Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Các thiết bị trong kĩ thuật hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 27 trang )

1. Thiết bị chia dòng
a, Phân loại bằng dòng không khí (sức gió):
- Nguyên tắc hoạt động: phương pháp này dùng để
phân loại hạt khô( độ ẩm dưới 5÷6%), các hạt có kích
thức 3mm đến 10mm. Độ lớn của hạt phân loại được
điều chỉnh theo độ thổi mạnh của dòng không khí.

b, Phân loại bằng dòng:
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Đây là phương pháp phân loại ướt để tách các hạt
hỗn hợp trên cơ sở về quan hệ khác nhau của các hạt
trong hỗn hợp đối với quá trình chuyển động trong môi
trường chất lỏng.
+ Các hạt có độ lớn khác nhau dưới tác động của các
lực sẽ có các đường chuyển động khác nhau. Lực tác
động ở đây là lực cản, lực trọng trường, lực ly tâm, lực
quán tính,…

1


+ Ngày nay trong công nghệ kĩ thuật hóa học người ta
thường dùng máy kiểu li tâm ướt. Các hạt nặng sẽ rơi
xuống phía dưới còn các hạt nhẹ sẽ theo dòng hướng
lên trên và tràn ra ngoài.

- Ứng dụng: phân loại các hạt theo mục đích,…
2. Thiết bị khấy trộn
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Thiết bị phản ứng khấy lí tưởng gián đoạn: Các chất
phản ứng ban đầu được đưa vào bình phản ứng và được


khấy trộn đều tại một nhiệt độ xác định, sau một
khoảng thời gian nhất định lấy toàn bộ các chất phản
ứng và sản phẩm phản ứng ra. Thành phần của hỗn hợp
phản ứng thay đổi theo thời gian, tại một thời điểm nhất

2


định thì thành phần phản ứng là như nhau tại mọi thời
điểm trong hỗn hợp phản ứng.

+ Thiết bị phản ứng theo kiểu ống dòng: Dòng chất
phản ứng chảy theo một dòng chảy đều đặn và dọc
theo ống phản ứng, do đó xem như không có sự khuếch
tán dọc theo dòng chảy và không có sự khác nhau vê
tốc độ đối với bất kì điểm nào của dòng chảy. Vật chất
chảy trong thiết bị của ống dòng theo một dòng chảy
đều đặn và liên tục.

+ Thiết bị phản ứng khuấy lí tưởng liên tục: Đây là loại
thiết bị trong đó các chất phản ứng được khuấy trộn tốt
và có thành phần như nhau trong toàn bộ khối hỗn hợp
phản ứng. Dòng chất đi ra từ thiết bị có cùng thành
phần như dòng chất bên trong thiết bị phản ứng.

- Ứng dụng: khuấy và trộn dung dịch làm nóng chất lỏng
cần thiết trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và y học,
3



nghiên cứu khoa học và các phòng thí nghiệm thí
nghiệm ở các trường đại học.
3. Thiết bị sấy:
Quá trình sấy khô chất rắn là quá trình tách chất lỏng liên
kết trên bề mặt hoặc trong ống mao quản, trong mạng lưới
tinh thể chất rắn
a, Sấy khô bằng không khí nóng: Người ta cho chất rắn
cần được sấy khô tiếp xúc với dòng không khí nóng chứa
lượng hơi nước ít hơn so với giá trị bão hòa
Một số thiết bị sấy khô trong kĩ thuật:
- Hầm sấy:
+ Nguyên tắc hoạt động:
Hệ thống quạt vận chuyển tác nhân và bộ phận gia
nhiệt được lắp bên ngoài hoặc ngay trên nóc hầm sấy.
Xe vật liệu sấy đầu tiên sẽ là xe khô nhất được lấy ra,
các xe còn lại trong hầm được đẩy dồn lên phía trên và
xe vật liệu ẩm đầu tiên bổ sung vào sẽ được bố trí vào ở
cuối hầm. Như vậy không khí sẽ được tận dụng triệt để
do đó làm tăng hiệu quả sử dụng nhiệt.
+ Ứng dụng:
Do khả năng sấy lượng lớn nguyên liệu trong một thời
gian tương đối ngắn nên hầm sấy được sử dụng rộng
rãi.

- Băng sấy:
+ Nguyên tắc hoạt động: chất rắn cần làm khô được
đảo trộn khi chuyển từ băng này sang băng khác, do đó
các tiểu phân chất rắn cần làm khô luôn được tiếp xúc
lặp đi lặp lại với không khí nóng.
+ Ứng dụng: được ứng dụng nhiều trong ngành thực

phẩm, sản phẩm nông nghiệp, sấy rau củ quả, sấy
nguyên liệu thuốc bắc, sấy các loại sản phẩm thủy sản,
thức ăn chăn nuôi, ngành hóa chất, vật liệu, máy ứng
dụng tốt cho các nguyên liệu dạng phiến, lát, cục,
hạt….

4


- Lò sấy tầng:
+ Nguyên tắc hoạt động: có cấu tạo hình hộp hay
buồng hình trụ, trong đó có lớp lưới để đỡ vật liệu và
phân phối dòng tác nhân sấy. Không khí nóng được thổi
từ đáy buồng, thổi bung lớp vật liệu lên, làm vật liệu ở
trạng thái lơ lửng.
+Ứng dụng: Áp dụng cho những loại đậu, rau củ dạng
mỏng hay dạng hạt, trong công nghệ sản xuất viên
nang, trong dược phẩm.

- Trống sấy:
+ Nguyên tắc hoạt động: thích hơp với các mẻ lớn.
Trống sấy là một ống dài chuyển động xung quanh trục
của nó.
+ Ứng dụng: trong sản xuất khoai tây dạng mãnh
(flake), ngũ cốc nấu sẵn, mật đường, xúp bột, pu rê trái
cây và sữa tách kem (whey).

5



- Sấy dòng:
+ Nguyên tắc hoạt động: chất rắn cần làm khô được
kéo theo trong dòng không khí nóng và sau đó khi chất
rắn đã khô người ta giảm tốc độ dòng khí hoặc dùng
xiclon để tách các tiểu phân chất rắn đã làm khô ra khỏi
dòng không khí.
+ Ứng dụng: chỉ dùng sấy các hạt có kích thước trung
bình và với một lỗ độ lớn hạt hẹp.

- Sấy phun:
+ Nguyên tắc hoạt động: dung dịch hoặc huyền phù
được phun qua một miệng quay trong dòng không khí
nóng, như vậy nước sẽ bay hơi và chất rắn còn lại được
sấy khô.

6


+ Ứng dụng: để sản xuất bột giặt, tách nhũ tương

PVC,.

b, Sấy khô bằng phương pháp tiếp xúc:
- Nguyên tắc hoạt động: quá trình gia nhiệt vật liệu
sấy bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp giữa vật liệu sấy và
bề mặt gia nhiệt là chất rắn( vách phẳng, vách trụ,...).
Chất tải nhiệt( hơi nóng hoặc khói lò) chuyển động ở
phía bên kia của vách. Phía kia của vách tiếp xúc trực
tiếp với vật liệu sấy.
- Ứng dụng: Trong công nghiệp giấy và dệt may sử dụng

phổ biến phương pháp này. Trongcông nghiệp thực
phẩm: công nghiệp đồ hộp, sấy rau quả, dược phẩm.

7


4. Thiết bị lọc
- Nguyên tắc hoạt động: tách chất rắn ra khỏi môi
trường như khí hoặc lỏng nhờ vật liệu lọc.
- Ứng dung: phân tách huyền phù thành chất lỏng và
chất rắn riêng biệt

5. Thiết bị tách ẩm:
-Nguyên tắc hoạt động: Tách ẩm có nghĩa là lấy nước ra
khỏi không khí ẩm. Tách ẩm là quá trình làm giảm độ ẩm
tuyệt đối của không khí ẩm. Có 2 nguyên lý tách ẩm thông
dụng nhất:
+Nguyên lý tách ẩm tận dụng hiện tượng đọng sương trên
bề mặt: Khi không khí ẩm tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí ẩm, nước
8


trong không khí ẩm sẽ ngưng tụ trên bề mặt đó. Hiện
tương này thường hay xảy ra khi dòng không khí đi qua
dàn lạnh.
+ Nguyên lý tách ẩm sử dụng chất hút ẩm: Khi không khí
ẩm tiếp xúc với bề mặt chất hút ẩm, nước trong không khí
ẩm sẽ được hấp thụ vào chất hút ẩm. Chất hút ẩm có 2
dạng là chất hút ẩm dạng lỏng và chất hút ẩm dạng rắn.

- Ứng dụng: trong công nghế sấy, bảo quản hóa chất
nông sản

6. Thiết bị tạo ẩm:

9


- Nguyên tắc hoạt động: Không khí được hút qua bộ
lọc, sau đó được làm sạch và dẫn qua đĩa lọc quay, ướt.
Ở đây nó hấp thụ độ ẩm cần thiết mà sau đó một lần
nữa phát ra không khí trong phòng bằng nhau và không
có mưa.
- Ứng dụng: Sử dụng trong hệ thống phun sương nhà
xưởng, nhà máy sản xuất,hệ thống phun sương cho các
nhà máy xử lý chất thải, dược phẩm,hệ thống phun
sương chuồng trại, vườn cây,làm mát cho trang trại hay
công viên,ngoài ra còn được sử rộng cho các trung tâm
thương mại.
7. Thiết bị ngưng tụ:
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Trong các thiết bị ngưng tụ trực tiếp là ta phun nước
vào trong hơi, hơi tạo ra ẩn nhiệt đun nóng nước và
ngưng tụ lại.
+ Ngưng tụ gián tiếp, hay còn gọi là ngưng tụ bề mặt,
nghĩa là quá trình trao đổi nhiệt giữa hơi và nước qua
tường ngăn trong thiết bị trao đổi nhiệt. Hơi được ngưng
tụ trên bề mặt trao đổi nhiệt.
- Ứng dụng: Làm mát hơi nước thải của quá trình phát
điện và đồng phát nhiệt, và cải thiện hệ thống làm mát

không khí trực tiếp.

8. Thiết bị hóa hơi:
- Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị sử dụng bằng điện để
gia nhiệt nước hoặc không khí từ đó cung cấp nguồn
10


nhiệt cho Gas lỏng chuyển hóa thành hơi khi đi ra khỏi
thiết bị.
- Ứng dụng: Ứng dụng cho các lại khí: Oxygen lỏng,
Nitrogen lỏng, Argon lỏng,...
9. Thiết bị chưng cất:
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Thiết bị chưng cất mâm xuyên lỗ: hỗn hợp nhập liệu
được đưa vào tháp qua ống nhập liệu 8, trong tháp
chưng cất pha lỏng và hơi tiếp xúc với nhau trên mâm
dẫn đến cấu tử nhẹ bị lôi cuốn lên trên đỉnh, còn các
cấu tử nặng thì chảy xuống đáy theo ống chảy truyền.

+ Thiết bị chưng cất mâm chóp: tương tự mâm xuyên
lỗ, khác ở chỗ hơi đi vào từ dưới lên qua chóp và tiếp
xúc với dòng lỏng làm bốc hơi cấu tử nhẹ

11


12



+ Thiết bị chưng cất tháp đệm:

- Ứng dụng: Chưng cất đã được ứng dụng trong ngành
công nghiệp cồn dùng cho đồ uống đã từ rất lâu (cũng
có giả thuyết là từ khoảng thế kỷ thứ 14), nó giữ vị trí
quan trọng trong công đoạn tinh chế, phân tách, thu hồi
của quá trình sản xuất trong ngành công nghiệp tổng
hợp hoá học hữu cơ, mà đầu tiên phải kể đến là hoá
dầu.
10.
Thiết bị cô đặc:
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn ở tâm: - Đầu tiên
dung dịch sẽ được cho vào các ống truyền nhiệt và ống
tuần hoàn qua van, sau đó mở van hơi cho hơi vào. Phải
để dung dịch phủ kín toàn bộ các ống mới được mở van
hơi. Nhằm tránh hiện tượng cháy nổ. Tại phòng đốt này,
dung dịch trong các ống sẽ được truyền nhiệt từ hơi đốt
ở bên ngoài. Trong ống truyền nhiệt dung dich sẽ sôi lên
và trở thành hỗn hợp hơi-lỏng. Hỗn hợp này nóng nên
13


khối lượng riêng giảm đi và bị đẩy từ dưới lên miệng
ống. Còn trong ống tuần hoàn, thể tích dung dịch theo
một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn ống truyền
nhiệt do đó lượng hơi tạo ra ít hơn, dẫn đến khối lượng
của hỗn hợp hơi-lỏng lớn hơn và sẽ bị đẩy xuống dưới.
Kết quả là trong thiết bị có chuyển động tuần hoàn tự
nhiên từ dưới lên trong ống truyền nhiệt và từ trên

xuống trong ống tuần hoàn. Phía trên phòng đốt là
phòng bốc hơi. Ở đây, hơi thứ sẽ mang theo những cấu
tử. Vì thế, có bộ phận tách bọt nhằm thu hồi lại những
cấu tử. Trong quá trình truyền nhiệt, dung dịch được cô
đặc sẽ thoát ra qua cửa II , nước ngưng tụ sẽ thoát ra
qua cửa IV.Còn hơi thứ sau khi được loạicấu tử sẽ thoát

ra qua cửa V.

14


+ Hệ thống cô đặc kiểu TUYE: Hơi có áp suất cao P0 đi vào tuye
2 và giãn. Đồng thời hơi thứ có áp suất P P’ được hút vào tuye.
Từ tuye hỗn hợp đi ra với áp suất P1 rồi đi vào thiết bị phân
tách. Lượng hơi dó áp suất cao, nhiệt độ Cao thì đi vào thiết bị.
Còn lượng hơi nhiệt độ thấp không được sử dụng rồi đi ra ngoài.
Hơi đốt đi ngoài, nguyên liệu đi bên trong ống tuyp, hai pha đối
lưu nhau. Hơi thứ được đi vào thiết bị phân tách, sản phẩm và
nước ngưng tụ cho ra ngoài qua 2 cửa khác nhau.

- Ứng dụng: Thiết bị ứng dụng rộng rãi trong ngành
công nghệ thực phẩm.
+Thiết bị cô đặc loại màng được sử dụng trong các nhà
máy đường, bột ngọt,
bánh kẹo, bia rượu.
+ Dùng để cô đặc nước quả như cà chua, dứa…
+fv Cô đặc các sản phẩm sữa.
11.
Thiết bị chiết:

- Nguyên tắc hoạt động:
15


+ Ngược dòng sử dụng nhiều bậc chiết

+ Chiết liên tục: được thực hiện trong một thiết bị riêng(
thường là bộ chiết Soxhlet).

16


- Ứng dụng: tách chiết trong hóa phân tích, tách chiết
caphein, tách chiết các chất chống oxi hóa, tách chiết
hỗn hợp hoa huplon trong sản xuất bia,…
12.
Thiết bị hấp phụ:
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Thiết bị hấp thụ kiểu màng chất lỏng: Màng chất
lỏng trong thiết bị hình tháp được tạo thành khi cho
chất lỏng chảy thành màng theo các ống, tấm tĩnh hay
đĩa quay bố trí hợp lý trong tháp. Chất lỏng theo màng
có thể chuyển động từ trên xuống dưới và khí đi từ dưới
lên trên; rất ít khi sử dụng chế độ chuyển động cùng
chiều từ dưới lên trên.
+ Thiết bị màng đĩa quay: Có cấu tạo giống như thiết
bị đĩa quay trong xử lý bụi và sol. Chất lỏng để hấp thụ
được phân bố đều trên các tầng đĩa, chuyển động từ
trên xuống và được quay tròn liên tục trong suốt quá
trình xử lý.

+ Tháp hấp thụ loại đệm: Được dùng phổ biến nhất.
Trong tháp, người ta thường nhồi các vật thể lồng cồng
như ốc, sành sứ, lò so kim loại. vụn than cốc... để làm
17


tăng diện tích tiếp xúc hai pha. Khi vận hành, khí thải
được đi từ dưới lên trên còn chất lỏng thì đi từ trên
xuống dưới. Lưu lượng của hai pha luôn được tính toán
trước để thiết bị đạt hiệu quả cao nhất.
+Tháp hấp thụ kiểu đĩa chụp: Tháp hấp thụ kiểu đĩa
chụp tạo ra sự chuyển động đối dòng của dòng hơi, khí
thải và chất lỏng hấp thụ qua từng bậc một. Chất lỏng
đi từ phía trên đĩa xuống, rơi vào đáy của đĩa ở phía
dưới rồi tiếp tục chảy xuống phía trên của đĩa tiếp theo.
Còn khí thì len lỏi cũng theo con đường ấy nhưng ngược
chiều với chất lỏng.
+ Tháp phun: Là loại thiết bị hấp thụ đơn giản. Trong
tháp phun, chất lỏng được phun thành bụi mù (sương)
từ phía trên xuống, khí thường đi từ dưới lên nhằm làm
tăng diện tích tiếp xúc và để nồng độ thực tế của chất
cần hấp thụ trong pha khí giảm dần theo chiều từ dưới
đi lên và nồng độ chất bị hấp thụ trong pha lỏng được
tăng dần theo chiều từ trên đi xuống.
- Ứng dụng: tách chất, xử lí nước, khí thải, …

18


13.


Thiết bị hấp phụ:

- Nguyên tắc hoạt động: bằng cách sử dụng 1 chất rắn
để thu hút chất lỏng hoặc khí trong môi trường lên bề
mặt chất rắn đó. Thiết bị hấp phụ thường sử dụng kèm
với cái loại vật liệu hấp phụ. Các chất hấp phụ thường
được ở dạng: hạt hình nhỏ, thanh, bùn, hoặc đá nguyên
khối với hydrodynamic đường kính khoảng 0.5 đến
10 mm. chúng phải chống mài mòn cao, ổn định với
nhiệt và đường kính lỗ nhỏ, giúp tăng diện tích bề mặt
do đó tăng khả năng hấp phụ. Các chất hấp phụ phải có
cấu trúc lỗ xốp riêng biệt với nhau giúp cho chúng có
khả năng thoát khí nhanh.
- Ứng dụng:

19


+Silica gel là hóa chất trơ, không độc, phân cực và được
định hình ổn định (< 400 °C hoặc 750 °F) từ SiO2 dạng
vô định hình. Được hình thành bởi phản ứng giữa
sodium silicate và acetic acid, được xếp theo chuỗi sau
các quá trình như là ngưng kết, tẩy trôi,.... kết quả là
hình thành vô số các lỗ xốp nhiều kích cỡ. Silica được sử
dụng trong quá trình làm khô khí (vd. oxy, khí thiên
nhiên) và hấp phụ các hydrocarbon nặng (phân cực) từ
khí gas thiên nhiên.

+ Zeolite là các tinh thể silica nhôm aluminosilicates) tự

nhiên hoặc nhân tạo, các lỗ xốp sắp xếp liên tục và
thoát nước ở nhiệt độ cao. Zeolites tự nhiên là chất
phân cực. Zeolites được sử dụng trong quá trình làm
khô khí, loại CO2 khỏi khí thiên nhiên, loại khí CO khỏi
gas tinh lọc, tách khí, xúc tác phản ứng cracking.

20


+ Than hoạt tính: Than hoạt tính là một dạng
của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng bé thể tích
nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ hấp phụ. Than hoạt
tính được sử dụng trong tinh chế khí, thức uống không
chứa caffein, tinh chế quặng vàng, chiết kim loại, làm
tinh khiết nước, y tế, xử lý chất thải, lọc không khí trong
mặt nạ phòng độc và khẩu trang.
+ Oxit nhôm: một trong những chất hấp thụ vô cơ được
sủ dụng rộng rãi trong kĩ thuật để làm khô các môi
trường khác nhau. Nó được ứng dụng trong làm khô hấp
thụ khí, chất làm khô có hiệu quả trong bảo quản máy
mới.
14.

Thiết bị kết tinh:

- Nguyên tắc hoạt động:
+ Thiết bị kết tinh bằng cách làm lạnh: sự hạ nhiệt độ
trong bộ phận làm lạnh chỉ rất nhỏ để sao cho khu vực
đó không có sự kết tinh tự phát. Dung dịch này được
dẫn vào máy kết tinh ở dạng huyền phù có chứa tinh

thể. Trong thiết bị xảy ra hai quá trình đồng thời: các
tinh thể có mặt sẽ lớn lên và dung dịch quá bão hòa bị
phá hủy chuyển sang dung dịch bão hòa.

21


+ Thiết bị kết tinh bằng bay hơi: người ta cho dung dịch
quá bão hòa( bằng cách bay hơi dung môi) vào dung dịch
huyền phù tinh thể và như vậy người ta thu được các tinh
thể lớn.

+ Thiết bị kết tinh chân không: khi hút chân không một
dung dịch, đồng thời không có sự dẫn nhiệt từ bên ngoài
vào thì dung môi sẽ bay hơi và dung dịch bị làm lạnh đi vì
mất nhiệt để hóa hơi dung môi.

22


- Ứng dụng: chế biến muối khoáng, sản xuất
ammonsisunfat, tách và tinh chế các chất không điện
ly,…
15.

Thiết bị phản ứng:

- Nguyên tắc hoạt động:
+ Thiết bị phản ứng gián đoạn: là thiết bị phản ứng làm
việc theo từng mẻ, nghĩa là các thành phần tham gia

phản ứng và các chất phụ gia (dung môi, chất trơ) hoặc
các chất xúc tác được đưa tất cả vào thiết bị ngay từ
thời điểm đầu. Sau thời gian nhất định, khi phản ứng đã
đạt được độ chuyển hóa yêu cầu, người ta cho dừng
thiết bị và tháo sản phẩm ra.
+ Thiết bị phản ứng liên tục: là thiết bị mà trong đó các
chất tham gia phản ứng được đưa liên tục vào thiết bị
và sản phẩm cũng được lấy ra liên tục. Sau thời gian
khởi động thì nhiệt độ, áp suất, lưu lượng và nồng độ
các chất tham gia phản ứng không thay đổi theo thời
gian, thiết bị làm việc ở trạng thái ổn định.
+ Thiết bị phản ứng gồm các IMR có thể tích bằng nhau
mắc nối tiếp:
- Ứng dụng: Trong tổng hợp vật liệu nano mới. Tổng hợp
hữu cơ. Hoá công nghiệp và nguồn năng lượng. Chiết
các hợp chất thiên nhiên. Công nghiệp dược và phát
triển dược phẩm.Ngâm chiết POPs và dư lượng thuốc trì
sâu. Xử lý nước thải…

16.

Thiết bị tách màng:

- Thẩm thấu, thẩm thấu ngược và siêu lọc:
23


+ Nguyên tắc hoạt động: tất cả các quá trình qua
màng bán thấm có một nét chung là sự tách được thực
hiện qua một màng, màng này có thể xem như một

màng thấm chọn lọc tồn tại giữa hai pha đồng thể.

+ Ứng dụng: tách nước ngọt từ nước biển; làm sạch,
tách các hỗn hợp khác nhau ví dụ trong công nghiệp
hóa chất, thực phẩm, dệt giấy; làm đậm đặc các dung
dịch nhũ tương và enzym; làm đậm đặc sữa,…

- Thẩm tích:
+ Nguyên tắc hoạt động: các chất tan khuếch tán từ
một phía của màng bán thấm( phía cấp) sang phía bên
24


kia( phía chất đã thẩm tích hay đã thẩm thấu) ứng với
sự chênh lệch nồng độ của chúng. Sự tách giữa các
dung dịch đạt được chính là kết quả của sự khác biệt về
tốc độ khuếch tán qua màng bán thấm theo sự khác
biệt về kích thước phân tử.
+ Ứng dụng: thu hồi soda trong quá trình sản xuất sợi
tổng hợp; màng bán thấm được dùng như thận nhân tạo
cho bệnh nhân đau thận.

- Điện thẩm tích:
+ Nguyên tắc hoạt động: màng điện tích được sử
dụng để loại trừ có chọn lọc các ion khỏi dung dịch lỏng
hoặc làm giàu chúng. Một loạt các màng trao đổi cation
và anion được xếp đặt theo kiểu luôn phiên giữa cực
dương và cực âm. Khi cho dòng điện một chiều vào hệ
thống các cation điện tích dương di chuyển đến cực âm
qua màng trao đổi cation và các anion điện tích âm di

chuyển đến cực dương qua màng trao đổi anion.

25


×