Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

xơ vữa động mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.3 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH
---------------

NGUYỄN THỊ CHINH

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA Y HỌC HIỆN ĐẠI
VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ NGUYÊN NHÂN
GÂY BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

HỌC VIÊN BÁC SĨ NỘI TRÚ Y HỌC CỔ TRUYỀN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN BỆNH HỌC
VÀ ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP NỘI TỔNG QUÁT
(TIM MẠCH – HÔ HẤP)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH
---------------

NGUYỄN THỊ CHINH

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA Y HỌC HIỆN ĐẠI


VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ NGUYÊN NHÂN
GÂY BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

HỌC VIÊN BÁC SĨ NỘI TRÚ
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN BỆNH HỌC
VÀ ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP NỘI TỔNG QUÁ T
(TIM MẠCH – HÔ HẤP)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH – 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm và sự kính trọng, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới:
TS. Nguyễn Thị Sơn, Khoa Y Học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, người đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình học tập.


MỤC LỤC
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN GÂY XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI ....................................................................................................................... 2
1.1. Đại cương về Xơ vữa động mạch ............................................................................. 2
1.2. Yếu tố nguy cơ gây Xơ vữa động mạch .................................................................... 2
CHƯƠNG 2: XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN .................... 4
2.1. Đại cương về Đàm trong YHCT ............................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 4
2.1.2. Nguyên nhân cơ chế sinh đàm ........................................................................... 5
2.2. Khái quát Đàm thấp và bệnh cảnh Đàm thấp............................................................ 6
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 6

2.2.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của đàm thấp............................................... 6
CHƯƠNG 3: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA YHHĐ VÀ YHCT VỀ NGUYÊN NHÂN
GÂY BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH ......................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ vữa động mạch hiện là một trong những căn bệnh gây biến chứng bệnh tim thiếu
máu cục bộ và đột quỵ - hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới [14].
Bệnh phát triển từ khi còn trẻ, và hầu như không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu
[12]. Theo dữ liệu của Hoa Kỳ năm 2004, khoảng 66% nam giới và 47% nữ giới biểu
hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch là đau tim hoặc đột
tử do tim (tử vong trong vòng một giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng này). Xơ vữa động
mạch ảnh hưởng đến hầu hết các động mạch trung bình và lớn, ngoài mạch vành và mạch
máu não, bệnh còn ảnh hưởng đến động mạch ngoại biên và gây các vấn đề về thận [12].
Y học cổ truyền không có thuật ngữ Xơ vữa động mạch, tuy nhiên nguyên nhân sinh
bệnh và biểu hiện triệu chứng của Xơ vữa động mạch có vài nét tương đồng với bệnh
cảnh Đàm thấp theo y học cổ truyển. Đàm thấp là sự kết hợp giữa đàm và nội thấp, khi
thấp hóa thành đàm thì có thể gây bệnh, biểu hiện triệu chứng khác nhau theo từng vị trí
[11].
Tiểu luận này sẽ đi vào phân tích nguyên nhân gây bệnh Xơ vữa động mạch theo y
học hiện đại và y học cổ truyền, đồng thời so sánh mối liên quan giữa y học hiện đại và
y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên căn bệnh này.


2

CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN GÂY XƠ VỮA

ĐỘNG MẠCH THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1. Đại cương về Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một bệnh trong đó bên trong lòng động mạch bị thu hẹp do sự
tích tụ của các mảng bám [12].
Ban đầu hầu như bệnh không có triệu chứng nào. Khi nghiêm trọng, tùy thuộc động
mạch bị tổn thương mà có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ, bệnh động mạch
ngoại biên hoặc các vấn đề về thận. Các triệu chứng nều có thường xuất hiện tuổi trung
niên [12].
Xơ vữa động mạch thường bắt đầu khi một người còn trẻ và xấu đi theo tuổi tác [12]

1.2. Yếu tố nguy cơ gây Xơ vữa động mạch
Nguyên nhân chính xác gây Xơ vữa động mạch chưa được rõ. Người ta thấy Xơ vữa
động mạch có liên quan đến quá trình viêm của tế bào nội mô trong thành mạch, liên
quan đến sự bám dính của các hạt lipoprotein trọng lượng thấp (LDL) [13]. Điều này có
thể là nguyên nhân, hoặc ảnh hưởng đến quá trình viêm tiềm ẩn.
Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được [12]
Bệnh đái tháo đường
Rối loạn lipid máu
Hút thuốc lá
Rối loạn chuyển hóa
Béo phì
Tình trạng đề kháng insulin


3

Tăng huyết áp
Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi [12]
Tuổi cao
Nam

Lịch sử gia đình
Bất thường di truyền
Yếu tố nguy cơ không chắc chắn [12]
Huyết khối
Chất béo bão hòa
Carbohydrate quá mức
Triglyceride tăng cao
Viêm hệ thống
Tăng insulin máu
Lối sống ít vận động
Rượu
Căng thẳng mãn tính
Có một điều đáng lưu ý, cùng với sự phát triển của xã hội và kinh tế, mô hình bệnh
tật càng có nhiều chuyển biến, có sự liên quan mật thiết giữa chế độ ăn uống – sinh hoạt
và bệnh tật. Tỉ lệ thừa cân, béo phì ngày càng tăng, kéo theo các bệnh liên quan đến rối
loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch,… cũng tăng,
đặc biệt ở các nước đã và đang phát triển. Do đó, một lối sống lành mạnh và chế độ ăn
cân đối là những giải pháp hàng đầu trong điều trị không dùng thuốc để giảm nguy cơ
của các bệnh mạn tính không lây nhiễm trên.


4

CHƯƠNG 2: XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH THEO Y
HỌC CỔ TRUYỀN
Y học cổ truyền không có thuật ngữ Xơ vữa động mạch, tuy nhiên nguyên nhân sinh
bệnh và biểu hiện triệu chứng của Xơ vữa động mạch có vài nét tương đồng với bệnh
cảnh Đàm thấp theo y học cổ truyển.
Để hiểu rõ về bệnh cảnh Đàm thấp, trước tiên em xin nêu một số khái niệm về đàm
và thấp theo y học cổ truyền.


2.1. Đại cương về Đàm trong YHCT
2.1.1. Một số khái niệm
Tân dịch (thể dịch) là chỉ tất cả các chất dịch trong cơ thể, tân dịch là một trong
những thành phần cơ bản giúp cơ thể tồn tại. Tân là chất trong lỏng lưu thông cùng với
khí huyết có thể gọi là dịch lỏng. Dịch là chất đục trữ trong các khoang cơ thể còn gọi là
dịch đặc. Tân dịch được tạo thành từ thức ăn, dưới sự điều hòa của ba tạng Tỳ – Phế Thận và phủ Tam tiêu, theo khí đi khắp toàn thân, nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục,
kinh mạch, và bì phu. Tân tạo thành huyết và không ngừng bổ dung dịch thể cho huyết
dịch. Dịch bổ sung cho tinh, cho tủy thực hiện các chức năng duy trì sự sống, vận động
và sinh sản. Đàm và ẩm là sản phẩm bệnh lý của sự rối loạn chuyển hóa tân dịch [1], [2],
[3], [4], [11].
Đàm có hai ý nghĩa:
Đàm là chất tiết bệnh lý do sự rối loạn chủ yếu tại Phế, còn gọi là “đàm hữu hình”,
ngoại đàm gồm các thể như Thấp đàm, Táo đàm, Nhiệt đàm, Hàn đàm, biểu hiện lâm
sàng tương ứng triệu chứng ho khạc đàm trong bệnh lý hô hấp của YHHĐ, nên còn gọi
là đờm.


5

Đàm là sản phẩm bệnh lý có tính chất đục nhớt, tụ lại bên trong cơ thể, là nguyên
nhân sinh nhiều bệnh khác nhau tùy theo vị trí tích trệ: đàm trệ ở ngực gây hồi hộp, đau
tức ngực; trệ ở vùng đầu gây đau nhức đầu, hoa mắt; đàm trệ ở gân cốt gây đau nhức,
nặng mỏi; đàm trệ ở kinh mạch gây yếu liệt, tê bì – còn được gọi là “đàm vô hình” hay
nội đàm [5], [6], [7].
2.1.2. Nguyên nhân cơ chế sinh đàm
2.1.2.1. Nguyên nhân [6]
Ngoại nhân gồm các tà khí Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa xâm phạm vào Phế,
công năng điều tiết tân dịch bị cản trở uất lại sinh đàm.
Nội nhân gồm cảm xúc ưu tư lo lắng, giận dữ quá độ, tinh thần căng thẳng, khiến cho

khí cơ uất kết, Can đởm bất lợi, tỳ hư suy yếu hoặc uất hỏa tổn thương âm, hun đốt tân
dịch bị rối loạn mà sinh ra đàm
Ăn uống không đúng cách, không điều độ, ăn nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu,
ăn nhiều đồ béo ngọt làm ảnh hưởng Tỳ vị không đủ sức chuyển hóa, nội thấp tích tụ lại
sinh đàm.
Bệnh nội thương, tố chất bẩm thụ bất thường, người cao tuổi, ít vận động, cơ thể suy
nhược, khiến dương khí không đầy đủ hay ảnh hưởng khícủa các tạng Tỳ Phế Thận và
phủ Tam tiêu bị hao tổn, bị rối loạn công năng chuyển hóa tân dịch tích tụ sinh đàm.
2.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh [11]
Hình thành đàm do chủ yếu rối loạn công năng chuyển hóa tân dịch của cơ thể, chủ
yếu trên lâm sàng là sự rối loạn của ba tạng Tỳ, Phế, Thận.
Chứng thuộc về Phế phần nhiều do ngoại cảm tà khí lục dâm mà sinh đàm (ngoại
đàm), chứng thuộc Tỳ thường do thấp tà ủng tắc ở trong hoặc do Tỳ hư không thể vận
hóa được thủy cốc làm tân dịch nhưng tụ lại mà đàm thấp nội sinh gây bệnh, chứng thuộc


6

về Thận do Thận âm hư thì hư hỏa nung nấu tân dịch mà tạo đàm hoặc do Thận dương
hư, thuỷ tràn lên, kết lại sinh đàm [9].
Ngoại đàm từ Phế được tống ra ngoài khi ho hay khạc nhổ, nội đàm được hình thành
trong cơ thể, theo khíhuyết lưu hành thăng giáng, đi khắp toàn thân.
Nội đàm đến kinh lạc, trệ tắc khiến khí huyết vận hành không thông gây nên chứng
chân tay tê nhức, co duỗi khó khăn, bán thân bất toại, kết tụ cục bộ gây chứng đàm hạch,
hoa lịch…, đến tạng phủ, đàm làm tắc khí cơ, tụ ở phế làm phế khímất tuyên giáng gây
tức ngực, ho, khó thở, đàm tụ ở trường vị làm rối loạn đường vận chuyển thủy cốc gây
nên buồn nôn, nôn, bụng đầy, sôi bụng, ăn uống kém, đàm tụ ở mạn sườn gây nên mạn
sườn đầy tức, đàm tụ ở họng làm khí đạo không thông gây nên tình trạng như có dị vật
trong họng, nôn không ra mà nuốt cũng khó…


2.2. Khái quát Đàm thấp và bệnh cảnh Đàm thấp
2.2.1. Khái niệm
Đàm thấp là sự kết hợp giữa đàm và nội thấp, khi thấp hóa thành đàm thì có thể gây
bệnh, biểu hiện triệu chứng khác nhau theo từng vị trí[11]
Cần phân biệt với “thấp đàm” là một dạng ngoại đàm mang tính chất của thấp do tà
khítích tụ lâu ngày ở Phế, bệnh danh Thấp đàm có biểu hiện ho khạc nhiều đàm, cơ thể
nặng nề, tức ngực, chán ăn, miệng dính nhớt, rêu trắng nhờn và mạch hoạt [9], [11].
2.2.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của đàm thấp
Do ăn uống không điều độ: ăn nhiều thức ăn béo ngọt, nhiều cao lương mỹ vị, uống
nhiều rượu, làm tổn thương Tỳ vị, dẫn đến đàm thấp nội sinh.
Do ít vận động thể lực, đàm ứ trệ lâu ngày, khí huyết không lưu thông, dẫn đến khí
trệ huyết ứ. Thương khí dẫn đến khí hư, thương nhục dẫn đến Tỳ khí hư, Tỳ khí hư mà
gây triệu chứng.


7

Do tình chí: lo nghĩ hại Tỳ, giận dữ hại Can, Can mộc vượng quá khắc Tỳ thổ làm Tỳ
rối loạn suy yếu, vận hóa không tốt sinh nội thấp, nội thấp ứ đọng lâu ngày hóa đàm gây
tắc nghẽn sinh triệu chứng.
Do tiên thiên bất túc: làm Thận khí bất túc, Thận dương hư không ôn ấm được Tỳ
dương, không vận hóa được thủy thấp mà sinh đàm, sinh bệnh.


8

CHƯƠNG 3: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA YHHĐ
VÀ YHCT VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƠ
VỮA ĐỘNG MẠCH
Về nguồn gốc và chức năng:

Các thành phần lipid, có nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn, đảm nhận nhiều chức năng
quan trọng giúp duy trìsự sống và phát triển cơ thể, khi ăn quá nhiều sẽ tích tụ trong
lòng mạch thành các mảng bám, tạo thành các mảng xơ vữa, gây hẹp lòng động mạch và
gây bệnh.
Về khía cạnh y học cổ truyền, tân dịch cũng có nguồn gốc từ thức ăn, hình thành dưới
sự chuyển hóa của Tỳ Phế Thận, giúp nuôi dưỡng và duy trìhoạt động của các lục phủ
ngũ tạng. Khi bị rối loạn sẽ sinh ra thấp, thấp tụ lại sinh nội đàm, từ đó gây đau, tê, nặng,
mỏi, phù thũng…
Về nguyên nhân gây bệnh:
Xơ vữa động mạch
Do di truyền, bẩm sinh

Đàm thấp
Yếu tố cơ địa bẩm thụ do tiên thiên bất túc

Do chế độ ăn uống dùng nhiều chất béo, Yếu tố ẩm thực thất điều do ăn quá nhiều
tạng phủ động vật.

đồ béo ngọt

Hút thuốc lá
Do ít vận động

Ít vận động, hay nằm

Thường xuyên căng thẳng tinh thần, stress Yếu tố tình chí: lo nghĩ, ưu tư, giận


9


Bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối Bệnh lâu ngày
loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa…
Cũng giống với y học hiện đại, mô hình bệnh của y học cổ truyền cũng có sự chuyển
biến rõ rệt, thừa cân – béo phì(phìbạng) là một trong những nguyên nhân thường gặp
gây bệnh cảnh đàm thấp theo y học cổ truyền. Với chế độ ăn uống thất điều (ăn quá nhiều
chất béo ngọt) cùng với lối sống tĩnh tại gây nên phìbạng, dần dần vượt quá chức năng
vận hóa của Tỳ, sinh ra đàm thấp (đàm thực)
Về cơ chế sinh bệnh:
Xơ vữa động mạch giai đoạn đầu âm thầm không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua
xét nghiệm máu thấy sự rối loạn các chỉ số lipid máu (có thể có hoặc không) theo chiều
hướng không tốt cho cơ thể, giai đoạn sau là khi mảng xơ vữa được hình thành, biểu hiện
cụ thể cho từng bệnh lý tại từng cơ quan như đau ngực, đau đầu, yếu liệt, tê tay chân…
Tương tự, đàm thấp trong giai đoạn đầu hầu như không biểu hiện gì, đến khi nội đàm
đi khắp cơ thể gây tắc nghẽn thìmới “bất thông tắc thống”, làm xuất hiện các chứng như
tâm thống, đầu thống, bán thân bất toại, trúng phong…


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Bay (2007), Bệnh học và điều trị nội khoa, Nhà xuất bản Y Học, TP.
HCM, tr. 53-63
2. Đỗ Viết Phương (2012), Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền (Dùng cho sau đại
học), NXB Quân đội nhân dân Hà Nội, tr. 396 – 403.
3. Nguyễn Trung Hòa (2000), Đông y toàn tập, NXB Thuận Hóa – Huế, tr. 77, 108109, 119-120.
4. Phạm Vũ Khánh (2009), Lã o khoa y học cổ truyền (dùng cho đào tạo bác sĩ và
học viên sau đại học), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 63, 71, 98, 107-113, 235.
5. Tổ chức Y tế Thế giới (2009), Thuật ngữ Y học cổ truyền Tổ chức Y tế thế giới
khu vực Tây Thái Bình Dương, NXB Văn hóa thông tin, tr. 19, 32, 52, 53, 55-58,
61-75, 95, 99.
6. Lê Hữu trác (1998), Hải thượng Y tông Tâm lĩnh – tập I, NXB Y học TP.HCM,

tr. 317-318, 328, 332-333.
7. Trần Thúy, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2005), Lý luận Y học cổ truyền, NXB Y
học Hà Nội, tr. 76-77, 90, 103.
8. Nguyễn Thị Sơn (2016), Triệu chứng học nội khoa đông y, NXB Y học TP.HCM,
tr. 13-17, 55-57
9. Bành Khửu, Đặng Quốc Khánh (2002), Những học thuyết cơ bản của Y học cổ
truyền, NXB Y học Hà Nội, tr. 219-221
10. Học viện Trung Y Nam kinh (1992), Trung Y học khái luận II, Hội Y học cổ
truyền TP.HCM, tr. 26-27


TIẾNG ANH
11. Zhanwen Liu, Liang Liu (2009), “Essentials of Clinical Specialties in Chinese
Medicine”, Springer – verlag London, pp.120-125
12. National Heart, Lung, and Blood Institute – NHLBI (2016), Atherosclerosis,
Available from: www.nhlbi.nih.gov. Cited: 13/06/2019
13. Li X, et al. (2016). "Mitochondrial Reactive Oxygen Species Mediate
Lysophosphatidylcholine-Induced Endothelial Cell Activation", Arteriosclerosis,
Thrombosis and Vascular Biology, 36 (6), pp. 1090–1190.
14. World Health Organization (2016), Top 10 causes of death, available from:
www.who.int/gho/mortality_burden_disease/causes_death_/top_10/en/,
20/3/2019.

cited:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×