Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ỨNG DỤNG các CÔNG cụ TRỰC TUYẾN TRONG dạy và học môn TIN học TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 63 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2019

MÔN: TIN HỌC
Chuyên đề
ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG
DẠY VÀ HỌC MÔN TIN HỌC TIỂU HỌC

NGUYỄN THANH HƯƠNG

Gia Lai – Tháng 7/2019


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.......... 1
1.1 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ........................................................... 1
1.1.1 Đánh giá theo năng lực ...................................................................... 1
1.1.2 Các xu hướng đánh giá kiến thức, kỹ năng người học ...................... 2
1.1.3 Định hướng đổi mới, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
..................................................................................................................... 3
1.2 Một số phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay..................................... 3
1.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan..................................................... 5
1.3.1 Khái niệm........................................................................................... 5
1.3.2 Các dạng câu hỏi trong trắc nghiệm khách quan............................... 5
1.3.3 Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm......................................... 6
Chương 2: CÔNG CỤ HỖ TRỢ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TRỰC
TUYẾN ............................................................................................................. 8
2.1 Google Drive............................................................................................ 8
2.2. Trắc nghiệm trực tuyến trên Google Form ........................................... 12


2.2.1 Google Form .................................................................................... 12
2.2.2 Trắc nghiệm trực tuyến với Google Form ....................................... 13
2.3 Trắc nghiệm trực tuyến trên WordPress ................................................ 22
2.3.1 WordPress và WordPress plugin ..................................................... 22
2.3.2 Các plugin hỗ trợ thi trắc nghiệm .................................................... 23
2.3.3 Trắc nghiệm trực tuyến với plugin WP Pro Quiz............................ 25
Chương 3: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ........ 42
3.1 Công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến......................................................... 42
3.2 Infographic và Piktochart....................................................................... 42
3.2.1 Infographic....................................................................................... 42
3.2.2 Công cụ trực tuyến Piktochart ......................................................... 43
3.2.3 Sử dụng Piktochart để tạo Infographic ............................................ 44
3.2.4 Ứng dụng Piktochart để tạo infographic phục vụ cho dạy học ....... 49


3.2.5 Ứng dụng Piktochart để tạo bài trình chiếu ..................................... 50
3.3 Công cụ trực tuyến hỗ trợ dạy học Padlet.............................................. 50
3.3.1 Giới thiệu Padlet .............................................................................. 50
3.3.2 Ứng dụng Padlet trong dạy học ....................................................... 51
3.3.3 Cách tạo một Padlet ......................................................................... 53


CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN
1.1 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một phần không thể thiếu trong quá
trình dạy học.Trong chương trình dạy học mới theo định hướng phát triển
năng lực của người học, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh
là bước đột phá nhằm thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học và đổi mới quản lý.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý
thông tin, là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo
dục.
Việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển vì sự tiến bộ của người học
là quá trình phát triển học tập bền vững, giúp người học tự tin, giúp phát triển
năng lực người học, tạo hứng thú cho học sinh, giúp tăng cường sự tự giác
học tập và nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập,…
1.1.1 Đánh giá theo năng lực
Theo quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người
học, đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến
thức đã học làm trọng tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo
năng lực là chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những
tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập của mỗi môn học là
hoạt động nhằm đánh giá một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ
nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò cải thiện kết quả
học tập của học sinh. Nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến
thức, kỹ năng và thái độ của người học vào thực tiễn trong bối cảnh có ý
nghĩa, góp phần rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống.
Về bản chất, đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng không có
sự mâu thuẫn, đánh giá năng lực là bước phát triển của đánh giá kiến thức, kỹ
năng. Sự khác biệt giữa kiểm tra đánh giá năng lực với đánh giá kết quả, kỹ
năng của người học được thể hiện trong bảng so sánh sau:
Tnh Đ
iê á g
u n i
M  

c Đ X
á á
đí n c

c h đ
h g ịn
iá h
1


h n
ọ ha
N c đ  
gi
g ả á
G G
á
ắ ắ
n n
v v
N d đ
 
gi
ội u á n n
á
ă ă
n n
g g,
số
, tk
n
ng h
ă đ
ư

m

c
Công cụ  
đánh giá
N C
h â
Thời
 
giá
điểm
Đ T
á h
n ư
Kết quả
 
đánh giá p p
h h
ụ ụ
th th
u u
ộ ộc
c và
v o
à số
1.1.2 Các xu hướng đánh giá kiến thức, kỹ năng người học
Phương pháp giáo dục truyền thống chủ yếu trang bị kiến thức, dạy theo
phương pháp “thầy giảng, trò ghi” nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả học
sinh còn nặng về điểm số. Xu hướng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh tập trung theo các cách sau:

Thứ nhất, chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn
học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử
2


dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định
kỳ sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi, điều chỉnh quá trình
giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình).
Thứ hai, chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực
của người học. Có nghĩa là chuyển trọng tâm đánh giá từ ghi nhớ, hiểu kiến
thức,…(đánh giá truyền thống) sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết
những vấn đề của thực tiễn cuộc sống (đánh giá năng lực), đặc biệt chú trọng
đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo, siêu nhận thức (giải
quyết vấn đề và đưa ra giải pháp).
Thứ ba, chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá
đa chiều. Đánh giá đa chiều là sự đánh giá từ nhiều đối tượng khác nhau như
giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn
nhau, đánh giá của nhà trường, đánh giá của gia đình.
Thứ tư, chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học
sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một
phương pháp dạy học.
Thứ năm, sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá: Sử dụng
các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ
khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân
tích, lý giải kết quả đánh giá.
1.1.3 Định hướng đổi mới, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh
Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục cần phải có
các yếu tố sau:
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng

lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản
cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của
học sinh theo từng cấp học.
 Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh
giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và
đánh giá của gia đình, cộng đồng.
 Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự
luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
 Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng,
trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp
thời việc dạy và học.
1.2 Một số phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập có thể thực hiện qua các phương
pháp như vấn đáp, quan sát, viết. Trong phương pháp viết gồm hai hình thức

3


là tự luận và trắc nghiệm khách quan. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược
điểm riêng, giáo viên thường sử dụng phối hợp các phương pháp khi tiến
hành giảng dạy một bài cụ thể trên lớp. Tuy nhiên, hai phương pháp chủ yếu
được sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp tự luận và trắc nghiệm khách
quan.

Trắc nghiệm tự luận: là phương pháp kiểm tra gồm các câu hỏi dạng
mở; loại câu hỏi có thể có nhiều cách, nhiều hướng để giải quyết vấn đề; học
sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà
câu hỏi nêu ra.
Trắc nghiệm khách quan: là phương pháp kiểm tra trong đó gồm nhiều
câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết để thí

sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn.
Trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan chỉ là phương thức
đánh giá kết quả học tập. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng, vì
vậy vẫn tồn tại song song hai hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Hiện nay
hình thức thi trắc nghiệm đang được sử dụng nhiều trong các cấp học khác
nhau với lợi thế là tổ chức và chấm thi đơn giản, tránh sai sót. Vấn đề quan
trọng nhất của trắc nghiệm chính là nội dung đề thi, nội dung phải bao phủ
được tất cả những kiến thức cơ bản học sinh cần có của mỗi môn học và yêu
cầu phải sử dụng khả năng tư duy nhất định, tránh việc học vẹt.
Bảng so sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Tr Tr
ắ ắ
 

ơ Đ

n tr
 
đ
K
ư
v h
ấk ô
h n


q
uả
 
DK

ễh
 
TT
ốh
n
1.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan
1.3.1 Khái niệm
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả
năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó. Có
nghĩa là trắc nghiệm là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực
của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc
nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng
lực của con người trong nhận thức, hoạt đông và cảm xúc. Phương pháp trắc
nghiệm khách quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học, tâm lý,
giáo dục,… ở nhiều nước.
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng phổ
biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận
thức của người học, tại nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong
các kỳ thi kết thúc học phần tại hầu hết các trường từ tiểu học đến trung học
phổ thông và các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học.
Kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm có nhiều ưu điểm, tuy
nhiên nếu bộ câu hỏi không đảm bảo chất lượng, không có độ phân hóa thì
hình thức thi này chỉ việc kiểm tra trí nhớ, yêu cầu học sinh học thuộc lòng.
1.3.2 Các dạng câu hỏi trong trắc nghiệm khách quan
Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra nhiều kiểu câu hỏi
khác nhau:
- Câu hỏi có nhiều lựa chọn (multi choise questions): Là câu hỏi có
một nhận định và 4-5 phương án trả lời, học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất
trong các phương án trả lời. Ngoài câu trả lời đúng, các câu trả lời khác đều

có hợp lý gọi là các câu trả lời nhiễu.
- Câu hỏi đúng sai (yes/no questions): Câu trắc nghiệm đưa ra một câu
trần thuật hoặc một câu hỏi, học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án
trả lời để phán đoán nội dung là đúng hay sai.


- Câu hỏi ghép đôi (matching items): Đây là một hình thức đặc biệt
của loại câu hỏi có nhiều lựa chọn. Trong loại câu hỏi này có hai cột gồm
danh sách các câu hỏi và câu trả lời. Học sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm
từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về mặt nội dung.
- Câu hỏi điền khuyết (supply items): đây là loại trắc nghiệm khách
quan có câu trả lời tự do. Câu hỏi là một mệnh đề có khuyết một bộ phận nội
dung, học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
- Câu hỏi trả lời ngắn (short answers): là dạng trắc nghiệm đòi hỏi chỉ
trả lời bằng câu rất ngắn.
1.3.3 Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm
Ứng dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan để đánh giá năng lực
của người học phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có
chất lượng. Quá trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm được mô tả qua lưu đồ
sau:
Bắt đầu
Xây dựng ngân
hàng câu hỏi, bộ đề
Tổ chức kiểm tra
đánh giá người học

Hoàn thiện
câu hỏi, bộ đề

Thu thập số liệu

thống kê

Không đạt

Đánh giá chất lượng

Cần
sửa

câu hỏi và bộ đề

Loại bỏ
Kết thúc

Trong đó:
: Dựa vào mục tiêu đào tạo, yêu cầu của môn học để hình thành ý
tưởng về tính cấp thiết phải sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá.
: Căn cứ vào nội dung môn học, cá nhân hoặc nhóm xây dựng ngân
hàng câu hỏi và bộ đề thi, kiểm tra theo các cấp độ nhận thức.


: Tiến hành kiểm tra, thi với số lượng đủ lớn.
: Căn cứ vào bài làm của học sinh, thu thập số liệu cho từng câu hỏi
từng đề thi.
: Sử dụng máy tính và các phần mềm: Excel, SPSS, Eview,…. Để
phân tích đánh giá chất lượng từng câu hỏi, từng đề thi theo các tiêu chuẩn
như độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy,….
: Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.
: Đối với những câu, đề đạt yêu cầu, tiến hành hoàn thiện để trở về
bước  tiếp tục kiểm tra, đánh giá.

Quan lưu đồ trên ta thấy quá trình xây dựng và triển khai đánh giá bằng
trắc nghiệm khách quan cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nó chỉ chấm
dứt khi người dạy nhận thấy hình thức này không còn phù hợp với môn học
đang giảng dạy.


Chương 2: CÔNG CỤ HỖ TRỢ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
TRỰC TUYẾN
2.1 Google Drive
Google là một trong những nhà tiên phong trong việc cung cấp các dịch
vụ điện toán đám mây. Dịch vụ điện toán đám mây cho giáo dục với dịch vụ
Google Apps của Google là một trong những dự án mà Google xây dựng
nhằm quảng bá sản phẩm của họ phục vụ cho giáo dục. Google Apps ứng
dụng các phần mềm trên nền điện toán đám mây phục vụ cho các trường đại
học, cao đẳng để tiết kiệm đáng kể ngân sách cho hệ thống Công nghệ thông
tin của trường. Để phục vụ cho giáo dục, bên cạnh những dịch vụ hỗ trợ miễn
phí như email, calendar (lịch hẹn), talk (tán gẫu), Google còn cung cấp một
loạt các hỗ trợ miễn phí khác như Google Docs (văn bản), Google Forms
(bảng tính), Google Drive (lưu trữ), Google Site (website nội bộ), Video,
Group (trao đổi nhóm),… nhằm giúp cho môi trường học tập thêm đa dạng và
phong phú.
Google Drive là dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Google, là ứng dụng miễn
phí và đăng nhập bằng tài khoản Google. Mỗi một tài khoản Google sẽ tương
tứng với một tài khoản Drive và sẽ được Google cung cấp 15 GB bộ nhớ trực
tuyến miễn phí để có thể lưu giữ ảnh, văn bản, thiết kế, bản vẽ, bản ghi,
video…

Các tập tin trong Google Drive có thể truy cập được ở mọi nơi, từ mọi
điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính. Dễ dàng chia sẻ cho
người khác xem, tải xuống và cộng tác trên tất cả những tệp bạn muốn –

không cần đến tệp đính kèm qua email.
Sử dụng Google Drive
Để sử dụng Google Drive, người dùng truy cập trang
và đăng nhập bằng tài khoản Google của mình.
Trên giao diện Gmail hoặc Google.com có biểu tượng cửa sổ ở góc trên bên
phải, bạn click vào biểu tượng cửa sổ sẽ hiển thị các sản phẩm của Goolge 
Chọn Google Drive  trang quản lý Google Drive.


Sau khi chọn vào Drive, Google Drive sẽ có giao diện như sau:

Tại đây, người dùng có thể quản lý các thư mục và tập tin như trên
Windows Explorer của hệ điều hành Windows dành cho PC.
Để chia sẻ một thư mục hoặc tập tin, người dùng có thể thao tác nhanh
bằng cách nhấn chuột phải vào tên thư mục hoặc tập tin muốn chia sẻ và chọn
chức năng
như hình dưới:


Hộp thoại Share (Chia sẻ) xuất hiện như sau:

Tại hộp thoại này, Google Drive cung cấp một liên kết đến thư mục/tập
tin vừa chọn, đồng thời người dùng có thể tùy chọn quyền hạn có thể xem
hay có thể chỉnh sửa đối với thư mục/tập tin này. Trong ví dụ trên, liên kết
dùng để chia sẻ thư mục Tin học Trẻ, để lấy đường liên kết của thư mục/tập
tin cần chia sẻ ta nháy vào Get Shareable Link. Lúc này đường link sẽ hiển
thị ở mục Link sharing on và có dạng:
/>WwADuFTKN?usp=sharing
Tại đây, người dùng thêm người dùng để chọn chia sẻ, bằng cách cung
cấp địa chỉ Gmail và thiết lập quyền hạn tương ứng.

Đính kèm và lưu tệp đính kèm trong Gmail


Khi mở một hộp thư có tập tin đính kèm, để lưu tập tin đó trên Drive, ta
có thể chọn chức năng Save to Drive
như hình sau:

Tại đây, người dùng có thể lưu bất kỳ tệp đính kèm nào vào Drive của
mình để quản lý và chia sẻ chúng ở một nơi an toàn và duy nhất.
Tương tự như vậy, ta có thể đính kèm một tập tin từ Drive khi soạn mail
bằng cách chọn chức năng Insert files using Drive
như sau:

Đồng bộ dữ liệu Google Drive
Google Drive Cho phép tệp khả dụng ở chế độ ngoại tuyến (offline) để
người dùng có thể xem chúng khi điện thoại của họ mất dịch vụ, như ở trên
máy bay hoặc trong tòa nhà có kết nối kém.
Google Drive cung cấp sẵn bộ cài đặt dành cho PC (hệ điều hành
Windows), điện thoại và máy tính bảng (hệ điều hành iOS và Android) tại địa
chỉ: Sau khi tải về và cài đặt,
cung cấp thông tin tài khoản Gmail, người dùng có thể chỉnh sửa và chia sẻ


file trực tiếp trên PC, điện thoại hay máy tính bảng. Những thay đổi này sẽ
được đồng bộ với máy chủ Drive khi có kết nối Internet.
Chia sẻ thư mục/tập tin Google Drive trên PC:

Lưu ý: Mọi thao tác thêm/sửa/xóa dữ liệu trên thư mục Google Drive
trên PC sẽ được cập nhật tương tứng trên máy chủ Drive.
2.2. Trắc nghiệm trực tuyến trên Google Form

2.2.1 Google Form
Google Form là công cụ giúp lập kế hoạch các sự kiện, thực hiện các
cuộc khảo sát, tổ chức thi trắc nghiệm hoặc thu thập thông tin một cách dễ
dàng. Để thực hiện bài thi trắc nghiệm trên Google Form cần lưu ý các vấn đề
sau:
a. Chọn dạng lưu kết quả trắc nghiệm
Kết quả khảo sát thường được lưu dưới hai hình thức: dạng bảng tính
spreadsheet và dạng lưu trữ trong form. Lưu trữ dữ liệu theo dạng bảng tính
giúp xem hoặc thao tác với kết quả khảo sát được dễ dàng, lưu trữ trong form
giúp xem kết quả theo dạng biểu đồ và không bị giới hạn số lượng câu hỏi và
xuất ra định dạng csv.
b. Thông báo quy định
Mỗi người khi tham gia khảo sát đều có thể nhận được những thông báo
về quy định của cuộc khảo sát. Để thực hiện, mở bảng khảo sát ở dạng bảng
tính spreadsheet, vào menu Tools  Notification Rules và thay đổi các tùy
chọn thông báo
c. Nhúng iframe với khả năng tùy chỉnh kích thước
Nếu muốn sử dụng Google Form làm biểu mẫu liên hệ cho website hoặc
dùng vào các mục đích hữu ích khác có sử dụng mã nhúng iframe, bạn vào
menu File  Embed rồi tùy chỉnh chiều rộng (Width) và chiều cao (Height).


Sau đó sao chép mã ở ô Paste HTML to embed in website rồi nhúng vào
website, blog.
d. Thêm Page break
Để giúp cho bản khảo sát dễ quản lý và trông gọn gàng hơn, bạn có thể
sử dụng tính năng ngắt trang bằng cách bấm nút Add Item và chọn Page
break, sau đó, nhập tiêu đề ở khung Page title và chú thích ở khung
Description ở từng trang sau từng câu hỏi. Tính năng này được sử dụng giống
như phần chuyển ý giữa các nội dung.

e. Tạo bài kiểm tra tự chấm điểm
Đối với giáo viên, thủ thuật này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và công
sức chấm bài. Để thực hiện thủ thuật này, bạn vào trang kết quả spreadsheet
rồi sử dụng hàm IF để chấm bài.
f. Tạo địa chỉ URL đến kết quả trước khi điền vào form
Nếu muốn tạo một đường dẫn đến câu trả lời của mình, bạn vào menu
Responses > Get Pre-filled URL, điền đầy đủ thông tin vào bản khảo sát và
lưu lại đường dẫn.
2.2.2 Trắc nghiệm trực tuyến với Google Form
Để tạo Google Form bạn cần đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn.
Trên giao diện Gmail hoặc Google.com có biểu tượng cửa sổ ở góc trên bên
phải, bạn click vào biểu tượng Google Drive  trang quản lý Google Drive.
Tại giao diện Google Drive, chọn New  More  Google Forms

Để tạo một biểu mẫu (form) trống ta chọn Blank from, để tạo biểu mẫu
theo mẫu định dạng do Google Form cung cấp của thì chọn From a template.


Trong tài liệu này, ta tạo một biểu mẫu trống và tự thiết kế (blank form),
giao diện biên soạn biểu mẫu như sau:

Ví dụ: Tạo bài trắc nghiệm với tiêu đề là Bài thi – HK2 – Khối 4; Phần
mô tả như sau: Đề thi có 10 câu hỏi, thời gian làm bài 15 phút, mỗi câu chọn
1 đáp án đúng nhất. Cấu trúc bài thi gồm ba phần như sau:
+ Trang đầu tiên hiển thị tiêu đề bài trắc nghiệm và phần mô tả.

+ Trang thứ hai yêu cầu học sinh phải nhập họ tên và lớp của mình.

+ Trang thứ ba là các câu hỏi trắc nghiệm, mô tả cách làm bài.



Để tạo bài trắc nghiệm trên, ta làm như sau:
 B1: Tạo biểu mẫu trống (blank form)
 B2: Nhập tiêu đề và mô tả cho biểu mẫu.
 B3: Chọn Add section trên thanh công cụ để thêm trang

 B4: Nhập tiêu đề trang thứ 2 (nếu cần), tạo hai nội dung Nhập họ và
tên và Nhập lớp để học sinh nhập thông tin cá nhân trước khi tiến
hành làm bài. Hai ô đó là hai câu hỏi kiểu câu trả lời ngắn Short
answer. Ta chọn Add question trên thanh công cụ để thêm câu hỏi và


chọn loại câu hỏi trắc nghiệm. Nếu câu hỏi bắt buộc phải có câu trả lời
thì chọn Required.

 Trong tùy chọn Required có hai tham số, bạn có thể chọn hoặc không
chọn hai tham số này tùy theo yêu cầu.

 Description: Mô tả nội dung người dùng cần phải nhập trong ô trả
lời. Khi người dùng nhập không đúng hoặc không nhập dữ liệu
vào ô trả lời có chọn Required thì sẽ hiển thị thông báo là nội
dung mô tả vừa nhập.
 Response validation: Quy định giá trị sẽ nhập trong ô trả lời, có 4
kiểu giá trị là number (số), text (ký tự), length (chiều dài tối đa của
câu trả lời), regular expression (biểu thức). Mỗi kiểu giá trị sẽ
chứa những dữ liệu khác nhau, ví dụ kiểu text thì tùy chọn
contains (chứa giá trị), doeasn’t contain (không chứa giá trị),
Email address (kiểu địa chỉ email), URL (chứa địa chỉ liên kết).



 B5: Chọn Add section trên thanh công cụ để thêm trang câu hỏi
 B6: Nhập câu hỏi trắc nghiệm, tương tự như tạo nội dung nhập họ tên.
Để thực hiện tạo câu hỏi, ta nhập tiêu đề bài kiểm tra/ bài thi, tiếp theo
nhập mô tả chi tiết (nếu có) về nội dung câu hỏi như tổng quan về đề
thi, thời gian, cách làm bài,… trong mục Description (optional). Tùy
theo từng nội dung câu hỏi trắc nghiệm ta chọn các thể loại câu hỏi
trắc nghiệm tương ứng như câu trả lời ngắn (Short answer), câu trả lời
dài (Paragraph), câu hỏi có nhiều sự lựa chọn (Multiple choice), câu
hỏi dạng lưới trắc nghiệm (Multiple choice grid), câu hỏi dạng lưới
hộp kiểm (Checkbox grid),….
 Để thêm hình ảnh hoặc video vào trong câu hỏi, bạn chọn biểu tượng
chèn hình ảnh hoặc biểu tượng chèn video trên thanh menu dọc.
Hình ảnh có thể được chụp nhanh, hoặc chèn hình ảnh theo url, hoặc
hình trong ablbum ảnh của bạn, hoặc hình được lưu trên Google
Drive.
 Trong quá trình tạo câu hỏi trắc nghiệm bạn có thể xem trước kết quả
bằng cách chọn lệnh Preview.

 B7: Chọn đáp án đúng và quy định điểm số cho từng câu hỏi ta chọn
nút lệnh Answer key.


Trong hộp thoại Answer key, nhấp chuột vào đáp án đúng, quy định điểm
cho câu hỏi và nhấn nút lưu (Edit question) để lưu các thay đổi, như các hình
mô tả bên dưới.

 B8: Thiết lập điều kiện cho bài kiểm tra. Chọn nút cài đặt
(Setting). Chọn tab General, nếu bạn chọn thu thập địa chỉ
email của người dùng và phản hồi điểm cho người dùng bằng
email thì chọn 3 tùy chọn như hình bên dưới. Nếu không muốn thu

thập email của người dùng thì có thể bỏ qua thao tác này.


Tab Quizzes: bạn thiết lập biểu mẫu này là bài kiểm tra thì những câu
hỏi sẽ được tính điểm.

 B9: Sau khi nhập xong nội dung các câu hỏi, ta sẽ tiến hành đăng bài
kiểm tra. Có nhiều hình thức đăng bài như đăng bài trên trang cá nhân
và đính kèm đường link, gởi mail, chia sẻ qua facebook, skype,…
Người dùng chọn lệnh Send trên thanh menu, sau đó nhập thông tin
người nhận và nhấn nút Send.


Ta có thể gởi bài trắc nghiệm qua email của người dùng hoặc copy
đường link của bài trắc nghiệm để gửi cho học sinh thông qua facebook hay
skype, hoặc đăng bài trên trang cá nhân.

 Xem kết quả bài trắc nghiệm
Để xem kết quả, chọn Responses, nút lệnh này sẽ thể hiện số lượt người
dùng thực hiện làm bài trắc nghiệm. Ta có thể xem kết quả của từng học sinh
hoặc kết quả tổng hợp của tất cả học sinh đã thực hiện bài trắc nghiệm bằng
cách tạo một bảng tính.


Để xem câu trả lời và kết quả của tất cả các học sinh thì chọn Tạo bảng
tính như hình dưới đây.

Bảng tính hiển thị danh sách tất cả các người dùng đã thực hiện làm bài
trắc nghiệm, từ tệp này ta có thể lọc, thống kê,… kết quả thi của người dùng.



2.3 Trắc nghiệm trực tuyến trên WordPress
2.3.1 WordPress và WordPress plugin
WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, được
viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. WordPress được
phát triển bởi Matt Mullenweg từ một dự án nhỏ b2/Cafelog. Sau đó với sự
trợ giúp của Mike Little, phiên bản WordPress đầu tiên ra đời vào ngày
27/5/2003.
WordPress cho phép bạn tạo ra site như blog cá nhân, tin tức, giới thiệu
sản phẩm, triển lảm ảnh, đấu giá, học trực tuyến, một trang thương mại điện
tử. WordPress rất linh hoạt, chạy tốt trên PHP5, hầu hết các host (dịch vụ lưu
trữ trực tuyến) có PHP đều hỗ trợ WordPress. Nhiều host (Godaddy, gator,…)
có chức năng tự động cài đặt WordPress.
WordPress bao gồm một hệ thống plugin có cấu trúc và các template
(còn gọi là themes). WordPress plugin là các ứng dụng (hoặc tiện ích mở
rộng) được lập trình sẵn để cung cấp các tính năng còn thiếu sau khi bạn cài
đặt WordPress. Có hơn 500 000 WordPress plugins nhưng hãy chọn những
WordPress plugin uy tín, có nhiều người sử dụng.
WordPress được phân thành 2 loại sau:
a) Wordpress.com (Sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp)
WordPress.com là địa chỉ website, cung cấp dịch vụ cho phép bạn tạo
một website miễn phí trên nền tảng mã nguồn WordPress. WordPress có giao
diện có sẵn để bạn tùy chỉnh với chức năng kéo thả dễ dàng mà không cần cài
đặt, không cần thuê host và chi phí để sử dụng tên miền riêng là $25/ năm.
Wordpress.com có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cung cấp nhiều
theme khác nhau và thường xuyên được cập nhật. Hệ thống quản lý bài viết
và comment mạnh mẽ, cho phép nhiều người cùng viết bài và cùng quản lý
blog, kết nối cộng đồng wordpress.com thông qua trang chủ và hỗ trợ tốt
tiếng Việt.
Khi sử dụng dịch vụ này bạn chỉ có quyền sử dụng các theme miễn phí

trong thư viện WordPress.com hỗ trợ, bạn không có quyền cài theme bên
ngoài vào và cũng không thể cài đặt plugin mà chỉ được sử dụng các tính
năng có sẵn của WordPress.
b) Wordpress.org (Trực tiếp cài trên các host riêng)
WordPress.org địa chỉ website của trang chủ mã nguồn WordPress. Bạn
có thể tải bản cài đặt mã nguồn WordPress, tự chạy trên host riêng, sử dụng
tên miền riêng và tự do quản trị. WordPress.org là thư viện khổng lồ của
WordPress, chứa số lượng khổng lồ các plugin và các theme miễn phí.
WordPress.org không như WordPress.com, không phải là một dịch vụ để
người dùng có thể tạo blog trực tiếp trên đó. Người dùng muốn sử dụng


×