Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Báo cáo thực tập CÔNG TY TOSHIBA SOFTWARE DEVELOPMENT VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.67 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ
-----❧❧•❧❧-----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành: Điện Tử Truyền Thông
CÔNG TY TOSHIBA SOFTWARE DEVELOPMENT VIET NAM

Giảng viên theo dõi: Ths. Nguyễn Văn Canh
Sinh viên thực hiện: Đặng Cảnh Xuân
Lớp: Điện Tử 8
Mã sinh viên: 1141050111


2

LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn
thể các thầy cô giáo của Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội ,đặc biệt là các
thầy cô giáo khoa Điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những
kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua (từ năm 2016 đến năm 2020). Và
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Canh , thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian thực tập vừa qua và đã giúp em hoàn
thành tốt bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo công ty Toshiba Software
Development Việt Nam cùng các anh chị của công ty đã quan tâm hướng dẫn,
giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt thời gian thực tập vừa qua, giúp đỡ cho em
có nhiều kiến thức thực tế hữu ích về công việc phát triển phần mềm, đã tận tình
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành bài báo cáo này
đúng thời gian quy định.
Hơn ba năm học ở trên mái trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, mỗi sinh


viên chúng ta đều nắm giữ một phần kiến thức không nhỏ, song để khối kiến
thức ẩy trở thành hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời thì nó là một quá
trình thực tế và vận dụng kiến thức đó vào công việc cụ thể mà mình đã được
học. Do vậy hằng năm trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội tổ chức các đợt
thực tập cho những sinh viên năm cuối mục đích giúp sinh viên:
Một là hoàn thiện khối kiến thức mà mình đã học ở trong trường của một sinh
viên trong 4 năm học của mình.
Hai là giúp sinh viên hiểu được các hoạt động sản xuất thực tiễn của cơ sở
thực tập và nhằm giải đáp những kiến thức trong sách vở ngoài thực tế.
Ba là nắm được kiến thức mà chuyên ngành đào tạo, ngành nghề, công việc
của một người kỹ sư điện tử là như thế nào? Các hoạt động của mình trong 1
xưởng sản xuất ra sao?


3

Tại công ty Toshiba Software Development Việt Nam em được thực hành
những kiến thức mà mình được học. Trong thời gian thực tập, tại đây em đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Ban giam đốc và các anh chị nhân viên.
Đặc biệt, công ty lên kế hoạch chi tiết cho công việc mà em phải làm trong thời
gian thực tập và bám sát chương trình đào tạo một cách hợp lý. Chính sự quan
tâm đó của Công ty đã cho bản thân em có cơ hội được tiếp xúc với những công
việc thực tế tại một doanh nghiệp. Những hiểu biết và cách nhận thức của em về
các lĩnh vực, vấn đề của Công ty chưa thực sự sâu sắc, có thể chưa hoàn toàn
chính xác nhưng em tự tin là em đã hiểu được vấn đề, những công việc cơ bản
nhất cần phải làm tại Công ty.
Vì nội dung nghiên cứu và tìm hiểu của bản đề cương thực tập là tương đối
rộng nên trong một khoảng thời gian ngắn bản báo cáo thực tập không thể tránh
khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô,
cùng các anh, chị trong Công ty.



4

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] " />[2] Toshiba Overview, Tài liệu công ty Toshiba.
[3] Chuẩn mực hành vi tập đoàn Toshiba.
[4] " />

5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hà Nội, ngày … tháng…năm 2020
Giáo Viên hướng dẫn


6

I. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Thông tin về đơn vị thực tập
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty [1]
Tên Công ty

:

Ngày thành lập :

Toshiba Software Development (Vietnam) Co., Ltd.
23 – 04 – 2007

Địa chỉ

: Tòa nhà VIT – 519 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

Điện thoại:


: +84-24-2220-8801
– Phát triển phần mềm nhúng cho các sản phẩm của

Toshiba
Lĩnh vực chính

– Phát triển phần mềm doanh nghiệp cho các sản

phẩm của Toshiba
– Phát triển công nghệ nền tảng cho phần mềm
– Phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm

Hình 1 - Tòa nhà VIT - Toshiba Software Development Việt Nam
Toshiba Software Development (Việt Nam) là công ty phần mềm được đầu tư
100% từ Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản). Chúng tôi đang phát triển phần mềm cho


7

cơ sở hạ tầng xã hội và các sản phẩm kỹ thuật số. Và chúng tôi cũng đang phát
triển các công cụ để phát triển phần mềm. Toshiba Software Development (Việt
Nam) đặt mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về phát triển phần mềm.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức [2]

Supervisor

TSDV

Members Council

Chairman

(SWC)

Member

Corporate Executive Vice President

General Director

HR &
Admin

Controller

Accounting Quality Engineering
and Tech

Development
Group

V&V

Quality

Technology

1.1.3 Cơ sở vật chất
Thiết bị đầy đủ,hiện đại.
Chương trình cập nhật liên tục, đảm bảo học viên tiếp cận

với những công nghệ mới nhất.


1.2 Quy định nội bộ công ty [3]
1.2.1 Kiểm soát xuất khẩu
– Tránh không tham gia vào bất kì giao dịch nào có thể làm suy giảm

việc duy trì hòa bình thế giới và an ninh toàn cầu hoạc bất kỳ sản
phẩm hoặc giao dịch công nghệ nào có thể vi phạm các quy định
pháp luật sau:
+ Pháp luật và quy định về xuất khẩu áp dụng ở mỗi quốc gia

và khu vực nơi tập đoàn Toshiba hoạt động.
+ Pháp luật và quy định về kiểm soát xuất khẩu áp dụng ở mỗi

quốc gia và khu vực nơi hoạt động, và của Hoa Kỳ nếu
chúng ta tham gia vào các giao dịch liên quan đến các sản
phẩm và thông công nghệ của Hoa Kỳ áp dụng cho những
giao dịch có liên quan đến sản phẩm và thông tin công nghệ
Hoa Kỳ.
– Bảo đảm quản lí chặt chẽ các giao dịch, từ việc đưa ra các câu hỏi

ban đầu đến khi chuyển giao sản phẩm và dịch vụ, bằng cách tuân
thủ các trình tự cụ thể đối với việc kiểm soát giao dịch được quy
định trong Chương Trình Kiểm Soát Xuất Khẩu.
– Ngăn chặn các sản phẩm của chúng ta được sử dụng để phát triển

và sản xuất vũ khí thông thường và vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng
việc xác nhận người sử dụng cuối cùng các sản phẩm và công nghệ.
1.2.2 Bảo mật thông tin

– Không tiết lộ hay để lộ các thông tin tập đoàn,trong hoặc sau thời

gian làm việc tại tập đoàn, mà không tuân theo thủ tục nội bộ phù
hợp.
– Không sử dụng thông tin tập đoàn hoặc tà sản công ty để hưởng lợi

riêng cho mình hay cho bất cứ bên thứ ba nào, gâ tổn hại cho lợi ích
của tập đoàn Toshiba,hoặc sử dụng cho mục đích không chính đáng
nào khác, trong hoặc sau thời gian làm việc cho tập đoàn.


– Không tiết lộ hoặc để lộ cho công ty bất kỳ thông tin mật hay độc

quyền của các bên thứ ba có được trước khi làm việc cho tập đoàn
mà vi phạm nghĩa vụ của mình đối với các bên thứ ba đó, bao gồm
nhưng không giới hạn người lao động hoặc khách hàng trước đây.
– Bảo vệ thông tin cá nhân phù hợp với pháp luật, quy định áp dụng

và nội bộ của công ty, kể cả tuân thủ các thủ tục hợp pháp và hợp lệ
để tiếp cận và duy trì thông tin cá nhân, và sử dụng thông tin cá
nhân chỉ cho các mục đích chính đáng.
– Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, và nỗ lực bảo vệ các

thông tin tập đoàn và chỉ sử dụng các thông tin tập đoàn theo một
cách chính đáng.
– Không được sử dụng bất kỳ thông tin về trang thiết bị kỹ thuật hoặc

dịch vụ thuộc sở hữu của công ty vào mục đích cá nhân
– Không xâm phạm các quyền lợi về thông tin của bên thứ ba, chẳng


hạn như truy cập thông tin của bên thứ ba mà không được phép.
– Không tham gia vào bất kỳ giao dịch kinh doanh trong nội bộ trái

phép(tức là sử dụng thông tin tập đoàn không được công bố trong
việc kinh doanh cổ phần hoạc tài sản tương tự của công ty).
1.2.3 Nơi làm việc
– Hoàn thành nhiệm vụ với khả năng tối đa của mình trong phạm vi

thẩm quyền và trách nhiệm được công ty giao phó, và cố gáng học
hỏi liên tục và nâng cao khả năng của chính mình.
– Nhận thức sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên

bằng những cách khác nhau để họ có thể tối đa hóa năng lực của
mình một cách đầy đủ nhất.
– Bồi đắp môi trường làm việc và khuyến khích sự phát triển các hoạt

động cởi mở, hợp tác và có trật tự.
– Duy trì an toàn, ngăn nắp và sạch sẽ tại nơi làm việc, nỗ lực ngăn

chặn các tai nạn công nghiệp, và cố gắng duy trì sức khỏe tốt.


1.2.4 Tài sản công ty và mâu thuẫn lợi ích
– Tránh việc làm thay đổi mục đích hoặc chiếm đoạt tài sản của công

ty cho mục đích cá nhân và nỗ lực để duy trì tải sản của công ty.
– Tránh việc sử dụng không phù hợp các thiết bị và cơ sở vật chất của

công ty.
– Không dùng chức vụ hoặc thẩm quyền trong công ty mà không có


sự ủy quyền của công ty để làm lợi cho bản thân mình hoặc bất kỳ
bên thứ ba nào hoặc làm tổn hại cho sự tín nhiệm hoặc thương hiệu
của công ty.
– Tránh các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, nhà cung cấp,

và các đối thủ cạnh tranh của công ty mà có thể gây ra mâu thuẫn
về lợi ích.

II. CHƯƠNG II : NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
2.1 Tìm hiểu về hệ thống điện. [4]
2.1.1 Các thiết bị điện
2.1.1.1 Máy phát điện
– Nguyên lí hoạt động

Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử
dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ
tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng
khác.
Máy phát có hai loại chính là máy phát điện xoay chiều (alternator) và một
chiều (dynamo).
Máy phát điện đầu tiên được sáng chế vào năm 1831 là đĩa Faraday, do nhà khoa
học người Anh Michael Faraday.


Để chuyển đổi ngược điện năng sang cơ năng, người ta dùng động cơ điện. Máy
phát điện và động cơ điện có rất nhiều đặc điểm giống nhau, vậy nên một số loại
động cơ có thể biến thành máy phát điện để tạo ra điện năng.
Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó
thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.


– Cấu tạo

Hình 2 - Máy phát điện
(1) Động cơ
(2) Đầu phát
(3) Hệ thống nhiên liệu
(4) Ổn áp
(5) Hệ thống làm mát và hệ thống xả (6)
(7) Bộ nạp ắc-quy
(8) Control Panel hay thiết bị điều khiển
(9) Kết cấu khung chính


(1). Động cơ
Động cơ là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện.
Kích thước của động cơ tỷ lệ thuận với sản lượng điện tối đa các máy phát
điện có thể cung cấp. Có một số yếu tố cần phải ghi nhớ khi đánh giá
động cơ máy phát điện. Nhà sản xuất động cơ cần tư vấn để có được
thông số kỹ thuật hoạt động và lịch trình bảo trì.Máy phát điện sử dụng
nhiều loại nhiên liệu đầu vào khác nhau như: diesel, xăng, propan (ở dạng
lỏng hoặc khí), và khí thiên nhiên. Động cơ nhỏ thường hoạt động bằng
xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy dầu diezen, propan lỏng, khí
propane, hoặc khí tự nhiên. Một số máy phát cũng có thể hoạt động dựa
trên một nguồn dữ liệu kép,nhiên liệu diesel và khí đốt.

(2). Đầu phát
Nó là một phần của các máy phát điện, sản xuất điện từ nhiên liệu cơ
học được cung cấp. Bao gồm một tập hợp các bộ phận tĩnh và các phần có
thể di chuyển được. Các phần làm việc với nhau, tạo ra chuyển động tương

đối giữa từ trường và điện, do đó tạo ra điện.
Stato / phần cảm: là thành phần không thể di chuyển. Nó gồm một tập hợp
các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.
Roto / Phần ứng: là thành phần chuyển động tạo ra một từ trường quay,
trong ba cách sau đây:
– Cảm ứng: được biết đến như bộ dao điện không tiếp xúc trượt và thường

được sử dụng trong các máy phát điện lớn.
– Nam châm vĩnh cửu: phổ biến trong các máy phát điện nhỏ
– Bộ kích thích: Kích thích bằng dòng điện 1 chiều nhỏ để thêm sinh lực cho

Roto thông qua một tập hợp các vòng tiếp điện và chổi điện. Roto tạo ra sự
di chuyển từ xung quanh stato, từ đó tạo ra sự khác biệt điện áp giữa các
cuộn dây của stato. Điều này tạo ra dòng cảm ứng bên trong máy phát điện.


Sau đây là những yếu tố bạn cần nhớ khi đánh giá khả năng phát điện của
một máy phát điện:
Vỏ máy kim loại so với vỏ nhựa: thiết kế bằng kim loại đảm bảo độ bền
của máy phát điện. Vỏ nhựa dễ bị biến dạng theo thời gian, và các bộ phận
chuyển động phát điện có thể lộ ra bên ngoài. Điều này làm tăng sự hao
mòn và quan trọng hơn, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Ổ bi so với ổ kim: ổ bi được ưa chuộng hơn và có tuổi thọ kéo dài hơn.
Không có chổi điện: phát điện mà không sử dụng chổi điện đòi hỏi bảo trì ít
hơn và tạo ra năng lượng sạch hơn.

(3). Hệ thống nhiên liệu
Bình nhiên liệu thường đủ năng lực để giữ cho máy phát điện hoạt động từ
6 đến 8 giờ trên mức trung bình. Đối với các máy phát điện nhỏ, bồn chứa
nhiên liệu là một phần đế trượt của máy phát điện hoặc được lắp trên khung

máy phát điện. Đối với các máy phát điện thương mại, có thể cần xây dựng
và cài đặt thêm một bình chứa nhiên liệu bên ngoài.
Các tính năng thông thường của hệ thống nhiên liệu bao gồm những điều
sau đây:
– Ống nối từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ: Dòng cung cấp hướng dẫn

nhiên liệu vào và ra động cơ.
– Ống thông gió bình nhiên liệu: Các bồn chứa nhiên liệu có một đường ống

thông gió, để ngăn chặn sự gia tăng áp lực, hoặc chân không trong quá
trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa. Khi bạn nạp đầy bình nhiên
liệu, đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ, và bể nhiên liệu để ngăn
ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn.
– Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống: Đây là yêu

cầu để khi bị tràn trong quá trình bơm, nhiên liệu không làm đổ chất lỏng
lên máy phát điện.


– Bơm nhiên liệu: nhiên liệu chuyển từ bể chứa chính (lưu trữ nhiên liệu, đặc

biệt quan trọng đối với các tổ chức thương mại) vào bể chứa trong ngày.
Các máy bơm nhiên liệu thông thường hoạt động bằng điện. Bình lọc nhiên
liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng, để bảo vệ các thành phần
khác của máy phát điện khỏi sự ăn mòn và chất bẩn gây tắc nghẽn.
– Kim phun: Phun chất lỏng nhiên liệu dưới dạng phun sương vào buồng đốt

động cơ.

(4). Ổn áp

Như tên của nó, đây là bộ phận quy định điện áp đầu ra của máy phát điện.
Cơ chế được mô tả dưới đây đối với mỗi thành phần, đóng một vai trò nhất
định trong chu kỳ điều chỉnh điện áp.
– Ổn áp: Chuyển đổi điện áp xoay chiều AC thành dòng điện 1 chiều
DC. Điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra thành điện áp xoay chều và
chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Điều chỉnh điện áp dòng điện 1
chiều DC tập hợp trong cuộn dây thứ cấp của stato, được gọi là cuộn dây
kích thích.
– Cuộn dây kích thích: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng
điện xoay chiều AC. Các cuộn dây kích thích có chức năng tương tự như
các cuộn dây stato chính và tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ. Các cuộn dây
kích thích được kết nối với các đơn vị được gọi là chỉnh lưu quay.
– Bộ chỉnh lưu quay: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện
xoay chiều. Chỉnh lưu các dòng xoay chiều phát sinh bởi các cuộn dây kích
thích, và chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Dòng điện 1 chiều này
cung cấp cho Roto / phần ứng tạo ra một trường điện từ, ngoài từ trường
quay

của

roto.

– Roto / Phần ứng: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều.
Roto sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn xung quanh cuộn dây stato, các
máy phát điện hiện nay sản xuất một điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở đầu


ra. Chu kỳ này tiếp tục cho đến khi máy phát điện bắt đầu sản xuất điện áp
đầu ra tương đương với khả năng điều hành đầy đủ của nó. Đầu ra của máy
phát điện tăng, nó điều chỉnh điện áp sản xuất ra ít dòng điện 1 chiều hơn.

Một khi máy phát điện đạt công suất hoạt động đầy đủ, điều chỉnh điện áp
đạt đến một trạng thái thăng bằng, và tạo ra dòng 1 chiều đủ để duy trì sản
lượng của máy phát điện ở mức độ hoạt động đầy đủ. Khi bạn thêm một tải,
sản lượng điện áp sẽ bị thấp xuống một chút. Điều này nhắc nhở việc điều
chỉnh điện áp và bắt đầu lại chu kỳ trên. Chu kỳ tiếp tục cho đến khi máy
phát điện dốc đầu ra, để điều hành công suất đầy đủ của nó.

(5). Hệ thống làm mát
Liên tục sử dụng hệ thống làm lạnh có thể làm nóng các thành phần khác
nhau của máy phát điện. Máy phát điện cần thiết có một hệ thống làm mát,
và thông gió thu hồi nhiệt sinh ra trong quá trình. Nước chưa xử lý / nước
sạch đôi khi được sử dụng như một chất làm mát cho máy phát điện.
Hydrogen đôi khi được sử dụng như một chất làm mát, cho các cuộn dây
stato máy phát điện lớn, vì nó rất hiệu quả trong hấp thụ nhiệt. Hydrogen
loại bỏ nhiệt từ máy phát điện, và chuyển qua một bộ trao đổi nhiệt, vào
một mạch làm mát thứ cấp, có chứa nước khoáng như một chất làm mát.
Đây là lý do tại sao máy phát điện có kích thước rất lớn. Đối với tất cả các
ứng dụng phổ biến khác, dân cư và công nghiệp, một tiêu chuẩn tản nhiệt
và quạt được gắn trên các máy phát điện và các công trình như hệ thống
làm mát chính. Cần thiết để kiểm tra mức nước làm mát của máy phát điện
trên cơ sở hàng ngày. Hệ thống làm mát và bơm nước thô cần được rửa
sạch sau mỗi 600 giờ, và bộ trao đổi nhiệt nên được làm sạch sau mỗi 2.400
giờ máy phát điện hoạt động. Máy phát điện nên được đặt trong một khu
vực mở, thông thoáng được cung cấp đủ không khí trong lành. Mỗi bên
máy phát điện nên có một không gian tối thiểu là 3 feet để đảm bảo sự lưu
thông không khí làm mát máy.


(6). Hệ thống bôi trơn
Máy phát điện bao gồm bộ phận chuyển động bên trong động cơ của nó, nó

cần được bôi trơn để đảm bảo hoạt động bền, và êm suốt một thời gian dài.
Động cơ của máy phát điện được bôi trơn bằng dầu được lưu trữ trong một
máy bơm. Bạn nên kiểm tra mức dầu bôi trơn mỗi 8 giờ máy phát hoạt
động. Bạn cũng nên kiểm tra ngăn ngừa rò rỉ chất bôi trơn, và cần thay đổi
dầu bôi trơn mỗi 500 giờ máy phát điện hoạt động.

2.1.1.2 Máy biến áp
Máy biến áp là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng
lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng
điện từ.
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn
dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác
định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng
Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để
đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây.
Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
Ở tần số thấp như biến áp điện lực, âm tần thì dùng lá vật liệu từ
mềm có độ từ thẩm cao như thép silic, permalloy,... và mạch từ khép kín
như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I.
Ở tần số cao, vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín
mạch từ.
Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các
biến áp dùng lõi không khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan
hệ điện từ của chúng khác với hai loại nói trên, và không coi là biến áp thật
sự.


Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện,
hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số
điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng

quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này > 1 thì gọi là hạ áp, ngược lại <
1 thì gọi là tăng áp.
Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với
tên gọi máy biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền
tải điện năng.

Hình 3 - Máy biến áp
2.1.1.3 Thiết bị đóng ngắt
Bộ ngắt mạch là một công tắc điện hoạt động tự động được thiết kế
để bảo vệ mạch điện khỏi bị hư hỏng do dòng điện dư thừa do quá tải hoặc
ngắn mạch. Chức năng cơ bản của nó là làm gián đoạn dòng điện sau khi
phát hiện ra lỗi. Không giống như cầu chì, hoạt động một lần và sau đó
phải được thay thế, bộ ngắt mạch có thể được đặt lại (bằng tay hoặc tự
động) để tiếp tục hoạt động bình thường.
Bộ ngắt mạch được chế tạo với các kích cỡ khác nhau, từ các thiết bị
nhỏ bảo vệ các mạch điện thấp hoặc thiết bị gia dụng riêng lẻ, cho đến các
thiết bị đóng cắt lớn được thiết kế để bảo vệ các mạch điện áp cao cho cả
thành phố. Chức năng chung của bộ ngắt mạch, hoặc cầu chì, như một


phương tiện tự động loại bỏ nguồn điện khỏi hệ thống bị lỗi thường được
viết tắt là OCPD (Thiết bị bảo vệ quá dòng).

2.1.2 Các nguồn năng lượng điện
2.1.2.1 Thủy điện
Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng
lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập
nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến
hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không
bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thủy điện là

nguồn năng lượng tái tạo.
Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào
sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Sự khác biệt về độ
cao được gọi là áp suất. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với
áp suất. Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbine nước
có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp
(penstock).
Tầm quan trọng
Thủy điện, sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con
sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ
lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83%
nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nước
(hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng
nước lớn nhất thế giới và lượng điện này chiếm hơn 70% tổng lượng sản
xuất của họ.


Ngoài một số nước có nhiều tiềm năng thủy điện, năng lực nước
cũng thường được dùng để đáp ứng cho giờ cao điểm bởi vì có thể tích trữ
nó vào giờ thấp điểm (trên thực tế các hồ chứa thủy điện bằng bơm
– pumped-storage hydroelectric reservoir - thỉnh thoảng được dùng để
tích trữ điện được sản xuất bởi các nhà máy nhiệt điện để dành sử dụng
vào giờ cao điểm). Thủy điện không phải là một sự lựa chọn chủ chốt tại
các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó có
tiềm năng khai thác thủy điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không
thể khai thác được vì các lý do khác như môi trường.

Hình 4 - Hệ thống thủy điện
2.1.2.2 Nhiệt điện
Nhà máy điện nhiệt là một nhà máy điện, trong đó hóa năng của nhiên

liệu được biến thành nhiệt năng cấp nhiệt cho nước để biến thành hơi. Nước
được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước và
tuabin này làm chạy một máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin, hơi


nước được ngưng tụ trong bình ngưng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã
được làm nóng, quá trình này được gọi là chu trình Rankine. Khác biệt lớn
nhất trong thiết kế của nhà máy nhiệt điện là do các nguồn nhiên liệu khác
nhau. Một số thiết kế thích sử dụng thuật ngữ trung tâm năng lượng hạn bởi
vì các cơ sở đó chuyển đổi hình thức của năng lượng từ nhiệt năng thành điện
năng. Một số nhà máy nhiệt điện cũng cung cấp năng lượng nhiệt cho mục
đích công nghiệp, để sưởi ấm, hoặc để khử muối trong nước cũng như cung
cấp năng lượng điện. Một tỷ lệ lớn khí CO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu
hóa thạch ở các nhà máy nhiệt điện gây ảnh huởng rất lớn đến bầu không khí
sống của con người.Vì vậy nhà máy nhiệt điện luôn được hạn chế sử dụng
một cách tối ưu để giảm tác hại của khí thải công nghiệp.

Hình 5 - Sơ đồ hệ thống nhiệt điện


Hình 6 - Nhà máy nhiệt điện
2.1.2.3 Năng lượng nguyên tử
Năng lượng hạt nhân hay năng lượng nguyên tử là một loại công nghệ
hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên
tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất
được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác
có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản
ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước
được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để
phát điện hoặc tạo lực đẩy. Năm 2007, 14% lượng điện trên thế giới được sản

xuất từ năng lượng hạt nhân. Có hơn 150 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân
và một vài tên lửa đồng vị phóng xạ đã được sản xuất.
Chất thải phóng xạ
Việc lưu giữ và thải chất thải hạt nhân an toàn vẫn còn là một thách
thức và chưa có một giải pháp thích hợp. Vấn đề quan trọng nhất là dòng chất
thải từ các nhà máy năng lượng hạt nhân là nguyên liệu đã qua sử dụng. Một
lò phản ứng công suất lớn tạo ra 3 mét khối (25–30 tấn) nguyên liệu đã qua
sử dụng mỗi năm. Nó bao gồm urani không chuyển hóa được cũng như một


lượng khá lớn các nguyên tử thuộc nhóm Actini (hầu hết là plutoni và curi).
Thêm vào đó, có khoảng 3% là các sản phẩm phân hạch. Nhóm actini (urani,
plutoni, và curi) có tính phóng xạ lâu dài, trong khi đó các sản phẩm phân
hạch có tính phóng xạ ngắn hơn.
Với mục đích hòa bình là sản xuất năng lượng điện phục vụ cuộc sống, thì
năng lượng điện hạt nhân đóng góp một phần không nhỏ trong ngành năng
lượng:


Mỹ (836,63 triệu KWt.h/năm), với 104 lò phản ứng hạt nhân (chiếm 20%
tổng năng lượng điện)



Pháp (439,74 Triệu KW.h/năm),



Nhật Bản (263,83 Triệu KW.h/năm),




Nga (177,39 Triệu KW.h/năm),



Hàn Quốc (142,94 Triệu KW.h/năm)



Đức (140,53 Triệu KW.h/năm).

Hình 7 - Nhà máy điện hạt nhân


2.2 Hệ thống SCADA [4]
SCADA ( Supervisory Control And Data Acquisition) hiểu theo nghĩa
truyền thống là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu. Nhằm
hỗ trợ con người trong quá trình giám sát và điều khiển từ xa.

2.2.1 Các thành phần của hệ thống
Cấu trúc một hệ SCADA có các thành phần cơ bản sau(hình 1):
Trạm điều khiển giám sát trung tâm: là một hay nhiều máy chủ trung
tâm (central host computer server).
Trạm thu thập dữ liệu trung gian: Là các khối thiết bị vào ra đầu cuối
từ xa RTU (Remote Terminal Units) hoặc là các khối điều khiển logic khả
trình PLC (Programmable Logic Controllers) có chức năng giao tiếp với
các thiết bị chấp hành (cảm biến cấp trường, các hộp điều khiển đóng cắt
và các van chấp hành…).
Hệ thống truyền thông: bao gồm các mạng truyền thông công

nghiệp, các thiết bị viễn thông và các thiết bị chuyển đổi dồn kênh có chức
năng truyền dữ liệu cấp trường đến các khối điều khiển và máy chủ
Giao diện người - máy HMI (Human - Machine Interface): Là các
thiết bị hiển thị quá trình xử lý dữ liệu để người vận hành điều khiển các
quá trình hoạt động của hệ thống.


Hình 8 - Sơ đồ tổng quan về hệ thống SCADA

Hình 9 - Hệ thống điện áp dụng SCADA


2.2.2 Cơ chế thu thập dữ liệu
Trong hệ SCADA, quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện trước tiên ở quá
trình các RTU quét thông tin có được từ các thiết bị chấp hành nối với chúng.
Thời gian để thực thi nhiệm vụ này được gọi là thời gian quét bên trong. Các
máy chủ quét các RTU (với tốc độ chậm hơn) để thu thập dữ liệu từ các RTU
này.
Để điều khiển, các máy chủ sẽ gửi tín hiệu yêu cầu xuống các RTU, từ đó cho
phép các RTU gửi tín hiệu điều khiển trực tiếp xuống các thiết bị chấp hành
thực thi nhiệm vụ.

2.2.3 Xử lý dữ liệu
Dữ liệu truyền tải trong hệ SCADA có thể là dạng liên tục (analog), dạng số
(digital) hay dạng xung (pulse).
Dữ liệu truyền tải trong hệ SCADA thể hiện chỉ dưới dạng số gọi là trường Dữ
liệu (data field). Dữ liệu dạng số này được hình thành từ các dạng tín hiệu logic
(on/off), tín hiệu analog dòng/áp, tín hiệu xung tốc độ cao,....
Giao diện cơ sở để vận hành tại các thiết bị đầu cuối là một màn hình giao diện
đồ họa GUI (Graphical User Interface) dùng để hiển thị toàn bộ hệ thống điều

khiển giám sát hoặc các thiết bị trong hệ thống. Tại một thời điểm, dữ liệu được
hiện thị dưới dạng hình ảnh tĩnh, khi dữ liệu thay đổi thì hình ảnh này cũng
thay đổi theo.
Trong trường hợp dữ liệu của hệ thống biến đổi liên tục theo thời gian, hệ
SCADA thường hiện thị quá trình thay đổi dữ liệu này trên màn hình giao diện
đồ họa (GUI) dưới dạng đồ thị.
Một ưu điểm lớn của hệ SCADA là khả năng xử lý lỗi rất thành công khi hệ
thống xảy ra sự cố. Nhìn chung, khi có sự cố hệ SCADA có thể lựa chọn một
trong các cách xử lý sau:
Sử dụng dữ liệu cất giữ trong các RTU: trong các hệ SCADA có các RTU có
dung lượng bộ nhớ lớn, khi hệ thống hoạt động ổn định dữ liệu sẽ được sao lưu


×