Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

03 BG hinh tron chu vi va dien tich hinh tron 25294 1542733478

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 7 trang )

HÌINH TRÒN. CHU VI VÀ DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
"Cácthầytoáncóthểlàm video vềtoán 10 nângcaophầnlượnggiác dc ko ạ"

CHUYÊN ĐỀ: HÌNH HỌC

họcsinhcógửinguyệnvọngđến page

MÔN TOÁN: LỚP 5
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU THỦY

I. Hình tròn. Đường tròn
+ Kể các vật có dạng hình tròn?
Có rất nhiều đồ vật có hình tròn: miệng bát, cái đĩa, miệng cốc,bánh…
+ Để xác định một đường tròn chúng ta cần xác định được khẩu độ của com pa.
+ Cách vẽ đường tròn bằng com pa:

+ Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Tất
cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau:

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử Địa – GDCD tốt nhất!


+ Đoạn thẳng MN nối hai điểm M và N của đường
tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
Trong một hình tròn đường kính gấp 2 lần bán
kính.

Luyện tập:
Bài 1: Vẽ hình tròn có:


a) Bán kính 3cm;
Cách vẽ:
- Xác định tâm (O)
- Mở compa rộng 3cm

b) Đường kính 5cm.
Cách vẽ:
- Xác định tâm (A)
Bán kính  5 : 2  2,5  cm 
- Mở compa rộng 2,5 cm.

Muốn vẽ hình tròn khi biết bán kính ta chỉ cần mở khẩu độ compa bằng bán kính. Còn nếu biết đường kính
hình tròn ta tìm bán kính rồi mở khẩu độ compa bằng bán kính để vẽ.

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử Địa – GDCD tốt nhất!


Bài 2: Cho đoạn thẳng AB  4cm. Hãy vẽ hai hình tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2cm.
- Vẽ trên vở đoạn thẳng AB có độ dài 4cm.
- Chia đôi đoạn thẳng AB thành 2 đoạn thẳng mỗi
đoạn thẳng dài 2cm.
- Sử dụng compa để vẽ: đường tròn tâm (A) bán kính
2cm. Và đường tròn tâm (B) bán kính 2cm.

II. CHU VI HÌNH TRÒN
Lấy bìa cứng, vẽ và cắt một hình tròn có bán kính 2cm. Ta đánh dấu một điểm A trên đường tròn.
Đặt điểm A trùng với vạch 0 của một cái thước có vạch chia xăng-ti-mét và mi-li-mét.
Ta cho hình tròn lăn một vòng trên thước đó thì thấy rằng điểm A lăn đến vị trí điểm B nằm giữa vị trí 12,5cm

và 12,6cm trên thước kẻ. Độ dài của đường tròn bán kính 2cm chính là độ dài của đoạn thẳng AB.
Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
Như vậy: hình tròn bán kính 2cm có chu vi trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm hoặc hình tròn đường kính 4cm
cóc chu vi trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm.

3

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử Địa – GDCD tốt nhất!


Trong toán học, người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính 4cm với
3,14:
4  3,14  12,56  cm 

Quy tắc:

Công thức:

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân
với số 3,14.

C  d  3,14
Hoặc C  r  r  3,14

(Hoặc lấy hai lần bán kính nhân với số 3,14)

(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn, r là
bán kính hình tròn).

Ví dụ 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính 6cm.

Chu vi hình tròn là:
6  3,14  18,84  cm 

Ví dụ 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính 5cm.
Chu vi hình tròn là:
5  2  3,14  31, 4  cm 

Luyện tập:
Bài tập 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d:
a) d  0, 6cm

4

b) d  2,5dm

c) d 

4
m
5

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử Địa – GDCD tốt nhất!


Bài giải
a) Chu vi hình tròn là: 0, 6  3,14  1,884  cm.
b) Chu vi hình tròn là: 2,5  3,14  7,85  dm  .
c) Chu vi hình tròn là:

4

 3,14  0,8  3,14  2,512  m  .
5

Bài tập 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính r:
a) r  2,75cm.

b) r  6,5dm.

c) r 

1
m.
2

Bài giải
a) Chu vi hình tròn là: 2, 75  2  3,14  17, 27  cm 
b) Chu vi hình tròn là: 6,5  2  3,14  40,82  dm  .
c) Chu vi hình tròn là:

1
 2  3,14  3,14  m  .
2

Bài tập 3: Một bánh xe ô tô có đường kính là 0,75m. Tính chu vi của bánh xe đó.
Tóm tắt:
d: 0,75m
C: …m?

Bài giải:
Chu vi của bánh xe đó là:

0, 75  3,14  2,355  m 
Đáp số: 2,355m.

III. DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Công thức: S  r  r  3,14
(S là diện tích hình tròn, r là bán kính đường tròn)
Ví dụ: Tính diện tích hình tròn có bán kính bằng 2 dm.
Bài giải:
Diện tích hình tròn là:
2  2  3,14  12,56  dm2 

Đáp số: 12,56dm2

5

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử Địa – GDCD tốt nhất!


Luyện tập:
Bài tập 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a) r  5 cm

b) r  0, 4 dm

c)

3
m
5


Bài giải:
a) Diện tích hình tròn là:
5  5  3,14  78,5  cm2 

b) Diện tích hình tròn là:
0, 4  0, 4  3,14  0,5024  dm2 

c) Diện tích hình tròn là:
3 3
  3,14  0, 6  0, 6  3,14  1,1304  m2 
5 5

Bài tập 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a) d  12cm

b) d  7, 2dm

c) d 

4
m.
5

Bài giải:
a) Bán kính hình tròn là:
12 : 2  6  cm 

Diện tích của hình tròn là:
6  6  3,14  113, 04  cm 2 


b) Bán kính hình tròn là:
7, 2 : 2  3, 6  dm 

Diện tích hình tròn là:
3, 6  3, 6  3,14  40, 6944  dm2 

c) Bán kính hình tròn là:
4
4
:2 
 0, 4  m 
5
10

6

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử Địa – GDCD tốt nhất!


Diện tích hình tròn là:
0, 4  0, 4  3,14  0,5024  m2 

Đáp số: a) 113, 04cm2 ; b) 40, 6944 dm2 ; c) 0,5024 m2
Bài tập 3: Tính diện tich của một mặt bàn hình tròn có bán kính 45cm.
Bài giải:
Diện tích mặt bàn đó là:
45  45  3,14  6358,5  cm 2 

Đáp số: 6358,5cm2 .


7

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử Địa – GDCD tốt nhất!



×