Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIÁO ÁN: CA DAO HÀI HƯỚC ( bản word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.42 KB, 8 trang )

Tuần: 9
Tiết thứ 26
Ngày soạn: 31/10/2015
Ngày dạy: 2/10/2015
Đọc văn: CA DAO HÀI HƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Kiến thức cơ bản:
+ Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã
hội
+ Thấy được nghệ thuật trào lộng, thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca
dao hài hước.
- Kiến thức trọng tâm: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành của
người dân lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng,
thông minh, hóm hỉnh
2. Kĩ năng:
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca
dao hài hước.
3. Thái độ:
Tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên:
- Soạn giáo án
- Phương pháp: phát vấn, thảo luận, nêu vấn đề, diễn giảng…
* Học sinh:
Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP


1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài ca dao số 4 phần Ca dao yêu thương tình
nghĩa và phân tích?
3. Nội dung bài mới:
- Tạo tâm thế: Giáo viên chiếu một đoạn trong bộ phim "Thằng Bờm" (tác
phẩm điện ảnh lấy chất liệu từ bài ca dao hài hước "Thằng Bờm")
-> Từ tiếng cười trong video, giáo viên dẫn vào bài mới.
- Triển khai nội dung:
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tiểu dẫn
- GV gọi HS đọc tiểu dẫn.

I. Tiểu dẫn
1. Ca dao hài hước


- HS đọc.
- Gv: Trình bày ngắn gọn những
đặc điểm của ca dao hài hước?
- HS trả lời.

- Nội dung:
- Nghệ thuật:
+ Chọn lọc chi tiết điển hình
+ Cường điệu, phóng đại, dùng ngôn ngữ
đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc,
để tạo ra sự hài hước, hóm hỉnh.

- Phân loại:
+ Ca dao tự trào
+ Ca dao hài hước châm biếm

+ Ca dao tự trào : là những bài ca
dao trong đó vang lên tiếng cười tự
bản thân mình, tự cười mình, hoàn
cảnh của mình nhằm giải trí, mua
vui, bày tỏ bản thân.
+ Ca dao châm biếm : dùng lời lẽ
sắc sảo thâm thúy để phê phán chê
bai những thói hư tật xấu trong xã
hội, có ý nghĩa điển hình.
Vai trò : làm nên những tiếng cười
trong dân gian, bổ sung hiệu quả
cho sức lan tỏa của vẻ đẹp tâm hồn
trí tuệ dân gian.
Ý nghĩa : góp phần vào việc làm
phong phú thêm, tươi mới nguồn
mạch chảy không ngừng của văn
học dân gian.
- GV: Dựa vào phần chuẩn bị bài ở
nhà, hãy cho biết trong 4 bài ca
dao trên, đâu là ca dao tự trào, đâu
là ca dao châm biếm?
.
- GV: Có thể xếp 4 bài ca dao thành 2. Đọc - chú thích.
mấy nhóm? Đặt tên cho mỗi nhóm? - Đọc
- HS sắp xếp thành các nhóm.
+ Bài 1: giọng vui tươi, dí dỏm mang âm

hưởng đùa cợt.
+ Bài 2, 3, 4 giọng vui tươi có pha chút
giễu cợt
Hoạt động 2
- Chú thích.
- GV yêu cầu HS đọc: 1 nam - 1 nữ
II. Đọc - hiểu văn bản
đọc bài số 1.
1. Bài ca số 1: Tiếng cười tự trào
- HS đọc
* Lời chàng trai dẫn cưới
- GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm - Lễ vật dẫn cưới:
nam (họ nhà trai) – Nhóm nữ (nhà
+ Lúc đầu: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò ->
gái)
sang trọng, linh đình.
+ Nhóm 1: Những lễ vật dẫn cưới
+ Cuối cùng: "Dẫn con chuột béo mời dân
của nhà trai
mời làng".
+ Nhóm 2: Nhận xét về những lễ vật -> Lạ vì lễ vật dẫn cưới xưa nay chưa từng
đó.
có.


+ Nhóm 1: Lễ vật thách cưới của cô
gái.
+ Nhóm 2: Nêu cảm nghĩ về những
lễ vật thách cưới đó.
- Các nhóm ghi vào phiếu học tập.

- Đại diện trình bày.
- GV nhận xét.
- Gv: Nhà trai suy nghĩ như thế nào
về những lễ vật mà mình dự định
dẫn cưới?
Nam: Cuối cùng, dự định của
chàng trai có được thực hiện
không? Vì sao?
- Nhà trai có thể lí giải rõ hơn
những lí do này không? Chàng trai
lo cho ai?
( Nhà gái: suy nghĩ gì về những lí
do của nhà trai? Qua đó cảm
nhận gì về chàng trai)

-> Cảnh ngộ của chàng trai: rất nghèo.
-> Cách nói hài hước, hóm hỉnh, dí dỏm,
thông minh.
-> Thể hiện sự chân thành, lạc quan, không
hê mạc cảm.
-> Lễ vật quý, sang trọng
-> Lễ cưới linh đình.
(Có lẽ, thực tâm chàng trai muốn mang
đến cho cô gái của mình những gì tốt đẹp
nhất, cao sang nhất...)
- Không thực hiện được:
+ Dẫn voi – sợ quốc cấm
+ Dẫn trâu – sợ máu hàn
+ Dẫn bò – họ nhà nàng co gân
Lo cho cho họ nhà gái, lo vi phạm luật

quốc gia, lo cho sức khỏe của nhà gái.
-> Chàng trai cẩn thận, chu đáo
-> Chàng trai thông minh, dí dỏm, hài
hước (những lí do chàng trai đưa ra đều rất
thuyết phục, chính xác) lại khiến cho cô
gái không vì thế mà mếch lòng.
- Quyết định dẫn cưới:
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân mới làng
+ Miễn: cứ có – đã có.
+ Thú 4 chân: đảm bảo về số lượng
+ chuột béo: đảm bảo về chất lượng.
-> Lễ vật lạ, độc đáo -> Sự dí dỏm, hài
hước của chàng trai?

Vì những lí do trên, cuối cùng
chàng trai đã quyết định dẫn cưới
như thế nào?
Gv bình: Chi tiết bất ngờ nhất, gây
cười nhất.
Con chuột cũng là thú 4 chân và sự
hậu hĩnh của lễ vật này được chàng
trai khéo kéo nhấn mạnh ở chữ
“béo”. Chuột so với trâu, bò kia thì
bé thật nên anh chàng thêm chữ
“béo” vào cho cân lại. Lễ vật giảm
đến mức tối thiểu mà vẫn có phần
hậu hĩnh, sang trọng.
- Nữ: Lễ vật trên hé lộ điều gì về
cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của

-> Cảnh ngộ: chàng trai nghèo, rất nghèo.
chàng trai?
-> Tâm hồn: chân thành, lạc quan, khát
- GV: Nếu là cô gái trong bài ca dao, khao hạnh phúc lứa đôi.
em sẽ có thái độ và quyết đinh như
* Lời cô gái:
thế nào?
- "Lấy làm sang"
- HS tự do phát biểu ( có thể theo 2 + Làm tăng thêm tính hài hước.
hướng:
+ Thản nhiên khen lễ vật của chàng trai


+ Chấp nhận: vì cô gái biết thực ra
chàng trai rất nghèo.
+ Không chấp nhận:
-> GV định hướng: Nhưng cô gái
trong bài ca dao lại chấp nhận một
cách thản nhiên, thậm chí vẫn đùa
vui tếu táo “lấy làm sang”. Một
tiếng cười nhẹ nhàng mà ẩn chứa sự
cảm thông trong đó....
- Nam: Nếu là họ nhà trai, các bạn
nam đánh giá gì về lời thách cưới
của cô gái?
-> HS bình giá: Bất ngờ, phi lí
Khoai lang là một thức ăn dân dã
của nhân dân lao động nghèo khổ,
ngày nay nó là một thứ quà của
đồng quê, một món ăn điểm tâm. Từ

trước tới nay, chưa hề có cô gái nào
thách cưới bằng khoai lang, hơn nữa
với số lượng nhiều như vậy.
Mặt khác, cưới xin là chuyện hệ
trọng cả đời của người con gái.
Người con gái luôn mong muốn khi
về nhà chồng mẹ cha được mở mày
mở mặt bằng những lễ vật sang
trọng. Đã có thời, lễ vật ngày cưới là
thức đo định giá người con gái...
Thách cưới trở thành phong tục của
nhiều địa phương. Ca dao xưa từng
ghi lại lời thách cưới của gia đình
nhà gái:
Em là con gái nhà giàu
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao
Cưới em trăm tấm lụa đào
Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám
ông sao trên trời
Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi
Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng
vàng
Sắm xe tứ mã đem sang
Để quan viên hai họ nhà nàng đưa
dâu...
- Nữ: Tại sao cô gái lại chọn lễ vật
thách cưới là nhà khoai lang?
- HS đưa ra các tính huống:

+ Vui thích, không phá nghang mà sẵn

sàng cảm thông, chia sẻ.

- Lời thách cưới: nhà khoai lang
-> Cô gái cảm thông, thấu hiểu với cảnh
ngộ của chàng trai.


+ Đối đáp cho phù hợp với lễ vật
của chàng trai.
+ Thấu hiểu và cảm thông với cảnh
nghèo của chàng trai.
+ Không coi trọng vật chất.
- GV: Đằng sau lời thách cưới ấy,
ta thấy vẻ đẹp nào của cô gái và
triết lí sống của người dân lao
động xưa?
Một đám cưới nghèo nhưng vui,
một đám cưới đậm đà tình nghĩa.
Nét đẹp văn hóa Việt Nam là văn
hóa trọng tình. Có chữ “Tình” con
người ta mới có thể yêu thương,
cảm thông, bao dung và tha
thứ...Phải chăng, đó cũng là điều
mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ
chúng ta.
- GV: Bài ca dao là tiếng cười hóm
hỉnh, đùa vui trong cảnh nghèo
với giọng điệu hài hước, dí dỏm.
Tác giả dân gian đã sử dụng
những biện pháp nghệ thuật nào

để thể hiện tiếng cười và giọng
điệu ấy?
- HS phát hiện những biện pháp
nghệ thuật trong bài ca dao, nêu tác
dụng.

- Sử dụng lễ vật thách cưới:
củ to → mời làng
củ nhỏ → họ hàng ăn chơi
củ mẻ → con trẻ ăn chơi
củ rím, hà → lợn gà
 Lễ vật thách cưới được tận dụng và chia
cho tất cả mọi người.
 Cô gái đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm
đà với họ hàng, làng xóm, gia đình.
 Vô tư, thanh thản, lạc quan, yêu đời, coi
trọng tình cảm

* Nghệ thuật:
+ Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi,
dẫn trâu, dẫn bò.
+ Lối nói giảm dần:
▪ Voi -> trâu-> bò -> chuôt (chàng trai)
▪ Củ to -> củ nhỏ-> củ mẻ-> của rím, củ
hà (cô gái).
+ Cách nói đối lập:
▪ Dẫn voi >< sợ quốc cấm
▪ Dẫn trâu >< sợ máu hàn
▪ Dẫn bò >< sợ họ nhà nàng co gân
▪ Lợn gà >< khoai lang

+ Chi tiết hài hước.
▪ Dẫn con chuột béo
▪ Thách cưới một nhà khoai lang
=> Tiếng cười hóm hỉnh, giọng điệu hài
hước, dí dỏm., là tiếng cười trong cảnh
nghèo, tiếng cười vượt lên cảnh ngộ.
Trong bài ca dao này, người dân lao b. Ý nghĩa tiếng cười tự trào
động đã cười điều gì? Chọn thời
-Nhân dân lao động đã tự cười mình trong
điểm nào để cười? Đằng sau tiếng
cảnh nghèo. Lại chọn đúng thời điểm cưới
cười ấy, ta thấy được vẻ đẹp và
xin để bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cười
triết lí sống như thế nào của nhân
vui.
dân?
- Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời,
vượt lên cảnh nghèo, thậm chí còn “thi vị
hóa” cái nghèo.


.
- GV yêu cầu HS đọc bài ca dao số
2.
- HS đọc
- GV hỏi: Theo em, tiếng cười trong
bài ca dao này có gì khác so với
tiếng cười ở bài ca dao số 1?
-> HS trả lời: Đây là tiếng cười
châm biếm, chế giễu.

- GV: Bài ca dao hướng tới đối
tượng nào để chế giễu? Và chế giễu
thói hư tật xấu nào?
- HS xác định.
-> Liên hệ: “chí làm trai” được thể
hiện trong văn học trung đại.
+ Chí làm trai nam, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
+ Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao
+ Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài,
Đoài yên.

=> Vẻ đẹp tâm hồn: ham sống, yêu sống,
sống vui tươi, chân thành, trọng tình nghĩa.
=> Triết lí sống: lạc quan, yêu đời, trọng
tình.
2. Bài ca số 2:

- Đối tượng chế giễu: những người đàn
ông yếu đuối, vô tích sự, không đáng “nên
trai” …

- GV: Nghệ thuật biểu đạt có gì đặc - Nghệ thuật:
sắc? Tác dụng?
+ Phóng đại, đối lập
- HS trả lời.
Khom lưng chống gối >< gánh hai hạt
vừng.

- GV: Em hãy tìm những câu ca dao
có cùng mô típ với câu ca dao trên?
- HS tìm.
+ Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám
nào.
+ Làm trai cho đang nên trai
Ăn cơm với vợ lại vài vét niêu
+ Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
-> Bài học sống: Sống mạnh mẽ,
kiên cường, khỏe về cả thể chất và
tinh thần, không sợ khó khăn, vất

Gắng hết sức
Không tốn sức
+ Từ ngữ chỉ hành động “khom”, “chống”,
“gánh” tạo ra sự tương phản với hình ảnh
“hai hạt vừng”.
+ Mô típ: Làm trai cho đáng…
=> Làm nổi bật cái đáng cười, đáng chê ở
loại đàn ông yếu đuối, không đáng mặt
làm trai.


vả -> Sức trẻ.
-> Liên hệ Hồ Chí Minh và lí tưởng
sống của thanh niên hiện nay.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển
Quyết trí ắt làm nên

=> Tiếng cười chế giễu những thói hư tật
xấu, nhẹ nhàng nhưng không kém phần
sâu sắc, mang tính giáo dục.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: sgk

HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố.
Câu 1: Tại sao chàng trai không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại định dẫn cưới bằng
"con chuột béo"?
A. Vì chúng đều là "thú bốn chân"
B. Vì chàng trai nghèo
C. Vì họ nhà gái kiêng trâu bò
D. Cả 3 ý kiến trên.
-> Đáp án : C
Câu 2: Vì sao cô gái chỉ thách cưới "một nhà khoai lang"?
A. Vi không thích vàng bạc
B. Vì thương chàng trai nghèo
C. Vì kiêng lợn, gà
D. Vì cả 3 ý kiến trên.
-> Đáp án: C
5. Hướng dẫn về nhà
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng
thông minh, hóm hỉnh của người bình dân.
- Nét đặc sắc nghệ thuật các bài ca dao
- Chuẩn bị: Đọc thêm “tiễn dặn người yêu”





×