ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 5
Câu 1:
a. Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
b. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương
pháp bảo quản nóng?
Câu 2:
a. Hãy cho biết sự biến đổi về cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm sống hiếu
khí, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người thích nghi với chức năng?
.
b. Xét về mặt tế bào học, nêu nguyên nhân của bệnh tiểu đường type I, bệnh viêm phổi ở các thợ mỏ,
bệnh nhiễm trùng do Streptococcie, bệnh Pompe (bệnh tim mạch thừa glycogen II), bệnh Tay - Sach.
Câu 3: Giải thích các hiện tượng sau:
a. Nếu trong tế bào không có oxi (O2) thì chu trình Krebs không diễn ra.
b. Nhỏ một giọt máu vào cốc nước tinh khiết thì hồng cầu ở trong giọt máu đó sẽ bị vỡ ra.
c. Nhiệt độ môi trường tăng cao quá giới hạn cho phép thì enzym bị bất hoạt.
d. Ở trong môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh.
Câu 4: Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hoá các chất trong tế bào:
Ức chế ngược
Ức chế ngược
A
B
C
E
F
Ức chế ngược
H
D
G
Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích?
Đặt mua file Word tại link sau
/>Câu 5: Cho biết axit malonic là chất có cấu tạo gần giống với axit succinic.
a. Có 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Có enzym xucxinatdehidrogenaza + axit succinic + axit malic.
- Ống 2: Có enzym xucxinatdehidrogenaza + axit succinic + axit malonic.
Ở ống nghiệm nào hoạt tính của enzym mạnh hơn? Giải thích.
b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ chế phosphoryl hóa ở các
vị trí đó.
Trang 1
Câu 6:
a. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong việc quy định áp suất thẩm
thấu của tế bào? Giải thích.
b. Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì?
Câu 7: Người ta có 2 dịch huyền phù vi khuẩn G+ Bacillus subtilis trong 2 ống nghiệm A và B. Ống
nghiệm A trong nước cất, ống nghiệm B trong dung dịch đường đẳng trương (saccaro 0,3 mol/Z). Sau đó
cả 2 ống nghiệm đều được xử lý bằng lượng lyzozym như nhau. Quan sát thấy dịch trong ống nghiệm A
trở nên trong suốt rất nhanh, còn dịch trong ống nghiệm B độ đục hầu như không thay đổi.
a. Chỉ rõ tác động của lyzozym?
b. Giải thích kết quả quan sát được?
c. Vai trò của thành tế bào đối với vi khuẩn?
Câu 8:
a. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua?
b. Nếu chuyển những tế bào nấm men sống nhờ glucozơ từ môi trường hiếu khí sang môi trường kị khí
thì tốc độ tiêu thụ glucozơ phải thay đổi như thế nào đế tế bào vẫn tạo ra ATP với tốc độ như cũ?
Câu 9:
a. Plasmid là gì? Nêu các chức năng, ứng dụng và các giả thuyết về nguồn gốc của Plasmid?
b. Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm Vi khuẩn hoá tổng hợp?
Câu 10: Chỉ ra những nguyên nhân làm cho virus phải kí sinh nội bào đặc hiệu bắt buộc.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
a. Điểm khác nhau:
Tinh bột
Xenlulozơ
- Do nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau - Do nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau
dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh. bởi các liên kết glicozit.
- Liên kết giữa các phân tử là α-1,4 glicozit.
- Liên kết giữa các phân tử là β-1,4 glicozit.
- Có dạng xoắn lò xo nên bắt màu xanh đặc - Có dạng mạch thẳng nên không bắt màu với
trưng với iot.
iot.
b. Bảo quản trứng
- Trong trứng có nhiều protein, cấu trúc không gian của protein được hình thành bởi các liên kết hiđro,
không bền với nhiệt độ cao...
- Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ thấp: Trong điều kiện
nhiệt độ thấp, liên kết hiđro không bị đứt, cấu trúc không gian của protein không bị phá vỡ, nó chỉ ức chế
và làm giảm hoạt tính của protein nên trứng lâu bị hỏng.
- Không dùng phương pháp bảo quản nóng (bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ cao): nhiệt độ cao
làm cho liên kết hiđro bị phá vỡ, cấu trúc không gian protein bị phá vỡ và protein mất hoạt tính, làm cho
trứng nhanh bị hỏng
Trang 2
Câu 2:
a. Cấu tạo của màng tế bào phù hợp với chức năng của tế bào:
- Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp vào trong tế bào chất và tách ra hình thành các túi dẹt
thilacoit (gần giống với các hạt grana trong lục lạp) chứa sắc tố giúp tế bào thực hiện chức năng quang
hợp.
- Vi khuẩn cố định đạm sống hiếu khí: Màng sinh chất gấp nếp và ăn sâu vào trong tế bào chất tạo ra
mezoxom. Bên trong mezoxom chứa hệ enzym nitrogenaza giúp tế bào thực hiện quá trình cố định nitơ.
Ví dụ vi khuẩn azotobacter sống hiếu khí nên sử dụng oxi cho hô hấp. Tuy nhiên, quá trình cố định đạm
lại diễn ra trong điều kiện kị khí nên cần có các mezoxom để tạo môi trường kị khí cho cố định đạm.
- Tế bào biểu mô ruột ở người: Màng sinh chất lồi ra ngoài hình thành các vi mao làm tăng diện tích
tiếp xúc giúp tế bào thực hiện chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non vào máu và hệ thống
bạch huyết.
- Tế bào biểu mô ống thận ở người: Màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô chứa
nhiều ti thể giúp tế bào tăng cường trao đổi các chất
b. Giải thích nguyên nhân
- Bệnh nhiễm trùng do Streptococcie: Vi khuẩn làm phá hủy màng lizoxom làm enzym được giải
phóng vào tế bào chất dẫn tới tiêu hủy tế bào.
- Bệnh Pompe (bệnh tim mạch do thừa glycogen II): Nguyên nhân là do thiếu enzym glicogidaza trong
lizoxom nên glycogen không được phân hủy, tích lại trong lizoxom dẫn đến các bệnh tim mạch.
- Bệnh Tay- Sachs: là do lizoxom của tế bào thần kinh thiếu enzym phân giải lipit, gây dư thừa và tích
lũy lipit trong noron làm não bị tổn thương.
Câu 3:
a. Chu trình Krebs cần sử dụng NAD+ và FAD+. Khi không có O2 thì NADH và FADH2 không được
oxi hóa thành NAD+ và FAD+ cho nên chu trình Krebs không diễn ra.
b. Khi nhỏ giọt máu vào trong nước thì nước sẽ thẩm thấu vào hồng cầu làm hồng cầu trương lên và vỡ
ra.
c. Enzym có bản chất là protein cho nên khi nhiệt độ tăng quá cao thì protein bị biến tính dẫn tới
enzym bị biến đổi trung tâm hoạt động → bị mất hoạt tính (bất hoạt).
d. Do màng tế bào có tính thấm chọn lọc cho nên khi ở trong môi trường ưu trương, nước sẽ thẩm thấu
từ dịch bào ra môi trường → tế bào bị co nguyên sinh.
Câu 4: Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường. Nguyên nhân là
vì cơ chế ức chế ngược của enzym. G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm giảm phản ứng chuyển C
thành D và E → nồng độ chất C tăng lên → ức chế ngược trở lại làm giảm phản ứng chuyển hóa A thành
B. Vậy A chuyển hóa thành H nhiều hơn → nồng độ chất H tăng lên bất thường.
Câu 5:
a. - Ở ống nghiệm 1, hoạt tính của enzym mạnh hơn.
-Vì:
+ Axit malonic là chất ức chế cạnh hanh có tác động kìm hãm enzym. Axit malonic có cấu tạo giống
với axit succinic nên tạm thời chiếm lĩnh mất trung tâm hoạt động của enzym.
Trang 3
+ Khi hình thành phức hệ enzym - chất ức chế thì chất ức chế không bị biến đổi nên phức hệ enzym chất ức chế rất bền vững và không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
b. - ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, lục lạp.
- Khác nhau:
+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm photphat linh động từ một chất hữu cơ
khác tới ADP để tạo ATP.
+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hô hấp được sử dụng để
gắn nhóm photphat vô cơ vào ADP.
+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển hóa thành năng
lượng tích lũy trong liên kết ADP và nhóm photphat vô cơ tạo thành ATP.
Câu 6:
a. Không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào.
Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
b- Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh sáng đã chuyển
thành năng lượng trong ATP, NADPH.
- Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ
(C6H12O6)
Câu 7:
a. Tác động của lizozim
- Lizozim tác động vào liên kết β -1,4 glucozơzit của thành tế bào → Thành tế bào vi khuẩn bị phá hủy.
Tế bào mất thành trở thành tế bào trần. Khi ở dạng tế bào trần thì sự thẩm thấu của nước làm tế bào
trương lên và gây vỡ tế bào.
b. Giải thích kết quả:
- Ở ống nghiệm A: Môi trường nhược trương nên nước thẩm thấu đi vào các tế bào đã mất thành làm
các tế bào bị phồng lên và vỡ → Dịch trong ống nghiệm trở nên trong suốt rất nhanh.
- Ở ống nghiệm B: Môi trường đẳng trương, các tế bào mất thành nhưng có sự thẩm thấu gần cân bằng
nên tế bào không bị tan → Dịch trong ống nghiệm độ đục hầu như không thay đổi.
c. Vai trò của thành tế bào:
- Thành tế bào chống lại áp suất thẩm thấu làm trương tế bào. Khi tế bào có áp suất thẩm thấu lớn hơn
môi trường thì nước sẽ thẩm thấu vào trong tế bào làm cho tế bào trương lên. Khi tế bào trương lên thì
màng tác động lên thành làm xuất hiện một phản lực T chống lại sự trương lên của màng tế bào. Do đó
chống lại sự thẩm thấu của nước, bảo vệ tế bào không bị vỡ bởi sự trương nước.
- Duy trì hình dạng tế bào ổn định.
Câu 8:
a. Nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc, hô hấp hiếu khí trong môi trường có O2 và lên men
etylic trong môi trường không có O2.
- Rượu bị nhạt: Quá trình lên men không đảm bảo điều kiện kị khí. O2 xâm nhập vào → Nấm men
chuyển sang hô hấp hiếu khí → Nồng độ rượu etylic giảm.
Trang 4
- Rượu bị chua: Ở những mẻ rượu bị nhạt, nồng độ etylic giảm, nếu bị nhiễm vi khuẩn lên men giấm
(vi khuẩn Acetobacter) thì vi khuẩn này sẽ lên men rượu thành giấm (oxi hoá không hoàn toàn) làm rượu
bị chua.
b. Nấm men chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men rượu: Hô hấp hiếu khí tạo ra khoảng 38 ATP, lên
men rượu tạo ra 2 ATP → Tế bào phải tiêu thụ lượng glucozơ với tốc độ gấp khoảng 19 lần so với khi
sống trong môi trường hiếu khí.
Câu 9:
a. + Plasmid là những phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, mạch kép nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, có
khả năng nhân đôi, sao mã giải mã đối lập với NST của vi khuẩn.
+ Mỗi tế bào có từ một đến vài chục plasmid và là thành phần không bắt buộc của tế bào nhân sơ.
+ Chức năng:
- Mang những gen thiết yếu giúp vi khuẩn kháng lại các yếu tố bất lợi của môi trường như tiết kháng
sinh, phân giải hoặc đồng hóa một số chất tốt hơn.
- Nhiều plasmid là các yếu tố giới tính tham gia hình thành cầu tiếp hợp trong sinh sản của vi khuẩn.
+ Ứng dụng: - Sản xuất kháng sinh.
- Dùng làm thể truyền trong công nghệ gen.
+ Nguồn gốc: - Do ADN của NST bị đứt ra.
- Do phagơ đưa vào.
- Do cảm ứng của môi trường các nucleotit kết hợp lại để thích ứng với môi trường.
b. Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp là:
- Các nhóm VK hoá tổng hợp gồm: Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa S, nhóm VK lấy
năng lượng từ các hợp chất chứa N, nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe, nhóm VK lấy
năng lượng từ H phân tử.
- Các nhóm VK hoá tổng hợp có sự khác biệt nhau ở khâu chúng sử dụng các chất cho hiđro khác
nhau, từ đó cho các sản phẩm khác nhau.
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N tiến hành oxi hóa NH3 thành axit nitơ để lấy một
phần năng lượng.
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chấy chứa S có khả năng oxi hoá H2S để lấy một phần năng
lượng.
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe có khả năng oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ để lấy một
phần năng lượng.
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ hiđro có khả năng oxi hoá hiđro phân tử để lấy một phần năng lượng.
Câu 10:
- Virus kí sinh đặc hiệu là do virus chỉ có khả năng xâm nhập vào tế bào để kí sinh khi thụ quan của
virus phù hợp với thụ thể của tế bào mà nó xâm nhập. Sự phù hợp giữa thụ quan - thụ thể giúp cho virus
hấp thụ và xâm nhập được vào tế bào chủ.
- Virus phải kí sinh bắt buộc là do virus thiếu hệ enzym thực hiện trao đổi chất và virus không có bộ
máy sinh tổng hợp protein cho bản thân nó. Khi kí sinh trong tế bào chủ, virus sử dụng enzym của tế bào
chủ để thực hiện sự nhân đôi axit nucleic và thực hiện sinh tổng hợp protein. Chính vì vậy, khi ở ngoài tế
Trang 5
bào chủ thì virus không có biểu hiện sống (giống vật vô sinh). Vì vậy, virus được xem là ranh giới giữa
sinh vật và vật vô sinh.
Trang 6