Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi học kì II lịch sử 6 19 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.36 KB, 7 trang )

UBND QUẬN ĐỒ SƠN
TRƯỜNG THCS BÀNG LA

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỊCH SỬ 6
Năm học 2019 -2020
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Mục tiêu:
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức về Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm
40); Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602); Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế
kỉ VII - IX; Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương; Ngô Quyền và chiến
thắng Bạch Đằng năm 938. Từ kết quả kiểm tra học sinh tự đánh giá mình trong việc học tập
nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình trong các nội dung tiếp theo.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình
thức dạy học.
1) Về kiến thức: Qua bài kiểm tra củng cố và hoàn thiện kiến thức sau:
- Nguyên nhân, địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; chính sách cai trị thâm
hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta.
- Thời gian Lý Bí lên ngôi hoàng đế.
- Xuất thân của Phùng Hưng khi phát động cuộc khởi nghĩa (trong khoảng 776 - 791);
chính sách cai trị của nhà Đường đối với nước ta.
- Nhớ được năm vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm An Nam Tiết độ sứ;
hiểu được việc làm của Khúc Hạo khi nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta.
- Hiểu được kế sách của Ngô Quyền trước hành động của Kiều Công Tiễn; diễn biến,
kết quả trận đánh trên sông Bạch Đằng.
2) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn, trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến
thức để giải thích, rút ra nhận xét và liên hệ thực tế.
3) Về thái độ: Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử, biết rút ra bài học bổ ích cho bản
thân.
4) Định hướng năng lực cần hình thành:


- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, giải thích sự kiện lịch sử; nhận xét, vận dụng
kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. Hình thức kiểm tra:
1


- Hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.
- Tỉ lệ: 40% (TNKQ) và 60% (TL).
III. Bảng ma trận:

2


Cấp độ
Chủ đề

Nhận biết
Trắc nghiệm

Cuộc khởi nghĩa
Nhớ được thời
Hai Bà Trưng
gian nổ ra cuộc
(năm 40)
khởi nghĩa Hai Bà
Trưng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

Khởi nghĩa Lý Bí.
Nước Vạn Xuân
(542-602)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Những cuộc khởi
nghĩa lớn trong
các thế kỉ VII-IX

1
0,4
4%
Nhớ được thời
gian Lý Bí lên
ngôi hoàng đế
1
0,4
4%
Biết được xuất
thân của Phùng
Hưng khi phát
động cuộc khởi
nghĩa
Số câu
1
Số điểm
0,4
Tỉ lệ
4%

Cuộc đấu tranh Nhớ được năm vua
giành quyền tự Đường buộc phải
chủ của họ Khúc, phong Khúc Thừa
họ Dương
Dụ làm An Nam
Tiết độ sứ

Vận dụng

Thông hiểu
Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Hiểu được chính
sách cai trị thâm
hiểm nhất của nhà
Hán đối với nhân
dân ta
1
0,4
4%

Hiểu
được
nguyên
nhân
bùng bổ cuộc

khởi nghĩa Hai
Bà Trưng
1
1
10%

Vận
dụng

Tổng

Vận
dụng cao

3
2,0
20%

Hiểu được ý nghĩa
tên nước Vạn Xuân

1
0,4
4%
Hiểu được chính
sách cai trị của
nhà Đường đối
với nước ta

1

0,5
5%

1
0,4
4%
Hiểu được việc
làm của Khúc Hạo
khi nhà Nam Hán
có ý định xâm
lược nước ta

2
1,0
10%

3


Số câu
1
Số điểm
0,4
Tỉ lệ
4%
Ngô Quyền và
chiến thắng Bạch
Đằng năm 938

Số câu

Số điểm
Tỉ lệ
Ôn tập chương III

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng cộng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

4
2,0
20%
5
4,0
40%

1
0,4
4%
Trình
bày
được
diễn
biến, kết quả

trận đánh trên
sông
Bạch
Đằng
1
2
20%

1
2,0
20%

2
1,0
10%

Hiểu được kế sách
của Ngô Quyền
trước hành động
của Kiều Công
Tiễn
2
2,5
25%

2
0,8
8%

6

2,8
28%

1
1,0
10%

8
3,0
30%

Rút ra được những
phong tục, tập quán
của dân tộc vẫn lưu
giữ được sau hơn một
nghìn năm Bắc thuộc
và liên hệ những việc
làm của bản thân để
giữ gìn và phát huy
những phong tục, tập
quán đó.
1
3
30%
1
3,0
30%
1
3,0
30%


4

1
3,0
30%
11
10
100%
11
10
100%


IV. Đề kiểm tra học kì II lớp 6.
A. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu 1: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là
A. đàn áp khủng bố nhân dân ta.
B. thuế khóa nặng nề.
C. cống nạp sản vật quý.
D. đồng hóa nhân dân ta.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ tại
A. Dạ Trạch (Hưng Yên).
B. Hát Môn (Hà Nội).
C. Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa).
D. Sa Nam (Nghệ An).
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có vai trò như thế nào đối với lịch sử dân tộc:
A. Là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo

B. Là cuộc khởi nghĩa mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta

C. Là cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi trong thời gian dài
D. Là cuộc khởi nghĩa có sự tham gia đông đảo của nhân dân
Câu 4: Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?
A. Mùa xuân năm 544.
B. Mùa xuân năm 545.
C. Mùa xuân năm 547.
D. Mùa xuân năm 548
Câu 5: Nhà Đường thống trị nước ta đã thực hiện chính sách
A. đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, để người Trung Quốc cai trị các châu, huyện; các
hương xã do người Việt cai quản.
B. đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ và người Trung Quốc cai trị tới các châu, huyện, hương
xã.
C. để người Trung Quốc cai trị ở cấp phủ, châu.
D. cho phép người Việt có thể nắm quyền tới các phủ, châu.
Câu 6: Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lí Nam Đế) đặt tên nước là “Vạn Xuân”. Em hiểu thế nào về ý nghĩa
tên gọi “Vạn Xuân”?
A. Vì đất nước Vạn Xuân được thành lập vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm.
B. Vì Lý Bí mong muốn đất nước tươi đẹp, vạn vật sinh tồn, phát triển như vạn mùa xuân.
C. Vì Lý Bí mong muốn đất nước ta sẽ mãi mãi tự do, tươi đẹp như vạn mùa xuân.
D. Thể hiện sức mạnh đấu tranh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc TK VI.
Câu 7: Ngô Quyền đã có kế sách gì trước hành động của Kiều Công Tiễn?
A. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, chôn xuống dòng sông Bạch Đằng.
B. Chuẩn bị tổ chức kháng chiến.
C. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm.
D. Chủ động đón đánh địch.
Câu 8: Vì sao nói: “Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc
ta”?
A. Vì đó là cuộc chiến lớn của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán thế kỉ X.
B. Trận chiến đã thể hiện rõ nhất ý trí, sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm bảo về nền độc lập dân tộc.

C. Trong trận chiến Ngô Quyền và những người chỉ huy nghĩa quân đã bố trí trận địa mai phục
hoàn hảo thể hiện cách đánh địch mưu trí sáng tạo của quân ta.
D. Vì cuộc chiến đã đập ta âm mưu xâm lược của quân Nam Hán nói riêng và phong kiến phương
Bắc nói chung, kết thúc thời kì Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên mới độc lập lâu dài cho dân tộc ta.
Câu 9: Trong thời kì Bắc thuộc, người đầu tiên xưng là Hoàng đế ở nước ta là:
A. Trưng Vương
B. Bà Triệu
C. Mai Thúc Loan
D. Lý Bí
Câu 10: Sự kiện lịch sử khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc
lập của Tổ quốc là:
A. Khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi
B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo
D. Kiều Công Tiễn chiếm được chức Tiết độ sứ
5


B. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ?
Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày diễn biến, kết quả trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938.
Câu 3: (3,0 điểm) Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được
những phong tục, tập quán gì? Là học sinh, em cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy những
phong tục, tập quán đó?
V. Đáp án và biểu điểm:
A. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,4 điểm ( 10 x 0,4 = 4 điểm)
Câu
Đáp án


1
D

2
B

3
B

4
A

5
A

6
C

7
C

8
D

9
A

10
C


B. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu

Ý

1
(1,0 đ)
2
(2,0 đ)

3
(3,0 đ)

1

Nội dung

Biểu
điểm
* Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ, vì: Ách thống trị tàn 1,0
bạo của nhà Hán đã làm nhân dân ta ở khắp nơi căm phẫn.
* Diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo 0,5
chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.
- Lúc này, nước triều đang dâng cao, quân ta ra đánh nhử quân 0,5
giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc
ngầm mà không biết.
- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, 0,5
quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn... Hoằng
Tháo bị giết tại trận.


2

* Kết quả: Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn 0,5
thắng lợi.

1

* Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ
được những phong tục, tập quán: HS liệt kê được một số phong
tục tập quán cơ bản sau:
- thờ cúng tổ tiên, chôn cất người chết;
- nhuộm răng, ăn trầu;
- làm bánh chưng, bánh giầy;
- xăm mình,...

2

0,5
0,5
0,5
0,5

* Để giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, học sinh
cần: HS trình bày theo suy nghĩ, hiểu biết của bản thân. Nếu mạch 1,0
lạc, lô-gic, dễ hiểu, phù hợp thì cho điểm tối đa ở ý này.

VI. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
…………………………………………………...............………………………………
6



……………………………………………………………...............……………………
....………………………………………………...............………………………………
______________________

Tổ CM duyệt

Người ra đề

Đào Thị Lan Anh

7



×