người thắp lên bằng khát vọng, bằng việc
xác định mục tiêu đúng đắn, bằng sự kiên trì, nỗ lực không ngừng
của bản thân.
- Cần phải bắt đầu làm tốt từ những việc đơn giản, nhỏ bé và
khiểm nhường nhất.

0,5

Ánh sáng từ bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Sách giáo khoa Ngữ
văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

I. Yêu cầu về kĩ năng:
Câu
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, trình bày được những
2
suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tác phẩm một cách thuyết
(6đ) phục, sâu sắc.
- Đảm bảo bố cục bài văn, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, kết
hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát, mạch
lạc, gìau cảm xúc,
-Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách
khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau :
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: ánh sáng từ bài
thơ
“Bếp lửa” của Băng Việt.

2. Giải thích:
- Ánh sáng là nguyên nhân làm cho ta nhìn thấy được vạn vật khi
phản chiếu từ vật ấy.
- “Ánh sáng” của một tác phẩm văn học là những đặc sắc về nội

0,75

5,25
0,25

0,5


dung, nghệ thuật được phản chiều qua lớp vỏ tĩnh lặng của ngôn
từ, thắp lên, soi rọi, lan tỏa trong tâm hồn, tư tưởng người đọc
những vẻ đẹp cuộc sống.
3. Phân tích, chứng minh vành sáng từ bài thơ.
a. Ánh sáng từ đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ
a.1. Ánh sáng tỏa ra từ nội dung tác phẩm
* Ánh sáng của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa quen thuộc
vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng.Bếp lửa được bà
nhóm lên mỗi sớm mai để sưởi ấm, nuôi dưỡng, thắp lên ngọn lửa
của tình yêu thương, niềm tin trong cháu. Hình ảnh bếp lửa xuyên
suốt bài thơ và trở thành nhan đề tác phẩm
Phân tích 3 câu đầu và các cầu thơ.
+ “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sắn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
+ “Ôi kì lạ và thiêng liêng: bếp lửa”
* Ánh sáng của tác phẩm tỏa ra từ những hoài niệm tuổi thơ bên bà và

tình bà cháu.
- Kí ức không quên về những tháng ngày gian khó trong nạn đói
vàchiến tranh.
+ “Lên bốn tuổi... sống mũi còn cay”
+ “Năm giặc đốt làng...túp lều tranh”
- Kí ức ấm áp về tình bà cháu:
+ Tình bà dành cho cháu: Thấu hiểu hoàn cảnh phải sống xa cha
mẹ, bà đã dành cho cháu tất cả những gì tốt đẹp nhất, bù đắp cho
cháu những khoảng trống trong tâm hồn. Bà tần tảo nuôi dưỡng
cháu bằng khoai sắn ngọt bùi, là người bạn sẻ chia, người mẹ dịu
dàng, người cha nghiêm khắc, người thầy tận tụy của cháu:
“Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
... Cháu ở cùng bà, bà dạy cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
.... Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
...Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
...Nhó dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
+ Cháu yêu thương, kính trọng, biết ơn bà:
“Chúng thương bà biết mấy nắng mưa

0.75

1,25

0,25


“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa”

-> Tình bà cháu chính là biểu hiện cụ thể mà sâu sắc của tình cảm
gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm ấy kết thành nỗi
nhớ da diết khi người cháu trưởng thành:
“Giờ cháu đã đi xa ... bà nhóm bếp lên chưa?”
a.2. Ảnh sáng tỏa ra từ nghệ thuật tác phẩm:
- Thể thơ tự do, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biển cảm với miêu tả,
tự sự và bình luận.
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa găn liền với hình ảnh người bà, làm
điểm tựa khơi gợi mọi ki niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình
bà cháu.
- Sự vận động của mạch cảm xúc từ hoài niệm nâng lên thành suy
ngẫm, từ tình cảm nâng lên thành lẽ sống.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh: giọng điệu trình làng, thiết tha
b. “Ánh sáng” từ “ Bếp lửa” thắp lên, soi rọi, lan tỏa trong tâm
hồn, tư tưởng người đọc những xúc cảm đẹp, suy nghĩ sâu sắc, bài
học về cách sống.
- Cảm xúc trước vẻ đẹp của tình người, của hoài niệm, vẻ đẹp của
hình thức tác phẩm..
- Suy nghĩ, bài học sâu sắc: Những kỉ niệm là cải đã qua nhưng
không bao giờ là cái đã mất, nó sẽ nâng đỡ và tỏa sáng cho con
người trong hành trình dài rộng của cuộc đời. Phải biết trân trọng,
biết ơn gia đình, quê hương, đất nước, uống nước nhớ nguồn.
3. Đành giá, mở rộng:
- Ánh sáng từ bài thơ “Bếp lửa” thể hiện khám phá mới mẻ, độc
đáo của nhà thơ khi viết về một đề tài quen thuộc.
- Mỗi tác phẩm phải như một ngọn nến cháy, chẳng những sáng
trên ngọn lửa mà còn tỏa sáng ra xung quanh. Làm được điều đó
chứng tỏ người nghệ sĩ vừa có tài, vừa có tâm; góp phần tạo nên
giá trị chân chính của văn học
4. Liên hề cảm nghĩ của bản thân.


0,75

0,75

0,5

0,25


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐAN PHƯỢNG

ĐỀ HỌC SINH CẤP HUYỆN
Năm học 2018-2019
Môn: Ngữ văn 9
Ngày thi: 23/10/2018
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (4 điểm)
Hai bài thơ “Ngắm trăng” ( Hồ Chí Minh) và “ Đồng chí” ( Chính Hữu) đều
có hình ảnh trăng trong câu thơ cuối bài. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm
nhận của em về hình ảnh trăng ở hai câu thơ đó.
Câu 2 (6 điểm)
Đầu tháng 3/2017, những bức ảnh chụp một cậu bé xếp lại dép cho các bạn
học sinh cùng trang lứa do tài khoản Nghĩa Phạm chia sẻ trên Facebook đã nhận
được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Trong ảnh là một cậu bé, đậu đội chiếc
mũ quá khổ, người mặc chiếc áo xám hơi nhàu, chân đi đôi dép rộng đang xếp
ngay ngắn lại những đôi dép bị chỏng chơ của một nhóm học sinh mầm non vẫn
ngồi vui đùa trên hè phố trong buổi đi dã ngoại. Cậu bé ấy là Nguyễn Danh Thành

Đạt, mới 5 tuổi nhưng không được đi học, hàng ngày phải đi theo mẹ nhặt ve chai
khắp các ngõ ngách trong quận I của thành phố Hồ Chí Minh để mưu sinh.
Hành động đẹp của cậu bé đã chạm tới trái tim của nhiều người trong cộng
đồng. Hiện nay, cậu bé ấy đã được nhận vào lớp một và sẽ được miễn học phí
trong 12 năm ở một trường tại Bình Dương, còn mẹ cậu cũng được công ty sữa
Vinamilk tạo điều kiện cho có một công việc ôn định. Cuộc đời của mẹ con cậu bé
đã bước sang mới nhờ tấm lòng của những người xa lạ trong cộng đồng.
( Dẫn theo nguồn của Internet)


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐAN PHƯỢNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ HỌC SINH CẤP HUYỆN
Năm học 2018-2019
Môn: Ngữ văn 9
Ngày thi: 23/10/2018
Thời gian làm bài: 150 phút

Từ sự việc trên và dựa vào hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài văn ngắn(
khoảng 01 trang giấy thi) trình bày hiểu biết của em về ý nghĩa của các hành động
đẹp ở những người bình dị trong cuộc sống xung quanh em.
Câu 3 (10 điểm)
Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ) đã phản ánh bi kịch và khát vọng muôn thuở của con người. Hãy
phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để làm sáng tỏ điều đó./.Hết.
Câu

Nội dung


Điểm

1.Về hình thức ( 1,5 điểm)
- Viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận văn học cảm nhận về
một hình ảnh thơ.

0,5

- Cách trình bày cảm nhận mạch lạc, lời văn trong sáng, có cảm 1.0
xúc, suy nghĩ tự nhiên, sâu sắc về ý nghĩa mỗi hình ảnh thơ ở
trong từng câu thơ.
2. Về nội dung ( 2,5 điểm)
Học sinh có thể có những cảm nhận riêng, trình bày theo cách
lập luận khác song cần đạt các ý cơ bản sau:
-Ở bài “Ngắm trăng” ( Hồ Chí Minh):
+ Hình ảnh trăng hiện lên trong cái nhìn của Bác- một chiến sĩ
cách mạng đang sống trong cảnh ngục từ cực khổ, tăm tối. 1.0
Trăng được nhân hóa như một con người có gương mặt, có ánh


nhìn, có tâm hồn, có niềm đồng cảm trước tình người dành cho
trăng. Trăng với người chủ động giao hòa mãnh liệt ( chú ý
phân tích giá trị gợi tả của các từ ngữ trong bản phiên âm:
Nguyệt tòng song khíc khán thi gia).
+ Trăng không chỉ là hình ảnh tả thực của thiên nhiên, là vẻ đẹp 0.5
để thưởng thức mà thành bạn tri kỉ của con người, biến tâm hồn
người tù trở thành tâm hồn thi sĩ trong cuộc giao hòa với trăng
trong tưởng tượng. Như vây từ hình ảnh trăng mà thấy được
tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của

Bác ngay khi ở trong cảnh ngục tù tăm tối.
Câu 1

- Ở bài thơ “ Đồng chí” ( Chính Hữu):

( 4 điểm)

+ Hình ảnh trăng hiện lên trong cái nhìn của người lính vệ quốc 0.5
những đêm phục kích giặc thời kì kháng chiến chống Pháp gian
khổ. Đêm khuya, vầng trăng vẫn chiểu tỏa xuống xuống rừng
hoang sương muối, có lúc vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp
dần như treo lơ lửng ngay trên đầu mũi súng của người lính
(chú ý phân tích phép tiểu đối, cách ngăt nhịp, cách dùng từ
trong câu thơ: Đầu súng trăng treo).
+ Hình ảnh trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên thực mà
còn mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, yên bình,
lãng mạn. Hình ảnh trăng đi liền với súng gợi lên ý ngĩa cao đẹp 0.5
của cuộc chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Súng và
trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ
mộng...Như vậy hình ảnh thơ trở thành một biểu tượng đẹp cho
sức mạnh của tình đồng chí đồng đội, cho vẻ đẹp tâm hồn người
lính lãng mạn, yêu đời, yêu nước trong hoàn cảnh chiến đấu
gian khổ hiểm nguy.


Câu 2

1.Yêu cầu về kĩ năng: 2 điểm

( 6 điểm)


- Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội ngắn, vận dụng các thao
tác lập luận để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Bố cục bài văn rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, lập luận
chặt chẽ. Diễn đạt lời văn lưu loát, trong sáng, không sai lỗi

1.0
1.0

chính tả.
2.Yêu cầu về nội dung: 4 điểm
Trên cơ sở dựa vào sự việc đã nêu trong đề và hiểu biết của bản
thân, học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ riêng ( nếu hợp lí) và
trình bày theo những cách khác nhau song cần hướng đến những
nội dung chính sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

0,5

* Giải thích khái quát và nêu một vài biểu hiện của hành động đẹp
ở những người bình dị trong cuộc sống quanh ta:
- Hành động đẹp là những việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo
đức xã hội, xuất phát từ tình cảm chân thành với mục địch mang lại

0.5

những điều tốt đẹp cho con người và cho cuộc sống.
- Những hành động đẹp luôn hiện hữu quanh ta:
+ Ở sự việc nêu trong đề: hành động vô tư hồn nhiên xếp ngay ngắn
lại những đôi dép cho các bạn cùng trang lứa của cậu bé theo


0.25

mẹ nhặt ve chai là một hành động đẹp. Hành động chung tay
giúp đỡ mẹ con cậu bé của những người yêu mến cậu bé cũng
là một hành động đẹp.
+ Ngoài xã hội, ở những con người bình dị luôn có những hành động
đẹp ( Hs nêu vài biểu hiện cụ thể).
-Suy nghĩ về ý nghĩa của những hành động đẹp:

0.25


+ Đối với người có hành động đẹp: đó là biểu hiện của quá trình bản 0.75
thân tự nhận thức, hoàn thiện nhân cách, dần hình thành lối sống
đẹp, sống hữu ích; từ đó tạo được tình yêu mến, tôn trọng, sự đồng
cảm , chia sẻ của mọi người xung quanh...( nêu dẫn chứng từ sự việc
trong đề và ngoài xã hội để phân tích).
+ Đối với xã hội : những hành động đẹp ấy tuy nhỏ bé, bình dị 0.75
nhưng có ý nghĩa và tác động rất lớn. Mỗi hành động đẹp đó có sức
lan tỏa , cảm hóa và thức tỉnh, giúp mọi người biết sống tốt hơn, biết
làm những việc hữu ích hơn...( ...( nêu dẫn chứng từ sự việc trong
đề và ngoài xã hội để phân tích).

0.5

-Liên hệ với những biểu hiện trái ngược trong thực tế.
- Nêu bài học nhận thức, hành động của bản thân để biết hành động

0.5


đẹp bắt đầu từ những ứng xử nhỏ nhất.
Câu 3

1.Về kĩ năng: 3 điểm

( 10 điểm) - Hiểu đúng yêu cầu của đề. Biết cách viết bài văn nghị luận 1.0
kiểu phân tích nhân vật để làm sáng tỏ một vấn đề đặt ra trong
tác phẩm truyện. Học sinh biết huy động năng lực phân tích ,
cảm thụ nhân vật trong tác phẩm truyện, vận dụng các thao tác
nghị luận hợp lí.

1.5

- Bài viết có bố cục rõ ràng: luận điểm trình bày mạch lạc, lập
luận chặt chẽ.
- Không mắc lỗi chính tả, không mắc các lỗi cơ bản về cách dùng
từ, về ngữ pháp.
2.Về nội dung: 7 điểm
Hs có thể trình bày những cách thức khác nhau nhưng phải làm
sáng tỏ vấn đề nghị luận và hướng đến các nội dung chính sau:

0.5


I.Đặt vấn đề: dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm, nhân vật, nhận định. 0.5
II. Giải quyết vần đề: ( 6.0 điểm)
1.Giải thích khái quát nhận định:
- Bi kịch và khát vọng luôn có mối quan hệ với nhau. Càng đau
khổ, con người càng có khát vọng vươn lên trên đau khổ. Tác


0.5

phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ đã phản ánh được bi kịch và khát vọng
muôn thưở của con người trong cuộc sống gia đình.
2. Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định.
a.Cuộc đời, số phận của Vũ Nương là một bi kịch ( 2,5 điểm)
- Cuộc sống gia đình của Vũ Nương ngay từ đầu đã ẩn chứa
mầm mống bi kịch ( dẫn chứng và phân tích).
- Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương phải một mình chịu gánh
nặng gia đình và sống trong cảnh cô đơn, buồn nhớ chồng (dẫn

0.5
0.5

chứng và phân tích).
- Ngày Trương Sinh trở về, Vũ Nương bị vu oan và chịu sự đối 0.5
xử tệ bạc (dẫn chứng và phân tích).
- Cuối cùng Vũ Nương chịu cái chết oan ngiệt.
+ Nguyên nhân trực tiếp:
Do sự hiểu lầm từ nhiều cái ngẫu nhiên: chiến tranh, cha con
xa cách nên ngày trở về con không nhận cha, còn nói những lời
thơ ngây về một người cha khác khiến Trương Sinh hiểu lầm.
+ Nguyên nhân sâu xa:
Do Trương Sinh gia trưởng, thất học, đa nghi, độc đoán, vũ
phu, ghen tuông mù quáng.

0.75



Do chế phong kiến phụ quyền bất bình đẳng đã tạo cho Trương
Sinh cái thế của kẻ giàu có bên cạnh cái thế của người đàn ông
gia trưởng.
Do chiến tranh phong kiến.
->Vũ Nương phải chọn cái chết để chứng minh cho tiết hạnh,
thủy chung chính là bi kịch đau đớn của số phận cuộc đời nàng.
Kết thúc truyện , nàng dù có được trở về dương thế nhưng cũng
chỉ trong khoảnh khắc. Nàng không bao giờ có được hạnh phúc
gia đình trọn vẹn ở cõi người.

1.5

b.Dù sống trong bi kịch Vũ Nương vẫn ủ ấp khát vọng về hạnh
phúc gia đình- một khát vọng bình dị cần có và nên có.
- Vũ Nương theo đuổi và tạo dựng khát vọng ấy trong cõi

0.5

sống.Nàng chỉ mong được cùng chồng vun đắp hạnh phúc gia
đình bình yên, khao khát cảnh vợ chồng, cha con được đoàn tụ
khi chiến tranh gây xa cách.
( Nêu dẫn chứng và phân tích xoay quanh những hành động,

0.5

lời nói của nàng lúc chia tay chồng đi lính “chỉ mong ngày về
mang theo được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”, những lúc “ ngày
thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha
Đản”, khi khẳng định với Trương Sinh “ thiếp sở dĩ nương tựa vào

chàng vì cái thú vui nghi gia nghi thất...”)

0.5

-Vũ Nương vẫn không nguôi quên và tha thiết với gia đình cả
khi ở dưới thủy cung ( Dẫn chứng và phân tích cụ thể lời của
Vũ Nương nói với Phan Lang “ Vả chăng ngựa hồ gầm gió Bắc,
chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy , tôi tất tìm về có ngày”, ở
hành động trở về dương thế, nói lời chia biệt với Trương Sinh “
0.5


Đa tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được
nữa’...).
-Kết thúc truyện , Vũ Nương và chồng con vẫn âm dương cách
trở, hạnh phúc gia đình không thể hàn gắn nhưng khát vọng
hạnh phúc gia đình vẫn tha thiết không nguôi.
* Trong bi kịch, Vũ Nương khao khát được minh oan, được bảo
toàn danh dự, được lẽ công bằng soi tỏ ( Dẫn chứng và phân
tích lời cầu xin chồng “ Dám xin bày tỏ để cởi bỏ mối nghi ngờ.
Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”, ở lời than với thần
sông trước khi chết “ ...thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp
nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng, vào nước làm xin làm
ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu mĩ...”, ở sự lựa chọn cái
chết.)
3. Đánh giá chung: (1 điểm)
- Nhân vật Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ
Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Ở họ hội tụ đáng quý
nhưng cuộc đời , số phận của họ đầy bi kịch. Nguyễn Dữ đã thể
hiện sự thấu hiểu , đồng cảm với người phụ nữ và bộc lộ thái


0.5

độ bênh vực họ khi phản ảnh cái hiện thực bất công đó.
- Khát vọng của Vũ Nương không chỉ là của người phụ nữ xưa
mà còn là khát vọng của người phụ nữ ở mọi thời đại. Qua đó

0.5

Nguyễn Dữ đã lên tiếng đấu tranh đòi quyền sống, quyền được
hạnh phúc xứng đáng cho họ.
III.Kết thúc vấn đề
Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận

0.5


*Lưu ý chung:
-Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định
hướng. Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm
của HS trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và
giọng điệu riêng. Khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo,
những phát hiện độc đáo mà hợp lí, thuyết phục và những bài viết có
giọng điệu và suy nghĩ riêng.
-Giám khảo căn cứ vào bài làm của thí sinh để cho các mức điểm cụ
thể. Tổng điểm toàn bài là 20 điểm, lấy điểm đến chữ số thập phân thứ
2.
----- HẾT ----PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9


HUYỆN LÝ NHÂN

- Năm học 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 150 phút)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
* Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
[…] Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông
Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những
tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và
cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước
khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những
sắc màu thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.
Câu 1. Nêu xuất xứ và nội dung chính của phần trích trên. (0,5 điểm)


Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong phần trích trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Phân tích nét đặc sắc trong bút pháp miêu tả của tác giả thể hiện qua
đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Dựa trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm, hãy trình bày suy nghĩ của em
về ý nghĩa biểu tượng sâu sắc mà đoạn trích gợi ra.(Viết dưới hình thức đoạn văn)
(1,5 điểm)
* Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu của câu 5 và 6:
Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi ấm chồi.
(Xin làm hạt phù sa – Lê Cảnh Nhạc)

Câu 5. Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
(1,0 điểm)
Câu 6. Nội dung, tư tưởng của đoạn thơ trên gợi em nhớ đến đoạn thơ nào
được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Hãy phân tích gắn gọn điểm gặp gỡ
về nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ. (1,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (14 điểm)
Câu 1 (6,0):
Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt vời nhất là trái tim người mẹ.
(Bemard Shaw – nhà soạn kịch người Anh gốc
Ireland)
Viết một bài luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (8 điểm):
Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một truyện ngắn hiện đại Việt Nam
được học trong chương trình Ngữ văn 9.


………..HẾT………..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO HUYỆN LÝ NHÂN

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN
CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
- Năm học 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 150 phút)

Phần Câu


1

2

Nội dung cần đạt

Điể
m

- Xuất xứ: Phần trích nằm trong tác phẩm Bến quê của Nguyễn
Minh Châu

0,25

- Nội dung chính: Khung cảnh thiên nhiên vào một buổi sớm đầu
thu được miêu tả qua sự cảm nhận của nhân vật Nhĩ.

0,25

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

0,5

- Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của nhân vật, từ gần đến
xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng…

0,25

- Sử dụng những hình ảnh bình dị, gần gũi tạo nên cách viết vừa 0,25
sâu sắc vừa mộc mạc…

3

- Sử dụng nhiều tính từ, đặc biệt là các tính từ chỉ màu sắc giàu sức 0,25
tạo
hình và gợi cảm…


- Cảnh vật được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật nên hiện ra với 0,25
vẻ đẹp riêng với những cảm xúc tinh tế..
HS tự do trình bày suy nghĩ cá nhân về ý nghĩa biểu tượng mà
đoạn trích gợi ra. Cần hướng tới:

Đọc
hiểu
4

1,25

+ Khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh bãi bồi được miêu tả trong
đoạn trích biểu tượng cho vẻ đẹp bền vững, đích thực của cuộc
sống được chứa đựng trong những cái gần gũi, bình dị, thân
thuộc…, đó cũng chính là vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
+ Mỗi người cần nhận ra, trân trọng những vẻ đẹp và giá trị đích
thực, vĩnh hằng của cuộc sống, đó cũng chính là tình yêu, sự gắn
bó với quê hương, xứ sở, với những điều bình dị, thân thuộc
xung quanh ta.
(….)
- Đảm bảo những yêu cầu của một đoạn văn.
Lưu ý: Thí sinh có thể có những liên hệ, mở rộng, đánh giá…


5

0,25

- Phép điệp ngữ kết hợp liệt kê đặc sắc: Ước làm (4 lần); các hình
ảnh liên tiếp ( hạt phù sa,một tiếng chim ca, tia nắng vàng tươi, hạt mưa
1,0
rơi)
- Tác dụng: Tạo âm hưởng, nhịp điệu và mạch liên kết cho đoạn
thơ, diễn tả một cách xúc động khát vọng cao đẹp, chân thành,
tha thiết đang trào dâng trong lòng thi sĩ…

6

-

Đoạn thơ trong bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải:
Ta làm con chim hót

0,5

Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
+ Điểm gặp gỡ về nghệ thuật: Pháp điệp ngữ kết hợp liệt kê,
nhịp thơ nhanh, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu ý nghĩa…

0,5



+ Điểm gặp gỡ về nội dung: Đều thể hiện ước nguyện sống
đẹp chân thành, tha thiết: sống là cống hiến, sống là cho, sống
có ích cho cuộc đời…

0,5

Lưu ý chung phần Đọc hiểu: Các câu trả lời ngắn gọn, chính xác, trả lời
đầy đủ hoặc tương đối đầy đủ các ý có thể cho điểm tối đa. Đoạn văn viết
theo yêu cầu cần đảm bảo số lượng theo quy định, biết viết thành đoạn văn,
đúng chính tả, dùng từ chính xác, có logic, đúng chủ đề; nếu không đáp
được về nội dung hoặc hình thức, có thể trừ khoảng ½ số điểm.
1

I.
Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết viết bài văn nghị luận xã hội.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp, sự lớn lao, vĩ đại của
tấm lòng và trái tim người mẹ.
- Kết cấu chặt chẽ, luận điểm, luận cứ, dẫn chứng rõ ràng, mạch
lạc, thuyết phục…
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ
pháp…

Làm
văn

II. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể triển khai theo nhiều hướng
nhưng cần đảm bảo được những kiến thức cơ bản sau:
* Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tấm lòng và trái tim người
mẹ.


0,5

* Gải thích vấn đề nghị luận:

1,0

- Kì quan:Một công trình kiến trúc hoặc cảnh đẹp đến kì lạ, hiếm
thấy.
- Tuyệt vời: đạt đến mức coi như lí tưởng, không gì có thể sánh
được.
=>Khẳng định trái tim người mẹ, tấm lòng người mẹ là vĩ đại nhất,
kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong vũ trụ.


* Chứng minh, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

2,0

- Khẳng định sự đúng đắn, sâu sắc của ý kiến. Làm sáng tỏ bằng
những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, sác đáng về vẻ đẹp, sự
kì diệu, lớn lao của trái tim (hay chính là tấm lòng, tình yêu
thương) của người mẹ (HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống,
trong văn học). Một số gợi ý:
+ Mọi kì quan trên thế giới dù rộng lớn, kì vĩ đến bao nhiêu thì
cũng có giới hạn nhất định trong không gian và thời gian, thiên về
ý nghĩa vật chất nhưng tình cảm mẹ dành cho con là vô hạn, khong
gì có thể đo đếm được.
+ Sự vĩ đại của trái tim người mẹ không chỉ thể hiện ở cái lớn lao,
đáng được tôn vinh, ca ngợi mà còn ở cả những điều nhỏ bé, bình

dị…
+ Đến với kì quan là để chiêm ngưỡng, thán phục, còn đến với trái
tim người mẹ, con người được yêu thương, chở che, nâng bước
trưởng thành để hoàn thiện chính mình…
* Bàn luận, mở rông vấn đề:

1,0

- Câu nói mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo làm con: trân trọng
và biết ơn tấm lòng người mẹ, sống tròn trách nhiệm và hiếu thảo.
- Hiếu thảo, biết ơn cha mẹ luôn là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp
của dân tộc ta.
- Phê phán những người chưa hiểu và không trân trọng tấm lòng
người mẹ, có những hành động sai trái, lỗi đạo…
* Rút ra bài học nhận thức và hành động:

1,0

- Hiểu tình mẹ…
- Tình cảm đối với mẹ
- Xác định động lực phấn đấu cảu bản thân.
* Khái quát, đánh giá lại vấn đề.

0,5


Lưu ý: HS cần dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, bảo vệ quan điểm
của bản thân.
2


I. Yêu cầu kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích,
chứng minh, so sánh, mở rộng vấn đề, ...). Đặc biệt, học sinh phải
nắm vững thao tác chứng minh.
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình
bày bài rõ ràng.
II. Yêu cầu kiến thức:
* Dẫn dắt, giới thiệu nội dung và giới hạn vấn đề cần nghị luận.

0,5

* Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích

2,0

+ Cuộc đời là nơi xuất phát của văn học: văn học là tấm gương
phản ánh đời sống, nhà văn là người thư kí trung thành của thời
đại. Nội dung các tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh chân
thực, đi sâu, khám phá nhiều vấn đề của cuộc sống, (chức năng
phản ánh hiện thực của văn học)...
+ Cuộc đời là nơi đi tới của văn học: văn học tác động trở lại
cuộc đời, làm thay đổi nhận thức, tình cảm của con người và xã
hội...(chức năng giáo dục của văn học)
- Chứng minh: Học sinh chọn và phân tích 1 tác phẩm truyện hiện
đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 để làm sáng tỏ nhận định:
6,0



+ Tác phẩm phản ánh chân thực sự sinh động của cuộc sống
muôn màu muôn vẻ; đồng thời thể hiện sâu sắc phẩm chất, tâm
hồn, suy nghĩ, tình cảm của con người...
+ Thông qua quá trình tiếp nhận tác phẩm, người đọc nhận
thức, trải nghiệm về con người và cuộc đời. Từ đó, tác phẩm tác
động, làm thay đổi con người và nhiều mặt của xã hội, có thể thay
đổi xã hội, thay đổi nhận thức, hướng thiện con người...
+ Chỉ những tác phẩm phản ánh chân thật, cụ thể hiện thực
đời sống và những vấn đề của con người bằng hình thức nghệ
thuật phù hợp, với cái tâm của người nghệ sĩ chân chính thì mới
có những tác động tích cực đối với cuộc đời ...
- Đánh giá chung:
* Khái quát lại vấn đề nghị luận, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân.
( Lưu ý: HS cần vận dụng kĩ năng nghị luận truyện để làm sáng tỏ
nhận định)
1,0
0,5


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HSG THCS
HUYỆN PHÙ CÁT
NĂM HỌC: 2017-2018
Đề chính thức
Môn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 24/12/2018
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: ( 4.0 điểm)
Từ câu chuyện:
“Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất
về “sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ
thích có hai bức và phải chọn lấy một.
Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ bởi vì có những
ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn
màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật
hoàn hảo.


Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi
và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ
xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên
chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ
mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim nhỏ đang xây tổ. Ở
đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ
của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.”
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự yên bình.
Câu 2: (6.0 điểm)
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, nhân
vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương,
ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự
vẫn.
Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?
Câu 3: (10.0 điểm)
Nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa
(Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).


---------------Hết---------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HSG THCS
PHÙ CÁT
NĂM HỌC: 2017-2018
Đề chính thức
Môn thi: NGỮ VĂN


HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề chính thức)
I. Yêu cầu chung:
- Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, kĩ năng làm văn tốt, bố cục rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính
tả.
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đảm bảo đánh giá
tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm. Cần trân trọng, khích lệ những bài viết có ý
tưởng sâu sắc, phát hiện độc đáo, sáng tạo, giọng văn cảm xúc, chân thật.
- Nếu thí sinh giải quyết vấn đề theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ
bản của đề bài, giám khảo vẫn căn cứ đáp án cho điểm.
II. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 Nêu suy nghĩ của mình về sự yên bình.
4.0 điểm

Câu 2


- Khái quát được nôi dung câu chuyện để đi đến hai khái
niệm về sự bình yên.
+ Bình yên là không ồn ào, không sóng gió khó khăn.
+ Bình yên là sự yên tĩnh, vững vàng trong tâm ngay cả khi
đứng trước phong ba bão táp.
- Nêu quan niệm của bản thân về sự bình yên: Cả hai quan
niệm về sự bình yên ở trên đều đúng. Nhưng bình yên thật
sự là bình yên trong tâm hồn trước phong ba bão tố. Bởi
hiện thực cuộc sống không phải lúc nào cũng là: hồ nước
yên ả, là bầu trời trong xanh với những đám mây trắng mịn
màng.(Dẫn chứng)
- Sự bình yên trong tâm giúp chúng ta sống tự tin, sâu sắc,
làm chủ được cuộc sống.(Dẫn chứng)
- Cần tạo cho bản thân mình một sự bình yên trong tâm
hồn.
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ
của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh

1.0

1.0

1.0
1.0
6.0 điểm



×