Tải bản đầy đủ (.pdf) (373 trang)

ĐỀ THI CUỐI KÌ NGỮ VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 373 trang )

PHÒNG GD&ĐT PHÚ XUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Ngữ văn 9

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I. (6.0 điểm)
Kết thúc một bài thơ có câu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
1. Hãy chép lại theo trí nhớ chính xác những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.
2. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?
3. Theo em, cái “giật mình” của nhà thơ ở trong khổ thơ đã nói lên điều gì?
4. Hãy viết một đoạn văn có độ dài không quá một trang giấy thi, phân tích
ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ nói trên. Đoạn văn có câu chứa
thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái).
Phần II. (4.0 điểm)
Trong văn bản Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm có viết:
... Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố,
đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp
mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực
lượng”.
1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Tiềm.
2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu hiệu quả
của biện pháp tu từ đó.


3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp từ 8 đến 10 câu,


trình bày suy nghĩ của em về cách đọc sách. Trong đoạn văn có sử dụng một câu
ghép chỉ nguyên nhân - kết quả (gạch chân câu ghép đó).

------------HẾT--------------

SBD:…………

Họ và tên:………………………………..


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN 9
Đáp án

Điểm

Phần I

6.0
điểm

1.

1.0

Chép lại theo trí nhớ chính xác những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh
khổ thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
* Lưu ý: Mỗi từ chép sai hoặc viết sai chính tả trừ 0.25 điểm
2.

0.5
Khổ thơ nằm trong bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy.

3.

1.0

Cái “giật mình” của nhà thơ là cảm giác chợt nhận ra sự vô tình, bạc
bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Nhà thơ “giật mình” vì ăn
năn, tự vấn lương tâm; “giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn
bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Cái “giật mình” được diễn
tả trong khổ thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người.
Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính mình
trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình
quên lãng.
4.

3.5


* Hình thức:

0.5

- Đoạn văn có độ dài không quá một trang giấy thi.

- Đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái (gạch chân thành phần
tình thái).
* Nội dung:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng:
- Là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn của con người
trong những năm tháng tuổi thơ và cả thời chiến tranh ở rừng.
- Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, là biểu tượng vẻ đẹp vĩnh
hằng của cuộc sống.
- Là tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên không thể phai mờ, là bạn
và cũng là nhân chứng đầy nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở
con người về đạo lí sống: con người có thể vô tình, có thể lãng quên
nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt; hãy
sống đúng đắn, biết ơn và thủy chung với quá khứ dân tộc.

1.0

1.0

1.0

Lưu ý:
- Học sinh trình bày và lập luận tốt, diễn đạt tốt các yêu cầu trên cho điểm
tối đa.
- Học sinh trình bày các nội dung còn thiếu và diễn đạt chưa tốt, còn sai lỗi
chính tả thì giám khảo tùy mức độ trừ điểm cho phù hợp.
Phần II
1.

4.0
điểm

0.5

Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi
tiếng của Trung Quốc.
2.

1.0

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: so sánh.

0.5


- Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn: So sánh việc
chiếm lĩnh học vấn giống như việc đánh trận, tác giả đã nêu bật được
tầm quan trọng của cách thức tiếp thu học vấn, khiến cho lời văn giàu
hình ảnh, dễ tiếp nhận và thú vị hơn.

0.5

3.

2.5

* Hình thức

0.5

- Học sinh viết đúng đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp từ
8 đến 10 câu, trình bày suy nghĩ về cách đọc sách. Chữ đầu tiên viết

lùi đầu dòng, các câu đánh số theo thứ tự.
- Đoạn văn có sử dụng một câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả (gạch
chân câu ghép đó).
* Nội dung
Học sinh có thể trình bày các ý sau:
- Việc đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng với con người vì sách
mang đến cho con người những nguồn tri thức phong phú về mọi mặt
của đời sống.
- Song, khi đọc sách không nên chạy theo số lượng mà cần phải biết
chọn lọc những cuốn sách thật sự cần thiết và có ích để đọc.
- Khi đọc sách, cần phải có những định hướng và kế hoạch cụ thể.
- Đọc sách, cần phải biết suy ngẫm, biết vận dụng những điều tiếp thu
được từ sách vào cuộc sống và công việc.
- ...
- Chỉ có đọc sách đúng cách mới giúp cho con người có thể tiếp thu
được kiến thức một cách thuận lợi và hào hứng, từ đó con người có
thể trở nên hoàn thiện hơn cả về tri thức và nhân cách của mình.
Lưu ý:
- Học sinh phải biết lập luận chặt chẽ, đưa ra được những lí lẽ thuyết phục.

2.0


- Giám khảo cần căn cứ vào bài làm của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.

PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHẴN

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
(từ câu 1.1 đến câu 1.4)
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
1.1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Miêu tả.

B. Biểu cảm.

C. Nghị luận.

D. Tự sự.

1.2. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên là gì?
A. So sánh và nhân hóa.

B. Ẩn dụ và hoán dụ.



C. Điệp ngữ và ẩn dụ.

D. Điệp ngữ và hoán dụ.

1.3. Những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện của nhà thơ ?
A. Cành hoa, con chim hót.
B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.
C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến.
D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai.
1.4. Cụm từ “tuổi hai mươi” chỉ điều gì?
A. khi còn trẻ.
B. hai mươi tuổi.
C. tóc còn xanh.
D. tuổi trưởng thành.
Câu 2 (1,0 điểm):
2.1. Nội dung chính của khổ thơ trên là gì?
A. Thể hiện niềm vui của tác giả khi mùa xuân đến.
B. Mùa xuân đến với xứ Huế.
C. Mùa xuân đã đến mọi miền của đất nước.
D. Bộc lộ ước nguyện của tác giả..
2.2. Những hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định khát vọng được hoà nhập, được cống hiến phần tốt đẹp, dù
nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
B. Khẳng định khát vọng muốn làm một con chim để bay trên bầu trời tự
do.
C. Khẳng định khát vọng làm một bông hoa tím trên dòng sông xanh.
D. Khẳng định khát vọng được làm một nốt nhạc trầm.
Câu 3 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trong mục I, bằng hai câu em hãy nhận xét

về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải ?
Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)


Câu 4 (2,0 điểm): Từ đoạn thơ trong mục I, em hãy viết một đoạn văn ngắn
(Khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối
với quê hương, đất nước ?
Câu 5 (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp của ba cô nữ thanh niên xung phong
trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ?

………………………………. Hết………………………………

Người ra đề

Tổ chuyên môn duyệt đề

BGH duyệt đề


PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT

HƯỚNG DẪN CHẤM

TRƯỜNG TH&THCS DỀN SÁNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2017 -2018

ĐỀ CHẴN


Môn: Ngữ văn 9

Câu

Đáp án
Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

1

Điểm
3

(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1.1

1.2

1.3

1.4

1,0


2

B

C


C

A

(Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)

3

2.1

2.2

D

A

HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng trình bày được
2 ý cơ bản sau bằng 2 câu văn:
+ Ước nguyện chân thành, giản dị, cao đẹp, tha thiết: làm một con
chim hót để mang đến niềm vui cho cuộc đời, làm một cành hoa để tô
điểm cho cuộc sống, làm một nốt nhạc nhạc trầm trong bản hoà ca.

4

1,0

0,5

+ Ước nguyện bình dị, khiêm nhường, đáng quý: cống hiến một cách
âm thầm, bền bỉ, không khoa trương, cống hiến không mệt mỏi từ lúc

còn trẻ đến lúc đã già.

0,5

Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)

7,0

* Yêu cầu về ND: đoạn văn phải nêu được:
- Tích cực học tập trau dồi tri thức.

1,0

- Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn
mực.

1,0

* Yêu cầu vÒ hình thức:
- Trình bày rõ ràngm, mạch lạc
- Viết đúng chính tả
5

* Yêu cầu vÒ nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nét khái quát về ba cô nữ thanh
niên xung phong
- Thân bài: Hoàn cảnh cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt, họ vẫn
vươn lên và toả sáng những phẩm chất cao đẹp:
+ Trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên. (dẫn chứng, phân tích).


0,5


+ Có lý tưởng sống cao đẹp. (dẫn chứng, phân tích).

1,0

+ Dũng cảm, không sợ hi sinh. (dẫn chứng, phân tích).

1,0

+ Tình đồng đội gắn bó. (dẫn chứng, phân tích).

1,0

- Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của ba cô nữ thanh niên xung phong
trong đoạn trích và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ.

1,0

* Yêu cầu về hình thức:
- Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích).
- Bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lô gic, không
mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, GV cần vận dụng
linh hoạt khi chấm bài để cho điểm cho phù hợp.

0,5




PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ LẺ

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
(từ câu 1.1 đến câu 1.4)
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
1.1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Miêu tả.

B. Biểu cảm.

C. Nghị luận.


D. Tự sự.


1.2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Thấy một mặt
trời trong lăng rất đỏ” ?
A. So sánh.
C. Ẩn dụ.

B. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.

1.3. Câu thơ “ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” có sử dụng thành phần
biệt lập nào?
A. thành phần tình thái.
B. thành phần gọi đáp.
C. thành phần cảm thán.
D. thành phần phụ chú.
1.4. Cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” chỉ điều gì?
A. Bác Hồ qua đời lúc bảy mươi chín tuổi.
B. Đất nước độc lập được bảy mươi chín năm.
C. Tràng hoa có bảy mươi chín loại hoa.
D. Đất nước được thống nhất bảy mươi chín năm.
Câu 2 (1,0 điểm):
2.1. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Thể hiện niềm vui của tác giả khi đến lăng Bác.
B. Thể hiện ước nguyện của tác giả.
C. Thể hiện cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác.
D. Thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh bên ngoài lăng vào buổi sáng
sớm và trước cảnh dòng người vào lăng viếng Bác.

2.2. Ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Thấy
một mặt trời trong lăng rất đỏ” là gì?
A. Thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với Bác và nói lên công lao vĩ đại, lớn
lao của Bác.
B. Thể hiện tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta.


C. Khẳng định Bác còn sống mãi với đất nước.
D. Thể hiện sự gần gũi, thân mật của Bác với nhân dân.
Câu 3 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trong mục I, bằng hai câu em hãy nhận xét
về tình cảm của nhà thơ Viễn Phương đới với Bác ?
Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 4 (2,0 điểm): Từ đoạn thơ trong mục I, em hãy viết một đoạn văn ngắn
(Khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những việc làm của thiếu nhi Việt Nam
hiện nay để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ ?
Câu 5: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
(Sang thu - Hữu Thỉnh)

………………………………. Hết………………………………


Người ra đề

Tổ chuyên môn duyệt đề

BGH duyệt đề


PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2017 -2018
Môn: Ngữ văn 9

ĐỀ LẺ

Câu

Đáp án
Phần I. Đọc, hiểu văn bản

1

(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

Điểm
3,0


2


3

1.1

1.2

1.3

1.4

B

C

C

A

(Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
2.1

2.2

D

A

1,0


HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng trình bày được
2 ý cơ bản sau bằng 2 câu văn:
+ Tình cảm gần gũi, thân thiết, ấm áp, chân thành.
+ Tấm lòng tôn kính, biết ơn, tự hào
Phần II. Tập làm văn

4

1,0

0,5
0,5
7,0

* Yêu cầu về ND: đoạn văn phải nêu được:
- Tích cực học tập trau dồi tri thức….

1,0

- Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn
mực….

1,0

* Yêu cầu về hình thức:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc
- Viết đúng chính tả

5


* Yêu cầu về nội dung
HS có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ những
nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
b. Thân bài: Phân tích chi tiết

0,5


Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của
đất trời:

2,0

- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ Hương ổi phả trong gió se: Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào,
trộn lẫn gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà
vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra
một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những
vườn cây xum xuê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một
làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ
nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng
như có tâm hồn
- Cảm xúc của nhà thơ:
+Bức tranh thu được cảm nhận bằng nhiều giác quan, từ "bỗng", "hình
như": tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng. Nhà thơ giật mình,
hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận.
Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu

luyến.
Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng
những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và
trong sáng:
+ Dòng sông quê hương: gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên
thiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã
bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế,
nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.
+ Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiến cho bức
tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Kết hợp sử dụng từ láy,

2,0


đối lập, liên tưởng độc đáo, thú vị gợi lên cảnh mùa thu yên bình,
êm ả, mang đậm sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ
c. Kết bài:
- Đánh giá khái quát về đoạn thơ
- Nhận xét về tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ
* Yêu cầu về hình thức
- Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ
- Bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, logic, không
mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, GV cần vận dụng
linh hoạt khi chấm bài để cho điểm cho phù hợp.

0,5



PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ DỰ PHÒNG

(Không kể thời gian giao đề)

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
(từ câu 1.1 đến câu 1.4)
“(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói
đen vật vờ thành từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh
cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống
nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy
có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi
khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng
mà bước tới... (11) Quen rồi. (12) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. (13)
Ngày nào ít: ba lần. (14) Tôi có nghĩ tới cái chết. (15) Nhưng một cái chết mờ
nhạt, không cụ thể.....”
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
1.1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?


A. Tự sự.


B. Miêu tả

C. Nghị luận.

D. Biểu cảm.

1.2. Câu văn “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái
đất vào tầm mắt” có sử dụng thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần cảm thán.

B. Thành phần tình thái.

C. Thành phần phụ chú.

D. Thành phần gọi -

đáp.
1.3. Đoạn văn trên có sử dụng mấy câu rút gọn?
A. Một câu.
B. Hai câu .
C. Ba câu.
D. Bốn câu.
1.4. Câu văn 14 và 15 trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên
kết nào?
A. Phép nối + phép lặp từ ngữ
B. Dùng từ trái nghĩa + phép nối
C. Phép thế + phép nối
D. Dùng từ đồng nghĩa + phép thế
Câu 2 (1,0 điểm):
2.1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Thể hiện tâm trạng lo sợ của Phương Định khi phá bom.
B. Thể hiện niềm vui của Phương Định khi phá bom.
C. Thể hiện tâm trạng lo lắng của chị Thao cho đồng đội khi làm nhiệm vụ
phá bom.
D. Thể hiện diễn biến tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom.
2.2. Việc sử dụng câu rút gọn trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
A. Để liên kết các câu trong đoạn văn.
B. Làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn.
C. Làm câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ.


D. Ngụ ý hành động nói đến trong câu là của chung nhiều người.
Câu 3 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, bằng hai câu em hãy nêu cảm
nhận của mình về nhân vật Phương Định?
Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 4 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (Khoảng 10 -15
dòng) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Câu 5: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao....
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập II)

………………………………. Hết………………………………


Người ra đề

Tổ chuyên môn duyệt đề

PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT

BGH duyệt đề

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2017 -2018
Môn: Ngữ văn 9

ĐỀ DỰ PHÒNG


Câu

Đáp án
Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

1


2

Điểm
3,0

(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1.1

1.2

1.3

1.4

A

B

C

A

1,0

(Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
2.1

2.2

D


C

1,0

HS nêu cảm nhận của mình về nhân vật Phương Định:
3

4

+ Là cô gái dũng cảm, kiên cường.
+ Khi đối mặt với khó khăn: có hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn bình tĩnh,
tự tin hoàn thành nhiệm vụ.

0,5

Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)

7,0

0,5

1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được đoạn văn nghị luận theo yêu cầu. Kết cấu chặt chẽ, diễn
đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
- Giải thích thế nào là lòng dũng cảm.


0,25
0,5

- Ý nghĩa của lòng dũng cảm đối với mỗi con người trong cuộc sống:
+ Lòng dũng cảm giúp ta có ý chí, nghị lực đương đầu với khó khăn,
thử thách, dám đứng lên sau mỗi lần vấp ngã để đạt được thành công.

0,25


+ Lòng dũng cảm là động lực để con người vươn lên, chiến thắng
chính mình và tự hoàn thiện bản thân…

0,25

- Mở rộng vấn đề: dũng cảm không có nghĩa là liều lĩnh, mù quáng
khăng khăng làm theo ý mình mà không suy xét,...
- Bài học nhận thức: mỗi người cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ
việc làm nhỏ nhất để đạt được thành công và làm cho cuộc sống ngày
càng tươi đẹp hơn.

5

0,25

0,5

Về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết trôi chảy,
cảm xúc, thể hiện được tư chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt,

dùng từ, chính tả...
Về kiến thức:
Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản phải
đảm bảo các nội dung sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích.

0,5

2.Thân bài
* Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Bức tranh mùa xuân xứ Huế :
+ Chỉ bằng vài nét chấm phá: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm
thanh của tiếng chim chiền chiện đã hiện lên bức tranh mùa xuân tươi
đẹp, trong sáng, tràn đầy sức sống.
+ Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp (từ mọc được đảo lên trước: Mọc
giữa dòng sông xanh…) để nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ

0,5


×