I. Khái niệm
Triết học Mac-Lênin quan niệm rằng: Phản ánh là sự lưu giữ, tái tạo những đặc điểm của dạng
vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Nói một cách
khác, sự phản ánh nghĩa là có gì đó tác động lên chủ thể bị động, gây dấu ấn cho nó khác với hoạt
tính - chủ thể tự tạo nên cái gì đó.
Ví dụ: Nhìn một bức tranh thì hình ảnh bức tranh được tái hiện ở não người, quá trình đó gọi
là sự phản ánh.
Theo quan điểm Tâm lý học, thì phản ánh tâm lý là những dấu vết còn sót lại, để lại sau khi có
sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác.
Ví dụ: Ở ví dụ trên, hình ảnh bức tranh được hiện lên trong não được gọi là phản ánh tâm lý.
Phản ánh tâm lý là cái không nhìn thấy được, chỉ có thể tiếp cận nghiên cứu phản ánh tâm lý
thông qua các biểu hiện, hành động của chủ thể trước tác động của thực tế khách quan.
Ví dụ: Chúng ta không thể nhìn thấy trực tiếp hình ảnh tâm lý trong não người khác khi họ
nhìn bức tranh như thế nào. Ta chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp nó thông qua biểu hiện, hành động
của họ:
+ Châu mày, trễ môi,… cho thấy sự nhận định không tốt về bức tranh;
+ Ánh mắt lấp lánh, há mồm,… cho thấy sự nhận định tốt về bức tranh;
+ Các hành động: Sờ vào tranh, gỡ xuống xem, đập nát,….
Như vậy, làm sao để nghiên cứu về phản ánh tâm lý một cách chính xác nhất?
II. Nghiên cứu về phản ánh tâm lý
Khi nghiên cứu về con người và phản ánh tâm lý người ta thấy có hai khuynh hướng đối lập
nhau:
1. Khuynh hướng khách quan: Xem các khái niệm “hình ảnh”, “cảm giác”, “tri giác”, “ý thức”,
v.v… là những khái niệm không tính khoa học. Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý phải xem con
người như một cấu trúc độc lập, phải xem xét đến hành vi như một chỉnh thể tách khỏi chủ thể của
nó.
Ví dụ: Hai người cùng xem một bộ phim, chúng ta không thể kết luận được ngay nhận định của họ
về bộ phim. Mà phải xem xét đến biểu hiện hành vi của họ về bộ phim:
+ Người thứ nhất, khóc sụt sùi trong lúc xem phim người đó cảm động vì phim
+ Người thứ hai, cười san sảng khi xem phim người đó thấy vui vì bộ phim
Rõ ràng là hai chủ thể khác nhau nên không thể đánh giá về phản ánh tâm lý được mà phải căn cứ
vào biểu hiện hành vi để nghiên cứu nó.
2. Khuynh hướng chủ quan: Coi “thế giới chủ quan” của con người mới là hiện thực. Cụ thể
hơn, có thể nói khuynh hướng này không tin tưởng vào cách nghiên cứu dự trên biểu hiện hành vi. Vì
nó bị chi phối nhiều bởi thế giới nội tâm con người, và cho rằng để nghiên cứu chính xác về phản ánh
tâm lý phải xem xét đến thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ: Ở ví dụ trước, theo khuynh hướng chủ quan cho rằng:
+ Người thứ nhất khóc sụt sùi không hẳn vì bộ phim cảm động, mà có thể là bộ phim nhắc đến một
quá khứ đau buồn nào trong ký ức, hình ảnh tâm lý về ký ứng đó được tái hiện lại nên nãy sinh
cảm xúc cho chủ thể.
+ Người thứ hai cười san sảng không thể kết luận được họ vui thật sự hoặc đó chỉ là sự giả dối để
che lấp một xúc cảm khác bên trong.
Chỉ có thể kết luận được khi có đủ căn cứ về các diễn biến bên trong của chủ thể tâm lý.
Nhận định: Hai khuynh hướng tuy có hướng tiếp cận khác nhau, tuy nhiên mỗi bên đều có lý lẻ
xác đáng thuyết phục cho mình. Vì vậy, khi nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý, đặt biệt là các
quá trình nhận thức liên quan đến cảm giác, tri giác, ý thức thì cần xác định rõ ngay từ đầu rằng
chúng ta đi theo khuynh hướng nào. Và chọn nó làm “kim chỉ nam” trong suốt quá trinh nghiên
cứu.
III. Tâm lý là sự phản ánh thực tế khách quan
Phản ánh tâm lý là mắt xích quan trọng trong sự hình thành tâm lý người. Thực tại khách quan
tác động vào não người thông qua quá trình phản ánh tâm lý. Trải dài suốt cuộc đời người, sự phản
ánh tâm lý lặp đi lặp lại vơi tần suất lớn trở thành một thuộc tính quan trọng trong tâm lý người.
Do đó khi nghiên cứu cần xác định rõ về vai trò của phản ánh tâm lý theo mục đích nghiên cứu là
quá trình phản ánh hay thuộc tính phản ánh tâm lý.
1. Sự xuất hiện của thuộc tính phản ánh tâm lý
Sự hình thành của thuộc tính tâm lý theo Lê-ô-chec chính gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Cơ thể chỉ phản ứng lại các kích thích nội tại, tác động trực tiếp tham gia vào sự
trao đổi chất. Về sau, xuất hiện dạng kích thích mới, phức tạp hơn, các phản ứng này không tham gia
trực tiếp vào sự biến đổi chất nữa. Dẫn đến sự hình thành của tính nhạy cảm và cảm giác, cơ sở đầu
tiên cho phản ánh tâm lý.
+ Giai đoạn 2: Cơ thể bị các tác động kích thích bên ngoài của môi trường, trên cơ sở tính nhạy
cảm và cảm giác, các hình ảnh tâm lý đầu tiên về thế giới khách quan hình thành trong não người. Bắt
đầu có sự phản ảnh tâm lý, dần về sau các hình ảnh tái hiện liên tục, cơ thể thiết lập các phản ứng đáp
lại các kích thích mà không phải chỉ dừng ở sự phản ứng đơn giản mà có sự tham gia của quá trình
nhận thức. Hình thành nên thuộc tính phản ánh tâm lý cùng với tri giác và trí tuệ.
2. Quá trình phản ánh tâm lý
Khi nghiên cứu về sự phản ánh tâm lý ở mức độ là một quá trình phản ánh tâm lý thì phải nhắc đến
hai hướng tiêp cận sau:
-
Hướng tiếp cận sinh lý: Khẳng định sự hình thành các hình ảnh tâm lý của sự phản ánh không
tách khỏi sự chi phối của hệ thần kinh và não người. Từ khi hình ảnh tâm lý được hình thành
cho đến lúc có những phản ứng của chủ thể luôn có sự tham gia chi phối của hệ thần kinh và
các yếu tố sinh lý.
Ví dụ: Khi bạn bệnh, sốt cao thì nhìn thấy một đóa hoa bạn cũng không có cảm giác như lúc
bạn bình thường; Trường hợp bị dị ứng với lông, thì một chiếc lông chim thiên đường đẹp
tuyệt vời đối với chủ thể vẫn đáng sợ.
- Hướng tiếp cận hoạt động: Xem hoạt động là một mắt xích quan trọng trong suốt quá trình
phản ánh tâm lý, các giai đoạn của quá trình phản ánh tâm lý đều thông qua hoạt động.
IV. Cách tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu phản ánh tâm lý
Các cứ liệu thực nghiệm và các sơ đồ lý thuyết tích luỹ được trong tâm lý học (Ananhev, Cheplov).
Leonchev, Piagiê, v.v..cho phép đề cập đến 3 cấp độ phản ánh tâm lý:
1.
Quá trình cảm giác – tri giác.
Các biểu tượng.
Các quá trình tư duy ngôn ngữ, tư duy khái niệm và trí tuệ.
Quá trình cảm giác – tri giác:
Ở cấp độ này, con người tri giác đối tượng tại chỗ của nó, và tại thời điểm nó tác động lên cơ quan
cảm giác. Tức là ngay khi nhận ra thực tại khách quan, hình ảnh tâm lý đầu tiên được hình thành,
những tri giác đầu tiên về hình ảnh tâm lý đó bắt đầu xuất hiện. Nên chỉ có thể chính xác đối với
các hành động tức thời theo các hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ: Thấy một viên đá ném về phía mình, hình ảnh về viên đá được “chụp” lại, tri giác cho biết
không tránh sang chổ khác thì sẽ bị “u đầu”và phân tích hướng bay của viên đá, dẫn đến hành
động tức thời là né hướng bay của viên đá.
2. Cấp độ biểu tượng:
Ở cấp độ này, sự phản ánh không dừng ở các tri giác tức thời, mà đó là một cái nhìn rộng hơn có
sự phối hợp của nhiều chức năng khác của tâm lý. Biểu hiện ở các đặt trưng cơ bản là tính hình
ảnh và tính toàn cảnh:
+ Tính hình ảnh: Khi hình ảnh tâm lý hình thành trong não, nó không những chỉ có các vật thể
riêng lẻ, mà cả những tính chất đặc trưng của các nhóm vật thể có dung lượng lớn nhỏ khác nhau
cũng được phản ánh.
Ví dụ: Khi viên đá bay đến phía ta, chúng ta không chỉ nhận định được đó là viên đá, mà còn thấy
được nó to hay nhỏ, sức ném bao xa và tính xác thương là bao nhiêu,… để đưa ra quyết định.
+ Tính toàn cảnh: Đặt tính này tạo ra cho chủ thể khả năng vượt khỏi giới hạn của hoàn cảnh tức
thời, và có những biểu hiện hành vi khác nhau
Ví dụ: Khi thấy hòn đá bay đến, chúng ta sẽ tránh là quyết định ban đầu, nhưng xung quanh ta là
những trũng nước, nếu tránh hòn đá ta sẽ bị ngã có thể lấm lem quần áo. Nhận thấy hòn đá
không đủ lớn và xác thương không cao, ta quyết định không tránh nó để khỏi bị trượt ngã.
3. Cấp độ tư duy ngôn ngữ logic, khái niệm
Ở cấp độ này, sự phản ánh tâm lý có sự tham gia của kinh nghiệm và vốn sống của chủ thể trong
việc hình thành tâm lý cá nhân. Đó là sự xuất hiện của các hệ thống các ký hiệu và hệ thống tính
hiệu thứ nhất và thứ hai.
Ví dụ: Khi hòn đá lao đến, bạn đã không né và chấp nhận rơi vào người. Theo kinh nghiệm, bạn
sẽ che mắt và đầu lại để tránh hòn đá gây nguy hiểm cho mình.