Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

35 THPTQG 2020 văn chuyên phan ngọc hiên cà mau l1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.83 KB, 6 trang )

SỞ GD – ĐT HẢI DƯƠNG
THPT THANH MIỆN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 - LẦN 1
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh:......................................... Số báo danh:.............................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ông ấy cũng giống như chúng ta” - đây là nhận
xét của giới truyền thông phương Tây trong những ngày vừa qua về Bill Gates, người giàu thứ hai thế giới
hiện nay với khối tài sản ước tính lên đến 96 tỉ USD. Tờ Sydney Morning Herald thuật lại rằng, nhà đồng
sáng lập Microsoft khi đến cắt tóc tại một cửa hàng ở Double Bay, thuộc ngoại ô Sydney, trong một chuyến
thăm thành phố này đã xếp hàng như bao người khác. Đây quả là một thông tin khiến không ít người cảm
thấy hiếu kì, vì trong tưởng tượng của hầu hết chúng ta, một đại tỷ phú như Bill Gates hẳn phải có thợ cắt
tóc riêng, hoặc phải có những “đặc quyền, đặc lợi” khi đến bất cứ đâu, được ưu tiên, được cung phụng, vv
và vv... Thế nhưng, ông ấy vẫn xếp hàng như bao vị khách khác. Điều thú vị là khi vị tỉ phú 63 tuổi hỏi
người thợ cắt tóc rằng ông có thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê hay không thì được trả lời: “Ông có
thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu”. Bill Gates khiêm nhường thì đã
đành, mà quy định của cửa hiệu cắt tóc này cũng rất rõ ràng. Họ coi mọi khách hàng đều bình đẳng như
nhau. Đây hoàn toàn không phải là điều dễ gặp, khi mà đứng trước một nhân vật nổi tiếng, đầy quyền lực
như Bill Gates, đâu phải ai cũng giữ được cách ứng xử điềm nhiên, sòng phẳng như người thợ cắt tóc kia!
(...) Có thể nhiều người có tiền mua burger hay cắt tóc nhưng không phải ai cũng khiêm nhường xếp hàng


như Bill Gates. Ngược lại, không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates song vẫn có thể học
được rất nhiều điều từ phong cách sống của ông: tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!
Trông người lại nghĩ đến ta.
(Theo Bích Diệp, - Ngẫm về sự giản dị của tỉ phú -)
Câu 1: Nhận biết
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Nhận biết
Theo người viết, Bill Gates là tỉ phú có phong cách sống như thế nào? (0,5 điểm)

Trang 1


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ vấn đề được gợi ra ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về nhận xét
sau: “Không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates song vẫn có thể học được rất nhiều điều từ
phong cách sống của ông: tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!”
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Trong bài “Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng
cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã,
Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”
(Tác phẩm văn học 1930- 1975, tập hai, NXB Khoa học xã hội, 1990, Tr. 71)
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua việc cảm nhận nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà
văn Tô Hoài.
-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Nội dung
1. Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học
Cách giải: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn văn
Trang 2


Cách giải:
Theo người viết: Bill Gates là tỉ phú có phong cách sống tôn trọng người khác, ứng xử lịch lãm, văn minh.
3. Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Việc tỉ phú Bill Gates xếp hàng và hỏi anh thợ cắt tóc có thể ra khỏi hàng lấy một tách cà phê được không
cho thấy cách ứng xử văn minh, tôn trọng người khác của Bill Gates.
- Câu trả lời của anh thợ cắt tóc: Ông có thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ
đầu cho thấy anh thợ cắt tóc không chỉ tôn trọng người khác, tôn trọng những nguyên tắc ứng xử nơi công
cộng, mà còn công bằng, không xu nịnh, không vì tiền bạc và quyền lực mà làm những việc trí với nguyên
tắc ứng xử nơi công cộng.
4. Phương pháp: phân tích
Cách giải:
HS có thể rút ra những bài học khác nhau, gợi ý một số ý sau:
- Tôn trọng người khác, ứng xử văn minh, lịch thiệp nơi công cộng.
- Sống giản dị, khiêm nhường.
- Học tập trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để bản thân trở thành người bình thường tử tế...
2
Câu 1:
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, hay tổng – phân – hợp.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bàn về lời nhận xét: “Không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates song vẫn có thể học được rất
nhiều điều từ phong cách sống của ông: tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận để triển khai vấn đề cần
nghị luận theo các cách khác nhau. Cần đảm bảo một số ý sau:
1. Giới thiệu vấn đề: tôn trọng người khác, ứng xử lịch lãm, văn minh.
2. Giải thích “Không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates song vẫn có thể học được rất nhiều
điều từ phong cách sống của ông: tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!”
=> Ý kiến nêu lên quan niệm về cách sống đẹp: tôn trọng người khác, ứng xử lịch lãm, văn minh.
=> Ý kiến trên là một ý kiến đúng đắn vì đã nhắc nhở chúng ta về cách sống đẹp, tử tế.
- Có thể chúng ta không có khả năng kiếm thật nhiều tiền, trở thành người giàu có hay thành tỉ phú nổi
tiếng như Bill Gates nhưng chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện cho mình cách sống đẹp như ông.
3. Bàn luận - Phê phán những người ứng xử thiếu lịch sự, kém văn minh....
- Phê phán những người ỷ mình có tiền, có quyền lực cho phép mình được xúc phạm người khác, bắt mọi
người phải nuông chìu theo ý thích của mình bất chấp luật lệ, kỉ cương...
- Bài học và liên hệ bản thân:
+ Cần học tập trau dồi cho mình cách sống đẹp: ứng xử văn minh, lịch lãm và biết tôn trọng người khác.
+ Phê phán những kẻ sống trịch thượng, coi thường người khác.
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề;
phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần
kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
Trang 3


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích nhân vật Mị để làm sáng rõ nhận xét: “Nhưng điều kì diệu
là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt,

đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến
- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thực đời
thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất
nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng
trải, vốn từ vựng giàu có.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội
văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
- Trong bài “Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng
cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã,
Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”
• Phân tích nhân vật
1. Giải thích ý kiến: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không
giết được sức sống con người.”. Điều kỳ diệu là những điều tốt đẹp đến như một phép màu. Sức sống tiềm
tàng là sức sống nội tại ẩn chứa bên trong, nó sẽ bùng cháy khi gặp điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi mà mọi
thế lực của tội ác cũng không thể nào giết được sức sống của con người. Đây vốn là một phẩm chất cao
quý của con người Việt Nam. “Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”:
Cho dù rơi vào hoàn cảnh khốn khổ, tủi nhục, tưởng chừng như Mị đã vô cảm, tắt lụi lòng ham sống nhưng
sức sống của Mị vẫn tiềm tàng, mãnh liệt.
=> Ý kiến trên ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị.
2. Phân tích sức sống tiềm tàng nhân vật Mị:
a. Khái quát về nhân vật Chân dung, lai lịch
- Nhan sắc: Mị đã từng là cô gái trẻ đẹp, sống sôi nổi, được biết bao nhiêu trai làng theo đuổi “trai đến
đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”.
- Tài năng: có tài thổi sáo, thổi lá giỏi.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định
bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:

+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”.
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”.
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” => Một cô gái xứng đáng được hưởng hạnh phúc
nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
Số phận bất hạnh: Mị bị biến thành con dâu gạt nợ.
- Nguyên nhân: Do món nợ truyền kiếp, bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số.
- Ban đầu mới về, Mị phản kháng nhưng yếu ớt rồi muốn tự tử nhưng đến khi quen dần Mị chịu sự đày ải
cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Khi làm dâu đã quen, Mị chịu đựng cả nỗi đâu về thể xác và tinh thần.
+ Nỗi khổ về thể xác: Thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc
này chồng lên việc kia. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian. Mị tưởng
mình cũng là con trâu, con ngựa; thậm chí còn không bằng con trâu con ngựa.
+ Nỗi khổ về tinh thần: bị giam cầm, chôn vùi cuộc đời, tuổi thanh xuân trong nhà thống lí Pá Tra.
b. Sức sống tiềm tàng của Mị:
Trang 4


Mặc dù bị chà đạp về cả thể xác và tinh thần nhưng thẳm sâu trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống vô cùng
mạnh mẽ, mãnh liệt. Sức sống ấy được thể hiện rõ nhất qua: Đêm tình mùa xuân và Đêm đông cứu A Phủ.
b.1: Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
* Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:
- Khung cảnh ngày xuân:
+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh
bướm sặc sỡ.
+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà ...
- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể): Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại. Văng
vẳng ở đầu làng. Lửng lơ bay ngoài đường. Rập rờn trong đầu Mị.
+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức, tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng, dìu hồn Mị bềnh bồng

sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
- Hơi rượu: Mị uống cả hũ rượu, uống ực từng bát rồi say lịm mặt ngồi đấy. Hơi rượu làm Mị lãng quên
hiện tại, sống lại quá khứ.
* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:
(+) Trong Mị diễn ra sự tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
- Sức sống tiềm tàng trỗi dạy:
+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
- Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.
(+) Trong hơi rượu, sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy:
- Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sang, thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng
giải thoát cuộc đời mình.
+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
(+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.
- A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống
của Mị.
- Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
(+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:
- Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.
- Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.
b.2. Sức phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông: Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ và tự cứu chính
mình
* Tình huống gặp gỡ:
- A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò, A
Phủ bị trói đứng.
- Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh
chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân. -> Hai người gặp gỡ nhau.
* Sự thức tỉnh của Mị:
- Nguyên nhân:

+ Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
- Diễn biến tâm trạng:
+ Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ. Mị thương mình rồi thương người.
Trang 5


+ Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết, càng thương hơn, thương người lấn
át cả thương thân. Mị quyết định cắt dây cởi trói.
+ Mị hốt hoảng, sợ hãi, bản năng tự vệ tích cực của Mị trỗi dạy. Mị vùng chạy theo A Phủ.
- Điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đớn đau, Mị vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mãnh liệt: Phân tích
diễn biến tâm lý, hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm cởi trói A Phủ để thấy được sức
sống tiềm tàng mãnh liệt, lòng khao khát cuộc sống tự do của Mị.
- Nghệ thuật: miêu tả tâm trạng, hành động nhân vật, lựa chọn chi tiết độc đáo, ngôn ngữ kể chuyện, dẫn
chuyện lôi cuốn...
3. Đánh giá ý kiến:
Hình ảnh của của Mị chứa đựng một sức sông tiềm tàng, mãnh liệt đúng như lời nhận xét của nhà văn Tô
Hoài. Có những lúc tưởng chừng ngọn lửa khát khao sự sống bị kẻ thù dập tắt nhưng ngọn lửa ấy, khát
vọng sống ấy vẫn không bao giờ tắt và không có gì có thể dập tắt được. Từ vô cảm, chai sạn tưởng, nhừng
như đã chết, Mị đã vùng đứng lên phản kháng để tìm đến cuộc sống tự do. Qua nhân vật Mị nhà văn Tô
Hoài đã góp một tiếng nói nhân văn cao đẹp bênh vực quyền sống cho người lao động miền núi dưới ách
đô hộ của thực dân Pháp và bọn địa chủ tay sai.

Trang 6



×