Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Noi gương đạo đức cách mạng hồ chí minh trong xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.58 KB, 11 trang )

NOI GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH TRONG
XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ CHO ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

Hiện nay, với việc thực hiện công cuộc chống tham nhũng của Tổng Bí thư,
Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cho chúng ta thấy rằng, hầu hết những trường
hợp tham nhũng, làm thất thoát tài sản của nhà nước toàn là các cán bộ, đảng viên,
họ đã bị suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tham lam, chuyên quyền, quan
liêu, vô trách nhiệm... Nguyên nhân từ đâu mà một bộ phận đội ngũ cán bộ đảng
viên của chúng ta bị suy thoái đến như vậy, họ đã đánh mất hình ảnh trong sáng
của người đảng viên trung kiên, họ là nguyên nhân gây nên mất niềm tin trong dân
chúng vào sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước tình trạng trên, Đảng và
Nhà nước đã có những nỗ lực thay đổi trong quy trình đào tạo cán bộ, xét duyệt
cán bộ, bổ nhiệm cán bộ, luân chuyển cán bộ, có những hình thức xử lý nghiêm
các đối tượng tha hóa, biến chất, đẩy mạnh phong trào học tập tư tưởng, phong
cách, đạo đức Hồ Chí Minh... Vậy chúng ta cần làm gì để lực lượng cán bộ đảng
viên trở thành nòng cốt trong xây dựng và phát triển đất nước. Với những người
làm khoa học, chúng ta cần phải có những nghiên cứu và tìm ra phương pháp để
phổ biến rộng khắp và ứng dụng được tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng đạo đức cách mạng cho người đảng viên.
Hồ Chí Minh đã giành cả cuộc đời cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất
nước. Người là tấm gương sáng ngời cho thế hệ chúng ta và thế hệ mai sau học tập
và làm theo. Noi gương Người, chúng ta cần lấy đó làm bài học để xây dựng cho
được một lực lượng cán bộ đảng viên đủ đức, đủ tài phục vụ đất nước. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm này, nhiều quan điểm, hành động đạo đức Hồ Chí Minh chưa
được tìm hiểu, hoặc đã được tìm hiểu nhưng chưa được phổ biến một cách rộng
rãi, hoặc đã được phổ biến nhưng chưa tìm ra được phương thức để có thể áp dụng
một cách hiệu quả. Qua đây tôi mong muốn có một số gợi ý cho cho công cuộc xây
dựng đội ngũ cán bộ đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân cách trong sáng, cao thượng. Người lãnh
tụ trung kiên của cuộc cách mạng và những cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy




sinh chống lại những kẻ thù hung bạo nhất…, nhưng điều đó không làm Người mất
đi lòng tin vào mỗi con người. Khoan dung, độ lượng, tôn trọng sự khác biệt, giàu
lòng nhân ái, thương người, tin vào tinh thần yêu nước và lương tri của mọi người
dân Việt Nam là một trong những nét đặc biệt trong tư duy chính trị, trong cách
ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với những người lầm đường, lạc lối, Người
nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi
bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác… Vậy nên
ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng, đã là con Lạc cháu Hồng, thì ai cũng
có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy
tình thân ái mà cảm hóa họ”1.
Xót thương cho đồng bào, cho những người đã hy sinh về cuộc chiến, Người
còn thương xót cả những binh sĩ Pháp tử nạn, Người nói:
“Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì
Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người
Pháp đã tử vong. Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là
máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”2.
Tình yêu thương con người, lấy con người làm trung tâm là một nét đẹp trong
nhân cách của Người, điều mà các cán bộ đảng viên hiện nay phải cảm thấy xấu hổ
với bản thân khi chưa làm được điều đó.
Nhận xét về lòng tình yêu thương con người, yêu đồng bào của Hồ Chí Minh,
ngài K.C Tia Gi, Tổng Bí thư Đảng Janati Dai (Ấn Độ) viết: “Hồ Chí Minh không
bao giờ độc tài về chính trị mà là người có ảnh hưởng mạnh mẽ trong sự lãnh đạo.
Người là một người nồng hậu, có khả năng lôi cuốn và thông cảm. Người thiết tha
quan tâm đến đồng bào của mình. Ở Người, tình yêu đối với nhân dân là một tình
cảm mãnh liệt”3.
Đạo đức, lẽ sống cao thượng, tinh thần kỷ luật, sống nghiêm túc, không vụ
lợi, yêu cái tốt, ghét cái xấu…hội tụ làm nên con người Hồ Chí Minh. Người dành
trọn một đời vì nước, vì dân, trọn đời tranh đấu, hy sinh và dâng hiến cho cuộc

sống của nhân dân, vì nhân dân.

1 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.4, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.280-281.
2 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.4, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 510.
3 Viện Thông tin Khoa học xã hội – Viện KHXHVN (1993). Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay (Qua
sách báo nước ngoài), Hà Nội, tr.99-100.


Nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh, GS. Hoàng Chí Bảo nhận xét: “Người
mang phẩm chất bác ái, nhân từ, khoan dung, độ lượng của Đức Chúa Jesu, lòng từ
bi hỷ xả, vô ngã vị tha của Đức Phật, trí tuệ của Mác - Lênin, đầu óc thiết thực của
Tôn Trung Sơn. Người còn mang hình ảnh của Nguyễn Trãi - nhà nhân văn chủ
nghĩa vĩ đại của Việt Nam ở thế kỷ XV, mang tâm hồn của Nguyễn Du - đại thi hào
dân tộc với kiệt tác Truyện Kiều đã từng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế
giới. An dân và khuyến dân trong tư tưởng Nguyễn Trãi cũng như nỗi đau nhân thế
từ âm hưởng Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng đã hiển thị một cách
đặc sắc trong Di chúc của Người. Vậy là, dường như những gì tinh hoa, ưu tú nhất
của thế giới nhân loại và của dân tộc Việt Nam đã hội tụ vào trí tuệ và tư tưởng,
đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh. Con Người viết Hoa ấy, Con Người của lý
tưởng Chân - Thiện - Mỹ, rốt cuộc lịch sử đã tìm thấy, đã chứng nghiệm ở Hồ Chí
Minh.”4
Nhìn chung, nhân cách con người Hồ Chí Minh được tạo nên dựa trên sự
tổng hợp, kết thừa, chắt lọc, kết hợp lý luận của các bậc tiền bối trong mối giao
thoa của văn hóa Đông Tây và trí tuệ, nhân cách, đạo đức sáng ngời đã làm nên
một tư tưởng có giá trị trường tồn cùng dân tộc. Mỗi người tu luyện và học tập
theo Người sẽ trở thành “một bông hoa đẹp”, như người từng nói “cả dân tộc sẽ
thành một rừng hoa đẹp”. Trước mắt, để có thể trở thành người cán bộ tốt, cần phải
xây dựng cho được phong cách lãnh đạo dân chủ theo lời dạy của Người như sau:
Một là: Người cán bộ thực sự là “đầy tớ” của nhân dân – đó là một phong
cách lãnh đạo dân chủ

Người lãnh đạo thực sự lo cho dân, là người “đầy tớ” trung thành của nhân
dân thì ý chí, nguyện vọng phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của dân, đứng
về lợi ích của nhân dân mà hành động. Mọi chủ trương, chính sách phải bảo vệ
được quyền lợi của dân, mang lại lợi ích cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã từng nói
chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ, điều đó cũng tức là “cán bộ
và nhân viên từ cấp trên đến cấp dưới đều là đầy tớ của nhân dân, đều phải một
lòng một dạ phục vụ nhân dân”5. Người không quên khẳng định, người “đầy tớ” ấy
“phải một lòng một dạ” nghĩ đến nhân dân, nhân dân là đối tượng chính để mình ra
sức phấn đấu và phục vụ. “Bây giờ chúng ta là dân chủ. Dân chủ là thế nào? Là
4 Hoàng Chí Bảo (2015), Điều làm nên sự vĩ đại ở Hồ Chí Minh, Webside Hồ Chí Minh
/>5 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.13, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 10.


dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là
làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách
mạng”6.
Điều đó mới thể hiện được phong cách lãnh đạo trong nền dân chủ. Người
nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo rằng ở cương vị lãnh đạo thì phải biết lo cho dân,
chứ không phải là làm quan cách mạng.
Người “đầy tớ” trong bộ máy công quyền không thể quên là mình có chức
năng và nhiệm vụ phục vụ nhân dân, họ luôn phải thể hiện rõ chức năng và nhiệm
vụ của mình xứng đáng là người mà thực sự được nhân dân tin tưởng giao quyền.
Nhân dân đã lựa chọn họ, tín nhiệm họ. đặt quyền lực vào tay họ để họ thực hiện
nhiệm vụ lo cho dân, Người lãnh đạo cần xác định công việc của mình là đem lại
lợi ích cho nhân dân, cho dân tộc. Do vậy, họ cần một lòng một dạ phục vụ nhân
dân. Tuy nhiên, phải thấy rằng khi đề cập đến việc người lãnh đạo phải là “đầy tờ”
của nhân dân, phục vụ nhân dân, nhưng khi họ đang ở vị trí có quyền được ra lệnh,
có quyền quyết định mọi vấn đề, quyền lực đang nằm trong tay họ mà yêu cầu họ
phải là người “đầy tớ” trung thành của nhân dân thì là một việc khó nếu không đưa
ra được một cơ chế để họ thực sự trở thành người phục vụ nhân dân. Nếu chỉ bằng

lời kêu gọi thì hoàn toàn không có tác dụng. Bởi bản chất con người là tư hữu, vậy
khi có điều kiện thuận lợi họ có thừa khả năng lạm dụng quyền lực và đem lại lợi
ích cho bản thân nếu không có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ.
Hai là: phong cách lãnh đạo dân chủ nổi bật nhất chính là phải chịu sự
kiểm soát của nhân dân.
Xem xét về mặt bản năng con người, nhất là người có một địa vị nhất định
không muốn quyền lực của mình bị kiểm soát. Khi có quyền lực trong tay, người
lãnh đạo rất dễ tham ô, tham nhũng, lạm quyền. Bệnh đó từ đâu mà ra? Theo Hồ
Chí Minh: “Do bệnh quan liêu mà ra. Quan liêu là gì? Quan liêu là những người
phụ trách bất kỳ cấp nào không gần gũi cán bộ, không theo dõi công việc thiết
thực, không theo dõi cán bộ để biết tính nết, khả năng, để thấy điều tốt thì khuyến
khích, thấy điều xấu thì can ngăn, giáo dục, giúp đỡ sửa chữa. Thế là cán bộ xa
thực tế, xa bộ đội, xa nhân dân, không dân chủ”7.

6 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.10, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 572.
7 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t,7, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 433-434.


Để thực sự người lãnh đạo làm việc có hiệu quả thiết thực đúng phong cách
dân chủ thì phải có sự kiểm soát. Người dạy rằng: “Muốn chống bệnh quan liêu,
bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng
không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm
soát”8
Như vậy, khi có quyền lực được trao cho một người hay một tổ chức thì phải
có một người, một tổ chức của nhân dân kiểm soát quyền lực ấy để tránh lạm
quyền, quan liêu, bè phái, gây thất thoát tài sản và tham ô, tham nhũng. Điều này
được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dân chúng có quyền kiểm soát việc làm để đề
phòng những việc nhũng lạm có thể xảy tới"9.
Thực hiện việc kiểm soát đối với sự lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Bởi: “1.
Có kiểm soát như thế mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu. 2. Mới biết rõ

ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan. 3. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm
của các mệnh lệnh và nghị quyết”10. Nếu không có kiểm soát cán bộ xấu vẫn ung
dung ngồi ở vị trí đặc quyền có hại cho dân, họ trở nên ngang tàng độc đoán. Nếu
không có kiểm soát, việc làm xấu của cả một cơ quan, cả một bộ máy sẽ cứ diễn ra
hàng ngày như một thói quen và xấu càng thêm xấu, mất dần lòng tin nơi dân. Nếu
không có kiểm soát, những mệnh lệnh, nghị quyết sẽ trở thành những công cụ phục
vụ cho lợi ích của một nhóm đối tượng, quyền lợi và lợi ích của nhân dân bị lạm
dụng. Do vậy, nhất thiết phải có kiểm soát. Hồ Chí Minh có nói: “kiểm soát khéo,
bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất
định bớt đi” Và để có được sự kiểm soát có hiệu quả, Người cho rằng cần phải làm
tốt hai điều: “Một là, việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là
người đi kiểm soát phải là người rất có uy tín”11.
Kiểm soát phải có hệ thống đó thực sự là một ý tưởng rất quan trọng. Điều
này nói lên rằng, không phải cứ nói đến kiểm soát là kiểm soát một cách bừa bãi,
báo cáo tùy tiện. Kiểm soát có hệ thống tức phải có tổ chức thực hiện, được pháp
luật công nhận, có phương cách hành động kiểm soát, những gì mà tổ chức hay cá
nhân thực hiện việc kiểm soát được công khai rộng rãi, và có cơ chế cho những
người hay những tổ chức kiểm soát hoạt động độc lập không phụ thuộc vào người
được kiểm soát. Có như vậy, người kiểm soát mới dám nói, dám làm, dám đương
8 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t,5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 327.
9 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.4, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 177
10 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 327
11 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 327.


đầu với cái xấu. Người kiểm soát phải có đủ uy tín bởi việc kiểm soát cũng không
đơn giản, phải có trình độ về lĩnh vực kiểm soát, phải có tinh thần đạo đức cách
mạng thật thà và công minh thì báo cáo về việc kiểm soát mới thực sự hiệu quả.
Hiện nay, về cơ bản các cơ quan nhà nước, nhất là cấp cơ sở nơi trực tiếp
làm việc với dân, các bộ phận ở các đơn vị phục vụ nhân dân khá nhiệt tình. Cùng

với công nghệ số, một số nơi đã áp dụng làm các thủ tục online, đặt các camera
theo dõi trực tuyến để dân có thể phản ánh, cũng như kiểm soát được quá trình làm
việc của cán bộ lãnh đạo. Việc này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho công tác phục vụ
nhân dân. Nhân dân kìp thời phản ảnh những sai lầm của các cán bộ lãnh đạo. Rõ
ràng là dù có sự hộ trợ của công nghệ số thì vẫn phải có quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát
đúng thì cũng phải có quần chúng mới giúp được” 12, Do vậy, cần phải liên hệ chặt
chẽ với nhân dân, với quần chúng, liên hợp với quần chúng.
Ba là: người lãnh đạo mang phong cách dân chủ là người biết lắng nghe
ý kiến của dân, biết lo cho dân, gần dân, không đặt lợi ích cá nhân của mình
lên trên lợi ích của dân.
Rõ ràng là, trong khi là người đứng đầu đất nước, Hồ Chí Minh đã thường
xuyên thăm hỏi nhân dân, Người đã đi đến rất nhiều nơi nhiều cơ quan đoàn thể,
các vùng lãnh thổ trên khắp cả nước để lắng nghe ý kiến của nhân dân, tận mắt
chứng kiến công việc và đời sống của nhân dân đồng thời giáo dục nhân dân hiểu
được quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy, mới lấy được niềm tin trong nhân
dân. Khi dân tin yêu thì mọi việc sẽ yên ổn, khi mất niềm tin trong dân thì xã hội ắt
sẽ loạn.
Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng được một xã hội hòa bình, dân chủ và tự
do thì mỗi cán bộ đảng viên “là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”13.
Theo Hồ Chí Minh: “Dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng.
Vì vậy, mỗi một khẩu hiệu, mỗi một công tác, mỗi một chính sách của chúng ta,
phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm cả dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của
dân chúng”14.
12 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 325.
13 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.12, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 375.
14 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 333



Người hiểu vai trò quan trọng của dân “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng
làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”15
Khi làm việc lãnh đạo, theo Hồ Chí Minh có hai cách làm việc với dân chúng:
“Làm việc với dân chúng có hai cách: 1. Làm việc theo cách quan liêu. Cái gì cũng
dùng mệnh lệnh. Ép dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương
trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo. Có nhiều cán bộ theo
cách đó. Họ còn tự đắc rằng: làm như thế, họ vẫn "làm tròn nhiệm vụ", làm được
mau, lại không rầy rà. Họ quên rằng: Đảng ta và Chính phủ ta làm việc là làm cho
dân chúng. Việc gì, cũng vì lợi ích của dân mà làm. Làm theo cách quan liêu đó,
thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị,
là thất bại. 2. Làm theo cách quần chúng. Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng
dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý. Do
dân chúng vui lòng ra sức làm. Như thế hơi phiền một chút, phiền cho những
người biếng học hỏi và giải thích. Nhưng việc gì cũng nhất định thành công.”16.
Nhìn chung, “Chúng ta phải kiên quyết bỏ sạch lối quan liêu, lối chật hẹp,
lối mệnh lệnh. Chúng ta phải kiên quyết thực hành theo nguyên tắc sau đây: 1.
Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng. 2.
Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải
quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị
quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. ... Trước kia,
việc gì cũng từ "trên dội xuống". Từ nay việc gì cũng phải từ "dưới nhoi lên". Làm
như thế, chính sách, cán bộ và nhân dân sẽ nhất trí, mà Đảng ta sẽ phát triển rất
mau chóng và vững vàng.”17
Bốn là: thực hành dân chủ bằng cách phê bình và tự phê bình sẽ giúp
cho Đảng loại bỏ được những tính xấu, phát triển được những tính tốt. Có
như thế mới có được những cán bộ lãnh đạo tốt.
Trong Di chúc của mình, Người vẫn còn phải căn dặn: “Trong Đảng thực
hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là
cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có
tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên

15 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 333.
16 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.333-334
17 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 327 -328


và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”18.
Tuy nhiên, một Đảng tồn tại không tránh khỏi trong Đảng có những phần tử
chưa tốt. Bởi đôi khi do thói xấu tự tư, tự lợi, do hoàn cảnh cũng như do địa vị của
người đảng viên mà nảy sinh thói xấu. Đặc biệt, theo Hồ Chí Minh, ở các đảng
viên thường nảy sinh một số bệnh như bệnh tham lam, bênh lười biếng, bệnh kiêu
ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ,
bệnh kéo bè kéo cánh, bệnh cá nhân…. bệnh nặng gây ra chứng lạm quyền, tham
ô, tham nhũng.
Vậy, chỉ có thực hành dân chủ trong Đảng mới có thể chữa được các loại
bệnh trên, giữ vững sức mạnh của Đảng. Để những bệnh trên tồn tại trong Đảng sẽ
có hại đến Đảng đến nhân dân, vậy thực hành dân chủ bằng cách phê bình và tự
phê bình sẽ giúp cho Đảng loại bỏ được những tính xấu, phát triển được những tính
tốt.
Theo Hồ Chí Minh, “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một Đảng
hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái sai,
cái được của mình, tìm nguyên nhân vì đâu mà nảy sinh khuyết điểm đó, xét rõ
hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó,
thì Đảng đó mới tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính” 19. Bản thân Hồ Chí
Minh đã tự phê bình trước Đảng, trước nhân dân do những sai lầm trong quá trình
thực hiện cải cách ruộng đất. Người đã khóc và xin lỗi nhân dân. Chính điều này
mà Hồ Chí Minh được ngưỡng mộ hơn hẳn những lãnh tụ Cộng sản khác như
Stalin hay Mao Trạch Đông trên trường Quốc tế. Bởi họ hiểu rằng đã là con người
không thể không mắc sai lầm, nhưng biết sửa chữa sai lầm, biết nhận lỗi trước toàn

thể nhân dân thì không phải lãnh tụ nào cũng làm được. Đây là điều đáng kính
trọng nhất ở Hồ Chí Minh.
Như vậy, để có thể phát hiện được khuyết điểm, tìm được nguyên nhân nhân
gây nên khuyết điểm, tìm phương cách để sửa chữa khuyết điểm chỉ có phê bình và
tự phê bình, khai hội kiểm thảo. Nếu không có phê bình thì cũng giống như “có
bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng
không chết “cũng la lết quả dưa””. Nếu không có tự phê bình thì khác nào để bệnh
18 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.15, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 622.
19 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 301.


chất chứa, khuyết điểm càng nặng thêm, thế thì khác nào tự bỏ thuốc độc cho
mình20.
Thực tế cho thấy, việc tiến hành phê bình và tự phê bình thực sự không dễ
dàng. Ngay như việc gian lận trong thi cử năm 2018 vừa rồi ở một số tỉnh Hòa
Bình, Sơn la, Lạng Sơn, Hà Giang, chắc chắn những đối tượng được nâng điểm
không phải con dân, đây phải là người có tiền và có quyền. Tuy nhiên, trong đợt
tiếp xúc cử tri vừa rồi của một số đại biểu quốc hội, nhân dân yêu cầu phải nêu rõ
tên cha mẹ các đối tượng được nâng điểm nhưng việc đó vẫn chưa được thực hiện,
điều này càng gây nghi ngờ trong nhân dân.
Năm là: Người lãnh đạo dân chủ là người nói đi đôi với làm, không
khoa trương hình thức, phải làm tốt nhiệm vụ của mình là tấm gương sáng
cho quần chúng noi theo.
Nếu người lãnh đạo chỉ giao huấn, giáo điều, mà không làm tốt nhiệm vụ
của mình thì không thể lãnh đạo được quần chúng, không tạo được niềm tin yêu
của quần chúng. Người lãnh đạo phải là người dám nghĩ, dám làm và dám chịu
trách nhiệm. Cần lấy thẳng thắn chân thành để đối xử, lấy tin yêu giúp đỡ để cảm
hoá; trân trọng phát huy nhân tố tích cực; hạn chế, đẩy lùi nhân tố tiêu cực, giúp
cho mọi tổ chức và cá nhân đều tiến bộ và trưởng thành, đóng góp có hiệu quả.
Theo Hồ Chí Minh, “cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ

trách, nêu gương “cần kiệm liêm chính”, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc
của Nhà nước, của nhân dân; phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc
sinh ra tham ô, lãng phí.”21
Sáu là: lãnh đạo dân chủ nhưng phải tập trung.
Khi đã tập hợp được ý kiến của cấp dưới, người lãnh đạo phải là người quyết
định và chịu trách nhiệm với sự quyết định của mình. Cách thức lãnh đạo trong cơ
chế dân chủ theo Hồ Chí Minh đó chính là tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa
số, thảo luận lấy ý kiến nhân dân, phối hợp chặt chẽ với nhân dân. Dân chủ thực sự
có được chỉ khi có được sự tập trung và ngược lại tập trung phải được xây dựng
trên nền tảng dân chủ. Cụ thể, Người viết: “Tập trung trên nền tảng dân chủ là các
đảng viên có quyền thảo luận chính sách của Đảng, rồi tập trung ý kiến lên Trung
ương, còn dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung là vì nếu cái gì không nên bàn cũng cứ
20 Xem Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 301
21 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.13, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 70.


bàn ắt hỏng, cái gì đã bàn rồi thì phải đưa lên. Khi bên trên ra lệnh thì bên dưới
phải thi hành, phải tuân theo. Tập trung mà không dân chủ thì đi đến độc tài, dân
chủ mà không tập trung thì dân chủ quá trớn, nước nào càng tập trung lại càng dân
chủ, càng dân chủ thì càng phải tập trung”22 .
“Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung” sẽ giúp chống lại được bệnh “nói lung
tung; tự do hành động; dân chủ quá trớn”23. Tập trung có dân chủ sẽ tập hợp được ý
kiến của quần chúng nhân dân, là điều kiện để có được những sáng kiến của nhân
dân, trên tinh thần ấy, tập trung giải quyết sẽ có được hiệu quả cao trong công việc.
Dân chủ tập trung, xét về mặt trình tự thì dân chủ có trước tập trung. Vì phải
thảo luận, lấy ý kiến, trên nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, rồi mới tập trung lại
để quyết định. Dân chủ không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Dân chủ mà không
có tập trung sẽ dẫn đến tình trạng “vô trách nhiệm” “cha chung không ai khóc”.
Các vấn đề đưa ra đã được bàn, đã được đông đảo ý kiến nhân dân đồng tình, tuy
nhiên vì không có tập trung để chỉ đạo thì công việc không thể được giải quyết. Về

cơ bản, theo Hồ Chí Minh “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập
trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung” Và “Làm việc
mà không theo đúng cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung”. Có lãnh đạo tập
thể mới huy động được trí tuệ, tri thức, sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân vào
việc xây dựng chủ trương, đường lối, cách thức, bước đi đúng hướng, đạt hiệu quả
tối đa. Trái lại, “lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái lệ bao biện, độc đoán, chủ
quan. Kết quả là hỏng việc”. Còn phụ trách phải do cá nhân thì công việc mới đạt
kết quả cao. Nếu “phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái lệ bừa bãi, lộn xộn,
vô chính phủ. Kết quả cũng hỏng việc”24.
Về cơ bản Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao
tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân
dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai. Phải nắm vững
quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng,
kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng;
không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần
22 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.6, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 373 – 374.
23 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.8, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 287
24 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.5, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 620


chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan. Phải
luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công vô tư”, và có tinh
thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của người cộng sản. Sức
mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh
của cán bộ và đảng viên. Chúng ta phải làm đúng lời dạy của Lênin vĩ đại: Giữ gìn
sự thống nhất của Đảng như con ngươi của mắt. Phải hết lòng tôn trọng tập thể,
phát huy dân chủ nội bộ; tuyệt đối không được độc đoán cá nhân, tự đặt mình cao
hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật. Càng có công lao, càng phải

khiêm tốn. Chớ vì có ít nhiều công lao mà sinh bệnh công thần, kèn cựa, địa vị.
Phải nhớ rằng: Mọi thành công là do sức phấn đấu, hy sinh của toàn Đảng, toàn
dân, không phải của một cá nhân anh hùng nào. Đối với Đảng, đối với nhân dân,
chúng ta có một nghĩa vụ vẻ vang là: Suốt đời làm người con trung thành của
Đảng, người đầy tớ tận tụy của nhân dân.”25
Nhìn chung, người lãnh đạo cần phải “thấu suốt chính sách của Đảng và
Chính phủ. Phải đi đúng đường lối quần chúng. Phải thật sự gần gũi nhân dân, lắng
nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân. Phải
biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của quần chúng. Phải thiết
thực quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải cần, kiệm, liêm, chính. Phải gương
mẫu. Phải có tinh thần trách nhiệm cao độ. Phải chống quan liêu, mệnh lệnh, hình
thức. Chống tham ô lãng phí. Phải làm đúng những điều đó mới xứng đáng là
người đày tớ trung thành của nhân dân, người cán bộ tốt của Đảng và Chính
phủ”26. Và “từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được
việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”27.
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũ lãnh đạo biết tôn
trọng nhân dân, gần dân, đứng về lợi ích của nhân dân, biết chăm lo cho đời sống
nhân dân thực sự không thể gói gọn trong vài trang giấy. Tuy nhiên, thực hiện theo
lời dạy của Người được tóm tắt ở trên cũng sẽ đem lại kết quả to lớn./.

25 Hồ Chí Minh (2011). Toàn Tập, t.13, tr. 67-68.
26Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.12, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 438.
27 Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t.7, xb lần 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.269.



×