UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 92/GD&ĐT Hải Lăng, ngày 21 tháng 9 năm 2010
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THCS
NĂM HỌC 2010-2011
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện
Công tác chuyên môn THCS năm học 2010-2011 thực hiện theo Công văn số
986/GDĐT-GDTrH ngày 31/8/2010 về "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục
Trung học năm học 2010-2011" và các văn bản hướng dẫn liên quan khác của Bộ
và Sở GD&ĐT;
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Phòng GD&ĐT và
với chủ đề là "Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" và
điểm “Nhấn”của Sở: “Đề cao trách nhiệm của người Thầy trong kiểm tra và
chấm điểm” Phòng hướng dẫn thêm và cụ thể hoá một số nhiệm vụ đối với giáo
dục THCS như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
2. Tập trung thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục.
2.1 Tiếp tục thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức và kỹ năng của Chương
trình giáo dục phổ thông. Đề cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc tổ
chức kiểm tra, chấm điểm để đánh giá học sinh, đây là “điểm nhấn” cần được tập
trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt trong năm học.
2.2 Tiếp tục thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một
kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học” tổ chức sơ kết đánh giá kết quả vào cuối
năm học.
2.3 Giữ vững nền nếp kỹ cương trong quản lý dạy thêm, học thêm.
2.4 Đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục hướng nghiệp theo
phương pháp lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động giáo dục, chú trọng giáo dục
giá trị, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Nâng cao hiệu quả các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, các chuyên đề giáo dục quốc gia như: an toàn giao
thông, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, môi trường, phòng chống ma tuý, tệ
nạn xã hội…
3. Triển khai công tác đánh giá cán bộ quản lý theo Chuẩn Hiệu trưởng, đánh
giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
1
4. Tổ chức sơ kết 10 năm xây dựng trường chuẩn Quốc gia, lập kế hoạch xây
dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2.
5. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông phù hợp với tình
hình nhiệm vụ mới.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục:
+ Thời gian học trong năm là 37 tuần trong đó học kỳ 1 là 19 tuần và học kỳ
2 là 18 tuần. Tuần 1: từ ngày 16/8/2010;
+ Thực hiện chương trình:
Thực hiện phân phối chương trình chi tiết theo Công văn số 784/GDTrH,
ngày 03 tháng 10 năm 2007 và Công văn số 977/ GDTrH ngày 15/9/2008, Công
văn số 663/TB-GDĐT ngày 17/8/2009 của Sở Giáo dục & Đào tạo.
Riêng một số môn sau có sự điều chỉnh để phù hợp:
- Môn Toán lớp 9: Tiếp tục thực hiện Cv số Tiết 8, 9 chương “Hệ thức
lượng trong tam giác vuông” (phần hình học): dành cho việc học bảng lượng giác,
nay bổ sung thêm nội dung sử dụng máy tính cầm tay để tìm được giá trị các tỉ số
lượng giác của một góc nhọn cho trước và ngược lại (xem bài đọc thêm trang 81).
- Môn Công nghệ THCS: Theo phân phối chương trình đính kèm. (Khối 8:
Học kỳ I - 2 tiết/tuần; Học kỳ II - 1 tiết/ tuần. Khối 7: Học kỳ I - 1 tiết/tuần; Học
kỳ II - 2 tiết/ tuần)
- Môn Ngữ Văn THCS: Tất cả các tiết học VH & NN địa phương đều thực
hiện sau khi làm bài kiểm tra HKI và được tổ chức theo hình thức “Dạy học theo
dự án”.
- Môn Tiếng Anh : Theo phân phối chương trình đính kèm.
Thực hiện nghiêm túc các hoạt động NGLL lớp (2 tiết/tháng), sinh hoạt
hướng nghiệp ở lớp 9 (9 tiết/năm học). Lồng ghép và thực hiện việc dạy tích hợp
các nội dung giáo dục Kỹ năng sống, giáo dục Môi trường, Pháp luật, Dân số,
Hướng nghiệp.. trong các môn học. Tổ chức dạy các chương trình địa phương ở
các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý theo quy định của Bộ và của Sở.
+ Dạy nghề phổ thông theo chương trình 70 tiết. PPCTdo Sở ban hành .
+ Dạy học tự chọn: Thực hiện theo văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày
16/8/2007 của Bộ Giáo dục& Đào tạo và công văn số 1123/GD-GDTrH ngày
01/10/2006 của Sở Giáo dục- Đào tạo.
Lập kế hoạch cụ thể, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và phù hợp với
điều kiện cụ thể của trường. Chú trọng các chủ đề bám sát thuộc các môn Toán,
Văn, Anh cho đối tượng học sinh yếu.
+ Chế độ cho điểm và đánh giá xếp loại học sinh: thực hiện theo Quy chế
đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban
hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 1062/GDTrH ngày 10/010/2008 của Sở
về bổ sung tiết kiểm tra; Công văn 977/GDTrH ngày 15/9/2008 của Sở về hướng
dẫn chương trình giáo dục phổ thông và hướng dẫn của Hội đồng bộ môn tỉnh.
2
Riêng đối với số lần kiểm tra môn Thể dục, GDCD, Hóa học, Vật Lý hướng dẫn
thêm như sau:
+ Môn Thể dục:
- Điểm thường xuyên: 3 cột (2 cột 15 phút, 1 cột miệng)
- Điểm định kỳ: 3 cột (2 cột 1 tiết, 1 cột học kỳ)
+ Môn GDCD:
- Điểm thường xuyên: 3 cột (1 cột 15 phút, 1 cột miệng, 1 TH lấy hệ số 1)
- Điểm định kỳ: 2 cột (1 cột 1 tiết, 1 cột học kỳ)
+ Môn Hóa:
- 1 học kì/1bài KT thực hành lấy điểm hệ số 1 (có qui định trong PPCT)
+ Môn Lý:
- 1 học kì/1bài KT thực hành lấy điểm hệ số 2. Các bài thực hành còn
lại lấy điểm hệ số 1.
(Lớp 8: học kỳ II không có thực hành. Lớp 9: đối với bài thực hành
Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I
2
trong định luật Jun - Len xơ có thể không thực
hiện nếu không có điều kiện để làm)
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo,
chủ động học tập của HS tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chuyên
môn. Lưu ý các nội dung:
- Tổ chức chuyên đề chuyên môn cấp tỉnh, huyện, cụm bao gồm hội thảo
chuyên đề và dạy minh hoạ. Có thể chọn 1 trong các định hướng sau làm chủ đề
của hội thảo. Nội dung các chuyên đề cần tập trung vào những vấn đề sau:
1.Áp dụng các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực vào điều kiện
cụ thể của các trường học như thế nào cho hiệu quả.2. Ứng CNTT để hỗ trợ cho
giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.3. Tích hợp các mục tiêu
giáo dục, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.4. Đổi mới phương pháp
kiểm tra để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.5. Các nội dung có tính đặc thù
của các bộ môn.
- Trường, tổ chuyên môn và từng giáo viên xây dựng kế hoạch đổi mới
phương pháp dạy học, kế hoạch phải được Hiệu trưởng duyệt và lưu vào hồ sơ.
Cuối năm học tổ chức sơ kết và báo cáo về Phòng. Kế hoạch cụ thể xem Công văn
số 889/GD-ĐT/GD-TrH ngày 14/10/2009 của Sở đã sao gửi các trường.
- Mỗi CBQL, giáo viên, nhân viên tiếp tục thực hiện việc làm mới có tính
sáng tạo.
- Dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình.
Trong hồ sơ mỗi GV phải có chuẩn kiến thức và kỹ năng.
- Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt việc dạy học theo
phương pháp mới.
- Thường xuyên bổ sung tư liệu để làm phong phú “nguồn học liệu mở” các
tài liệu tham khảo trên trang Website của Sở, Phòng và Trường.
3
- Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá HS để hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ
máy móc. Đề cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong kiểm tra, chấm điểm
trong cả 5 khâu sau: ra đề (bảo đảm các yêu cầu của đề), tổ chức kiểm tra (nghiêm
túc), chấm điểm (chính xác, khách quan), trả bài và cập nhật điểm đúng quy định.
Tổ chức hội thảo về các nội dung của công văn 1017GDĐT-GDTrH ngày
10/9/2010 về việc quy định kiểm tra chấm điểm của Sở.
- Đề kiểm tra 1 tiết trở lên do P. Hiệu trưởng - PTCM của trường quản lý và tổ
chức khai thác có hiệu quả. Cuối mỗi học kỳ, các Trường tập hợp toàn bộ đề kiểm
tra 1 tiết trở lên các gửi về Phòng qua email . Quy
định cách đặt tên file không có dấu và viết liền theo thứ tự sau: loại đề-môn lớp-
trường-các thông tin cần thiết khác. Ví dụ:
de1tiet-ly8-haixuan-tu luanchuong2;
de1tiet-hinh8-haiba-tuluanchuong3,
de1tiet-dai8-haiba-tuluanchuong2,
de1tiet-van9-hoiyen-tuluancuoiky1,
de2tiet-tlv9-hoiyen-baivietso1,
dehocky1-gdcd9-haitho-tracnghiem;
3. Xây dựng trường chuẩn quốc gia và công tác phổ cập giáo dục
Tiến hành sơ kết xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn 1 (2001-
2010) để khẳng định những mặt mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc
phục và có kế hoạch, lộ trình thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn
2 (2010-2015).
Tiếp tục tổ chức điều tra phổ cập theo kế hoạch hàng năm, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền vận động trong nhân dân cho con em trong độ tuổi đi học được tới
trường, phấn đấu giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; Ứng dụng CNTT trong việc quản lý
công tác phổ cập giáo dục.
Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học theo hướng dẫn số
3240/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ và kế hoạch của tỉnh, huyện.
4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản
lý và chất lượng dạy, học trong các trường học theo các nội dung chủ yếu sau:
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ tin học đủ để ứng dụng
CNTT vào các lĩnh vực công tác của mình; biết sử dụng và thường xuyên khai thác
Internet, nguồn học liệu mở để phục vụ cho công việc.
- Khuyến khích GV soạn GA bằng vi tính
- Tổ chức các chuyên đề có ứng dụng CNTT để thảo luận, chia sẽ kinh
nghiệm. Tham gia thi GA điện tử e learning.
- Tổ chức khai thác có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong trường học
(các phần mềm quản lý trường học, các phần mềm dạy học, các kho dữ liệu phục
vụ cho giảng dạy...)
5. Các hội thi:
5.1. Thi GVDG các cấp:
4
Thực hiện theo Công văn số 987/GDĐT ngày 30/8/2010 về việc hướng dẫn
tổ chức Hội thi GVDG các cấp; Công văn số 988/GDĐT ngày 15/8/2010 về việc
thi GVDG năm học 2010-2011 của Sở.
Các trường tổ chức thi GVDG cấp trường đúng tiến độ, tiến đến thi GVDG
cấp huyện vào tháng 11/2010, cấp tỉnh đầu tháng 12/2010 (vòng 1 thi ngày
01/12/2010 tại THPT Đông Hà, vòng 2 từ ngày 6/12 đến 17/12/2010).
5.2. Thi HSG văn hóa:
* Cấp trường:
Thành lập đội tuyển để bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Cuối năm tổ chức thi
và công nhận HSG bộ môn văn hóa cấp trường (các lớp đầu cấp ưu tiên đầu tư tốt
cho những môn có tính “nền” như Văn, Toán)
* Cấp huyện:
+ Đối tượng và điều kiện dự thi: là học sinh lớp 9, kết quả xếp loại học lực và
hạnh kiểm năm lớp 8 từ khá trở lên.
+ Số lượng tham dự: 1-2 học sinh/môn/lớp (những học sinh đã được chọn vào
các đội bồi dưỡng ở huyện vẫn lập danh sách đăng ký dự thi).
+ Thời gian: tháng 10/2010 (thi 2 vòng, cả ngày) tại THCS và TH Thị trấn
Hải Lăng. (chi tiết xem ở lịch tháng)
* Cấp tỉnh:
Thực hiện theo Công văn số 989/GDĐT-GDTrH ngày 25/8/2009 của Sở về
việc thi học sinh giỏi văn hóa năm học 2010-2011.
+ Ngày thi: 12/4/2011. Khai mạc lúc 6h30’.
+ Các trường chủ động làm thẻ HS cho các em vào phòng thi và cử người đưa
HS đến các điểm đón xe (chi tiết xem ở lịch tháng).
+ Nội dung thi chọn học sinh giỏi lớp 9:
. Môn Toán: Chương trình THCS đến thời điểm thi
. Môn Lý: Quang hình, Điện một chiều, Nhiệt, Cơ cổ điển.
. Môn Hóa: Đến bài chất béo (tiết 57).
. Môn Sinh: Chương trình lớp 8 và lớp 9 đến thời điểm thi.
. Môn Tiếng Anh: Chương trình từ lớp 6 đến lớp 9.
. Môn Văn: Các TGTP hiện đại chủ yếu ở 2 lớp cuối cấp, chú trọng rèn
luyện kỹ năng phân tích và sử dụng từ, khả năng diễn đạt tinh tế, hàm súc.
. Môn Địa: Phần lí thuyết: Địa lý KTXH Việt Nam, Địa lý TNVN Việt
Nam, Địa lý TNĐC; Phần kỹ năng: Vẽ biểu đồ, Phân tích bảng số liệu, Phân tích
Át lát, Kỹ năng tính toán; Đối với chương trình lớp 9 ôn đến hết chương trình.
* Khảo sát HSG văn hóa:
Phòng tổ chức khảo sát HSG lớp 8 vào cuối năm học, thành lập đội tuyển để
bồi dưỡng ngay từ đầu năm lớp 9.
* Số lượng: Văn, Toán: 2 học sinh/môn/lớp; các môn: Lý, Hoá, Sinh, Tin, Sử,
Địa, T.Anh: 1 học sinh/môn/lớp
* Thời gian, địa điểm thi:
+ Đợt I: Thi Văn, Toán tại THCS Thị trấn .
5