Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa dược bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 53 trang )

Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hà Nội, năm 2020


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hà Nội, năm 2020


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ - LỜI CẢM ƠN...............................................................
1. Lời mở đầu..........................................................................................................
2. Lời cảm ơn..........................................................................................................
PHẦN II. NỘI DUNG BÁO CÁO..........................................................................
Giới thiệu chung về cơ sở thực tập..........................................................................
I. Chức năng nhiệm vụ chính của TTYT huyện Cao Phong....................................
Cơ cấu tổ chức TTYT huyện Cao Phong.................................................................
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỔ CHỨC CỦA KHOA DƯỢC...........................
2.1. Nhân sự.............................................................................................................
2.2. Cơ sở vật chất...................................................................................................
2.3. Hoạt động chuyên môn.....................................................................................
III. QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC....................................................................
3.1. Lập dự trù mua thuốc.......................................................................................
3.2. Tổ chức mua thuốc...........................................................................................
3.3. Theo dõi xuất nhập thuốc, hóa chất, vật tư y tế................................................
3.4. Theo dõi quản lý sử dụng và thực hiện quy chế chuyên môn về dược của các
khoa lâm sàng..........................................................................................................
IV. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT THUỐC..................................................
4.1. Hoạt động cấp phát thuốc.................................................................................
4.2. Xét duyệt, cấp phát nội trú...............................................................................
4.3. Xét duyệt cấp phát thuốc ngoại trú...................................................................
V. BẢO QUẢN THUỐC.........................................................................................
5.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các kho thuốc......................................................
5.2. Bố trí sắp xếp, điều kiện bảo quản các kho thuốc, VTYT, hóa chất.................
5.3. Theo dõi chất lượng thuốc, các thuốc phải kiểm soát đặc biệt.........................
VI. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN................................................................
VII. VIỆC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU THUỐC, HÓA CHẤT, VẬT TƯ Y TẾ CỦA
TTYT.......................................................................................................................



Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

VIII. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, SỔ SÁCH, MẪU BIỂU ĐANG
ÁP DỤNG TẠI KHOA DƯỢC...............................................................................
8.1. Các văn bản quy phạm pháp luật......................................................................
8.2. Các sổ sách, mẫu biểu ghi chép........................................................................
8.3. Các quy trình thao tác chuẩn............................................................................
8.3. Việc kiểm tra thực hiện các quy định chuyên môn...........................................
IX. HOẠT ĐỘNG VỀ THÔNG TIN THUỐC, DƯỢC LÂM SÀNG, CẢNH GIÁC
DƯỢC TRONG TTYT............................................................................................
9.1. Tổ chức hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị............................................
9.2. Hoạt động dược lâm sàng và thông tin thuốc...................................................
9.3. Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc.................................................
X. VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ SỬ
DỤNG THUỐC.......................................................................................................
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....................................................................
PHẦN IV. NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP.................................................


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SYT


Sở Y tế

HL

Hàm lượng

KSĐB

Kiểm soát đặc biệt

DSLS

Dược sỹ lâm sàng

ĐKKDD

Điều kiện kinh doanh dược

DSĐH

Dược sỹ đại học

DSCĐ

Dược sỹ cao đẳng

KSĐB

Kiểm soát đặc biệt


SOP

Quy trình thao tác chuẩn

CCHND

Chứng chỉ hành nghề dược

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

TT-BYT

Thông tư Bộ Y Tế

QH

Quốc hội

TT

Trung Tâm

TTYT

Trung Tâm Y tế


Trường Đại học Đại Nam


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ngành Y Dược phát triển mạnh mẽ cả ở hệ
thống y tế công lập và ngoài công lập. Đặc biệt trong ngành Dược, các cơ sở
cơ sở khám chữa bệnh công lập tuyến huyện ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong công tác khám chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng.
Trong quá trình học tại trường em đã được các thầy cô trang bị kiến thức
về lý thuyết, được thực hành trong phòng thí nghiệm, có thời gian đi tìm hiểu
tại một số cơ sở dược em đã hiểu được vai trò, trách nhiệm của người dược sỹ.
Đặc biệt trước khi tốt nghiệp nhà trường còn bố trí cho sinh viên em được đi
thực tập hai tháng, đây là cơ hội để chúng em áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tế, được rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp và tích lũy kinh
nghiệm thực tế. Với điều kiện em đang làm tại Trung Tâm Y tế huyện Cao
Phong, để thuận lợi cho công việc và chuyên môn của em sau này, em đã lựa
chọn Trung Tâm Y tế huyện Cao Phong là cơ sở thực tập tốt nghiệp. Sau thời
gian thực tập em đã đạt được các mục tiêu yêu cầu của nhà trường:
- Em đã hiểu được mô hình tổ chức, cách quản lý hoạt động của Trung
tâm và của Khoa dược bệnh viện, cơ sở vật chất và các văn bản tài liệu cần
thiết đối với hoạt động của Khoa Dược.
- Em đã nắm được nội dung hoạt động của Khoa dược, tập trung vào nội
dung: quản lý cung ứng thuốc, cấp phát thuốc, hoạt động đấu thầu tại trung
tâm, hoạt động của hội đồng điều trị, quản lý thuốc phải KSĐB, công tác dược
lâm sàng...
Em xin trình bày kết quả trong “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” Khoa Dược
Trung Tâm Y tế huyện Cao Phong theo 10 nội dung yêu cầu của Trường. Do
kiến thức của em còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều nêu báo cáo còn

nhiều thiếu sót, em mong cô giáo hướng dẫn đóng góp ý kiến và sửa để báo
cáo của em hoàn thiện hơn!

1


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, tại cơ sở tại Hòa Bình, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô giáo chủ nhiệm lớp,
các thầy cô trong phòng quản lý đào tạo, các thầy cô trong các bộ môn giảng
dạy và đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất,
em xin trân thành gửi lời cảm ơn tới:
+ Ban giám hiệu trường Đại học Đại Nam, Trung tâm đào tạo liên tục ngành
Dược trường Đại Nam
+ Cô giáo chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn.
Đã tạo điều kiện, tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình học
tập và qua đợt thực tập tại Trung Tâm y tế huyên Cao Phong.
Bước đầu đi vào thực tế, cũng như trong suốt quá trình làm báo cáo em
cảm thấy rằng kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy cô để bản báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn, để em vững
bước trong công việc sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Tên cơ sở thực tập: TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỈNH
Địa chỉ:
Lịch làm việc trong giờ hành chính, từ Thứ 2 đến thứ 6:
Buổi sáng: 7h30 – 12h.
Buổi chiều: 13h – 16h30.
Ngoài ra, vào các ngày thứ 7, Chủ nhật, các ngày lễ bệnh viện khám chữa bệnh từ
………..hàng ngày.
Điện thoại: 02183845015
I.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

Thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc TƯ và phòng y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, kể từ ngày 1/1/2017, UBND tỉnh đã quyết định sát nhập nguyên
trạng Bệnh viện đa khoa huyện với Trung tâm y tế dự phòng huyện thành Trung
tâm y tế huyện. Ngày 26/12/2018, sát nhập thêm trung tâm dân số - kế hoạch hóa
gia đình vào Trung Tâm Y tế huyện Cao Phong. Tại huyện Cao Phong, sau khi sát
nhập, Trung tâm y tế huyện có 4 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng và cận lâm
sàng với tổng số 108 cán bộ, viên chức và nhân viên.
Trung tâm Y tế huyện Cao Phong có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên
địa bàn huyện Cao Phong, và một số huyện lân cận của tỉnh Hòa Bình

Chức năng:
Trung tâm Y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y
tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác
theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn

3
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh
không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế trường
học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây lan
dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân.
2. Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh và sức
khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh trong
hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh
hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.
3. Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia
thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo
phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực
phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn, giám sát cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp.
4. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy

định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các
trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc,
phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định
của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia
khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi được trưng cầu.
5. Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh
dưỡng bà mẹ, trẻ em; phối hợp thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình
theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên
môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân;
tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và
an toàn bức xạ theo quy định.

4
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7. Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật
của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe
về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.
8. Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng khám đa
khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn bản, cô đỡ thôn,
bản và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công nông trường, xí nghiệp trên
địa bàn huyện.
9. Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo

quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh
vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và các đối tượng khác theo phân
công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo
quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc
xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn
theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.
11. Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công,
phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy
định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa
phương.
12. Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế
theo quy định của pháp luật.
13. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.
14. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định
của pháp luật.

5
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy

ban nhân dân cấp huyện giao.
Cơ cấu tổ chức
Các phòng chức năng:
1. Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ
2. Phòng điều dưỡng
3. Phòng Tổ chức-Hành chính
4. Phòng Tài chính – kế toán
Các khoa:
1. Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS
2. Khoa Y tế công cộng và dinh dưỡng
3. Khoa An toàn thực phẩm
4. Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản
5. Khoa khám bệnh
6. Khoa Hồi sức cấp cứu
7. Khoa Nội tổng hợp
8. Khoa Nhi
9. Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng
10. Khoa liên chuyên khoa (Răng hàm mặt - tai mũi họng)
11. Khoa Dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế
12. Khoa Truyền nhiễm
13. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
14. Khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Ảnh biển hiệu bệnh viện

6
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ tổ chức bệnh viện

7
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

8
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA
DƯỢC VẬT TƯ TRANG THIẾT BỊ
Chức năng của Khoa Dược- Vật tư- Trang thiết bị
Nhiệm vụ của Khoa dược
1. Về nhân lực: Khoa Dược có tổng số 08 cán bộ trong đó:
01 DSCKI. Nguyễn Minh Tùng -Trưởng Khoa Dược
01 Dược sỹ đại học
5 Dược sỹ cao đẳng đang theo học Đại học
01 Dược sỹ trung cấp
2. Sơ đồ tổ chức khoa dược:


Trưởng khoa

Kho cấp phát

Kho
chính

Kho lẻ

Kho
vật tư

Kho
đông y

Kho
vắc xin

3. Cơ sở vật chất của khoa dược:
Để thuận tiện cho việc vận chuyển thuốc khi có dự trù thuốc và nhập thuốc về
kho cũng như thuận tiện cho bệnh nhân mỗi lần đến khám bệnh, khoa Dược Trung
Tâm được bố trí ở tầng 1 của Trung tâm gồm: 01 kho thuốc đông y nằm ở đầu dãy,
tiếp đến là 01 kho cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, tiếp là 01 kho thuốc nội trú và cuối
cùng là 01 kho vật tư y tế tiêu hao.
Hệ thống máy vi tính; máy in; điện thoại; internet; fax; phần mềm quản lý sử
dụng thuốc, hóa chất pha chế; tài liệu liên quan về thuốc, về nghiệp vụ dược và một
số điều kiện hỗ trợ công tác thông tin, tư vấn và quản lý sử dụng thuốc: 01 phòng
thông tin thuốc, dược lâm sàng với máy tính, máy in phục vụ công tác chuyên
môn, cụ thể như sau:


9
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TÊN TRANG THIẾT BỊ
Điều hòa Toshiba
Ẩm kế
Quạt thông gió
Quạt trần
Nhiệt kế
Tủ lạnh đựng vaccin, thuốc ínulin
Tủ thuốc chuyên dùng
Máy tính
Máy in

Máy hút ẩm

SỐ LƯỢNG
05
05
05
05
05
03
25
05
05
05

Điều kiện của kho thuốc được đảm bảo về ánh sáng; nhiệt độ; độ ẩm; độ
thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm
kiểm soát nhiễm khuẩn theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (Hệ thống
kho có đầy đủ giá, tủ, kệ, máy điều hòa nhiệt độ, ẩm kế, nhiệt kế, máy hút ẩm đảm
bảo tuân thủ công tác bảo quản thuốc theo qui trình bảo quản thuốc tốt (GSP) của
Bộ y tế.)
Phòng pha chế một số thuốc dùng ngoài và một số hóa chất xét nghiệm được
bố trí ở vị trí phù hợp và bảo đảm theo nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc
Kho hóa chất, cồn được bố trí tách biệt với kho thuốc.
Phòng bào chế sao tẩm thuốc và kho thuốc đông y bố trí tại khoa Y học cổ
truyền. Việc dự trù, nhập thuốc, cấp phát thuốc, kiểm kê và báo cáo theo đúng quy
định của công tác khoa Dược.
Quầy thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GPP ; đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục
vụ người bệnh khám dịch vụ tại bệnh viện.
4. Hoạt động chuyên môn: Triển khai 14 /14 nhiệm vụ chuyên môn, Bao gồm:
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu

cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
10
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Cao
đẳng và Trung học về dược như cao đẳng Y, cao đẳng dược Hòa Bình
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo
cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế
8
9
chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó
5

6

giao nhiệm vụ.
1
Hình
ảnh khoa dược


đồ mặt bằng khoa dược
2
Hình ảnh kho thuốc

3

Sơ đồ kho chính

4

Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:
7

11


5


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thuốc trong kho được xắp xếp theo thứ tự như sau:
1. Thuốc kháng sinh viên, kháng sinh gói
2. Thuốc giảm đau
3. Thuốc viên, thuốc ống
4. Dịch truyền và kháng sinh lọ
5. Cửa ra vào
6. Cửa sổ
7. Phòng chờ nhập hàng
8. Máy điều hòa
9. Nhà vệ sinh
Kho ngoại trú:

12
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

III.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC


Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc trong TT được quy định tại Khoản 1
Điều 5 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Thuốc và điều trị trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, theo đó:
a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
TT;
b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng
tại TT Cao Phong.
d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị của TT
đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của Bệnh viện;
e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế
ban hành;
g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
3.1. Lập dự trù mua thuốc

13
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đối với Sở y tế tỉnh Hòa Bình, do quá trình chuẩn bị cho đấu thầu được thực hiện
từ cuối năm 2018 nên trong năm 2019 vẫn tiến hành đấu thầu mua thuốc. Sở y tế
Hòa Bình tiến hành tổ chức đấu thầu tập trung cho các cơ sở y tế tuyến huyện, bệnh
viện Lao, bệnh viện Tâm thần, bệnh viện Mắt, các trung tâm, các trạm trại đóng
trên địa bàn tỉnh.
Trung Tâm Y tế huyện Cap Phong mua thuốc theo kết quả đấu thầu của Sở y tế Hòa

Bình
Tại TT Cao Phong danh mục thuốc được xây dựng một năm một lần và được
xây dựng theo tên hoạt chất, mỗi hoạt chất sẽ bao gồm các biệt dược đi kèm. Một
hoạt chất có thể có một hay nhiều biệt dược.
Danh mục thuốc bệnh viện bao gồm những thuốc trong danh mục thuốc chủ
yếu do Bộ Y Tế ban hành và một số thuốc ngoài danh mục nhưng TT vẫn có nhu
cầu như các thuốc điều trị ung thư ngoài danh mục.
Danh mục thuốc TT về cấu trúc gồm 4 phần:
− Phần tân dược
− Phần thuốc do khoa dược tự pha chế
− Phần thuốc y học cổ truyền
− Phần thuốc ngoài danh mục nếu bệnh nhân có nhu cầu khoa dược vẫn đảm
bảo cung ứng nhưng người bệnh tự chi trả hoặc theo quy định của BHYT.
Để xác định nhu cầu thuốc sau khi có danh mục thuốc HĐT & ĐT căn cứ
vào số lượng sử dụng của năm trước, đề xuất của các khoa phòng, tình hình bệnh
tật, khả năng kinh phí xây dựng nhu cầu cho năm tiếp theo.
Nhận xét: hoạt động xây dựng DMTBV đã làm thường xuyên, việc xây
dựng DMTBV chủ yếu căn cứ vào danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y Tế và danh
mục thuốc đã sử dụng năm trước,
Tuy nhiên, chưa chú trọng xây dựng phác đồ điều trị nên còn thiếu căn cứ
khoa học.
3.2. Tổ chức mua thuốc

14
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Sau khi có DMT, bệnh viện tổ chức mua thuốc, hoạt động này có liên
quan đáng kể tới chất lượng thuốc, thuốc được mua phải đảm bảo chất lượng và
hiệu quả điều trị. Việc mua thuốc phải tuân thủ theo qui định của pháp luật: Luật
Đấu thầu, Luật Dược ngày 14/6/2005 ; thông tư liên tịch số
01/2012/TTLT-BYT-BTC, ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Liên Bộ Y tế - Tài
chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở Y tế.
* Lựa chọn phương thức mua thuốc
Kết quả của quá trình đấu thầu thuốc là lựa chọn được nhà cung ứng
thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc.
Về chất lượng thuốc: Bảo đảm theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với
Cục Quản lý Dược Việt Nam.
Hạn sử dụng: Tuân theo các quy định về hạn sử dụng thuốc của Luật Dược và các
quy định của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Dược.
Nhãn thuốc: theo đúng quy chế nhãn, có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng
Việt Nam (bao gồm cả thuốc nhập khẩu).
3.3. Theo dõi xuất, nhập thuốc, hóa chất, vật tư y tế
1. Thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
a) Thống kê, báo cáo:
– Xây dựng hệ thống sổ theo dõi xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) và
lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định hoặc có hệ thống phần mềm theo dõi,
thống kê thuốc. Nếu cơ sở có phần mềm theo dõi, quản lý xuất, nhập thì hàng tháng
in thẻ kho ra, ký xác nhận và lưu trữ lại theo quy định;
– Thống kê dược: cập nhật số lượng xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho;
– Thống kê, báo cáo số liệu về nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và đột xuất.
– Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán thực hiện việc báo cáo theo quy định.

15

Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b) Thanh toán: Khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng đã cấp phát đối chiếu với
các chứng từ xuất, nhập và chuyển phòng Tài chính – Kế toán thanh quyết toán.
c) Xử lý thuốc thừa, thiếu, hư hao, thuốc hết hạn dùng.
d) Thuốc hết hạn dùng phải tiến hành hủy theo quy định về quản lý chất lượng
thuốc.
đ) Thuốc do khoa lâm sàng trả lại được kiểm tra và tái nhập theo quy trình kế toán
xuất, nhập.
e) Thuốc viện trợ, thuốc phòng chống dịch bệnh, thiên tai thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Y tế.
2. Kiểm kê thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
a) Thời gian kiểm kê:
– Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1 tháng/lần. Các cơ
số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý và có quy
định về luân chuyển cơ số thuốc này;
– Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần;
b) Quy định về Hội đồng kiểm kê:
– Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoa Dược, kế
toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính – Kế toán.
– Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do
đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa và điều dưỡng viên
là thành viên;
– Hội đồng kiểm kê của TT cuối năm gồm: lãnh đạo TT là Chủ tịch hội đồng;
trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, trưởng

phòng Tài chính – Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng, kế toán dược, thủ kho dược
là uỷ viên.
c) Nội dung kiểm kê:

16
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

– Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ;
– Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng;
– Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn), tìm
nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao;
– Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao
– Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và
đề nghị cho xử lý
3.4. Theo dõi quản lý sử dụng và thực hiện quy chế chuyên môn về dược của
các khoa lâm sàng
1. Theo dõi, quản lý việc sử dụng thuốc trong các tủ trực tại các khoa lâm sàng
trong bệnh viện
2. Theo dõi và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện việc thực hiện các quy định
chuyên môn về dược đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh
viện.
Quy trình lập dự trù

Quy trình mua thuốc
Hình ảnh hóa đơn

Chưa cso
IV. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT THUỐC
4.1. Hoạt động cấp phát thuốc: Sau khi thuốc mua về được nhập vào kho chính
và kho chính sẽ xuất thuốc cho các kho lẻ.
Riêng thuốc đông dược thì nhập thẳng về kho đông dược và cấp phát riêng.
Các kho lẻ đánh phiếu lĩnh thuốc từ kho chính trên mạng. Sau khi trưởng
khoa dược duyệt, thuốc được chấp nhận trừ trên máy và xuất về kho lẻ.
Quy trình cấp phát thuốc:

17
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.2. Xét duyệt, cấp phát thuốc nội trú (quy trình)
Quy trình cấp phát thuốc nội trú

18
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bác sỹ khoa lâm sàng chỉ định thuốc cho người bệnh vào hồ sơ bệnh án, điều
dưỡng cập nhật thuốc vào mạng theo từng bệnh nhân, in phiếu lĩnh thuốc, trưởng

khoa điều trị ký duyệt và chuyển xuống khoa dược. Dược sỹ khoa dược kiểm soát,
ký duyệt và chấp nhận đơn trên máy. Các phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa
dược hoặc dược sỹ được uỷ quyền ký duyệt.
Phòng cấp phát thuốc nội trú cấp phát thuốc theo phiếu lĩnh thuốc của các
khoa phòng 1- 2 ngày một lần. Thuốc lĩnh về khoa điều trị, điều dưỡng nhập vào
kho trên máy rồi tiến hành xuất thuốc cho từng người bệnh. Lượng thuốc đã sử
dụng sẽ được tính vào chi phí cho người bệnh.
Việc nối mạng quản lí toàn viện đã giúp kiểm soát thuốc sử dụng đến từng
người bệnh, lượng thuốc tồn tại khoa điều trị. Quản lí hạn dùng, lô sản xuất của các
thuốc nhập vào TT.
Đối với các khoa đòi hỏi điều trị nhanh, chủng loại thuốc ổn định, khoa dược
cấp cho các khoa này một số cơ số thuốc ổn định, sau khi sử dụng, khoa lĩnh bù lại
cho đủ cơ số. Mô hình này áp dụng cho các khoa như: Cấp cứu, Gây mê hồi sức,
Thận lọc máu, Can thiệp tim mạch.
4.3. Xét duyệt cấp phát thuốc ngoại trú

19
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:


Trường Đại học Đại Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú đòi hỏi chính xác, hướng dẫn sử
dụng rõ ràng, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, giám sát đơn chặt chẽ.
Tại khoa khám bệnh ngoại trú, sau khi khám bệnh, bác sỹ kê đơn cho người
bệnh.
Đơn thuốc sau khi được xác nhận BHYT và thanh toán chi phí sẽ chuyển đến
khoa dược.

Dược sỹ kiểm soát, chấp nhận đơn trên máy và cấp thuốc cho người bệnh.
Thuốc sẽ tự trừ trên kho dược.
Nhận xét:
Kho chính thực hiện cấp phát thuốc cho các TYT xã, kho cấp phát nội trú,
ngoại trú và các khoa phòng trong TTYT. Người giao phát thuốc tại các khoa
phòng là các điều dưỡng, NHS. Tại các kho thuốc thủ kho là các dược sĩ trung học.
Riêng đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thủ kho là dược sĩ đại học.
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần bảo quản trong tủ riêng, quản lý
theo đúng quy chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần. Có sổ theo dõi riêng và
định kỳ kiểm kê hàng ngày.
Khi cấp thuốc gây nghiện - hướng tâm thần, thủ kho phải thu hồi vỏ ống (trừ
Diazepam viên, không thu hồi đơn vị đóng gói nhỏ nhất) và kiểm tra trên phiếu lĩnh
thuốc GN-HTT cũng như đơn thuốc gây nghiện đã có chữ ký duyệt của giám đốc
hoặc phó giám đốc BV chưa. Vỏ ống sau khi thu hồi sẽ tập trung lại, mỗi quí làm
biên bản hủy vỏ một lần.
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được báo cáo định kỳ hàng tháng,
6 tháng và cả năm cho Sở y tế Hòa Bình
Thuốc cấp cho bệnh nhân ngoại trú BHYT có giám định viên BHYT ký xác
nhận hàng ngày.
Tuy nhiên giám định viên của BHYT là kế toán nên không thể giám định
được thuốc cho có quá liều hay lạm dụng thuốc không của nhân viên y tế để kịp
thời chấn chỉnh trong việc kê đơn thuốc ngoại trú.
Hình ảnh cấp phát
Chưa cso

20
Khoa Dược- TTYT Cao Phong – SV:



×