ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN ĐÌNH TOẢN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG
HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN ĐÌNH TOẢN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG
HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
PGS. TS. Lê Danh Tốn
Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang website theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Toản
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu luận văn: “Quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, trước hết tôi xin đặc biệt cảm ơn TS.
Nguyễn Mạnh Hùng, công tác tại Hội đồng lý luận Trung ương, giảng viên
hướng dẫn luận văn của tôi, đã quan tâm giúp đỡ tận tình về nội dung và
phương pháp nghiên cứu khoa học, luôn động viên khích lệ tôi hoàn thành
luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các giáo sư, các nhà
khoa học, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức, chỉ bảo tôi trên con đường học tập
và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Quản
lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc; Đội Quản lý thị trường các huyện, thành phố mà đề tài tiến
hành nghiên cứu, điều tra đã tạo những điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Xin được bày tỏ lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ, tạo những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Đình Toản
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................
i
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................
ii
DANH MỤC HÌNH ….......................................................................
iii
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………….
1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………...
1
2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………...
3
3.1. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….
3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………
3
4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………
3
4.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………...
4
5. Kết cấu luận văn…………………………………………………...
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………...
5
1.2. Cở sở lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên
địa bàn cấp tỉnh…………………………………………..…………..
8
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về hàng giả và quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả……………………………………………….
8
1.2.2. Sự cần thiết tăng cường quản lý nhà nước về phòng và chống
hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh…..……………………………………
14
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa
bàn cấp tỉnh…………………………………………………………..
16
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá…………………………………………..
22
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả………………………………………………………………
26
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả ở một
số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc………………
29
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả của
Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội…………………………..
29
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả của
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ………………………………...
32
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh
Phúc…………………………………………..………………………
33
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………
36
2.1. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………
36
2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp……………………………………...
36
2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp…………………………………….
37
2.2. Phương pháp xử lý thông tin…………………………………….
38
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp……………………………...
38
2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh, mô tả………………………...
39
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
40
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả ở tỉnh Vĩnh Phúc……………………………………………
40
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tác động của
đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đến hoạt động sản xuất,
buôn bán hàng giả……………………………………………………
40
3.1.2. Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh……...
43
3.1.3. Sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong công tác
phòng, chống hàng giả……………………………………………….
46
3.1.4. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước về
phòng, chống hàng giả……………………………………………….
47
3.1.5. Công tác phối hợp trong công tác phòng, chống hàng giả…….
48
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc…………………………………………………...
49
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc………………………………………….
49
3.2.2. Tình hình xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch,
văn bản về phòng, chống hàng giả…………………………………...
54
3.2.3. Tình hình tổ chức triển khai về phòng, chống hàng giả……….
61
3.2.4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống hàng giả…………..
74
3.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc……………………………………….....
81
3.3.1. Những kết quả đạt được……………………………………….
81
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân……………………………….
84
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC……………………………..
90
4.1. Định hướng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng
giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới…………………..
90
4.1.1. Dự báo diễn biến tình hình hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc trong thời gian tới………………………………………………
90
4.1.2. Quan điểm, chủ trương và mục tiêu quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian
tới…………………………………………………………………….
91
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng chống
hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc………………………………...
93
4.2.1. Về tổ chức bộ máy phòng, chống hàng giả …………………...
94
4.2.2. Nâng cao hiệu quả việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các
chương trình, kế hoạch, văn bản về phòng, chống hàng giả…………
94
4.2.3. Đảo bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống hàng giả……...
95
4.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng, chống hàng giả………………………………………..
99
4.2.5. Hoàn thiện cơ chế phối hợp về phòng, chống hàng giả……….
100
4.2.6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát nội bộ và xử lý vi
phạm pháp luật về phòng, chống hàng giả…………………………...
102
KẾT LUẬN………………………………………………………….
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….
107
PHỤ LỤC……………………………………………………………
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
BCĐ
Ban chỉ đạo
2
BCT
Bộ Công Thương
3
CĐ
Công điện
4
CP
Chính phủ
5
CT
Chỉ thị
6
HĐBT
Hội đồng Bộ trưởng
7
HĐND
Hội đồng nhân dân
8
KH
Kế hoạch
9
NĐ
Nghị định
10
NQ
Nghị quyết
11
NVTH
12
QĐ
Quyết định
13
QG
Quốc gia
14
QLTT
15
TTg
Thủ tướng Chính phủ
16
TW
Trung ương
17
UBND
18
UBTVQH
Nghiệp vụ tổng hợp
Quản lý thị trường
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
i
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Giao chỉ tiêu kiểm tra, xử phạt vi phạm hành
chính của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh
Phúc, giai đoạn 2015-2018
60
2
Bảng 3.2
Đội ngũ cán bộ công chức, người lao động tại
Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
62
3
Bảng 3.3
Biên chế công chức quản lý thị trường theo đơn
vị
63
4
Bảng 3.4
Đánh giá của đối tượng được điều tra khảo sát về
số lượng công chức, người lao động làm công tác
phòng, chống hàng giả
64
5
Bảng 3.5
Số cán bộ, công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng
65
6
Bảng 3.6
Kết quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp
luật
68
7
Bảng 3.7
Đánh giá của đối tượng được điều tra khảo sát về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí
73
8
Bảng 3.8
Kết quả phát hiện, xử lý vi phạm về hàng giả giai
đoạn 2015-2018 của Cục Quản lý thị trường tỉnh
Vĩnh Phúc
75
ii
DANH MỤC HÌNH
STT
Hình
Nội dung
1
Hình 3.1
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
41
2
Hình 3.2
Sơ đồ bộ máy của Cục Quản lý thị trường
tỉnh Vĩnh Phúc
51
3
Hình 3.3
Kết quả xử lý hàng giả theo hành vi vi phạm
76
iii
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, Việt Nam
hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, trở thành thành viên của nhiều tổ chức
quốc tế và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế thế hệ mới,
theo đó hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần bị dỡ bỏ, tạo điều kiện cho
sự giao lưu trao đổi hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích, hỗ
trợ doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng
hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế và
quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì chúng ta cũng phải đương
đầu với rất nhiều mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế,
đó là nạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp và tinh vi.
Hiện nay, hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường từ vùng sâu, vùng
xa đến các đô thị lớn trong cả nước, hàng giả có trong tất cả các lĩnh vực, mặt
hàng, từ hàng hóa có giá trị cao đến hàng hóa có giá trị thấp, từ hàng hóa
thông thường đến các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân như
lương thực, thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh cho người, xăng dầu, phân
bón, thức ăn chăn nuôi,… Hàng giả rất đa dạng về mẫu mã, giá cả và đặc biệt
rất phong phú về chủng loại, hàng giả không chỉ giả hàng hóa ngoại nhập mà
giả cả hàng hóa trong nước. Do đó, hàng giả không chỉ là vấn đề của mỗi
quốc gia mà là vấn nạn toàn cầu, hàng giả không chỉ làm ảnh hưởng đến sức
khỏe, thu nhập của người tiêu dùng, lợi ích doanh nghiệp, làm thất thu ngân
sách mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của quốc gia và các địa phương.
Nhận thức rõ vấn nạn sản xuất, buôn bán hàng giả và tầm quan trọng
của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn cả nước
nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong những năm qua,
1
các cơ quan phòng, chống hàng giả của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có Cục Quản
lý thị trường tỉnh đã tăng cường, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đã xây dựng, ban hành các
kế hoạch, văn bản chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng
dẫn pháp luật về phòng, chống hàng giả đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện và tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả;
nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các lực lượng chức
năng trong công tác phòng, chống hàng giả cũng như trách nhiệm quản lý nhà
nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả công tác
quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh thuộc chức năng,
nhiệm vụ của Cục Quản lý thị trường tỉnh còn nhiều hạn chế bất cập, chưa
đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả còn diễn biến phức tạp, hàng giả vẫn
còn xuất hiện tràn lan trên thị trường trong nhiều lĩnh vực, mặt hàng. Trên
thực tế, nguyên nhân của vấn đề trên là do trong quá trình quản lý nhà nước
về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn những hạn chế bất
cập như: Công tác xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo về phòng, chống
hàng giả chưa thực sự sát với thực tế; trong quá trình tổ chức triển khai thực
hiện chưa đáp ứng yêu cầu, chưa hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm còn chưa triệt để; công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các sở,
ngành, các địa phương và các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc chưa kịp thời
trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng
giả,… Vì vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để Cục Quản lý thị
trường tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới là hết sức cần thiết, để
góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa
2
bàn tỉnh ngày càng phát triển. Từ những nhận thức trên, học viên chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình để hoàn thiện những hạn chế, bất cập
trong hoạt động quản lý nhà nước về phòng và chống hàng giả trên địa bàn
tỉnh.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: Những hạn chế
bất cập trong quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả ở Vĩnh Phúc?
Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc cần phải làm gì để hoàn thiện quản
lý nhà nước về phòng, chống hàng giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa ra các giải pháp
khuyến nghị với Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thiện quản lý
nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ cần phải thực hiện là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan đến hoạt
động quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phòng, chống hàng giả của Cục Quản
lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó chỉ ra những thành công, tồn tại hạn chế
và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về
phòng và chống hàng giả trên địa bàn tỉnh, tập trung vào chức năng, nhiệm vụ
phòng, chống hàng giả của Cục Quản lý thị trường tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản
lý nhà nước của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác phòng,
chống hàng giả trên địa bàn tỉnh.
+ Không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Thời gian: từ năm 2015 đến năm 2018.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 04 chương, bao gồm:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp
tỉnh.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC PHÒNG,
CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả nói riêng trong thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm của toàn
xã hội. Trong những năm qua, chủ đề quản lý nhà nước về phòng, chống hàng
giả đã có nhiều nhiều tạp chí, công trình, luận văn thạc sỹ,… nghiên cứu về
vấn đề này. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nêu ra và đánh giá thực
trạng, cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về phòng, chống hàng giả đã sát với tình hình thực tế và có tính ứng
dụng cao, cụ thể:
- Nguyễn Thị Tố Uyên, 2014. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo
Điều 156 Bộ Luật hình sự năm 1999. Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã đi sâu vào phân tích:
+ Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
+ Thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán
hàng giả ở Việt Nam trong thời gian qua.
+ Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Nhưng trong phạm vi nghiên cứu đề tài của tác giả Nguyễn Thị Tố
Uyên chỉ tập trung vào đối tượng quản lý vi phạm pháp luật hình sự về sản
xuất, buôn bán hàng giả nên đề tài có tác dụng tham khảo, làm rõ hơn các
hành vi vi phạm phải chuyển giao cho các cơ quan chức năng điều tra, xét xử
theo quy định của pháp luật.
5
- Nguyễn Thị Quế Anh, 2014. Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả
trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại
Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 1 trang 44-53. Tác
giả đã nêu ra các khái niệm về hàng giả, hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ trong
pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tài liệu có giá trị tham khảo về khái niệm hàng giả, hàng giả mạo về sở hữu
trí tuệ. Nhưng bài viết chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các khái niệm về hàng
giả chỉ có ý nghĩa đóng góp trong việc nhận diện, phát hiện và xây dựng chế
tài xử phạt cho đồng bộ, hợp lý các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán
hàng giả.
- Vũ Minh Hải, 2015. Chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục
Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát, làm rõ:
+ Một số khái niệm cơ bản về hàng giả.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng chống sản xuất, buôn bán hàng giả của
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương;
+ Đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp chống sản xuất, buôn bán
hàng giả trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Tác giả Vũ Hải Minh đã đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp
chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhưng do sự
khác biệt về vị trí địa lý, địa hình, đời sống thu nhập, tập quán dân cư nên
không thể áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng như trong phạm vi
nghiên cứu của tác giả không đi sâu vào phân tích, làm rõ những lý luận
chung về quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống hàng giả.
- Đỗ Trung Thành, 2017. Quản lý nhà nước trong công tác chống sản
xuất, buôn bán hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long. Tác giả luận văn ngoài
6
việc nêu ra khái niệm về hàng giả, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong
công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường
tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong
công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Trịnh Thành Sơn, 2017. Đấu tranh phòng, chống hàng giả tại Chi cục
Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thái
Nguyên. Luận văn nhìn tổng quát đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về thực trạng
đấu tranh phòng, chống hàng giả và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị
trường tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của tác giả Trịnh
Thành Sơn tập trung chủ yếu về công tác “phòng” và “chống” với khái niệm
tiếp cận nghiên cứu hàng giả của tác giả bao gồm cả hàng hóa xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ là cách hiểu chưa đúng theo quy định của pháp luật về
khái niệm hàng giả, đồng thời tác giả chưa làm rõ về quản lý nhà nước trong
công tác phòng, chống hàng giả. Do đó có sự khác biệt rất lớn trong việc phân
tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả,
cũng như định hướng các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học đã phần nào tạo dựng
khung nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm hàng giả, phân loại hàng giả;
đánh giá thực trạng công tác phòng, chống hàng giả, cũng như đề xuất các
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả nhưng
chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích, đánh giá hoạt động
quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhất
là những hoạt động quản lý nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục
Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp
7
với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây và có tính ứng dụng trong
điều kiện thực tế.
1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả trên
địa bàn cấp tỉnh
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về hàng giả và quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả
1.2.1.1. Khái niệm về hàng giả
Hàng giả là một thuật ngữ dùng để phân biệt và so sánh với hàng thật.
Thuật ngữ “hàng giả” không được định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt mà các
nước trên thế giới cũng chưa có định nghĩa tổng quát về hàng giả. Do đó,
Hàng giả có thể được hiểu là sự kết hợp giữa “hàng hóa” và “giả”.
Theo Mác – Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất ra để trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hàng hóa bao giờ cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị.
Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó thỏa mãn hai thuộc tính vừa nêu.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Giả có nghĩa là không phải thật mà là được
làm ra với bề ngoài giống như thật để người khác tưởng là thật”. (Nguyễn
Như Ý, 1998, trang 722).
Theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ, ký ngày 15/4/1994 (Hiệp định TRIPS) nêu khái niệm: "Hàng
hoá mang nhãn hiệu giả mạo, phải có nghĩa là bất cứ hàng hoá nào, kể cả bao
bì mang nhãn hiệu hàng hoá trùng với nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký
hợp pháp cho hàng hoá đó hoặc không thể phân biệt với nhãn hiệu đó về
những khía cạnh cơ bản, mà không được phép và do vậy xâm phạm các quyền
của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đó theo luật của nước nhập khẩu”.
Ở Việt Nam có nhiều văn bản pháp luật đề cập đến thuật ngữ hàng giả,
nhưng hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm hàng giả.
8
Theo Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì hàng
hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm: Hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và giả
mạo chỉ dẫn địa lý (gọi chung là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) và hàng hóa
sao chép lậu.
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016, cũng giải thích từ
ngữ thế nào là thuốc giả và dược liệu giả.
Theo Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
khái niệm hàng giả được nêu tại Điều 3 như sau: “Hàng giả là những sản
phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những
sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ
trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng
đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”.
Đến năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 đã không nêu khái niệm hàng giả mà giải thích từ ngữ “hàng
giả” gồm: Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng
hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc
tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ
70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng
ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; Thuốc phòng bệnh,
chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng
không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký;
có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; Thuốc bảo vệ
thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so
với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng;
không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên
9
nhãn, bao bì hàng hóa; Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo
tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc
tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc
giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; Hàng hóa có nhãn hàng hóa,
bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất,
đóng gói, lắp ráp hàng hóa; Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Tem, nhãn, bao bì giả.”
Từ việc nghiên cứu các khái niệm trên, theo tác giả luận văn đưa ra
khái niệm hàng giả như sau: Hàng giả là những hàng hóa được sản xuất trái
pháp luật có nội dung, hình thức giống với hàng thật, có hoặc không có giá trị
sử dụng nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng để thu được những khoản lợi
nhuận bất chính.
* Đặc điểm của hàng giả:
Thứ nhất, hàng giả là những sản phẩm hàng hoá được sản xuất, nhập
khẩu, kinh doanh trái pháp luật. Tính trái pháp luật thể hiện ở chỗ: pháp luật
cấm các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng giả; các hành
vi vi phạm liên quan về hàng giả sẽ bị xử lý theo các quy định pháp luật.
Thứ hai, hàng giả được sản xuất dựa trên các hàng hoá đã có trên thị
trường và có những đặc điểm, tính chất, kiểu dáng, các thông tin và dấu hiệu
của hàng thật, hàng hoá đang được bảo hộ.
Thứ ba, hàng giả được tạo ra nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.
Hàng giả về nội dung không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng do
giá trị sử dụng của loại hàng này thấp hơn, thậm chí không có giá trị sử dụng
so với hàng thật; hàng giả về hình thức thể hiện thông qua những dấu hiệu
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hàng thật. Mục đích của việc sản xuất,
buôn bán hàng giả là làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với hàng thật để tiêu
10
thụ hàng giả; giá thành để sản xuất ra hàng giả thấp hơn nhiều so với giá
thành sản xuất ra hàng thật.
1.2.1.2. Khái niệm phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh
Theo từ điển Tiếng Việt thì khái niệm: “Phòng có nghĩa là tìm cách
ngăn ngừa, đối phó với những điều không hay có thể xảy ra.” (Nguyễn Như
Ý, 1998, trang 1339), và khái niệm “Chống có nghĩa là gây tác động (...) với
hoạt động của ai” (Nguyễn Như Ý, 1998, trang 383).
Từ những khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm về phòng, chống
hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh như sau: Phòng, chống hàng giả trên địa bàn
cấp tỉnh là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh đối với việc sản xuất, buôn bán
hàng giả trên địa bàn tỉnh.
Phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh bao gồm nhiều nội dung
khác nhau như: Thông qua việc đa dạng hóa phương thức truyền thông, đổi
mới nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật liên quan
đến hàng giả; nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo
điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là
đối với đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người
già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa...); công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ
bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa,
dịch vụ; dấu hiệu nhận biết, phân biệt hàng giả; nâng cao đạo đức kinh doanh
và hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và phát triển
bền vững; xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp, cách thức, giải pháp
chống hàng giả; tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất theo
chuyên đề, địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng,… nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các
đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh.
11
Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ
quy định: Đấu tranh đối với việc sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ
quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết
để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán
hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được
phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Những vụ nghiêm trọng phải
kịp thời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung.
1.2.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa
bàn cấp tỉnh
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là
quản lý toàn xã hội. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào
chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hoá, trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Xét về mặt chức năng,
quản lý nhà nước bao gồm 3 chức năng: thứ nhất, chức năng lập pháp do các
cơ quan lập pháp thực hiện; thứ hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và
điều hành) do hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đảm nhiệm; và thứ ba,
chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện.
Theo nghĩa rộng, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính
sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời
sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ
nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Trong quản lý nhà nước thì bao gồm quản lý hành chính nhà nước, do
đó quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp được hiểu: Quản lý hành chính nhà nước
là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các
12
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ
thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật
tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Qua những phân tích trên, ta có đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh như sau: Quản lý nhà nước về
phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ và hành vi hoạt động của công dân trên địa bàn tỉnh,
do các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh tiến hành để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ phòng chống hàng giả, duy trì ổn định phát triển kinh tế
- xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp tỉnh.
Trên cơ sở khái niệm chung này, quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý thị
trường cấp tỉnh là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước do Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thực hiện đối với các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và hành vi hoạt động của công
dân trên địa bàn tỉnh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống hàng
giả, duy trì ổn định phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trên địa bàn tỉnh.
Từ định nghĩa này có thể thấy rằng quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh có những đặc điểm như sau:
Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa
bàn cấp tỉnh là Cục Quản lý thị trường tỉnh. Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình Cục Quản lý thị trường tỉnh có trách nhiệm thực hiện
13
và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác phòng, chống hàng giả
trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả mang tính quyền
lực nhà nước là hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các chủ thể có liên quan. Đồng thời cũng dựa vào tình trạng
xã hội liên quan đến hoạt động này. Tình trạng xã hội bao gồm trình độ dân
trí, ý thức xã hội được tạo lập trên cơ sở truyền thống, văn hóa, kinh tế, chính
trị của quốc gia tại những thời điểm khác nhau và sự tác động của các xu thế
quốc tế hóa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Thứ ba, đối tượng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả bao gồm
các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi mua bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ
hàng giả trên địa bàn tỉnh.
Thứ tư, quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả rất rộng, liên quan
đến các đối tượng trực tiếp và gián tiếp buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng
trữ hàng giả và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động này.
Thứ năm, mục tiêu quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả không
chỉ phòng ngừa, ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán hàng giả, mà còn hướng
tới mục tiêu chung của toàn xã hội nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của
các sở, ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội để phòng, chống hàng
giả có hiệu quả nhằm xây dựng nước Việt Nam ổn định và phát triển.
1.2.2. Sự cần thiết tăng cường quản lý nhà nước về phòng và chống
hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh
Hàng giả là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, có tác
động và ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Do đó, cần có sự quản lý của nhà nước để hạn chế những tác
động, ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả qua đó
14