Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đề cương Mác Lê –Nin 1 (Đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.23 KB, 38 trang )

Đề cương Mác Lê –Nin 1
VẬT CHẤT, Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.Khái niệm:
-Định nghĩa vật chất Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm
khác nhau về nó .Nhưng theo Lênin định nghĩa :"vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại,chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ".
- Ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào bộ não của con
người và được cải biến đi
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
a.Vật chất quyết định ý thức
-Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức, quy định sự hình thành ý thức của con
người. “Có thực mới vực được đạo”
-Vật chất quyết định toàn bộ nội dung của ý thức con người: vật chất như thế nào
thì ý thức như thế đó “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người.
Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn.

-Vật chất quyết định quá trình vận động phát triển, biến đổi của ý thức con người.
Như vậy vật chất quyết định cả nội dung khuynh hướng vận động và phát triển của
ý thức
b. Sự tác động trở lại của ý thức lên vật chất:
- Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay
đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất.
Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song,
mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải
trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về


thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng,


xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để
thực hiện mục tiêu của mình
-Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc
tiêu cực.
+Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có
nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con
người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của
mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức.
VD1. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 1000 0C thì con người tạo ra các nhà máy gang thép
để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
VD2. Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại hội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế
từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà sau hơn 30 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã
thay đổi hẳn.

+ Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản
chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược
lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực
tiễn, đối với hiện thực khách quan. VD: các tư tưởng, phong tục lạc hậu “sinh con trai nối
dõi tông đường”
VD. Nhà máy sử lý rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo sát thực tế khách quan
hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ và rác hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà
máy này đã không sử lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.

3. Ý nghĩa PP luận:
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế
khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin
đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách,
không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay
cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.

- Nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan.


NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BI ẾN
1. Khái niệm:
Trong phép biện chứng:
-Khái niệm mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong
thế giới
VD: Trong nguyên tử có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hạt nhân và điện tử quay
quanh nó
VD: Sự hấp thụ các chất ding dưỡng và thải cặn bã quy định lẫn nhau là hai mặt của
quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật với môi trường
-Khái niệm mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều
sự vật, hiện tượng của thế giới
2. Các tính chất của mlh
Theo quan điểm biện chứng duy vật thì các mối liên hệ trong hiện thực có 3 tính chất
cơ bản:
Một là: Tính khách quan: Điều này nói lên rằng các mối liên hệ của hiện thực có
nguồn gốc khách quan từ vật chất, chúng tồn tại một cách khách quan ở bên ngoài đầu
óc con người và không phụ thuộc vào ý thức con người.
VD: Con người - một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên dù muốn hay không cũng luôn
luôn bị tác động của các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân. Ngoài
sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động của xã hôị và của những người
khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn các mối mối liên hệ. Do vậy,
con người phải hiểu biết các mối quan hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình, giải quyết
các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và bản thân con người .Chỉ có
liên hệ với nhau sự vật hiện tượng mới tồn tại, vận động, phát triển. Ví dụ : con vật thì có mối

liên hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi : con hổ với con nai…, nếu không có mối liên như vậy thì
con vật không thể tồn tại. Còn con người thì có các quan hệ xã hội giữa người này với người
khác có như vậy con người mới tồn tại, vận động và phát triển.


Hai là: Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng đều có mlh của mình chứ ko có 1 sự vật
hiện tượng nào lại hoàn toàn cô lập, những mlh này có mặt cả trong tự nhiên.
VD:Trong tự nhiên cây xanh có mối liên hệ với môi trường ( không khí, nhiệt độ…), còn có
mối liên hệ với con người ( con người chăm sóc cây xanh, chặt phá rừng…). Trong xã hội, không
có người nào mà không có các mối quan hệ xã hội như: quan hệ hàng xóm, gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp…, các hình thái kinh tế-xã hội cũng có mối liên hệ với nhau, hình thái kinh tế -xã
hội sau ra đời từ hình thái kinh tế-xã hội trước(công xã nguyên thủy-chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa). Trong tư duy, có mối liên hệ giữa các sự suy đoán,
các tâm tư, tình cảm, các cách suy nghĩ khác nhau ví dụ như : nhìn vào một cô gái ta có các suy
đoán cô ấy là người giàu có, cô ấy không được tốt, cô ấy rất khó tính… Trong thời đại ngày nay
không một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt
của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay, trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu
hoá, khu vực hoá mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu
như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hoá gia đình, chiến
tranh và hoà bình.v.v.

Ba là: Tính đa dạng nhiều vẻ: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian
khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các
mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ
chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với
sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
– Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn

diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động
qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián
tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
VD: Khi xây dựng một phương án sản xuất kinh doanh phải tính đến những mối liên
hệ “đầu vào” và “đầu ra” của sản phẩm. Đầu vào ít ra úng phải tính đến những mối liên
hệ về vốn bằng tiền, vật ts, kỹ thuật hay công nghệ, lao động…hoạc khi tuyển dụng, sử
dụng, đánh giá một con người phải tính đến nhiều mặt có quan hệ về lịch sử và hiện tại
anwng lực và phẩm chất của người đó


– Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú – sự vật, hiện tượng khác nhau, không
gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử – cụ thể.
Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự
vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử – cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật
sinh ra, tồn tại và phát triển.
Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện
này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Vì vậy để xác định
đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất
nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh
lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ đó và trong khi thực hiện
đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của
hoàn cảnh cụ thể.

Nguyên lý về sự phát triển:
a.Khái niệm: Theo quan điểm biện chứng duy vật thì khái niệm phát triển thường dùng
để chỉ khuynh hướng đi lên của sự vận đọng, làm cho các sự vật hiện tượng biến đổi từ
thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

b.Các tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát
triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết
mâu thuẫn của sự vật, hiệntượng đó.
-Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong
mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật hiện tượng và trong mọi
quá trình, mọi giai đoạn của sựvật, hiện tượng.
VD: Đối với giới vô cơ, phát triển thể hiện dưới dạng sự biến đổi của các yếu tố, của hệ
thống vật chất, ở sự tác động qua lại giữa chúng làm xuất hiện những VC phức tạp hơn.
Đối với giới hữu cơ sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng tiến hóa,
khả năng hoàn thiện, quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra
chính mình với tốc độ ngày càng cao hơn làm xuất hiện những giống nòi mới.


Trong xã hội thì sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, nâng cao
đời sống mọi mặt của con người, giải phóng con người. Tạo điều kiện cho con người phát triển
toàn diện nhân cách của mình.
Đối với con người sự phát triển thể hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất và tinh
thần phù hợp với sự biến đổi của môi trường sống của chính con người.
Trong tư duy sự phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, chính xác
bản chất của quy luật vận động của hiện thực.

-Tính đa dạng và phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện
tượng, song mỗi sự vật,mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển
không hoàn toàn giống nhau.
3.Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế
giới và cải tạo thế giới.
-Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát
triển.

+Quan điểm này chỉ ra khi xem xét bất kỳ sự vật, hiệntượng nào cũng phải đặt chúng
trong sự vận động,phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá củachúng
-Có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn,
phù hợp với tính chất phong phú, đa dang, phức tạp của nó.
+Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởngbảo thủ, trì trệ, định kiến, đối
lập với sự phát triển.
LIÊN HỆ: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vừng; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm
trước trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại
nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức,
nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
phát triển nhanh, bền vững, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn
cầu.” Hoặc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công
nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ
đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.”


QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ
THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
(QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT)

Quy luật này nghiên cứu về về cách thức chung của sự phát triển (hình thức phát triển
thì đa dạng, muôn vẻ), phải có sự tích lũy có đủ về lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về
chất. Ngược lại chất đổi sẽ dẫn đến lượng đổi.
1. Các phạm trù Chất và Lượng:
a. Phạm trù chất:
- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các

sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó, chứ
không phải là cái khác.
Như vậy khái niệm chất trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy là cái gì.
b. Phạm trù Lượng:
Định nghĩa: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có về mặt số lượng, khối lượng, kích thước, quy mô, nhịp điệu... của quá trình vận động
phát triển của các sự vật hiện tượng, cũng như của các yếu tố tạo nên chúng.
Như vậy khái niệm Lượng trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy như thế nào (lớn – bé, cao –
thấp...).
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất: (diễn biến của quy
luật)
- Chất và Lượng luôn luôn gắn liền với nhau, không tách rời nhau bởi vì mỗi sự vật
hiện tượng đều phải phải có tính quy định về Chất lại vừa vừa có tính quy định về Lượng,
nên không có Chất thiếu Lượng và ngược lại.
a. Lượng đổi dẫn đến chất đổi


- Lượng có xu hướng biến đổi liên tục, nó được tích lũy dần dần. Còn Chất có xu
hướng ổn định, ít thay đổi. Do đó không phải mọi sự thay đổi về Lượng đều làm cho Chất
thay đổi. Khi Lượng biến đổi trong một giới hạn nhất định nào đó thì Chất của sự vật về
cơ bản vẫn giữ nguyên. Giới hạn đó gọi là độ. Ví dụ: nước ở điều kiện thường ở 0 0C
->1000C nó là chất lỏng (trạng thái lỏng)... (có có độ cụ thể, có độ tương đối) Như vậy độ
là như là một khoảng giới hạn mà trong đó những thay đổi về Lượng chưa dẫn đến những
biến đổi căn bản về Chất.
- Trong quá trình phát triển của sự vật thì Lượng phát triển trước. Sự tích lũy dần dần
về lượng đến một lúc nào đó sẽ vượt quá độ cho phép, khi đó chất của sự vật sẽ thay đổi
theo. Như vậy phải có sự tích lũy đủ về Lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về Chất. Điểm
giới hạn mà tại đó diễn ra sự biến đổi về Chất của sự vật được gọi là điểm nút.
- Khi Lượng biến đổi đạt đến đến điểm nút thì quá trình biến đổi về chất sẽ diễn ra,
nhưng không diễn ra tức thời, mà nó được thực hiện thông qua một giai đoạn được gọi là

bước nhảy. Bước nhảy là giai đoạn biến đổi Chất của sự vật do những thay đổi về Lượng
của chất đó gây nên. Các bước nhảy diễn ra theo những quy mô và nhịp điệu khác nhau.
+ Theo quy mô: thì có bước nhảy cục bộ (quy mô nhỏ), bước nhảy toàn bộ (bước nhảy
quy mô lớn).
+ Theo nhịp điệu: có bước nhảy đột biến (bùng nổ - diễn ra nhanh. Ví dụ phản ứng Hóa
học...), bước nhảy dần dần (thời gian tương đối dài, diễn ra rất chậm. Ví dụ hạt thóc nảy
mầm, trứng nở thành gà, cải cách xã hội, thực hiện một cuộc cách mạng, sự tiến hóa của
loài người).
- Sau khi chất mới ra đời thay thế cho chất cũ thì nó sẽ tác động trở lại sẽ làm cho
Lượng thay đổi theo. Bởi vì tương ứng với chất mới phải là một lượng mới, lượng nãy sẽ
biến đổi với một quy mô, một tốc độ mới (quá trình học tập của trẻ từ tiểu học đến bậc
cao hơn). Đây là nói sự tác động trở lại của Chất đối với Lượng. Như vậy cứ mỗi khi
Chất thay đổi thì nó đòi hỏi Lượng cũng phải thay đổi theo.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật Lượng – Chất:
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần
về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng bước tích luỹ về
lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút
ra những tư tưởng sâu sắc như “ tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió thành


bão”…. Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc
làm bình thường của con người đó.
- tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng,” đốt cháy giai đoạn” muốn thực
hiện những bước nhảy liên tục khi chưa tích lũy đủ lượng
-Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải
kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay
đổi mang tính chất tiến hoá sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Chỉ có như
vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ,”hữu khuynh” thường được
biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.


QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
Vai trò: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn
gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển. Theo quy luật này,
nguồn gốc, động lực cơ bản và phổ biến của mọi quá trình vận động phát triển chính là
mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật.
a.Khái niệm: Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ các mối
liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau, nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động, chuyển hóa lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn
biện chứng.
VD: Sản xuất va tiêu dùng là hai mặt đối lập nhau trong hoạt động kinh tế nhưng
lại là tiền đề tồn tại của nhau. Nếu không có sản xuất sẽ không có sản phẩm để tiêu dung,
nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lý do để tồn tại.
VD: Đồng hóa và dị hóa là hai mặt đối lập trong cơ thể sống. Đó là hai quá trình
ngược nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại của nhau. Không có đồng hóa thì không có dị hóa
và ngược lại.
-Mâu thẫn có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú


b.Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa
đấu tranh với nhau.
-Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc,
không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền
đề tồn tại. Hai mặt đối lập cùng tồn tại, cùng chuyển hóa trong quá trình vận động và phát
triển của sự vật.
+Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó vì các mặt

đối lập không tồn tại tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống
nhau.
+Tuy nhiên, trong sự thống nhất, các mặt đối lập vẫn không ngừng tác động lẫn
nhau, đấu tranh với nhau. Đó là sự thống nhất trong trạng thái cân bằng, tác động ngang
nhau của các mặt đối lập.
-Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua
lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
Thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập không tách rời nhau. Trong đấu tranh
của các mặt đối lập vẫn có sự thống nhất, tức chúng vẫn nương tựa vào nhau, làm tiền đề
tồn tại của nhau.
=>Kết quả đấu tranh của hai mặt đối lập có khi dẫn đến các mặt đối lập bị phân
hủy, tan rã, lúc đó cả hai mặt đối lập đồng thời bị tan rã, nhưng thường là hai mặt đối lập
lại kích thích nhau phát triển. Đấu tranh giữa các mặt đối lập kích thích nhau phát triển là
dẫn đến chuyển hóa, tức là hình thành sự thay đổi về chất của các mặt đối lập chứ không
phải chúng chuyển đổi vị trí cho nhau. Kết quả là chuyển thành một trạng thái mới, một sự
vật mới trong quy trình phát triển.
Hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau trong một mâu thuẫn biện
chứng. Trong đó, sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, còn sự đấu
tranh giữa chúng là tuyệt đối.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn luôn vận động, phát triển thông qua sự
tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của chúng. Chính sự tác động qua lại giữa các
sự vật là nguồn gốc của sự vận động của chúng. Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự
vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ, mà liên tục biến đổi. Kết quả đấu
tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật, hiện
tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động,


phát triển vô tận của thế giới khách quan, Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là
nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật.

VD: Đấu tranh giữa di truyền và biến dị làm xuất hiện các giống loài mới trong thế
giới sinh vật. Đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô làm xã hội chiếm hữu nô lệ tiêu vong, xã hội
phong kiến ra đời với mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa nông nô và chúa đất.
VD: Trong quá trình nhận thức của chúng ta luôn xuất hiện những mâu thuẫn như:
mâu thuẫn giữa những điều đã biết rất hạn hẹp với những điều chưa biết vốn rộng lớn,
mâu thuẫn giữa ý muốn và khả năng... Để nhận thức, tư duy, khả năng có thể phát triển,
chúng ta không thể không giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách tự trau dồi kiến thức cho
mình, có như vậy chúng ta mới có thể đứng vững, tự tin trong thời đại khoa học công
nghệ phát triển như hiện nay.
Sự liên hệ tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của
sự vận động và phát triển trong thế giới.
Ý nghĩa phương pháp luận
-Vì mâu thuẫn có tính tuyệt đối, khách quan, phổ biến, là nguồn gốc, động lực của
sự vận động, phát triển nên phải tôn trọng, đi sâu nghiên cứu, phát hiện ra mâu thuẫn của
sự vật, hiện tượng để nhận thức đúng bản chất của nó cũng như tìm ra phương hướng và
giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn.
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, vì thế việc nhận thức và giải quyết mâu
thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể, tức phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu
thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp.
-Khi giải quyết mâu thuẫn phải đặt nó trong mối tương quan với các mâu thuẫn
khác trong hệ thống, không cô lập tách rời nhau. Đồng thời, cần phân biệt đúng vai trò, vị
trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định để tìm ra phương
pháp tối ưu nhất. Nếu không nhận thức đúng đắn và tìm cách giải quyết phù hợp sẽ làm
cho mâu thuẫn càng trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn.
VD: Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và
thực dân Pháp là mâu thuẫn cơ bản nhất. Để giải quyết mâu thuẫn này, các sĩ phu yêu nước,
những nhà cách mạng đã lựa chọn cách cách thức giải phóng dân tộc khác nhau. Có người, có
phong trào lựa chọn theo khuynh hướng phong kiến, có người lại chọn theo khuynh hướng tư
sản. Tuy nhiên, lúc này hệ tư tưởng phong kiến đã trở nên bất lực trong việc giải quyết nhiệm vụ
giành độc lập dân tộc, giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế lẫn chính trị, nên không

đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư


sản. Nhận thức rõ những hạn chế của các phong trào giải phóng dân tộc trước đó, cùng với
những yêu cầu của thực tiễn, Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc và nắm bắt
được xu thế thời đại, Người đã chọn con đường cách mạng vô sản bởi “ Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường
tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của thời đại.

-Để thúc đẩy sự vật phát triển, phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không
được điều hòa mâu thuẫn. Tuy nhiên, mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín
muồi.
Đối với mỗi chúng ta, trong quá trình học tập và công tác của bản thân cần phải
biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Phải
phân biệt đâu là đúng, là sai, là tiến bộ, khoa học hay lạc hậu để nâng cao nhận thức, phát
triển nhân cách. Cần biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuê xoa, “dĩ
hòa vi quý”, không dám đấu tranh chống lại cái lạc hậu, cái bảo thủ.

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
Quy luật này nghiên cứu về khuynh hướng chung của quá trình phát triển, đó là một
đường xoáy trôn ốc (phát triển không đi theo con đường thẳng đứng)
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật, chỉ rõ khuynh hướng của sự vận động, phát triển của sự vật và sự liên hệ giữa cái
mới và cái cũ.
1. Khái niệm phủ định
Trong thế giới vật chất, các sự vật đều có quá trình sinh ra, tồn tại, mất đi và được thay
thế bằng sự vật khác. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phủ định. Như vậy, phủ định
là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất.
2. Khái niệm phủ định biện chứng
Nêu quan điểm siêu hình coi phủ định là sự xoá bỏ hoàn toàn cái cũ, thì triết học Mac –

Lênin coi phủ định là sự phủ định biện chứng – sư phủ định có kế thừa, tạo điều kiện cho
sự phát triển.
– Quan niệm về sự phủ định biện chứng như trên tất yếu sẽ gắn với sự giải quyết mâu
thuẫn và thực hiện bước nhảy. Chính sự ra đời của sự vật mới về chất phải thông qua việc
giải quyết mâu thuẫn (đó cũng chính là bước nhảy về chất).


3. Những đặc điểm của phủ định biện chứng
– Tính khách quan thể hiện ở chỗ nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự
vật. Đó là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật và của quá trình từ
những tích luỹ về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất.
– Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ đó là sự phủ định có kế thừa. Phủ định có
kế thừa – sự loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, gây cản trờ sự phát triển; đồng thời
cũng chọn lọc, giữ lại những yếu tốt tích cực và cải biến đi cho phù hợp với cái mới.
– Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những
nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra – sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi
sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ bị
phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song
không phải là sự trùng lập hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo
tồn nhãng nhan tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó.
– Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật hiện tượng có thể gồm số lượng các
lần phủ định nhiều hơn hai lần. Có sự vật trải qua hai lần phủ định ….hoàn thành một chu
kỳ phát triển.
– Khuynh hướng của sự phát triển ( hình thức “xoáy ốc”).
Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đày đủ các đặc trưng của quá
trình phát triển biện chứng của sự vật
2. Sự phủ định của phủ định (diễn biến của quy luật)
- Trong quá trình vận động, phát triển thông qua sự phủ định mà cái mới sẽ ra đời thay
thế cho cái cũ, cái mới phải là cái tiến bộ so với cái cũ. Cái mới này trong quá trình phát
triển tiếp theo lại dần dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ định bởi 1 cái mới cao

hơn… Cứ như vậy thông qua vô số những lần phủ định kế tiếp nhau mà sự vật sẽ phát
triển không ngừng.
- Tuy những sự vật phát triển không diễn ra theo một đường thẳng đứng mà nó được
thực hiện thông qua những chu kỳ kế tiếp nhau. Trong mỗi một chu kỳ phát triển, thông
qua lần phủ định thứ nhất nếu nó được thực hiện một cách căn bản thì sự vật sẽ chuyển
hoá thành cái đối lập với nó (cây lúa đối lập với hạt thóc), sau đó qua lần phủ định thứ 2
hay gọi là phủ định của phủ định nếu nó cũng được thực hiện một cách căn bản thì cái đối


lập ấy lại chuyển hoá thành cái đối lập với nó mà thực chất là quay trở về với cái ban đầu.
Khi đó sẽ kết thúc một chu kỳ phát triển để chuyển sang một chu kỳ mới.
- Sự phủ định của phủ định làm cho sự vật có khuynh hướng vòng quay trở lại dường
như là cái ban đầu nhưng với 1 trình độ phát triển cao hơn.
- Chúng ta không nên hiểu một cách mày móc là cứ qua 2 lần phủ định thì kết thúc một
chu kỳ phát triển. Trong thực tế chu kỳ phát triển có thể phải thông qua nhiều lần phủ
định mới hoàn thành.
VD: Chu kỳ phát triển của loài côn trùng qua 4 lần phủ định: Trứng => Tằm => Kén
=> Sâu
Quy luật này cho kết quả nên một khuynh hướng chung của quá trình phát triển mà
Lênin gọi là đường xoáy trôn ốc. Khuynh hướng này không phải do sự phủ định tạo ra
mà do sự phủ định của phủ định tạo ra.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
– Quy luật này giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Quá
trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà
diễn ra quanh co phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau, chu kỳ sau tiến bộ
hơn chu kỳ trước.
-Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới,
làm trái với quy này
– Khi phủ định phải biết kế thừa những nhân tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát
triển sáng tạo trong điều kiện mới.

4. Vận dụng quy luật này của VN trong việc lựa chọn con đường đi lên CNXH
– Quy luật này chỉ ra cách thức của sự phát triển là sau các lần phủ định sự vật
dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Lịch sử XH loài người tất
yếu sẽ phủ đinh các chế độ tư hữu xây dựng chế độ công hữu, giải phóng con người khỏi
áp bức bất công…
– Quy luật này chỉ ra sự phát triển theo đường xoáy ốc, quá trình phát triển có
bước quanh co phức tạp thậm chí có bước thụt lùi tam thời nên khi CNXH ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ Đảng và Nhà nước ta không do dự lựa chọn lại con đường đi lên CNXH


.– Hiện nay CNXH hiện thực đang đứng trước những khó khăn không nhỏ , nhưng
những khó khăn đó chỉ là tạm thời, nhất định theo quy luật tất yếu của nhân loại tiến bộ
sẽ xây dựng thành công CNXH…


CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
1. Định nghĩa:
- Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật hiện tượng, một quá trình
riêng biệt nào đó. Chẳng hạn là cái bàn này, cái cây nọ, hành tinh kia. Như vậy cái riêng
là một chỉnh thể, nó có thể tồn tại tương đối độc lập trước nhiều cái khác.
- Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ chung cho nhiều sự vật hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn màu trắng, tư
duy…Như vậy cái chung là cái bộ phận nhưng có sự lặp lại nhiều lần.
Ngoài cái chung và cái riêng còn có cái đơn nhất đó là những mặt, những thuộc tính
chỉ xuất hiện ở sự vật duy nhất nào đó, không lặp lại ở những sự vật khác.
Tóm lại cái riêng là chỉnh thể thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất.
Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho
con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách
người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau
như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,… cụ thể khác nhau.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
-Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung
chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức
cái chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.
Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể
rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
-Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc
lập tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất
chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến…
Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân
theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh…). Nếu doanh nghiệp
nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị
trường.
-Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ
phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn


đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận
dụng cái chung.
Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn
đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù)
của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác
định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra
những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược
lại.
Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời – nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng
kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, có thể thông qua các tổ chức
trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến – khi đó cái đơn
nhất đã trở thành cái chung…

3. Ý nghĩa, phương pháp luận:
- Quá trình nhận thức của con người phải đi từ cái riêng đến cái chung.
- Phải biết vận dụng cái chung vào để cải tạo cái riêng nhưng đồng thời phải tính đến
những điều kiện đặc thù riêng có của từng cái riêng cho phù hợp.
- Phải biết vận dụng mối quan hệ chuyển hoá giữa cái chung và cái đơn nhất qua đó
thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật.

CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NG ẪU NHIÊN
1. Khái niệm:
-Tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của
sự vật; do vậy, nó luôn có tính tất định (trong một điều kiện xác định nó nhất định phải
xảy ra như thế mà không thể khác).
VD: những hạt giống lúa tốt khi có độ ẩm cần thiết thì tất yếu sẽ nảy mầm
Có sợi tốt, máy móc hiện đại, công nhân có tay nghề cao tất nhiên sẽ dệt được
những tấm vải tốt
- Ngẫu nhiên dùng để chỉ cái xảy ra do sự tác động của hoàn cảnh môi trường đến
quá trình biểu hiện của cái tất nhiên; do vậy, nó khiến cho cái tất nhiên có thể biểu hiện ra
trong thực tế thành tính đa khả năng (có thể xảy ra như thế này hay thế khác theo sự biến
thiên của những điều kiện khác nhau).


VD: những hạt lúa lẫn cả hạt tốt, hạt lép, hạt bị sâu bệnh đem gieo thì “tất nhiên”
chỉ có hạt tốt nảy mầm, còn những hạt lép, hạt sâu thì không thể nảy mầm
Ví dụ, xét một vật rơi tự do: xuất phát từ bản chất (quy luật) tương tác hấp dẫn của
trái đất đối với nó, khiến cho nó nhất định rơi vào trái đất (cái tất nhiên); nhưng do điều
kiện tác động của các nhân tố hợp thành môi trường rơi của nó khiến cho đường rơi của
nó có thể diễn ra theo nhiều khả năng khác nhau (cái ngẫu nhiên).
2.Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối
với sự vận động, phát triển của sự vật, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định, còn

cái ngẫu nhiên làm cho sự biểu hiện của cái tất nhiên trở nên phong phú.
Ví dụ, theo quy luật khách quan thì xã hội loài người tất nhiên sẽ vận động theo
chiều hướng đi lên, nhưng quá trình đó lại không phải là con đường thẳng mà trái lại, nó
là con đường phức tạp, quanh co, bao hàm cả những bước thụt lùi trong một bối cảnh cụ
thể do sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau đến tiến trình ấy.
-Không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý tách rời nhau: cái tất nhiên được
biểu hiện ra trong hiện thực thông qua cái ngẫu nhiên. Trong trường hợp này có thể nói:
cái tất nhiên xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên mà biểu hiện tính tất yếu theo quy luật của
nó. Bởi vậy, trong mỗi cái ngẫu nhiên đều bao hàm trong nó ít hay nhiều tính tất nhiên.
VD: Sự hình thành trái đất là do vụ nổ lớn đó là điều tất nhiên nhưng thông qua vô
vàn cái ngẫu nhiên là sự vận động, trao đổi của thế giới tự nhiên. Đồng thời, sự vận động
đó là yếu tố cho việc hình thành trái đất…..
VD: Sự phát triển của một cây xanh, khi ta gieo hạt trong điều kiện bình thường
thì cây sẽ nảy mầm và phát triển. Nhưng quá trình cây phát triển nhanh hay chậm còn tùy
thuộc vào các yếu tố khác như: nước, không khí, dinh dưỡng…
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường
xuyên thay đổi; chúng chuyển hóa cho nhau trong điều kiện nhất định: cái trong quan hệ
này là tất nhiên thì trong một, quan hệ khác lại có thể là ngẫu nhiên.
VD: Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu
chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất
đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công
lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất
được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở
nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.


VD: Trong hoạt động tâm sinh lý con người, một người bình thường thì khi trưởng
thành tâm sinh lý phát triển xuất hiện tình cảm đối với người khác phái (hay còn gọi là
tình yêu) đó là điều tất nhiên. Nhưng yêu ai (hoặc thích ai) đó là điều hoàn toàn ngẫu
nhiên.

VD: Con người ta ngủ ai cũng đã từng mơ, giấc mơ xuất hiện là điều tất nhiên
trong mỗi người bình thường. Nhưng nội dung của giấc mơ là một điều ngẫu nhiên.
Ví dụ, khi cầu lớn hơn cung nếu không được giải quyết kịp thời thì “tất nhiên” giá
cả sẽ tăng. Còn giá tăng vào giờ nào, tăng bao nhiêu thì có tính ngẫu nhiên. Nhưng sự
tăng giá đó “tất nhiên” chỉ rơi vào những mặt hàng “cầu lớn hơn cung” chứ không phải
tăng giá đồng loạt. Chẳng hạn, đến gần ngày 8/3 nhu cầu hoa tăng mạnh và giá một số
loại hoa thường tăng
3.Ý nghĩa phương pháp luận:
- Con người muốn nhận thức và hành động đúng, chủ động thì phải nắm được cái
tất nhiên,cũng là nắm được quy luật. Nhưng không có cái tất nhiên thuần túy. Do đó phải
thông qua cái ngẫu nhiên để tìm ra cái tất nhiên và cái tất nhiên chi phối lại cái ngẫu
nhiên bất lợi
VD: Giá trị hàng hóa (cái tất nhiê) biểu hiệ qua giá cả. Nếu muốn nắm được giá trị hàng
hóa nào đó (VD giá vàng) trong ngày thì phải từ cái ngẫu nhiên ở các cửa hàng bán vàng ở nhiều
nơi và dùng phương pháp tính toán sẽ biết được giá trị hàng vàng trong ngày đó. Từ đó, dự báo
giá vàng ngày hôm sau

-Cái ngẫu nhiên diễn ra phong phú, phức tạp và ngoài ý muốn nên nhiều khi gây tác hại
xấu cho con người. Vì vậy, nắm cái tất nhiên để chủ động phòng cái ngẫu nhiên tránh gây
hậu quả xấu .
VD: Chẳng hạn, những dự báo thời tiết xuất phát từ kinh nghiệm, từ tính toán khoa học, theo
quy lậu sác xuất để đối phó phòng chống cái ngẫu nhiên như mưa gió, bão, lũ, hạn hán…gây hậu
quả cho con người

LIÊN HỆ: Vận dụng vào sự phát triển đất nước ta hiện nay. Trong điều kiện đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay đang phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Nếu đường lối phát triển, lý luận đúng và mọi người đều cùng nhau bắt
tay vào cùng với Đảng và nhà nước góp phần công sức của mình trong công cuộc đó thì
chúng ta sẽ xây dựng đất nước phát triển theo hướng tích cực đó là điều tất nhiên. Nhưng
trên thực tế, chúng ta còn bắt gặp nhiều những vẫn đề ngẫu nhiên ảnh hưởng không nhỏ

đến sự phát triển của đất nước như: quan liêu, tham nhũng, tri thức kém cỏi…. Những
mặt hạn chế này tuy là ngẫu nhiên nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến cái tất nhiên, làm
kiềm hãm sự phát triển của đất nước.


CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ K ẾT QU Ả
1 .Các khái niệm
- Nguyên nhân: Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tương tác giữa những mặt trong sự
vật, hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây nên 1 biến đổi nhất định nào
đó.
- Kết quả: Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi được gây nên bởi tương
tác giữa các mặt trong sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau
- Phân biệt: Nguyên nhân và Nguyên cớ:
Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định
Nguyên cớ là những sự vật hiện tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân, nhưng nó
chỉ là quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
- Phân biệt: Nguyên nhân với điều kiện: điều kiên là hiện tượng cần thiết để nguyên
nhân phát huy tác động. Trên cơ sở đó gây ra 1 biến đổi nhất định. Nhưng bản thân điều
kiện không phải là nguyên nhân
Ví dụ: nguyên nhân của hạt thóc nảy mầm là do những yếu tố bên trong hạt thóc tác
động lẫn nhau gây nên ,nhưng để nảy mầm thì phải có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, hạt
giống (phôi còn tốt )
2. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả
-Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân – quả là mối liên hệ khách quan
của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụ thuộc vào
việc ta có nhận thức được nó hay không.
– Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ: 1 hiện
tượng nào đó trong đó mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác lại là
kết quả và ngược lại.

– Thực tiễn cho thấy cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau
tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
VD: Một thầy dạy cho một lớp sinh viên nhưng kết quả thi của sinh viên khác nhau
Mỗi nhà doanh nghiệp đều dùng tiền để kinh doanh nhưng đưa đến kết quả rất khác
nhau, người thành tỷ phú, triệu phú, người bị phá sản
Cùng một bố mẹ sinh ra và nuôi day nhưng tính cách của những đứa con khác nhau


Ngược lại một kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng
lẻ hay tác động cùng lúc
VD:
Người nông dân đã tổng kết kinh nghiệm về kết quả sản xuất cây trồng phải biết
kết hợp: nước, phân, cần. giống
Sức khỏe con người có được do tác động của nhiều nguyên nhân: kết hợp phòng và
chữa bệnh, làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lý
- Kết quả có thể tác động trở nguyên nhân: Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau
khi xuất hiện kết quả lại ảnh hưởng trở lại với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể dẫn
đến hai hướng:
+ Cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực)
Ví Dụ:
Trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. dân trí thấp lại
tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế giáo dục
+Thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực )
Ví Dụ:
Trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế giáo dục đứng đắn .đến
lượt nó ,dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế giáo dục
3. Ý nghĩa phương pháp luận
+ Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của sự
vật , hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan chứ không phải ở
ngoài thế giới đó

+ Do mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các
loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ
thể trong nhận thức và thực tiễn
+ Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và một kết quả có thể do
nhiều nguyên nhân gây ra, nên trong nhận thức và thực tiễn cần có cách nhìn toàn diện và
lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả
+ Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng
ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên
nhân phát huy tác dụng, nhằm đoạt mục đích .
Liên Hệ:


Hiểu rõ được quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả thì bản thân phải rút kinh
nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải để đề ra phương hướng biện pháp khắc phục,nhằm
từng bước sửa chữa những sai lầm trong việc lao động học tập. Là sinh viên sống xa gia
đinh cần phải biết chăm chỉ học hành, trau dồi kiến thức để có một tương lai tốt đẹp

CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN
THỰC
1.Khái niệm khả năng và hiện thực:
Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế.
Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ
xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
a.Phân biệt hiện thực & hiện thực khách quan:
-Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý
thức của con người.
-Hiện thực bao gồm:
+Những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực
tế.
+Những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người.

Không nên quan niệm khái niệm hiện thực rộng hơn khái niệm hiện thực khách
quan. Đây là những khái niệm triết học phản ánh những mặt khác nhau của thế giới
chúng ta đang sống.
-Khả năng:
+Khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng với tư cách “cái chưa
có” đó lại tồn tại. Các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân
khả năng để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại.
→ Dấu hiệu cơ bản để phân biệt khả năng với hiện thực là : Khả năng là cái chưa
có, hiện thực là cái hiện đang có đang tồn tại.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng & hiện thực:
-Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.


VD: người tốt nghiệp PTTH có khả năng chuyển thành sinh viên đại học khi có điều kiện thì
đạt điểm tuyển sinh của một trường đại học, có sức khỏe, có đạo đức tốt. Khi đã trở thành sinh
viên (hiện thực) lại xuất hiện trong đó khả năng thành cử nhân.

-Trong một sự vật hiện tượng tồn tại nhiều khả năng nào có đủ điều kiện sẽ có thể
biến hiện thực. Nếu không có điều kiện thích hợp thì khả năng không trở thành hiện
thực.
VD: Một học sinh PTTH tồn tại vô số khả năng: trở thành sinh viên đại học, trở thành người
lính, trở thành công nhân …nhưng do sự lựa chọn khả năng phù hợp nhất và tạo điều kiện cho
khả năng trở thành sinh viên là hiện thực thì khả năng khác sẽ biến thành hiện thực sau hoặc
không biến thành hiện thực

CẶP PHẠM TRÙ "NỘI DUNG - HÌNH THỨC"
1. Khái niệm Nội dung và hình thức
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự
vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các

mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
VD: Nội dung của quá trình sản xuất là tổng hợp tất cả những yếu tố vật chất như con
người, công cụ lao động, đối tượng lao động, các quá trình con người sử dụng công cụ để tác
động vào đối tượng lao động, cải biến nó tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người. Còn hình
thức của quá trình sản xuất là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố
vật chất của quá trình sản xuất, quy định đến vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản xuất
và sản phẩm của quá trình sản xuấ

-Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, cùng là quá
trình giáo dục đào tạo (gồm đội ngũ giáo viên, người học, cơ sở trường lớp, v.v)
nhưng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (đó là cách thức tổ chức phân
công việc dạy và học, sử dụng giảng đường, v.v khác nhau). Cùng một hình thức có
thể thể hiện những nội dung khác nhau. Ví dụ, cùng một hình thức giảng dạy như
nhau nhưng được thực hiện trong những điều kiện, môi trường, khu vực khác nhau và
với những kết quả khác nhau.
-Cùng 1 hình thức có thể truyền tải được nhiều nội dung.
Ví dụ: Cùng một hình thức tổ chức sản xuất như nhau nhưng được thực hiện trong những
ngành, những khu vực, với những yếu tố vật chất khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm
khác nhau. Vậy là một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau.

+ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội
dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Giữa nội dung và


hình thức không phải luôn luôn có sự thống nhất. Thông thường, quá trình biến đổi,
phát triển của một sự vật được bắt đầu từ sự biến đổi nội dung của nó (dưới một hình
thức phù hợp), tới một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện sự không còn phù hợp giữa nội
dung và hình thức. Khi đó sẽ xuất hiện nhu cầu thay đổi hình thức tạo nên sự phù hợp
mới.
Vì vậy, vấn đề mấu chốt trong nhận thức và thực tiễn là nghiên cứu sự vật từ quá

trình biến đổi nội dung của nó và xác lập sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Ví dụ, dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh nghiệp
không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải thay đổi cách
thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo toàn lượng vốn
cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
-Nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối với nhau, mặc dù bị quy định bởi
nội dung, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối so với nội dung nên có thể tác
động trở lại nội dung. Điều này thể hiện ở chỗ:
-Hình thức cũng có tác động đối với nội dung, nhất là khi hình thức mới ra đời,
theo hướng hoặc là tạo điều kiện, hoặc kìm hãm nội dung phát triển. Nếu hình thức
phù hợp với nội dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Ngược lại, nếu hình thức không
phù hợp với nội dung sẽ kìm hãm nội dung phát triển. Ví dụ, nếu quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ
kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.
3.Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Vì nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất với nhau. Vì vậy, trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình thức cũng
như tách hình thức khỏi nội dung.
Phải biết sử dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ,
cùng một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; đồng thời, phải chống
chủ nghĩa hình thức.
Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới nội
dung. Do vậy, nhận thức sự vật phải bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình thức.
Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức có phù hợp với
nhau không để chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp.
Khi hình thức đã lạc hậu thì nhất thiết phải đổi mới cho phù hợp với nội dung mới,
tránh bảo thủ.



BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
1. Khái niệm bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Ví dụ, trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của giai
cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. Bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều hình thức
cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội.
Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản chất. Chỉ
những cái chung nào quy định sự vận động, phát triển cảu sự vật mới là cái chung bản
chất. Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất rộng hơn,
phong phú hơn quy luật.
Hiện tượng là phạm trù triết học chỉ cái là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Ví dụ,
hiện tượng thể hiện bản chất của nhà nước (là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị
về kinh tế trong xã hội) như là: đàn áp sự phản kháng của các giai cấp đối địch; lôi kéo
các giai cấp khác về phía mình, v.v.
2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
a. Bản chất và hiện tượng thống nhất trong sự vật. Điều này thể hiện:
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự thể
hiện của bản chất nhất định. Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy.
Không có bản chất thuần tuý tách rời hiện tượng, không thể hiện ra qua hiện tượng và
ngược lại, không có hiện tượng nào mà lại không thể hiện bản chất nhất định.
Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra qua các hiện tượng khác nhau.
b. Thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là thống nhất bao gồm mâu thuẫn.
Điều này thể hiện ở chỗ:
Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng còn hiện tượng phong phú hơn bản chất. Ví dụ, bệnh
cúm được thể hiện qua nhiều hiện tượng: ho; sổ mũi, nhiệt độ tăng, v.v. Hiện tượng biểu
hiện bản chất dưới dạng cải biến chứ không còn nguyên dạng bản chất nữa. Ví dụ, bản
chất ăn bám của nhà nước bóc lột không đơn thuần thể hiện ở chính sách thuế khoá hay
bộ máy quan liêu, v.v nữa, mà có thể thể hiện ở việc từ chối đầu tư cho vấn đề môi
trường; chạy đua vũ trang, v.v. Bản chất tương đối ổn định, lâu biến đổi còn hiện tượng

biến đổi nhanh hơn bản chất. Bản chất ẩn dấu bên trong, hiện tượng bộc lộ ra bên ngoài.


×