Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

sinh 12 bài tập và lí thuyết quần xã các đặc trưng của quần xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.32 MB, 18 trang )

BÀI GIẢNG: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT
CHUYÊN ĐỀ: CÁ THỂ - QUẦN THỂ - QUẦN XÃ SINH VẬT
MÔN SINH LỚP 12
THẦY GIÁO: NGUYỄN ĐỨC HẢI – TUYENSINH247.COM
I. Quần xã sinh vật
Khái niệm: Là tập hợp các quần thể của nhiều loài khácc nhau, cùng sinh sống trong 1 khoảng khong gian và thời
gian nhất định
Phân biệt quần xã sinh vật với quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể

thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một
gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong

khoảng không gian xác định, vào một thời

quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể

điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có

thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn

khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản

định.

tạo thành những thế hệ mới.



Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều,
quần xã hồ, quần xã rừng liêm, quần xã đồng cỏ, quần

Ví dụ: quần thể các cây thông, quần thể chó
sói, quần thể trâu rừng ...

xã cây bụi ...
- Sinh cảnh là khoảng không gian sống của quần xã
VD: Quần xã các loài cá trong ao, quần xã cây trên 1 quả đồi
Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ → quần xã tương đối ổn định
II. các đặc trƣng cơ bản của quần xã sinh vật
1. Thành phần loài
Thể hiện qua: số lượng loài, số lượng cá thể trong mỗi loài, qua các nhóm loài
+ Ưu thế, thứ yếu, ngẫu nhiên
+ Đặc trưng, chủ chốt
- Số lượng loài, số lượng cá thể trong mỗi loài:
+ tạo nên sự đa dạng của quần xã
+ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mối quan hệ giữa các loài khác nhau;
+ số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài tỉ lệ nghịch với nhau

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt
động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng
ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. Quần xã rừng thông với các cây thông là loài chiếm ưu thế, các loài
cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.

- Loài thứ yếu: đóng vai trò thay thế cho nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó
- Loài ngẫu nhiên : có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng
mức đa dạng cho quần xã.
- Loài chủ chốt : là một hoặc một vài loài nào đó (thường là vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và
khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loai fnày bị mất khỏi quần xã thì
quần xã sẽ rơi vào trạngthái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.
- Loài đặc trưng : loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn trong quần xã . Cây cọ
là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh. Cá cóc Tam
đảo
2. Sự phân bố của cá thể trong không gian
Mỗi sinh vật có nhu cầu khác nhau → sự phân bố khác nhau.
→ ý nghĩa: làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài → khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
Sự phân bố trong không gian theo 2 chiều:
- Chiều thẳng đứng: sự phân tầng thực vật → sự phân tầng động vật, sự phân bố theo tầng nước
- Chiều ngang: Sinh vật tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi
3. Đặc trƣng về hoạt động chức năng
Chia thành 2 nhó sinh vật:
+ Sinh vật tự dưỡng: có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ quá trình quang hợp
Đại diện: thực vật, 1 số loại vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp
+ Sinh vật dị dưỡng: sử dụng nguồn hữu cơ thứ cấp
Đại diện:ĐV, đa số các loài VSV, nấm…
III. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
Sự tác động qua lại giữa các loài, theo 2 hướng
+ Quan hệ hỗ trợ
+ Quan hệ đối kháng
a. Quan hệ hỗ trợ
+ Cộng sinh: hợp tác chặt che giữa 2 hay nhiều loài, các bên đều có lợi
+ Hợp tác: Các bên đều có lợi tuy nhiên mối quan hệ này là không chặt chẽ
+ Hội sinh: Một bên có lợi và 1 bên không có lợi, không có hại
b. Quan hệ đối kháng

+ Cạnh tranh: Cả 2 bên cùng có hại, khi các loài tranh giành về nguồn sống , nơi ở…
2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Ức chế cảm nhiễm: Hoạt động sống của loài này vô tình ảnh hưởng đến loài khác.
+ Ký sinh: Sinh vật này sống trên sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ
Có 2 nhóm: ký sinh (dị dưỡng) và nửa kí sinh (có khả năng tự dưỡng)
+ Sinh vật ăn sinh vật: loài này sử dụng loài khác làm thức ăn của mình.
Gồm: ĐV ăn thực vật, ĐV ăn ĐV, thực vật ăn côn trùng…
Khống chế sinh học: số lượng cá thể của một loài được duy trì ổn định(không quá cao hoặc quá thấp) do tác động
của quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng.
Ứng dụng trong trồng trọt: sử dụng thiên địch

3

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



















×