Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VPIT giao trinh phn cng may tinh chn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.38 KB, 7 trang )

VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương III
Trang 1

CHƯƠNG III :

CƠ SỞ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU
VÀ CÁCH XEM XÉT HỆ THỐNG
I. Cơ sở biểu diễn dữ liệu trên máy tính
1. Số nhị phân biểu diễn dữ liệu :
Để chạy các ứng dụng máy tính phải dịch mã phần mềm sang dạng nhị phân và sau
đó phải dịch chúng từ dạng nhị phân sang một ngôn ngữ có thể hiểu được. Máy tính hoạt
động với các chuyển mạch điện tử hoặc đóng hoặc mở tương ứng với 1 hay 0.
Máy tính không tư duy trên hệ thống thập phân như con người, nó xem số nhị phân
là tự nhiên. Máy tính phải dịch mới dùng được các số thập phân. Máy tính chỉ có thể hiểu
và xử lý dữ liệu ở dạng nhị phân, được biểu diễn thông qua hai trạng thái có thể của các
linh kiện điện tử và được xem là các bit nhị phân.
2. Bit và Byte :
Bit là các kí số nhị phân; là 0 hay 1. trong máy tính chúng được đại diện bởi sự tồn
tại hay không một mức điện thế chuẩn.
Ví dụ:
• nhị phân 0 có thể đại diện cho 0 volt.
• nhị phân 1 có thể đại diện cho +5 volt DC.

Một nhóm 8 bit gọi là một 1 byte, nó có thể biểu diễn cho một kí tự, như trong mã
ASCII. Trong máy tính 1 byte cũng biểu diễn một vị trí lưu trữ có thể địa chỉ hoá.


VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương III
Trang 2

3. Hệ thập phân :


Một hệ thống số bao gồm các kí số và luật để dùng các kí số này; có nhiều hệ thống
số trên thực tế. Hệ thống số được dùng nhiều nhất và có lẽ quen thuộc nhất đối với chúng
ta là hệ thập phân hay còn gọi là hệ cơ số 10. Nó được gọi là hệ cơ số 10 vì dùng 10 kí số
và tổ hợp của chúng biểu diễn được mọi số. Các kí số này là 0,1,2,3,4,5,6,7,8, và 9, tạo
nên hệ cơ số 10.


VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương III
Trang 3

Hệ thập phân dựa vào luỹ thừa của 10. Mỗi kí số biểu diễn luỹ thừa 10 với số mũ tuỳ
vào vị trí của nó, và được nhân tại vị trí đó. Khi một số thập phân từ phải qua trái, vị trí
đầu tiên biểu diễn 100 (1), vị trí thứ hai biểu diễn 101 (10 x 1= 10), vị trí thứ ba biểu diễn
102 (10 x 10 x 1=100), vị trí thứ 5 biểu diễn 106 (10 x 10 x 10 x 10 x 10 x 10 x
1=1,000,000).
Ví dụ:
2134 = (2x103) + (1x102) + (3x101) + (4x100)
Có số 2 tại vị trí hàng ngàn, 1 tại vị trí hàng trăm, 3 tại vị trí hàng chục, và 4 tại vị trí
hàng đơn vị.

4. Hệ nhị phân :
Các máy tính nhận biết và xử lý dữ liệu thông qua hệ nhị phân. hệ nhị phân chỉ dùng
hai kí số 0 và 1. vị trí của mỗi kí số biểu diễn luỹ thừa của cơ số 2 với số mũ tuỳ vào vị
trí đó.
Ví dụ:
10110 = (1 x 24 = 16) + (0 x 23 = 0) + (1 x 22 =4) + (1 x 21 = 2) + (0 x 20 = 0)
= 22 (16 + 0 + 4 + 2 + 0)
Nếu đọc số nhị phân trên từ trái sang phải thấy rằng có số 1 tại vị trí 24, số 0 tại vị trí
23, số 1 tại vị trí 22, và số 0 tại vị trí 20, tổng của chúng là 22.



VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương III
Trang 4

5. Cách đổi số thập phân sang số nhị phân :
Có hai phương pháp cơ bản để chuyển đổi số thập phân thành số nhị phân. Dùng lưu
đồ dạng đồ hoạ mô tả một quá trình kèm một ví dụ. Một tiếp cận khác được gọi là
phương pháp số dư. Phương pháp này dùng cách chia liên tiếp với cơ số của hệ thống.
Trong trường hợp này cơ số là 2.
Ví dụ: Chuyển đổi số 192 sang số nhị phân.
192/2 = 96 với số dư 0.
96/2

= 48 với số dư 0.

48/2

= 24 với số dư 0.

24/2

= 12 với số dư 0.

12/2

= 6 với số dư 0.

6/2

= 3 với số dư 0.


3/2

= 1 với số dư 1.

1/2

= 0 với số dư 1.

Viết tất cả các số dư theo hàng ngược lại ta được 11000000.


VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương III
Trang 5

6. Đổi số nhị phân sang số thập phân :
Có hai phương pháp cơ bản chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân.
Bạn cũng có thể chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân bằng cách nhân số nhị
phân với trọng số tương ứng (trọng số là luỹ thừa cơ số với số mũ tại vị trí tương ứng).
Ví dụ: Chuyển số nhị phân 01110000 sang một số thập phân (Lưu ý: tiến hành từ phải
sang trái; và 20 = 1.).
0x20 = 0.
0x21 = 0.
0x22 = 0.
0x23 = 0.
1x24 = 16.
1x25 = 32.
1x26 = 64.
0x27 = 0.
TC:


112

II. Cách nhận biết khái quát về thông số kỹ thuật của một số linh kiện thiết yếu
trong máy tính (sử dụng công cụ trong MS-WINDOWS DirectX Diagnostic Tool)
1. Khởi động công cụ :
- Nhấp chuột vào Start, chọn Run.
- Gõ dòng lệnh: dxdiag và nhấn ENTER (hoặc nhấp Open).
- Hộp thoại của công cụ DirectX Diagnostic như sau :


VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương III
Trang 6

2. Các thông số kỹ thuật :
* Trang System (hệ thống) :
Biểu thị những thông tin của hệ thống.

Hệ điều hành
CPU
RAM

* Trang Display (hiển thị) :
Biểu thị những thông số về bo mạch điều khiển đồ họa (VGA card).

Tên VGA card
Chip điều khiền
Dung lượng nhớ
Độ phân giải
Tần số làm tươi


Những tính
năng đặc biệt hỗ
trợ đồ họa


VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương III
Trang 7

* Trang Sound (âm thanh) :
Biểu thị những thông số về bo mạch điều khiển âm thanh (sound card).

Tên Sound card

* Những trang khác :
- Trang Music: biểu thị thông tin về bộ điều khiển MIDI (chuẩn giao thức truyền
tín hiệu âm nhạc giữa máy tính và các bộ tổng hợp tín hiệu âm nhạc khác như Organ, ...).
- Trang Input: biểu thị thông tin về những thiết bị nhập hiện có trên máy (như
Joystick, scanner, ...).
- Trang Network: biểu thị những thông số về những linh kiện hay thiết bị liên
quan đến mạng-truyền thông (như net-card, modem, ...).
B.3 Kết luận
- Việc xác định chính xác những thông số kỹ thuật về các thiết bị (linh kiện) có trong
máy tính giúp chúng ta nắm rõ về tình trạng hoạt động của máy tính. Từ đó, tùy theo mục
đích công việc, chúng ta sẽ lên kế hoạch nâng cấp một số thứ cần thiết.
- Đây chỉ là bài viết sơ lược, nhưng cốt ý phần nào giúp các bạn có thể khái quát và
tự có thể trả lời một số thắc mắc của bản thân mình về cấu hình của chiếc máy tính mà
bạn đang làm việc.




×